Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

VẤN ĐỀ VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI VẤN ĐỀ THA HÓA VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN, Assignments of Philosophy

VẤN ĐỀ VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI VẤN ĐỀ THA HÓA VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Typology: Assignments

2020/2021
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 06/05/2021

bao-viet
bao-viet 🇻🇳

4.8

(17)

1 document

1 / 18

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
BÁO CÁO GIỮA KỲ
Đề tài 9:
VẤN ĐỀ VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
VẤN ĐỀ THA HÓA VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI
TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tri Lý
SVTH: Nhóm 9
1. Bùi Cẩm Tú Uyên 19126131
2. Hoàng Bảo Việt 19126138
3. Nguyễn Lê Hoàng Yến 19144329
4. Nguyễn Văn Tươi 19144325
5. Phạm Văn Tú 19161313
Mã lớp học: 192LLCT130105_09
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
Discount

On special offer

Partial preview of the text

Download VẤN ĐỀ VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI VẤN ĐỀ THA HÓA VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN and more Assignments Philosophy in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

BÁO CÁO GIỮA KỲ

Đề tài 9:

VẤN ĐỀ VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI

VẤN ĐỀ THA HÓA VÀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI

TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tri Lý SVTH: Nhóm 9

  1. Bùi Cẩm Tú Uyên 19126131
  2. Hoàng Bảo Việt 19126138
  3. Nguyễn Lê Hoàng Yến 19144329
  4. Nguyễn Văn Tươi 19144325
  5. Phạm Văn Tú 19161313 Mã lớp học: 192LLCT130105_ Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2020

MỤC LỤC

  • I. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI.................................................................................................................................
  • II. BẢN CHẤT CON NGƯỜI............................................................................................................................
  • III. VẤN ĐỀ THA HÓA....................................................................................................................................
      1. Khái niệm tha hóa................................................................................................................................
      1. Nguồn gốc và nguyên nhân của sự tha hóa.........................................................................................
      1. Các hình thức và hậu quả của sự tha hóa............................................................................................
      1. Khắc phục sự tha hóa..........................................................................................................................
  • IV. GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI.......................................................................................................................
  • V. VẬN DỤNG: LIÊN HỆ VIỆT NAM...............................................................................................................
  • PHỤ LỤC PHÂN CÔNG KẾ HOẠCH THUYẾT TRÌNH......................................................................................
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................

mãi mãi. Chủ nghĩa duy vật thì ngược lại họ cho rằng phần xác quyết định và chi phối phần hồn, không có linh hồn nào là bất tử cả, và quá trình nhận thức đó không ngừng được phát hiện. Càng ngày các nhà triết học tìm ra được bản chất của con người và không ngừng khắc phục lý luận trước đó. Triết học thế kỷ XV - XVIII phát triển quan điểm triết học về con người trên cơ sở khoa học tự nhiên đã khắc phục và bắt đầu phát triển. Chủ nghĩa duy vật máy móc coi con người như một bộ máy vận động theo một quy luật cổ. Học chủ nghĩa duy tâm chủ quan và thuyết không thể biết một mặt coi cái tôi và cảm giác của cái tôi là trung tâm sáng tạo ra cái không tôi, mặt khác cho rằng cái tôi không có khả năng vượt quá cảm giác của mình nên về bản chất là nhỏ bé yếu ớt, phụ thuộc đấng tới cao. Các nhà triết học thuộc một mặt đề cao vai trò sáng tạo của lý tính người, mặt khác coi con người là sản phẩm của tự nhiên và hoàn cảnh. Tóm lại: Các quan niệm triết học nói trên đã đi đến những các thức lý luận xem xét người một cách trừu tượng. Đó là kết quả của việc tuyệt đối hoá phần hồn thành con người trừu tượng. Tự ý thức còn chủ nghĩa duy vật trực quan thì tuyệt đối hoá phần xác thành con người trừu tượng. Sinh học, tuy nhiên họ vẫn còn nhiều hạn chế, các quan niệm nói trên đều chưa chú ý đầy đủ đến bản chất con người. Sau này chủ nghĩa Mác đã kế thừa và khắc phục những mặt hạn chế đó, đồng thời phát triển những quan niệm về con người đã có trong các học thuyết triết học trước đây để đi tới quan niệm về con người thiện thực, con người thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội với tư cách là con người hiện thực. Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên và xã hội đồng thời vừa là chủ thể cải tạo tự nhiên. II. BẢN CHẤT CON NGƯỜI Chủ nghĩa xã hội do con người và vì von người. Do vậy, hình thành mới quan hệ đúng đắn về con người về vai trò của con người trong sự phát triển xã hội

