Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

TƯ TƯỞNG HCM THU HOẠCH BẢO TÀNG, Summaries of Law

F XTJJXRE9SNF QERGPRIHG[TIHEWGIA H4OW

Typology: Summaries

2021/2022

Uploaded on 10/03/2023

anh-djo-trung
anh-djo-trung 🇻🇳

1 document

1 / 6

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
ĐẠI HỌC UEH
KHOA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
BÀI THU HOẠCH
Môn học: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
CẢM NGHĨ VỀ KỈ VẬT VÀ SỰ KIỆN LỊCH SỬ QUA CHUYẾN THAM
QUAN BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Mã lớp học phần: 22C1LAW51100158
Khóa Lớp: K48 - PM001
Họ và tên: Đỗ Trung Anh
MSSV: 31221023087
TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2023
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download TƯ TƯỞNG HCM THU HOẠCH BẢO TÀNG and more Summaries Law in PDF only on Docsity!

ĐẠI HỌC UEH

KHOA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH

Môn học: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

CẢM NGHĨ VỀ KỈ VẬT VÀ SỰ KIỆN LỊCH SỬ QUA CHUYẾN THAM

QUAN BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Mã lớp học phần: 22C1LAW

Khóa – Lớp: K48 - PM

Họ và tên: Đỗ Trung Anh

MSSV: 31221023087

TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 202 3

I. Đôi nét về Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Hồ Chí Minh (Bến Nhà Rồng) hiện tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4. Đây là một trong những đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là một chi nhánh nằm trong Hệ thống các Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Công trình được xây dựng vào năm 1862 và được thực dân Pháp trao trả cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý vào năm 1955 sau khi Pháp thất bại ở Việt Nam. Trải qua cuộc chiến tranh chống Mỹ, năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng - biểu tượng của cảng Sài Gòn đã thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, Bến Nhà Rồng đã chứng kiến biết bao nhiêu sự kiện thăng trầm của non sông, đất nước ta. Mà rực rỡ nhất là sự kiện người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, ghi lên dấu son chói lọi trong sự nghiệp của vị lãnh tụ vĩ đại nhất dân tộc, mở ra trang sử, kỉ nguyên độc lập tự do mới cho dân tộc, non sông Việt Nam. Để ghi nhớ sự kiện trên, sau ngày đất nước thống nhất, ngôi Nhà Rồng được giữ lại làm Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh theo Quyết định số 1315/QĐ-UB, ngày 7/9/1979, của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Người - nơi đây đã mở cửa đón khách tham quan phần trưng bày về "Sự nghiệp tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1945)". Sau hơn 10 năm hoạt

Trong suốt cuộc đời của mình, Bác Hồ đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ông đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người Việt Nam và trở thành một biểu tượng của sự đấu tranh cho tự do và độc lập. Ngày 02/09/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại bao tiếc thương cho cả một dân tộc. Người là một nhà ái quốc chân chính, nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh tụ thiên tài. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam – Thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ. Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam".

III. Kỉ vật đôi dép cao su - bài học quý giá về lối sống giản dị

Theo đoàn hướng dẫn viên, tôi được xếp ngồi trước một tủ kính lớn, bên trong ngay ngắn treo hai bộ trang phục hằng ngày là chiếc áo kaki nâu, nón cối và chiếc gậy song của Bác. Tôi như cảm được một nét mộc mạc, dung dị đời thường của một bậc lãnh tụ lớn nhất đất nước. Sau khi kết thúc phần thuyết trình của anh hướng dẫn, tôi tiến đến trước tủ kính để được xem rõ hơn, những trang phục đời thường đã gắn bó cùng Bác qua những năm dài kháng chiến. Rồi tôi nhìn thấy một kỉ vật, có phần nhỏ và kém màu hơn những trang phục khác trong tủ kính ấy, nhưng lại mang một ý nghĩa to lớn lạ thường - đôi dép cao su của Bác. Một đôi dép cao su nâu đen được bện rất chắc chắn, kiểu dáng đơn giản, gọn nhẹ. Tôi nhớ có lần đi tham quan di tích lịch sử được mẹ mua cho một đôi dép cao su, kiểu dáng và chất liệu cũng không khác so với đôi trong tủ

kính là mấy. Chỉ khác một điều đặc biệt nhất - màu thời gian. Đôi dép ấy chắc Bác đã đi lâu, đã lốm đốm nhiều chỗ sờn, rách nhẹ. Không biết đôi dép ấy là đôi thứ mấy, không biết nó đã đồng hành cùng Bác trong thời gian nào, có thể là những dặm dài Trường Sơn, hay sâu tận nơi Hang Pác Bó, trong những cuộc Hội nghị gặp gỡ, đàm phát cấp cao, hay đi cùng người trong những ngày tháng vào tù ra khám. Chỉ biết rằng, cả cuộc đời, người ta luôn thấy Bác xuất hiện cùng đôi dép cao su, loại dép đơn giản, dễ làm mà lại bền chặt, thuận tiện đi lại. Ngẫm lại trên thế giới lúc bấy giờ, các quan chức cấp cao ngang hàng với Bác đều khoác lên mình những bộ "comple" sang trọng, những đôi giày da đắt tiền, còn Bác vẫn một nét dung dị không đổi. Bác không đòi hỏi gì ngoài chiếc áo nâu sòng và đôi dép cao su, vì Bác biết đất nước ta còn khó khăn, phải trải qua bao khó khăn gian khổ, nhân dân còn đói kém, lầm than thì những điều xa hoa, đắt tiền kia là không đáng. Với lại cách sống của Bác là như thế, không chỉ trang phục thường ngày giản dị, ngôi nhà, đồ dùng sinh hoạt cho đến tác phong, lời nói cũng Bác cũng rất bình dị, gần gũi, thân thương. Là người con của xứ Nghệ - mảnh đất nắng gió khô cằn còn nhiều gian khó thuộc dải đất hẹp miền Trung, từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiểu rõ, đã thấm sâu những phẩm chất tốt đẹp đó của người Việt Nam. Những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đất nước ta gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Là Chủ tịch nước, Bác Hồ hiểu rõ điều đó, nên Bác đã rất giản dị, tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày. Trong “Di chúc”, phần nói về việc riêng, Bác viết: “Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Sống tiết kiệm, giản dị, chân thành nên Bác rất gần gũi với quần chúng nhân dân. Đi thăm đồng, Bác lội xuống ruộng xem từng nhánh lúa; ra bờ biển, Bác cùng kéo lưới với ngư dân; đến nhà máy, Bác ngồi bệt xuống nền nhà cùng trò chuyện với anh em công nhân... Khoảng cách giữa vị lãnh tụ tối cao với quần chúng nhân dân trong giao lưu, tiếp xúc lúc này hầu như đã không còn nữa. Là một sinh viên đại học kinh tế cũng như là tầng lớp thanh niên nối bước trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, tôi luôn tự hào và hạnh phúc khi được học tập và làm việc theo tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi câu chuyện, kỉ vật của Bác đều để lại cho đời sau những bài học quý báu về đức tính giản dị, luôn nhắc nhở tôi về lối sống tốt đẹp. Dù giờ đây đát nước đã hòa bình, nhân dân được sống trong ấm no, hạnh phúc, của cải, vật chất có phần đầy đủ hơn, nhưng không có nghĩa đức tính giản dị sẽ mất đi