



Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
xu hướng phát triển của vận tải biển
Typology: Study notes
1 / 7
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Khoảng thời gian trước đây, ngành vận tải biển chưa có những chuyển biến rõ rệt, song hiện nay, vận chuyển đường biển đã tạo nên hướng đi tích cực, thay đổi nhanh chóng về quy mô lẫn chất lượng. Theo thống kê tại Việt Nam, ngành vân tải biển sở hữu 80% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Điều này cho thấy, nó đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đạt được xu hướng trong thời đại mới.
Trong xu hướng hội nhập hiện nay, Logistics xanh đang trở thành xu thế phổ biến trong ngành vận tải biển Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Mục đích của logistics xanh là tối ưu hóa mối liên hệ giữa việc vận hành kho, phân phối hàng hóa và môi trường tự nhiên. Theo Quỹ bảo vệ Môi, “vận tải biển đảm nhận khoảng 90% thương mại thế giới nhưng cũng chiếm 3% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu”. Do đó, việc “xanh hóa” cảng biển đang là xu hướng của cả thế giới và Việt Nam với mục đích phát triển cảng biển theo hướng bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng sạch, nâng cao việc giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường từ việc kinh doanh cảng biển.
Trên thế giới Tại Hoa Kỳ, Cảng Long Beach là một trong các cảng biển hàng đầu của nước Mỹ. Đây cũng là cảng tiên phong trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa và bảo vệ môi trường trên thế giới, với tổng giá trị hàng hóa mỗi năm ước tính đạt hơn 100 tỷ đô la Mỹ. Cảng Long Beach đã áp dụng chính sách cảng xanh, qua đó góp phần giảm thiểu và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường và phát triển các chương trình bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam Việt Nam hiện đã có cảng Tân Cảng - Cát Lái tại TPHCM là cảng đầu tiên tại Việt Nam đạt danh hiệu Cảng xanh của Hội đồng mạng lưới dịch vụ cảng APEC. Đây cũng là cảng biển lớn và hiện đại nhất Việt Nam, với quy mô 160 ha bãi, 2.040 m cầu tàu, thiết bị xếp dỡ và công nghệ quản lý tiên tiến đứng trong Top 20 cảng container lớn và hiện đại nhất thế giới. Trên thực tế tại Việt Nam, trong việc "xanh hóa" cảng biển còn gặp khó khăn do việc đầu tư cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố trong hoạt động hàng hải tại các cảng biển còn hạn chế, do đòi hỏi nguồn kinh phí lớn.
Phương thức vận tải đường biển- đường bộ ( Sea- Road) Hai hình thức này có thể bù trừ lẫn nhau, tạo nên sự cân bằng, vận chuyển đường biển: với chi phí thấp, phụ thuộc vào tự nhiên, thời gian chậm thì vận chuyển đường bộ có chi phí cao, ít phụ thuộc vào tự nhiên và nhanh hơn. Nhờ đó, chúng ta có thể tạo nên một sự cân bằng trong vận chuyển, với chi phí trung bình, đảm bảo thời gian vận chuyển đúng hạn. Ví dụ: vận chuyển hàng hóa giữa Hà Nội đến Thượng Hải bằng vận tải đa phương thức. Sau khi hàng hóa được đóng gói, Công ty vận tải được chỉ định của họ đến lấy Hàng hóa tại Hà Nội. Sau đó đơn vị mang hàng hóa đến Cảng biển. Sau đó hàng hóa di chuyển đến Thượng Hải.
Phương thức vận tải đường biển- đường sắt ( Sea- Rail) Là sự kết hợp hình thức vận tải giữa đường biển và đường sắt, bao gồm cả tuyến đường sắt vượt biển. Chẳng hạn như vận tải hàng hóa qua eo biển Măng-sơ (Pháp & Anh). Phương thức vận tải hỗn hợp (2RIS) Đây là hình thức vận tải liên hợp phổ biến nhất, được áp dụng khi hàng hóa vận chuyển bằng đường biển từ nước này đến nước khác. Trong quá trình vận chuyển từ cửa các nhà xuất khẩu tới cảng biển cần áp dụng kết hợp các hình thức vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thủy/biển,… Ví dụ: Nếu xuất khẩu hàng từ Campuchia sang Mỹ. Hàng sẽ được lấy từ xưởng bằng ô tô, vận chuyển bằng tàu hỏa ra cảng biển Phnompenh, xếp lên sà lan, vận chuyển dọc kênh sông Mekong về tới cảng Cái Mép (Việt Nam). Sau đó, từ sà lan trên tàu biển, được chuyên chở sang Mỹ theo lịch trình công bố.
Mặc dù còn gặp nhiều thách thức, khó khăn nhưng vận tải đường biển hứa hẹn sẽ ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển của khách hàng.