








Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
hjsxbasjcbadshjcbadjvbadhjvbadsjv
Typology: Essays (university)
1 / 14
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021
2.1.1. Những khái niệm cần biết 2.1.1.1. Vật chất là gì? Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan. Nó chỉ ra tất cả những gì tác động đến ý thức của chúng ta, giúp hiểu biết các hiện tượng. Vật chất tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người. 2.1.1.2. Ý thức là gì? Ý thức là phạm trù song song với phạm trù vật chất. Ý thức là sự phản ánh một cách năng động thế giới vật chất khách quan vào bộ óc của con người và từ đó cải biến và sáng tạo. Cũng có thể nói ý thức là cái vật chất được chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến ở trong đó, hay là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. 2.1.1.3. Khái niệm triết học Triết học là hệ thống quan điểm chung nhất về thế giới, khoa học của các ngành khoa học khác, nó là nền tảng để giải thích và giải quyết mọi sự vật, hiện tượng vận động xung quanh thế giới. Các học thuyết của triết học bằng nhiều cách khác nhau đã khái quát thế giới bằng hai phạm trù cơ bản nhất là vật chất và ý thức. Và đây là hai phạm trù chung nhất, rộng nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Dù là bất kì hệ thống hay trường phái triết học nào đều xem mối quan hệ này là vấn đề trung tâm. 2.1.2. Vấn đề cơ bản của triết học 2.1.2.1. Vấn đề cơ bản Là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Đó là điểm xuất phát của mọi quan điểm, tư tưởng của các hệ thống triết học và là nền tảng sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học. Để giải thích và giải quyết những sự vật hiện tượng chuyên sâu về thế giới thì bắt buộc phải tìm câu trả lời cho câu hỏi: Thế giới bên ngoài tư duy của chúng ta có ảnh hưởng hay có mối quan hệ thế nào với thế giới tinh thần trong ý thức? Chúng ta có thể hiểu thế giới đến đâu về tồn tại thực của nó?
Dù bằng kinh nghiệm hay lý trí thì chúng ta đều phải thừa nhận rằng tất cả hiện tượng trên thế giới này dù là hiện tượng về vật chất tồn tại bên ngoài ý thức chúng ta hay hiện tượng về tinh thần, siêu nhiên tâm linh hay hiện tượng huyền bí như thần linh, linh hồn và thể xác,… Tất cả đều thuộc về hiện tượng vật chất và ý thức.Và từ những điều trên đã tạo nên hai mặt lớn hay hai câu hỏi lớn trong triết học: Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai: Chúng ta có khả năng nhận thức được thế giới hay không? 2.1.2.2. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Để giải quyết hai câu hỏi lớn trên triết học đã chia ra hai trường phái chính: Chủ nghĩa duy vật : khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con người và không do ai sáng tạo ra; còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người; không thể có tinh thần, ý thức nếu không có vật chất. Chủ nghĩa duy tâm : những người theo chủ nghĩa duy tâm lại quả quyết rằng ý thức, tinh thần có trước và quyết định giới tự nhiên. Giới tự nhiên chỉ là một dạng tồn tại khác của tinh thần, ý thức. Chủ nghĩa này cũng đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại. 2.1.3. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Để tìm ra câu trả lời cho nguyên nhân cuối cùng của sự vật, hiện tượng, sự vận động trên thế giới này cần phải giải thích, nguyên nhân nào đóng vai trò quyết định, là vật chất hay là nguyên nhân tinh thần. Mỗi trường phái triết học đều có cách trả lời riêng: *Đối với chủ nghĩa duy vật, có 3 cách trả lời: Những người theo chủ nghĩa duy vật thì cho rằng vật chất có trước và vật chất quyết định ý thức. Chủ nghĩa duy vật có ba hình thức cơ bản trong ứng với ba trình độ phát triển của nhận thức:
mang những tên gọi khác nhau như ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần tuyệt đối hay lý tính thế giới. Ví dụ quan niệm của Platon, Hêghen. *Ngoài hai trường phái chủ yếu trên, trong lịch sử triết học còn tồn tại một trường phái thứ ba, những người theo trường phái này thừa nhận cả hai nguyên thể vật chất và tinh thần xuất hiện cùng một lúc và tồn tại độc lập với nhau. Những người này được gọi là những nhà nhị nguyên luận. Thực chất nhị nguyên luận không phải là con đường thứ ba trong triết học, mà đó chỉ là biểu hiện tính chất không triệt để, muốn điều hoà giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm đối với mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản triết học. 2.1.4. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Về mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới không? Có khả năng phản ánh đúng đắn hiện thực không? Enghen gọi đó là vấn đề tính đồng nhất giữa tư duy và tồn tại theo ngôn ngữ triết học. Có hai cách trả lời: Cách 1 : Đại đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cũng như duy vật đều cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới. Tuy nhiên:
Hai mặt nói trên trong vấn đề cơ bản của triết học có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau.Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để xác định tính chất của các trường phái triết học, là căn cứ để phân định các trường phái triết học cơ bản. 2.2. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI 2.2.1. Vai trò của triết học trong cơ sở lý luận Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, nhận thức lý luận, vấn đề nâng cao thực lực kinh tế luôn là trọng tâm được quan tâm. Ngày nay, triết học là một phần không thể thiếu của bất kỳ sự phát triển nào? Loại hình kinh tế nào? Các vấn đề triết học của lý thuyết và thực hành nhận thức. Phép biện chứng sẽ luôn là cơ sở, chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng hoạt động thực tiễn xây dựng và phát triển xã hội. Việc chấp nhận hay phản đối một quan điểm triết học sẽ không chỉ là chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách giải thích nhất định về thế giới, nó cũng chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định để hướng dẫn các hoạt động. Triết học là một trong ba bộ phận cấu thành của học thuyết Mác – Lênin đã chỉ ra rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng là triết học của chủ nghĩa tư bản, ý nghĩa của chủ nghĩa Mác. Cho đến nay, chỉ có triết học Mác là ưu việt hơn cả. Dựa trên Đảng và nước ta đã nghiên cứu, tiếp thu những tư tưởng tiến bộ trên cơ sở triết học Mác – Lênin. Thiết lập các mục tiêu và phương hướng chính xác và đúng đắn để thiết lập xã hội phát triển phù hợp với điều kiện quốc gia. Là kết quả của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa và nhiều năm chỉ là một bằng chứng xác đáng cho vấn đề trên. 2.2.2. Vai trò của triết học trong lịch sử nhân loại Vai trò của triết học trong lịch sử phương Tây: Triết học ngay từ khi ra đời đã được coi là hình thức tri thức cao nhất trong mọi lĩnh vực, vì vậy mới có quan niệm “triết học là khoa học của mọi khoa học”, đặc biệt là triết học tự nhiên Hy Lạp cổ đại, vì vậy triết học đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong thời kỳ này. Thành tựu và ảnh hưởng của nó cho đến sau này vẫn có tác động trở lại sự phát triển của tư tưởng triết học Tây Âu.
