Phân tích chiến dịch “Đi để trở về” theo mô hình AIDA
1. Attention (Nhận biết)
-Thông điệp truyền tải: “Đi để trở về” đặt ra vấn đề sôi nổi, đáng bàn luận
của nhóm đối tượng khách hàng chính (người trẻ) và vào thời điểm phù hợp
-Hình thức truyền tải: Việc phối hợp với các nghệ sĩ lớn cho ra 2 sản phẩm
nhạc pop đã đánh trực tiếp vào thị hiếu của nhóm đối tượng mục tiêu.
-Hiệu ứng: cả 2 MV đạt hàng triệu lượt xem trong thời gian ngắn, tạo ra một
làn sóng bàn luận lớn trên mạng xã hội, góp phần thúc đẩy danh tiếng của
hang.
2. Interest (Thích thú)
-Tính liên kết với sản phẩm: Sản phẩm giày Biti's Hunter được khéo léo
lồng ghép trong các phân cảnh của MV để tạo sự chú ý, bất ngờ cho người
xem hoặc để mang một tầng ý nghĩa trong câu chuyện mà MV muốn truyền
tải
-Thương hiệu: Từ thương hiệu giày truyền thống, chiến dịch marketing này
của Biti’s giúp hãng chuyển định vị của mình theo hơi hướng trẻ trung, năng
động, thời thượng, gần gũi với người trẻ hơn.
3. Desire (Mong muốn)
-Hiệu ứng: Sau sự ra mắt của 2 MV, các từ khóa liên quan đến hang lan tỏa
nhanh chóng trên mạng xã hội nhờ việc đánh vào tâm lí muốn theo trend của
giới trẻ, khuyến khích họ sở hữu những đôi giày do người nổi tiếng sử dụng
trong MV
-Định vị sản phẩm: Hãng tận dụng thông điệp “Đi để trở về”, gán với các
sản phẩm giày của họ. Điều này tạo nên mong muốn không chỉ sở hữu một
sản phẩm thời trang mà còn "sống" theo triết lý ý nghĩa của chiến dịch.
4. Action (Hành động)
-Hiệu quả: Sau khi 2 MV ra mắt, lượng tìm kiếm và mua Biti’s Hunter tang
đột biến
-Tận dụng cơ hội: Hãng nhanh chóng đẩy mạnh sự hiện diện trên các kênh
buôn bán online vào offline, tạo điều kiện dễ dàng để khách hàng sở hữu
sản phẩm.