






Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Trình bày vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Từ đó anh (chị) vận dụng quan điểm thực tiễn vào hoạt động học tập và thực tiễn của bản thân?
Typology: Essays (university)
Limited-time offer
Uploaded on 12/02/2021
5
(4)1 document
1 / 11
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
On special offer
CÂU HỎI TIỂU LUẬN: Trình bày vai trò của thực tiễn đối với nhận thức? Từ đó anh (chị) vận dụng quan điểm thực tiễn vào hoạt động học tập và thực tiễn của bản thân?
MÔN TRIẾT HỌC MAC – LENIN HỆ ĐẠI HỌC KHOA KINH TẾ VẬN TẢI
Hà Nội, 20 21
1. Thực tiễn và nhận thức ......................................................................... 4 1.1. Thực tiễn ........................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm thực tiễn ......................................................................... 4
1.1.2. Đặc trưng.......................................................................................... 4
1.1.3. Các hình thức cơ bản ...................................................................... 5
1.2. Nhận thức ........................................................................................... 6
**2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức .............................................. 6
1. Thực tiễn và nhận thức 1.1. Thực tiễn 1.1.1. Khái niệm
Chủ nghĩa duy tâm chỉ hiểu thực tiễn nh ư là hoạt động tinh thần sáng tạo ra thế giới của con người, chứ không xem nó là hoạt động vật chất, là hoạt động lịch sử xã hội.
Chủ nghĩa duy vật trước Mác, mặc dù đã hiểu thực tiễn là một hành động vật chất của con người nhưng lại xem đó là hoạt động con buôn, đê tiện, bẩn thỉu.
Tóm lại. thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử, xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội
1.1.2. Đặc trưng Thứ nhất, thực tiễn không phải toàn bộ hoạt động của con người mà chỉ là những hoạt động vật chất cảm tính , như lời của C.Mác, đó là những hoạt động vật chất cảm giác được của con người. Nghĩa là con người có thể quan sát trực quan được các hoạt động vật chất này. Hoạt động vật chất - cảm tính là những hoạt động mà con người phải sử dụng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng. Trên cơ sở đó, con người mới làm biến đổi được thế giới khách quan phục vụ cho mình.
Thứ hai, hoạt động thực tiễn là những hoạt động mang tính lịch sử - xã hội của con người. Nghĩa là, thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia của đông đảo người trong xã hội. Trong hoạt động thực tiễn con người truyền lại cho nhau những kinh nghiệm từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cũng vì vậy, hoạt động thực tiễn luôn bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể. Đồng thời, thực tiễn có trải qua các giai đoạn lịch sử phát triển cụ thể của nó.
Thứ ba, thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người. Khác với hoạt động có tính bản năng, tự phát của động vật nhằm thích nghi thụ động với thế giới, con người bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, chủ động tác động cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới. Như vậy, nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác cao của con người, khác với hoạt động bản năng thụ động thích nghi của động vật.
1.1.3. Các hình thức cơ bản Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, ở những lĩnh vực khác nhau, nhưng gồm những hình thức cơ bản:
Thứ nhất, là hoạt động sản xuất vật chất. Đây là hình thức thực tiễn có sớm nhất bởi lẽ, ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất với tư cách là người, con người đã phải tiến hành sản xuất vật chất dù là giản đơn để tồn tại. Sản xuất vật chất biểu thị mối quan hệ của con người với tự nhiên và là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội loài người. Không có sản xuất vật chất, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển. Sản xuất vật chất còn là cơ sở cho sự tồn tại của của các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con người.
Thứ hai, là hoạt động chính trị - xã hội. Đây là hoạt động thực tiễn thể hiện tính tự giác cao của con người nhằm biến đổi, cải tạo xã hội, phát triển các thiết chế xã hội, các quan hệ xã hội,v.v.. tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho con người phát triển. Hoạt động chính trị - xã hội bao gồm các hoạt động như đấu tranh giai cấp; đấu tranh giải phóng dân tộc; đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội; đấu tranh cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội, nhằm tạo ra môi trường xã hội dân chủ, lành mạnh, thuận lợi cho con người phát triển. Thiếu hình thức hoạt động thực tiễn này, con người và xã hội loài người cũng không thể phát triển bình thường.
của con người, làm cho chúng phát triển tinh tế hơn, hoàn thiện hơn, trên cơ sở đó giúp quá trình nhận thức của con người hiệu quả hơn, đúng đắn hơn.
Thứ ba, thực tiễn là mục đích của nhận thức. Nhận thức của con người ngay từ khi con người mới xuất hiện trên trái đất với tư cách là người đã bị quy định bởi những nhu cầu thực tiễn. Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn chứ không phải để trang trí, hay phục vụ cho những ý tưởng viển vông. Nếu không vì thực tiễn, nhận thức sẽ mất phương hướng, bế tắc. Mọi tri thức khoa học - kết quả của nhân thức chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào đời sống thực tiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người.