nói chung, trong xã hội chủ nghĩa nói riêng là một vấn đề không thể thiếu được của thế giới quan Mác - Lênin. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin con người là khái niệm chỉ những cá thể người như một chỉnh thể trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó. Con người là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài từ giới tự nhiên và giới sinh vật. Do vậy nhiều quy luật sinh vật học cùng tồn tại và tác động đến con người. Để tồn tại với tư cách là một con người trước hết con người cũng phải ăn, phải uống... Nhưng chỉ dừng lại ở một số thuộc tính sinh học của con người thì không thể giải thích được bản chất của con người. Không chỉ có “con người là tổng hoà các quan hệ xã hội” mà thực ra quan điểm của Mác là một quan điểm toàn diện. Mác và Anghen nhiều lần khẳng định lại quan điểm của những nhà triết học đi trước rằng. Con người là một bộ phận của giới tự nhiên, là một động vật xã hội, nhưng khác với họ, Mác, Anghen; xem xét mặt tự nhiên của con người, như ăn, ngủ, đi lại, yêu thích... Không còn hoàn mang tính tự nhiên như ở con vật mà đã được xã hội hoá. Mác viết: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội” con người là sự kết hợp giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội nên Mác nhiều lần đã so sánh con người với con vật, so sánh con người với những con vật có bản năng gần giống với con người... Và để tìm ra sự khác biệt đó. Mác đã chỉ ra sự khác biệt ở nhiều chỗ như chỉ có con người làm ra tư liệu sinh hoạt của mình, con người biến đổi tự nhiên theo quy luật của tự nhiên, con người là thước đo của vạn vật, con người sản xuất ra công cụ sản xuất... Luận điểm xem con người là sinh vật biết chế tạo ra công cụ sản xuất được xem là luận điểm tiêu biểu của chủ nghĩa Mác về con người. Luận điểm của Mác coi “Bản chất của con người là tổng hoà các quan hệ xã hội” Mác hoàn toàn không có ý phủ nhận vai trò của các yếu tố và đặc điểm sinh học của con người, ông chỉ đối lập luận điểm coi con người đơn thuần như một

