



















Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1. Bộ phận giữ vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin là gì? a. Triết học Mác – Lênin. b. Kinh tế chính trị Mác – Lênin. c. Chủ nghĩa xã hội khoa học. d. Cả ba bộ phận kia.
Typology: Exercises
1 / 27
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
1. Bộ phận giữ vai trò thế giới quan và phương pháp luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin là gì? a. Triết học Mác – Lênin. b. Kinh tế chính trị Mác – Lênin. c. Chủ nghĩa xã hội khoa học. d. Cả ba bộ phận kia. 2. Bộ phận nào trong chủ nghĩa Mác – Lênin có chức năng làm sáng tỏ bản chất những quy luật chung nhất của mọi sự vận động, phát triển của thế giới? a. Triết học Mác – Lênin. b. Kinh tế chính trị Mác – Lênin. c. Chủ nghĩa xã hội khoa học. d. Không có bộ phận nào giữ chức năng đó vì chủ nghĩa Mác – Lênin thuần túy là khoa học xã hội. 3. Chủ nghĩa Mác - Lênin hình thành và phát triển qua mấy giai đoạn? a. 2 giai đoạn. b. 3 giai đoạn. c. 4 giai đoạn. d. 5 giai đoạn. 4. Nội dung phán đoán nào sau đây không phải là điều kiện, tiền đề khách quan của sự ra đời triết học Mác? a. Điều kiện kinh tế - xã hội. b. Tiền đề lý luận. c. Tiền đề khoa học tự nhiên. d. Tài năng, phẩm chất của C.Mác và Ăngghen. 5. C.Mác – Ph.Ănghen đã kế thừa trực tiếp những tư tưởng triết học của triết gia nào? a. Các triết gia thời cổ đại. b. L.Phoiơbắc và Hêghen. c. Hium và Béccơli. d. Các triết gia thời Phục hưng. 6. Tiền đề lý luận hình thành triết học Mác là gì? a. Thế giới quan duy vật của L.Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen. b. Thế giới quan duy vật của Hêghen và phép biện chứng của L.Phoiơbắc. c. Thế giới quan duy tâm của Hêghen và phương pháp siêu hình của L.Phoiơbắc. d. Thế giới quan duy tâm biện chứng của Heghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình của L.Phoiơbắc. 7. Chủ nghĩa Mác ra đời vào thời gian nào?
a. Những năm 20 của thế kỷ XIX. b. Những năm 30 của thế kỷ XIX. c. Những năm 40 của thế kỷ XIX. d. Những năm 50 của thế kỷ XIX. 8. Quan điểm nào của L.Phoiơbắc đã ảnh hưởng đến lập trường thế giới quan của Mác? a. Chủ nghĩa duy vật, vô thần. b. Quan niệm con người là một thực thể phi xã hội, mang những thuộc tính sinh học bẩm sinh. c. Xây dựng một thứ tôn giáo mới dựa trên tình yêu thương của con người. d. Phép biện chứng. 9. Những phát minh nào của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX tác động đến sự hình thành triết học Mác? Chọn phán đoán sai. a. Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. b. Thuyết tiến hóa c. Học thuyết tế bào. d. Thuyết Tương đối rộng và thuyết Tương đối hẹp. 10. Ai là người kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc? a. V.I.Lênin. b. Xit-ta-lin. c. Béctanh. d. Mao Trạch Đông. 11. Thế giới quan là gì? a. Là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới vật chất. b. Là toàn bộ những quan niệm của con người về siêu hình học. c. Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó. d. Là toàn bộ những quan điểm con người về tự nhiên và xã hội. 12. Khoa học nào là hạt nhân của thế giới quan? a. Triết học. b. Khoa học xã hội. c. Khoa học tự nhiên. d. Thần học. 13. Chủ nghĩa duy vật là gì? a. Là những học thuyết triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái sinh ra cùng với ý thức. b. Là học thuyết triết học cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. c. Là những học thuyết triết học cho rằng ý thức là cái có trước vật chất, giới tự nhiên và quyết định vật chất, giới tự nhiên. d. Là những học thuyết triết học cho rằng vật chất, giới tự nhiên chỉ tồn tại trong ý thức con người. 14. Triết học là gì? a. Là hệ thống quan niệm về con người và thế giới. b. Là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. c. Là hệ thống quan niệm, quan điểm của mỗi người về thế giới cũng như về vị trí, vai trò của họ trong thế giới đó. d. Là khoa học của mọi khoa học.
