Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

văn hóa trang phục (trang phục dân tộc Mường), Study notes of Law of Torts

Những nét đặc trưng về họa tiết trang phục của dân tộc Mường vùng Tây Bắc

Typology: Study notes

2021/2022

Uploaded on 12/03/2022

quinchangne
quinchangne 🇻🇳

5

(2)

4 documents

1 / 38

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HÓA HỌC
Tiểu luận kết thúc môn
Học phần: Văn hóa trang phục
Đề tài: Trang phục dân tộc Mường và giá trị văn hóa trong họa tiết
trang phục
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Thanh Tâm
Nhóm sinh viên thực hiện:
D20VH050 Nguyễn Thị Huỳnh Mai
D20VH201 Đỗ Võ Hồng Thắm
D20VH178 Ngô Thảo Huyên
D20VH090 Nguyễn Lê Ái Nhi
D20VH116 Trương Thị Thanh Thảo
D20VH151 Vũ Quỳnh Trang
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26

Partial preview of the text

Download văn hóa trang phục (trang phục dân tộc Mường) and more Study notes Law of Torts in PDF only on Docsity!

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA VĂN HÓA HỌC

Tiểu luận kết thúc môn

Học phần: Văn hóa trang phục

Đề tài: Trang phục dân tộc Mường và giá trị văn hóa trong họa tiết

trang phục

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Thanh Tâm

Nhóm sinh viên thực hiện:

D20VH050 Nguyễn Thị Huỳnh Mai

D20VH201 Đỗ Võ Hồng Thắm

D20VH178 Ngô Thảo Huyên

D20VH090 Nguyễn Lê Ái Nhi

D20VH116 Trương Thị Thanh Thảo

D20VH151 Vũ Quỳnh Trang

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022

MỤC LỤC

Chương 3: Nghệ thuật và cách bảo tồn trong văn hóa trang phục dân tộc Mường

  • Bối cảnh xã hội.......................................................................................................
  • Bối cảnh học thuật..................................................................................................
  • Chương 1: Dân tộc Mường....................................................................................
    • 1.1 Khái quát chung về dân tộc Mường.............................................................
      • Nguồn gốc tên gọi:.........................................................................................
    • 1.2 Khái quát chung về trang phục dân tộc Mường.........................................
      • Trang phục của phụ nữ.................................................................................
      • Trang phục của nam giới..............................................................................
        • Trang phục nghi lễ......................................................................................
  • Chương 2: Họa tiết trong trang phục...................................................................
    • 2.1. Họa tiết trang phục dân tộc Mường...........................................................
    • của các dân tộc khác ở vùng Tây Bắc.............................................................. 2.2. So sánh họa tiết trang phục của dân tộc Mường với hoạt tiết trang phục
    • 3.1. Nghệ thuật trong trang phục......................................................................
    • 3.2. Văn hóa trang phục dân tộc Mường trong lối sống hiện nay....................
    • thống................................................................................................................. 3.3 Cách phát huy và bảo tồn nét đẹp trong trang phục dân tộc Mường truyền
  • Kết luận................................................................................................................
  • Lời cảm ơn...........................................................................................................
  • Tài liệu tham khảo................................................................................................

Bối cảnh học thuật

Qua những bài viết của TS. Phạm Quốc Quân có thể thấy được khá bao quát về dân tộc Mường, những bài báo và kiến thức trên giảng đường, nhóm chúng em nhận thấy dân tộc Mường là một dân tộc với những nét văn hóa vô cùng đặc sắc, và trang phục của dân tộc Mường có những điểm rất riêng khác so với những dân tộc khác. Và cũng chưa có nhiều những bài viết làm sáng tỏ những vấn đề, những nghi vấn của nhóm chúng em, nên đây chính là lý do mà nhóm chúng em lựa chọn dân tộc Mường làm chủ đề chính của bài tiểu luận kết thúc môn, và đề tài mà nhóm chúng em lựa chọn chính là “Trang phục dân tộc Mường và giá trị văn hóa trong họa tiết trang phục”.