Thứ tư, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Tri thức của con người là kết quả của quá trình nhận thức, tri thức đó có thể phản ánh đúng hoặc không đúng hiện thực khách quan. Không thể lấy tri thức để kiểm tra tri thức, cũng không thể lấy sự hiển nhiên, hay sự tán thành của số đông hoặc sự có lợi, có ích để kiểm tra sự đúng, sai của tri thức. Dựa vào thực tiễn, người ta có thể chứng minh, kiểm nghiệm chân lý. Bởi lẽ, chỉ có thực tiễn mới có thể vật chất hoá được tri thức, hiện thực hoá được tư tưởng, qua đó mới khẳng định được chân lý hoặc phủ định một sai lầm nào đó.
Vì vậy, lý luận về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức của Chủ nghĩa Mác Lê-nin yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ r ơi vào Chủ nghĩa thực dụng, kinh nghiệm Chủ nghĩa.
3. Quan điểm thực tiễn vào hoạt động học tập và thực tiễn của bản thân
Nhu cầu nhận thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhu cầu học tập. Theo nghĩa rộng nhất, học tập là học và luyện tập để hiểu hiết, để có kỹ năng. Dưới góc độ tâm lý học, học tập là đặc trưng của con người được điều khiển một cách tự giác để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi mới…. Học tập xuất hiện với tư cách là một hoạt động nhờ phương pháp nhà trường. Học tập là một dạng của hoạt động nhận thức của con người. Cả hoạt động nhận thức và hoạt động học tập đều là điều kiện tất yếu cho sự phát triển của con người, làm phong phú hơn các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho con người và đều là sự phát hiện ra một cái gì đó mới mẻ một cách khách quan đối với họ. Mặc d ù nhu cầu nhận thức có nội dung đối tượng phong phú hơn so với nhu cầu học tập, song nếu xem xét trong phạm vi của hoạt động học tập, thì nhu cầu nhận thức là nhu cầu đối với việc tiếp nhận đối tượng hoạt động học. Do đó, đối tượng thỏa mãn nhu cầu nhận thức đồng thời là đối tượng của nhu cầu học tập. Và như vậy, lúc này nhu cầu nhận thức trở thành nhu cầu học tập. Đây là kết quả của quá trình phát triển của nhu cầu nhận thức trong tiến trình phát triển của đời người.
Từ trước đến nay ta đã từng nghe câu nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ Chí Minh là: “học phải đi đôi với hành” nhưng có thể ta chưa biết rằng câu nói này được hình thành và phát triển trên cơ sở vận dụng sáng tạo lý luận về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Theo quan điểm của Người, “học” là một hoạt động nhận thức, là quá trình tiếp thu tri thức, thông qua đó hình thành các nhân cách, năng lực cần thiết; “hành” là thực hành, là làm việc, l à sự vận dụng những điều đã học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Giữa “học”(nhận thức) và “hành” (thực tiễn), Người cho rằng có mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ với nhau. Tuy chỉ mới trở thành sinh viên Đại học được vài tháng nhưng tôi càng thấm thúy câu nói của Bác, cũng như thấm nhuần tư tưởng của cụ Mác-Lênin rằng: “học phải đi đôi với hành”. Giữa bối cảnh tình hình dịch vô cùng căng thẳng việc học của chúng tôi bị ảnh hưởng không hề nhỏ, và mất đi một cái thứ được gọi là thực hành.
đó hình thành kỹ năng tự học cho người học là một việc làm quan trọng. Trong nhà trường, tự học có quan hệ chặt chẽ với quá trình dạy học nhưng có tính độc lập tương đối và mang sắc thái cá nhân. Việc sinh viên tự giác học tập là một trong những nguyên nhân bên trong thúc đẩy hoạt động học tập có kết quả. Kỹ năng tự học giúp người học chuẩn bị học tập suốt đời, có khả năng điều khiển việc học tập và khả năng thực hành.
Trong môi trường xã hội hiện nay, công nghệ thông tin phát triển nhanh và mạnh với những ứng dụng ngày càng nhiều của nó giúp con người có điều kiện học tập và làm việc thuận lợi hơn. Chúng ta cần tận dụng tối đa những thành quả công nghệ, tự giác, tích cực học hỏi, xem tự học là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững tri thức, kỹ năng, thái độ do chính người học tiến hành. Người học tự lập kế hoạch, tự lựa chọn nội dung đối tượng học tập, việc tự học có thể được tiến hành ở trên lớp hoặc ngoài lớp học. Quá trình tự học của sinh viên chúng ta là điều kiện cần thiết để giúp ta phát triển nhận thức, thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin mọi lúc, mọi nơi.