Ngoài ra, triết học nêu quan điểm và chứng minh chúng bằng lý trí. Vì vậy, thông qua thế giới quan triết học, thế giới quan sẽ được thể hiện thông qua kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật,... đặc biệt thế giới quan được chia thành nhiều cấp độ khác nhau.
2.2.6. Vai trò của triết học vào sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Như chúng ta đã biết giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong đời sống, đặc biệt là với những người đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Giáo dục triết học Mác – Lênin cho sinh viên là một yếu tố hợp thành thiết yếu của nền giáo dục nhằm hướng đến việc xây dựng những thế hệ sinh viên có nhân cách trong sáng, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đáp ứng đòi hỏi nhu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập và phát triển đất nước. Có ba cơ sở cơ bản khẳng định tầm quan trọng của Triết học Mác – Lênin: Thứ nhất, việc giáo dục triết học Mác – Lênin trong các trường đại học nhằm thúc đẩy việc hình thành thế giới quan khoa học về cá nhân của sinh viên Việt Nam. Trước hết là giáo dục những nguyên lý cơ bản, những phạm trù cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và xác lập lập trường thế giới quan cho sinh viên. Đó chính là nhân sinh quan duy vật biện chứng – cơ sở để học sinh nhận thức và tiếp thu các nguyên lý, quy luật khác, đặc biệt là nhân sinh quan khoa học – nhân sinh quan thế giới quan duy vật biện chứng. Vì triết học Mác – Lênin nghiên cứu những quy luật phổ biến nhất của tự nhiên, xã hội và tư tưởng nên cung cấp cho con người cái nhìn khoa học về hiện thực khách quan với mục đích nhằm khẳng định vai trò, địa vị của con người trong hoạt động nhận thức và tiến bộ thế giới. Từ đó, giúp sinh viên có thái độ khoa học đúng đắn với thực tiễn, có đường lối chính trị vững vàng, có khả năng nhìn nhận, phân tích và giải quyết những vấn đề mới trong thực tế xã hội. Thứ hai, giáo dục triết học Mác – Lênin có lợi cho việc hình thành nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa về cuộc sống cho sinh viên, giúp các em hiểu được nhân sinh quan đúng đắn, hiểu được mục đích cao nhất của con người là xây dựng một nền công bằng, dân chủ, vật chất và xã hội tinh thần. Ngoài ra, sinh viên còn được trau dồi những kiến thức cơ bản về lý luận cách mạng xã hội, bản chất, vai trò của đất nước và trẻ em, mối quan hệ giữa con người với xã hội, giai cấp, dân tộc và xu thế phát triển tất yếu của xã hội… Từng bước hình thành cho học sinh quan điểm và lối sống và cách sử dụng giá trị xã hội của định hướng đã được hiện thực hóa trong cuộc sống.
Triết học Mác – Lênin đã kế thừa và phát triển thành tựu quan trọng nhất của tư tưởng triết học nhân loại. Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành một học thuyết khoa học. Vì vậy, bộ môn này có khả năng hiểu đúng về giới tự nhiên cũng như khả năng hiểu đúng về đời sống xã hội và tư duy của con người. Mối quan hệ giữa tư tưởng và tồn tại là một vấn đề cơ bản của triết học, thế giới có vô số sự vật, hiện tượng khác nhau nhưng chung quy lại chỉ có hai hiện tượng chính: hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần. Mối quan hệ vật chất với ý thức là mối quan hệ bao trùm toàn bộ thế giới. Việc giải quyết mối quan hệ này là cơ sở cơ bản để giải quyết các vấn đề triết học, đồng thời đây cũng là cơ sở để mô tả lập trường tư tưởng và thế giới quan của các nhà lý luận, triết học và học thuyết của họ. Triết học giúp con người tìm ra lời giải cho những vấn đề mới toanh nảy sinh trong quá trình toàn cầu hoá. Không chỉ giúp con người nhìn thế giới một cách đúng đắn, nhờ triết học, chúng ta còn có thể đánh giá những gì đã xảy ra, đề xuất giải pháp và “thoát khỏi” những vấn đề mà mình gặp phải. Tóm lại, dù trong quá khứ hay trong thời đại mới, triết học vẫn có chỗ đứng trong phạm vi một dân tộc và toàn nhân loại.