Chương 1: Dân tộc Mường

1.1 Khái quát chung về dân tộc Mường Người Mường, còn có tên gọi là Mol, Moan, Mual, là dân tộc sống ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Người Mường được công nhận là một thành viên của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Người Mường nói tiếng Mường, ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường trong ngữ chi Việt thuộc ngữ tộc Môn – Khmer của ngữ hệ Nam Á. Người Mường tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình chiếm 42% và các tỉnh lân cận là Thanh Hóa 29%, Phú Thọ 15%, Sơn La 6%, Ninh Bình 4%, Hà Nội 0.13%. Các vùng còn lại chiếm 3.9% dân số Mường. Dân số tại Việt Nam theo kết quả điều tra dân số năm 2019 là 1.452.095 người.

Nguồn gốc tên gọi:

Không phải ngay từ buổi đầu lịch sử, dân tộc Mường đã có tộc danh như ngày nay. Và đương nhiên trước đây, người Mường cũng không dùng danh từ này làm tên gọi cho dân tộc mình. Theo Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ Chi), Mường là từ dùng để chỉ một vùng cư trú của người Mường bao gồm nhiều làng. Mỗi vùng được đặt dưới sự cai quản của một nhà Lang. Qua sự tiếp xúc giao lưu giữa người Mường và người Kinh, người Kinh đã sử dụng từ Mường để gọi dân tộc này. Theo những kết quả nghiên cứu của nhiều cônng trình về ngôn ngữ học, về khảo cổ học, dân tộc học … Các nhà nghiên cứu đã nhận định rằng dân tộc Mường và dân tộc Kinh (Việt) hơn một ngàn năm trước có chung một nguồn gốc, tổ tiên, đó là người Việt Cổ (hay còn gọi là Việt – Mường), họ là những chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ của dân tộc ta. Trong qua trình phát triển, một bộ

Dân số và địa bàn cư trú: Người Mường cư trú chủ yếu trong các thung lũng đá vôi bao bọc. Đây là những dãy núi chạy dài từ Nghĩa Lộ đến khu vự phía tây Nghệ An. Đó là một địa bàn rộng lớn gồm các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa. Trong đó Hòa Bình là tỉnh đông người Mường sinh sống nhất trong số những tỉnh mà chúng ta đã nói ở trên. Hòa Bình là tỉnh trung du, miền núi địa hình thấp vừa phải, độ cao trung bình là 300, xen ké các dãy núi là các thung lũng rộng, khá trù phú. Người Mường sống tập trung ở các thung lũng hai bờ sông Đà (Phú Thọ, Sơn La, Ba Vì, Hòa Bình) và khu vực trung lưu của song Mã, sông Bưởi. Người Mường ở Thanh Hoá gồm hai bộ phận: Mường Trong (Mường gốc) và Mường Ngoài (người Mường di cư từ Hòa Bình vào). Sang đến tỉnh Nghệ An hầu như không có người Mường sinh sống (năm 1999 chỉ có 523 người Mường trong toàn tinh). Ngoài ra ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cũng có gần 27.000 người mới di cư vào trong những năm gần đây. Theo Tổng điều tra dân số năm 2019, người Mường có dân số là 1.452. người. Người Mường sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh:

  • Hòa Bình (549.026 người, chiếm 63,3% dân số của tỉnh),
  • Thanh Hóa (376.340 người, chiếm 9,5% dân số của tỉnh),
  • Phú Thọ (218.404 người, chiếm 13,1% dân số của tỉnh),
  • Sơn La (84.676 người, chiếm 8,2% dân số của tỉnh),
  • Hà Nội (62.239 người),
  • Ninh Bình (27.345 người),
  • Yên Bái (17.401 người)
  • Đắk Lắk (15.656 người)