mà nhân loại đã tự tạo ra cho mình những điều kiện, những khả năng cho chính mình nhằm đem lại sự phát triển toàn diện, tự do và hài hoà cho mỗi con người trong cộng đồng nhân loại tạo cho con người năng lực làm chủ tiến trình lịch sử của chính mình. Quan niệm của Mác về định hướng phát triển xã hội lấy sự phát triển của con người làm thước đo chung càng được khẳng định trong bối cảnh lịch sử của xã hội loài người. Ngày nay loài người đang sống trong bối cảnh quốc tế đầy những biến động, cộng đồng thế giới đang thể hiện hết sức rõ ràng tính đa dạng trong các hình thức phát triển của nó xã hội loài người kể từ thời tiền sử cho đến nay bao giờ cũng là một hệ thống thống nhất tuy nhiên cũng là một hệ thống hết sức phức tạp và chính vì sự phức tạp đó đã tạo nên tính không đồng đều trong sự phát triển kinh tế xã hội ở các nước, các khu vực khác nhau. Đến lượt mình, tính không đồng đều của sự phát triển này lại hình thành nên một bức tranh nhiều màu sắc về định hướng nào, thì mọi định hướng phát triển vẫn phải hướng tới giá trị nhân văn của nó - tới sự phát triển con người. Xã hội bao giờ cũng tồn tại nhiều giai cấp đó điều quan trọng là giai cấp đó có phục tùng được lòng dân hay không. Trải qua thời kỳ phát triển của xã hội loại người chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp đáp ứng đầy đủ mọi quy luật của cuộc sống và đó chính là lý do tại sao mác lại lấy giai cấp vô sản để nghiên cứu trong đó Mác tập trung nghiên cứu con người vô sản là chủ yếu. III. VẤN ĐỀ THA HÓA Khi nghiên cứu sự hình thành, phát triển con người trong quá trình lịch sử, triết học Mác đã khẳng định bên cạnh mặt chủ đạo của con người là sáng tạo, còncó hiện tượng tha hóa con người. 1) Khái niệm tha hóa. Khái niệm tha hóa được Mác kế thừa trực tiếp từ Hêghen và Phoiơbắc nhưng dựa trên sự nghiên cứu các mặt khác nhau của tha hóa gắn liền với cái gọi là “sự

phụ thuộc của tư bản vào lao động”, Mác đã phân tích tha hóa trong quan hệ nền tảng giữa con người với con người, giữa con người với sản xuất vật chất, giữacon người với hoạt động kinh tế. Theo đó, tha hóa là khái niệm nói lên quá trìnhmà trong đó những sản phẩm do con người tạo ra (sản phẩm lao động, đồng tiền, các quan hệ xã hội...) cũng như những thuộc tính hoặc năng lực nào đó của conngười trong những điều kiện lịch sử nhất định, lại biến thành những thứ độc lập vớicon người và chi phối lại con người. Chẳng hạn, trong lĩnh vực tôn giáo, Thượng đế là sự chuyển dịch bản chất con người, khiến cho con người từ chủ thể biếnthành khách thể, có nghĩa Thượng đế do con người bày đặt ra, nhưng trở lại thống trị con người (tha hóa tôn giáo)… Tha hóa còn chỉ những hiện tượng, nhữngquan hệ xã hội nào đó biến thành một cái gì khác với bản thân chúng, trở thành cái thống trị con người, trở thành mục đích sống của con người. Tha hóa là quá trình con người tự đánh mất “những năng lực bản chất người” của mình, trở thành một thực thể khác. Như vậy, tha hóa trước hết là một quá trình xã hội, trong đó, hoạt động của con người và những sản phẩm của nó biến thành lực lượng đối lập, thù địch và chống lại con người. 2) Nguồn gốc và nguyên nhân của sự tha hóa Nguồn gốc của tha hóa là do sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của chế độ tư hữu. Trong tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết học" năm 1844, Mác cho rằng chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là nguyên nhân của tha hóa lao động - nền tảng của tha hóa chính trị xã hội và tha hóa ý thức tư tưởng. Mặc khác, tha hóa còn là quá trình con người tự tước bỏ năng lực sáng tạo của mình, trở nên thụ động trước thế giới khách quan, do những tiện ích xã hội mà con người sáng tạo nên “chiều hư” con người. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật có tác động tiêu cực đến sự phát triển của con người. Việc sử dụng máy móc trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho

tập trung của tha hóa kinh tế), Tha hóa bản chất con người (là tha hóa con người với con người). Hậu quả của sự tha hóa: Tha hóa quá trình con người tự đánh mất “những năng lực bản chất người” của mình, trở thành một thực thể khác. Như vậy, hậu quả của tha hóa trước hết là một quá trình xã hội, trong đó, hoạt động của con người và những sản phẩm của nó biến thành lực lượng đối lập, thù địch và chống lại con người, con người xa lạ với con người. 4) Khắc phục sự tha hóa Khắc phục sự tha hóa là một quá trình lâu dài mà trước hết là phải gắn liền với việc xóa bỏ chế độ tư hữu. Triết học Mác- Lê Nin chính là lý luận triết học về khắc phục sự tha hóa của con người, trước hết là lý luận giải phóng con người khỏi mọi sự áp bức, bóc lột. Giải phóng con người là xóa bỏ người bóc lột người, xóa bỏ tha hóa để con người trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính của mình. IV. GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI Thực chất của triết học Mác-lênin là học thuyết giải phóng con người, vì sự phát triển toàn diện của con người, từ giải phóng con người cụ thể sẽ dần đến giải phóng nhân loại. Khái niệm: Giải phóng con người chính là đưa con người thoát khỏi sự tha hoá hay nói cách khác là đưa con người thoát khỏi sự áp bức bóc lột trong quá trình lao động, đó chính là tư tưởng nhân đạo cao cả trong học thuyết Mác-Lênin. Giải phóng con người được các nhà kinh điển triển khai trong nhiều nội dung lí luận và trên nhiều phương diện khác nhau. Đấu tranh giai cấp để thay thế chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất tư bản chủ nghĩa, để giải phóng con người về phương diện chính trị là nội dung hàng đầu. Khắc phục sự tha hóa của con người về lao động của họ, biến lao động sáng tạo trở thành chức năng thực sự của con người là nội dung có ý nghĩa then chốt.

Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-lênin, việc giải phóng những con người cụ thể lag đi đến giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại. Mục tiêu cuối cùng trong tư tưởng về con người của chủ nghĩa Mác-lênin là giải phóng con người trên tất cả các nội dung và các phương diện: con người cá nhân, con người giai cấp, con người dân tộc, con người nhân loại... Tư tưởng giải phóng con người trong triết học Mác-lênin hoàn toàn khác với các tư tưởng giải phóng con người của các học thuyết khác đã và đang tồn tại trong lịch sử. Tôn giáo quan niệm giải phóng con người là sự giải thoát khỏi cuộc sống tạm, khỏi bể khổ cuộc đời để lên cõi Niết bàn hoặc lên Thiên đường ở kiếp sau. Một số học thuyết triết học duy vật cũng đã đề xuất tư tưởng giải phóng con người bằng một vài phong trào trong đời sống xã hội: pháp luật, đạo đức, chính trị. Tính chất phiến diện, hạn hẹp, siêu hình trong nhận thức về con người, về các quan hệ xã hội các do những hạn chế về điều kiện lịch sử đã khiến cho những quan điểm đó đã vào lập trường duy tâm, siêu hình. “Bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về bản thân con người", là “giải phóng người lao động thoát khỏi lao động bị tha hóa”. Tư tưởng đó thê hiện lập trường duy vật biện chứng, khách quan, khoa học trong việc nhận thức nguồn gốc, bản chất và đời sống con người và phương thức giải phóng con người. V. VẬN DỤNG: LIÊN HỆ VIỆT NAM Vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác về con người và giải phóng con người, phát triển con người toàn diện, ngay từ những ngày đầu tiến hành sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định “con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất”. Chăm lo cho hạnh phúc của mọi người, mọi nhà đã được Đảng đặt lên vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ trung tâm. Bước vào thời

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát của Chiến lược phát triển đất nước 5 năm 2016 - 2020 mà Đảng đã thông qua tại Đại hội XII là: Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người ngày một gia tăng, vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ được phát huy; kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước... Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát đó cho thấy, trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của mình, khi chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có học thuyết Mác về con người, về sự nghiệp giải phóng và phát triển con người, được xác định là cơ sở lý luận nền tảng, là kim chỉ nam cho hành động, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi phát triển con người Việt Nam - “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”

  • vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Phát triển con người Việt Nam - đó cũng chính là động lực, là mục tiêu nhân văn, là nền tảng, cơ sở lâu bền, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức mà Đảng đang lãnh đạo nhân dân Việt Nam từng bước thực hiện. Thực tiễn ngày càng khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của C. Mác về vị trí và vai trò không gì thay thế được của con người trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, của xã hội loài người. Bên cạnh Việt Nam, nhiều nước trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới đã cho thấy thành công của họ trong chiến lược nâng cao chất lượng con người, coi con người là nguồn tài nguyên vô giá và

đầu tư lớn cho việc nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên vô giá ấy, lấy đó làm đòn bẩy phát triển kinh tế, hiện đại hóa xã hội. Trong các Nghị quyết Đại hội X, XI và XII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần khẳng định: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam, phát triển con người Việt Nam toàn diện, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Với thực tiễn Việt Nam hiện nay, với bối cảnh quốc tế hiện thời, để phát triển con người Việt Nam, để bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, phát huy nguồn lực con người, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với tư cách là yếu tố cơ bản cho sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, Việt Nam cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm từng bước hiện đại hóa đất nước và đời sống xã hội. Và, Việt Nam chỉ có thể tăng trưởng nguồn lực con người khi phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo thực sự trở thành “quốc sách hàng đầu”, trở thành nền tảng và động lực; phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; đặc biệt là khi quá trình hiện đại hóa các ngành giáo dục, văn hóa, văn nghệ, bảo vệ sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình gắn liền với việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc. Chính vì thế mà mọi kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội phải được đặt trong mối liên hệ không thể tách rời với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trung thành với học thuyết Mác về con người, giải phóng và phát triển con người, giải phóng và phát triển cả cộng đồng nhân loại, trong suốt toàn bộ sự

quan trọng để phát triển kinh tế chính là ở chỗ tạo ra sự cân đối, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường xã hội an toàn, lành mạnh. Phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, chúng ta không thể không lưu ý tới lời cảnh tỉnh của C. Mác về nguy cơ “tha hóa” của con người trong nền kinh tế hàng hóa. C. Mác nhắc nhở chúng ta trong phát triển kinh tế phải gắn “sự nghiệp giải phóng con người” với cuộc “đấu tranh chống lại biểu hiện thực tiễn cực đoan của sự tha hóa của con người”. Ngày nay, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải gắn liền với cội nguồn dân tộc, với những giá trị truyền thống. Chỉ có thế chúng ta mới tránh khỏi “nguy cơ tha hóa”, làm mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình. Chiến lược phát triển con người toàn diện, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng phải được hoạch định theo hướng đó. Thêm vào đó, nó cần được xuất phát từ quan niệm của C. Mác về tính thiết yếu của việc kết hợp hài hòa sự phát triển tự do của cá nhân với thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trong cộng đồng. Bởi lẽ, “chỉ có trong cộng đồng, cá nhân mới có những phương tiện để có thể phát triển toàn diện năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng, mới có thể có tự do cá nhân” và chỉ “trong điều kiện có cộng đồng thật sự, các cá nhân có được tự do khi họ liên hợp lại và nhờ sự liên hợp ấy”. Và, cũng chỉ có trong một cộng đồng như vậy, “sự phát triển tự do của mỗi người” mới trở thành “điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.

PHỤ LỤC PHÂN CÔNG KẾ HOẠCH THUYẾT TRÌNH Nội dung Sinh viên thực hiện

  1. Vấn đề con người Nguyễn Văn Tươi
  2. Bản chất con người
  3. Vấn đề tha hóa Hoàng Bảo Việt
  4. Giải phóng con người Phạm Văn Tú
  5. Liên hệ Việt Nam Bùi Cẩm Tú Uyên
  6. Tổng hợp, trình bày word Nguyễn Lê Hoàng Yến
  7. Trình bày powerpoint
  8. Thuyết trình Hoàng Bảo Việt Phạm Văn Tú