Ở Đắk Lắk số người Mường chiếm khoảng 1,5% toàn tỉnh chủ yếu tập trung ở thành phố Buôn Ma Thuột và một số huyện lân cận. Người Mường ở đây di cư từ năm 1954 và có nguồn gốc từ Mường Phú Thọ và Hòa Bình. Đa số vẫn giữ được phong tục tập quán nguồn gốc và bản sắc văn hóa dân tộc mình. Từ xa đến nay, dân tộc Mường quen cư trú thành từng xóm, quê. Trong thời Phong Kiến, người Mường đã bị các giai cấp thống trị bóc lột. Do đó, tổ chức chính quyền của người Mường cũng giống người Kinh. Người Mường sống định canh định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Người Mường làm ruộng từ lâu đời. Lúa nước là cây lương thực chủ yếu. Trước đây, người Mường trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lương thực ăn hàng ngày. Nguồn kinh tế phụ đáng kể của gia đình người Mường là khai thác lâm thổ sản như nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song... Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ. Nhiều phụ nữ Mường dệt thủ công với kỹ thuật khá tinh xảo. Tổ chức cộng đồng: Xưa kia, hình thái tổ chức xã hội đặc thù của người Mường là chế độ lang đạo, các dòng họ lang đạo (Đinh, Quách, Bạch, Hà) chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu mỗi mường có các lang cun, dưới lang cun có các lang xóm hoặc đạo xóm (Ậu đạo), cai quản một xóm. giúp việc cho nhà lang, hưởng lộc của lang. Sau này vào thời Nhà Nguyễn chính quyền Mường có thêm chức Lý trưởng. Chức này vẫn sau lang cun. Sau một số năm (thường 3 năm) thì bầu lại lý trưởng. Lý trưởng phải được sự phê chuẩn của Lang cun. Về bản chất Lang cun Mường và chế đô Lang cun có xấu tốt. Giống như quan cũng có quan xấu quan tốt. Dân Mường vẫn thích chế độ lang đạo hơn là chịu sự quản lý của người Kinh. Nhà Nguyễn sau khi thành lập phế bỏ chế độ Lang đạo,

khoảng ba, bốn chục người (nội, ngoại, bạn bè) mang lễ vật sang nhà gái tổ chức cưới. Chú rể mặc quần áo đẹp, chít khăn trắng, gùi một gùi cơm đồ chín (10 đấu gạo), trên miệng gùi có 2 con gà trống thiến luộc. Trong lễ đón dâu, cô dâu đội nón, mặc váy áo đẹp, ngoài cùng khoác áo dài màu đen thắt hai vạt phía trước. Cô dâu mang về nhà chồng 2 chăn, 2 đệm, 2 gối to để biếu bố mẹ chồng cùng hàng chục gối con để nhà trai biếu họ hàng.Trong gia đình có người sinh nở, người Mường rào cầu thang chính bằng phên nứa. Trẻ con lớn 1 tuổi mới đặt tên. Hai ba thế hệ sống chung trong một mái nhà là phổ biến. Con cái lấy họ cha. Con trai trưởng có quyền thừa kế và được coi trọng. Sinh nở của người Mường cầu kỳ, phức tạp. Khi người vợ sắp sinh, chồng phải chuẩn bị nhà cửa, làm bếp riêng ở gian trong và quây phên thành buồng kín cho vợ đẻ. Khi vợ sắp đẻ, người chồng đi báo tin cho mẹ vợ và chị em họ hàng nội ngoại để đến nhà, cùng nhau chờ đợi. Bà đỡ cắt rốn cho trẻ sơ sinh bằng cật nứa lấy từ đầu dui trên mái nhà. Con trai dùng cật nứa ở dui mái nhà trước, con gái ở dui mái nhà sau. Cuống rốn của tất cả các con trai, con gái được đựng trong ống nứa, vì họ nghĩ rằng, làm như thế, lớn lên anh em sẽ yêu thương nhau. Ngày sinh con, gia đình tổ chức ăn mừng, mời thầy Mo đến cúng. Đẻ được từ 3 đến 7 ngày có nhiều anh em, bà con đến tặng quà. Bà ngoại mừng cháu bằng vài vuông vải tự dệt. Gia đình khá giả tặng vòng bạc đeo cổ. Người đẻ thường ăn cơm nếp với lá tắc chiềng (thuốc chống sài), uống với nước lá thuốc. Từ 7 – 10 ngày ở cữ phải sưởi bên bếp lửa. Sau 1 tuổi, trẻ mới được đặt tên. Ma chay của người Mường cũng có nhiều điều lạ. Người chết tắt thở, con trai thường cầm dao nín thở chặt 3 nhát vào khung cửa sổ gian thờ, sau đó gia đình mới nổi chiêng phát tang. Thi hài được liệm nhiều lớp vải và quần áo rồi mới đặt trong quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng. Tang lễ do thầy Mo chủ trì. Con trai chống gậy tre là bố mất, chống gậy gỗ là mẹ mất. Người Mường có tục lễ

quạt ma. Đó là một nghi lễ độc đáo trong tang ma Mường. Khi tế, những người là dâu trong họ của người quá cố, phải mặc bộ đồ quạt ma, gồm váy đen, áo ngắn, áo chùng trắng, yếm đỏ, hai tay đeo vòng hạt cườm, tay phải cầm quạt cọ múa, tay trái cầm que gậy, đầu đội mũ quạt trang trí tua hạt cườm, phía trước đặt một chiếc ghế mây. Sau khi chôn người chết, lấp đất, lấy 4 viên đá to đẹp đẽ đánh dấu mộ. 2 viên đặt ở đầu và cuối, 2 viên đặt ở 2 bên. Đó là đá đánh dấu mộ nhưng cũng liên quan tới tục thờ đá, dựng cự thạch có từ tín ngưỡng xa xưa của dân tộc này và của nhiều dân tộc khác trên thế giới. Lịch c ổ truyền của người Mường làm bằng 12 thẻ tre, tương ứng với 12 tháng. Trên mỗi thẻ có khắc ký hiệu khác nhau để biết tính toán, xem ngày, giờ tốt xấu. Người Mường Bi còn có cách tính khác, đó là ngày lùi, tháng tới. Tháng Giêng lịch Mường Bi ứng với tháng 10 của lịch Mường Vang, Thàng, Đông. Lễ h ội của người Mường diễn ra quanh năm: Lễ sắc bùa, lễ xuống đồng, hội cầu mưa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới. Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú: nhiều thể loại thơ dài, truyện cổ, dân ca, ví, tục ngữ. Người Mường hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố… Cồng là nhạc cụ đặc sắc của người Mường. Ngoài ra còn có nhị, sáo, trống, khèn lú. Người Mường Phú Thọ còn dùng những ống nứa gõ vào những tấm gỗ trên sàn nhà, tạo thành những âm thanh mà người Mường ở đây gọi là “đâm đuống”. Tuy nhiên, người Mường có di sản đặc sắc nhất là sử thi “Đẻ đất đẻ nước”, truyền thuyết về Đức Thánh Tản Viên, hát Xắc bùa và nghệ thuật Cồng chiêng. Trò chơi dân gian của người Mường gần gũi với mọi đối tượng của cộng đồng: Thi bắn nỏ, đánh đu, ném còn (có cả ở người Thái). Trò chơi lứa tuổi thiếu niên

1.2 Khái quát chung về trang phục dân tộc Mường Ngày nay, xã hội phát triển kéo theo là sự du nhập của nhiều xu hướng thời trang mới nhưng không ít phụ nữ Mường vẫn mặc những chiếc váy đen dài, áo pắn truyền thống như sự nâng niu, bảo tồn gìn giữ trang phục của dân tộc mình. So với một số dân tộc khác, trang phục của người Mường không có màu sắc rực rỡ mà đơn giản hơn nhiều, song cũng có những nét rất đặc trưng. Nam giới thường mặc áo ngắn hoặc áo dài, màu chàm, cài khuy, quần dài, rộng, thắt lưng quấn quanh cạp, đầu búi, quấn khăn dài, đầu khăn giắt sang hai bên, sau này cũng có dùng khăn xếp quấn như của người Kinh dưới xuôi. Trang phục của phụ nữ Từ khoảng nửa thế kỷ nay, bộ nữ phục của người Mường đã dần trở nên quen thuộc, gây ấn tượng với chiếc váy bỏ sát thân, cạp hoa phô trước ngực, chiếc áo cánh lửng, chiếc áo chủng buộc vạt, thắt lưng xanh, tấm khăn trắng đội đầu, vòng kiềng sáng lấp lánh... Váy của phụ nữ Mường may từ loại vải bông tự dệt, nhuộm màu chàm đen, phần cạp váy dệt từ sợi tơ tằm. Váy khâu lại thành hình ống như váy Thái, tuy nhiên, vì chiều ngang váy còn rộng, nên khi mặc phải quần quanh thân, phần thừa gặp lại thành nếp suốt chiều dài thân vảy phía trước. Do vậy, nếu như ai đó lần theo lịch sử của chiếc váy, khởi nguyên từ chiếc khố bằng lá, vỏ cây, bằng vải mảnh, rồi dần tiến triển thành loại váy mảnh không khâu như vậy của phụ nữ Thái, sau đó là váy chiết ly, cạp váy đã thu lại vừa với vòng bụng, thì vảy Mường dường như đang ở bước trung gian trong quá trình tiến triển này. Phụ nữ Mường nhuộm vải thân váy khá công phu, tạo nên màu vừa bền vừa bóng. Gấu váy có nhiều miếng vải lót phía trong, trang trí một cách kín đáo. Tuy vải nẹp chỉ rộng chừng hơn một đốt tay, mà lại ẩn bên trong, nhưng phụ nữ

Mường ra công nhuộm hồng hoặc đỏ, xanh, điểm vào những bông hoa. Cách tạo những bông hoa này không phải do thêu, dệt mà là do tài khéo nhuộm. Khi nhuộm, người ta thắt nút vải lại, sao cho những chỗ đó thuốc nhuộm không thấm vào được, nhuộm xong, nơi đó hiện lên những bông hoa trắng giữa nền hồng, đỏ hay xanh, chỗ thưa, chỗ mau. Màu sắc văn hoa trên cạp váy thường là những màu nguyên: xanh, đỏ, vàng, đen, trắng, tuy nhiên, khi chúng được đan rậm lại với nhau và phối màu trên nền chàm đen làm cho các tông màu như chìm hẳn xuống. Trang trí trên mặt vải cạp váy là trang trí thu hút sức lực và tài hoa của bàn tay phụ nữ. Thông thường vải mặc dệt từ sợi bông trên khung dệt bình thường, cạp váy phải dệt từ loại sợi tơ tầm nhuộm màu và trên một khung dệt riêng, gồm nhiều go, mỗi go dành một loại sợi màu. Với bàn tay của phụ nữ Mường, các gọ màu trên khung dệt đan cài, biến hóa thành hình hài các hoa văn sao tám cánh với nhiều biển thể, con rồng uốn khúc, giương vậy, các loại hoa rừng, các con vật, cảnh lá... Giống như phụ nữ Kinh xưa kia, phụ nữ Mường thường mặc yếm (yêm) che phần ngực, có dài vải buộc vào sau gáy và lưng. Khi mặc, cạp váy che khuất phần dưới yếm, chỉ để hở phần nhỏ gần cổ. Tùy từng người, từng trường hợp, người ta có thể chọn yếm trắng hay yếm màu hồng, màu hoa lý... Mặc ra ngoài yếm là chiếc áo cánh ngắn và áo chùng. Tất nhiên, không bao giờ bộ nữ phục cũng đầy đủ như vậy, mà thông thường là mặc áo cánh với yếm hay áo chùng với yếm. Người Mường Bi gọi chiếc áo cánh ngắn xẻ ngực, không cài khuy này là áo pần, để phân biệt với áo báng, chiếc yếm che ngực ở các nơi khác. Tuy nhiên, se bang ở đây chỉ may bằng vải màu trắng, thử máu không bao giờ để may áo nàn. Mặt khác, áo bảng Mừng Bị lại có cả vạt trước và vật sau, chứ không như chiếc yếm nơi khác chỉ có vat che trước ngực.

có tang, phụ nữ bện tóc lại thành dải rồi quấn vòng quanh đầu, dùng dây tết bằng tóc thắt ra ngoài áo tang màu trắng. Phụ nữ Mường dùng hai loại nón. Trong các đám hội, họ tắc ho chung tay cầm nón lá, giống như kiểu nón là quai thao của phụ nữ Kinh xưa kia. Mặt ngoài nôn phẳng, mặt trong có khua tiêm ôm con lấy khuôn đầu. Tuy nhiên, loại nón này không phải bao giờ cũng để đội, mà cầm tay hay khoác hờ trên vai để thêm duyên, thêm sang trọng. Thường ngày, khi đi làm đồng, ngoài chiếc khăn đội đầu, những ngày nắng gắt, mưa dầm, phụ nữ Mường còn đội nón thúng. Nón đan bằng tre, phết thêm sơn cho bền, phía ngoài khơi khum, mặt trong phẳng, nhưng giữa nón có cái khua nón để đội lọt vào chỏm đầu cho chắc. Trong bộ trang phục Mường còn có các đồ trang sức như khuyên tai, trâm cài đầu, vòng cổ, vòng tay, xà tích. Ngày thường, những đồ trang sức này như là thứ vật quý, nhất là những đồ trang sức làm bằng bạc, người ta cất giữ trong hòm, trong rương. Vào những ngày lễ tết, hội hè, cưới xin, phụ nữ mới mang ra dùng. Đôi vòng cổ bằng bạc sáng lóng lánh đã thực sự là bộ phận trang phục không thể thiếu được của phụ nữ Mường. Người Mường dùng hai loại vòng cổ (lằm), loại dẹt có nổi gờ ở giữa gọi là lằm ba, loại tròn gọi là lằm lâm. Trên mặt vòng cổ làm ba chạm trổ văn hoa văn hình dày rất tinh tế, còn trên vòng lằm lâm thì chỉ chạm hoa văn hoa thị. Phụ nữ Mường ít khi đeo vòng đơn mà lại thường đeo vòng kép, một chiếc to và một chiếc nhỏ. Cũng có khi người ta đeo vòng cổ cùng với chuỗi hạt cườm, đó là thứ trang sức quý hiếm hơn cả bạc, phải đổi ngang giá một con trâu hoặc bò. Vòng hạt cườm gọi là Pươn khau, làm bằng đá màu, hình sáu hoặc tám cạnh, gọi là khau bắn. Bộ xà tích bằng bạc cũng là đồ trang sức quen thuộc của phụ nữ Mường. Bộ xã tích đẹp có ba hoặc bốn dây gập lại thành sau hay tám sợi móc vào thắt lưng phía trái, trên đó còn treo thêm hộp trầu, chùm vuốt hổ bằng bạc.

Trang phục của nam giới Bộ nam phục Mường gần giống với nam phục người Kinh, gồm áo ngắn, ảo chùng, quần, thắt lưng, khăn.. Áo cánh ngắn bốn thân may từ vải bông hay vải tơ tằm, vạt dài gần chấm mông, vai có miếng đệm hình lá sen, tiếng Mường gọi là lá hôi, hai bên hông áo xẻ tà. Nẹp áo đơm khuy cài cúc, có ba túi, hai túi to phía dưới hai vạt trước và túi nhỏ trên vạt ngực trái, tay nối liền với cầu vai. Áo cánh nam may vừa, tạo dáng khỏe khoắn cho đàn ông. Quần vải chàm may rộng, dài tới mắt cá chân, cạp to, khi mặc dùng dây vải buộc ngoài cho chặt, nay người ta may cạp quần luồn dải rút. Ngày xưa, nam giới Mường còn dùng thắt lưng nơi eo, gọi là khăn quần. Loại thắt lưng này dài gần bằng cái tênh của phụ nữ, thắt xong để xõa hai dải xuống chấm đầu gối. Xưa, đàn ông búi tóc, trên đầu bịt khăn, mối buộc vòng sau gáy, gài dưới mái tóc. Còn loại khăn khác nữa ngắn hơn, bịt từ phía sau ra trước trán rồi thắt mối, hai mối khăn dựng nghiêng giống như hai cái sừng trông thật khỏe khoắn và độc đáo. Trong ngày lễ hội, đàn ông Mường mắc những bộ quần áo mới. Bộ nam phục trang trọng thường bằng vải lụa, màu tím, xanh, hoặc màu vàng tờ tằm, đầu chít khăn màu tím than, thắt lưng lụa màu xanh đậm ngả tím, bên ngoài khoác thêm chiếc áo chùng lụa, màu đen, cổ cao, vạt dài phủ gối, cái khuy áo phía nách phải, hai bên tà áo xẻ cao. Trang phục nghi lễ Tang phục của người Mường gọi chung là đồ tem. Toàn bộ thân nhân của người quá cố đều phải mặc đồ tang. Với phụ nữ, váy không có cạp hoa, áo cánh, tay chùng, thắt lưng, khăn, tất cả những thứ đó đều bằng vải bông tự dệt, màu trắng, may kiểu lộn trái ra ngoài. Việc mặc đồ tang của người Mường còn tùy thuộc

bạc chạm trổ tinh vi, ngón tay đeo nhẫn bạc hình bầu dục. Các mẹ còn đeo thêm vòng tay bằng bạc. Các quan chức nhà Lang ăn mặc giống quan chức người Kinh, áo dài the, áo lương, đội khăn xếp, ra đường che ô đen.

Chương 2: Họa tiết trong trang phục 2.1. Họa tiết trang phục dân tộc Mường Người Mường không chọn gỗ, đá, gốm sứ hay kim loại để thể hiện sự tinh xảo của mình và họ không chạm khắc lên gốm hay đồng. Thay vào đó, họ thể hiện nghệ thuật tạo hình của dân tộc mình trên cạp váy người phụ nữ. Phải quan sát thật kỹ người ta mới có thể nhận thấy hết giá trị của thổ cẩm Mường. Trang phục của người Mường đơn giản nhưng chỉ riêng phần cạp váy cũng đủ thể hiện tinh hoa văn hóa. Có thể nhận định, cạp váy là một bộ phận quan trọng, tạo nên cá tính và nét đặc sắc nhất trong trang phục người Mường, đồng thời phản ánh sự tài tình của những đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của các bà, các mẹ để tạo nên những hình hoa văn độc đáo. Cạp váy người mường Cạp váy do ba bộ phận dệt riêng rồi can lại với nhau. Điểm nổi bật nhất của cạp váy Mường là những họa tiết trang trí hoa văn trên bề mặt của nó. Với một diện tích không lớn. Có thể nhận định cạp váy là một bộ phận quan trọng tạo nên cá tính và nét đặc sắc nhất trong trang phục người Mường đồng thời phản ánh sự tài tình của những đôi bàn tay khéo léo tỉ mỉ của các bà các mẹ để tạo nên những hình hoa văn độc đáo. Cạp váy người mường Cạp váy do ba bộ phận dệt riêng rồi can lại với nhau. Điểm nổi bật nhất của cạp váy Mường là những họa tiết trang trí hoa văn trên bề mặt của nó. Với một diện tích không lớn cạp váy chứa đựng một số lượng hoa văn khá phong phú về cả hình thức và kiểu loại. Đặc biệt cạp váy có thể tách thành bộ phận riêng nên những khi không cần thiết hoặc chưa dùng đến nó có thể được cất riêng. Một cạp váy có thể sử dụng cho nhiều váy thậm chí có nhiều người ở các thế hệ khác nhau. Cạp váy được chia làm ba phần gọi là rang trên rang dưới và cao.