c. Bản chất của thế giới là vật chất hay ý thức? d. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? 23. Nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa duy tâm là gì? a. Xuất phát từ sự xem xét phiến diện, tuyết đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức như tâm linh, tinh thần, tình cảm. b. Xuất phát từ lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động. c. Do giới hạn trong nhận thức của các nhà triết học. d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng. 24. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan? a. Đại thi hào Nguyễn Du đã viết: “Cho hay trăm sự tại trời”. b. “Đức chúa trời đã sinh ra thế giới trong sáu ngày”. c. Tinh thần, ý thức của con người do “trời” ban cho. d. “Không có cái lý nào ngoài tâm”, “Ngoài tâm không có vật”. 25. Hệ thống triết học nào quan niệm sự vật là phức hợp của các cảm giác? a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình. b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. d. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. 26. Quan điểm nào dưới đây của chủ nghĩa duy tâm khách quan? a. Sự vật là sự phức hợp những cảm giác. b. Nguyễn Du viết: “…người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. c. “Ý niệm, tinh thần, ý niệm tuyệt đối tinh thần thế giới là cái có trước thế giới vật chất”. d. “Không có cái lý nào ngoài tâm”; “Ngoài tâm không có vật” 27. Chủ nghĩa duy vật bao gồm trường phái nào? a. Chủ nghĩa duy vật cổ đại. b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình. c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. d. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 28. Đặc điểm chung của các nhà triết học duy tâm là gì? a. Phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất. b. Thừa nhận sự tồn tại hiện thực của giới tự nhiên. c. Thừa nhận vật chất tồn tại khách quan. d. Không thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới. **CHƯƠNG 2 CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
b. Lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên. c. Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn. d. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 31. Nhà triết học nào cho rằng cơ sở vật chất đầu tiên của thế giới là “nước”? a. Ta-lét. b. Anaximen. c. Heraclit. d. Đêmôcrit. 32. Nhà triết học nào cho rằng “lửa” là thực thể đầu tiên của thế giới? a. Ta-lét. b. Anaximen. c. Heraclit. d. Đêmôcrit. 33. Nhà triết học nào cho rằng “nguyên tử” là thực thể đầu tiên, quy định toàn bộ thế giới vật chất? a. Ta-lét. b. Anaximen. c. Heraclit. d. Đêmôcrit. 34. Quan niệm được coi là tiến bộ nhất về vật chất thời kỳ cổ đại là gì? a. “Nguyên tử”. b. “Apeirôn”. c. “Đạo”. d. “Nước”. 35. Đồng nhất vật chất với “khối lượng”, đó là quan niệm về vật chất của các nhà triết học ở thời kỳ nào? a. Các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại. b. Các nhà triết học duy vật biện chứng thời kỳ cổ đại. c. Các nhà triết học duy vật biện chứng. d. Các nhà triết học duy vật cận đại. 36. Trường phái triết học nào giải thích mọi hiện tượng của tự nhiên bằng sự tác động qua lại giữa “lực hút” và “lực đẩy”? a. Chủ nghĩa duy vật tự phát thời kỳ cổ đại. b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII – XVIII. c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. d. Chủ nghĩa duy tâm. 37. Khi khoa học tự nhiên phát hiện ra tia X; hiện tượng phóng xạ; điện tử (là một thành phần cấu tạo nên nguyên tử). Theo V.I.Lênin điều đó chứng tỏ gì? a. Vật chất không tồn tại thực sự. b. Vật chất bị tan biến. c. Giới hạn hiểu biết trước đây của chúng ta về vật chất mất đi. d. Vật chất có tồn tại thực sự nhưng không thể nhận thức được. 38. Những phát minh của vật lý học cận đại đã bác bỏ khuynh hướng triết học nào? a. Duy vật chất phác.
c. Tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác, coi cảm giác là tồn tại duy nhất, "tiên thiên", sản sinh ra thế giới vật chất. d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng. 46. Chủ nghĩa duy vật siêu hình quan niệm như thế nào về nguồn gốc của ý thức? a. Phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần. b. Xuất phát từ thế giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức. c. Đồng nhất ý thức với vật chất, coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra. d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng. 47. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ý thức có mấy nguồn gốc, đó là nguồn gốc nào? a. Một, nguồn gốc tự nhiên. b. Một, nguồn gốc xã hội. c. Hai, nguồn gốc tự nhiên và thế giới khách quan. d. Hai, nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. 48. Nguồn gốc tự nhiên của ý thức là gì? a. Ý thức có nguồn gốc từ thần thánh. b. Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất. c. Ý thức là cái vốn có trong bộ não con người. d. Hoạt động của bộ não cùng mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. 49. Cơ quan vật chất của ý thức là yếu tố nào? a. Bộ óc người. b. Thế giới khách quan. c. Thực tiễn. d. Thế giới vật chất. 50. Sự khác nhau cơ bản giữa hình thức phản ánh ý thức và các hình thức phản ánh khác là ở chỗ nào? a. Tính ngẫu nhiên của phản ánh. b. Tính trung thực của phản ánh. c. Tính năng động, sáng tạo của phản ánh. d. Tính phụ thuộc tuyệt đối của phản ánh. 51. Hình thức phản ánh nào đặc trưng cho vật chất vô sinh? a. Phản ánh lý – hóa. b. Phản ánh sinh học. c. Phản ánh tâm lý. d. Phản ánh năng động, sáng tạo. 52. Phản ánh nào mang tính thụ động, chưa có định hướng lựa chọn của vật chất tác động? a. Phản ánh lý – hóa. b. Phản ánh sinh học. c. Phản ánh tâm lý. d. Phản ánh năng động, sáng tạo. 53. Hình thức phản ánh nào biểu hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ?
a. Phản ánh lý – hóa. b. Phản ánh sinh học. c. Phản ánh tâm lý. d. Phản ánh năng động, sáng tạo. 54. Phản ánh tâm lý là phản ánh của dạng vật chất nào? a. Vật chất vô sinh. b. Giới tự nhiên hữu sinh. c. Động vật có hệ thần kinh trung ương. d. Vật chất thì không thể có phản ánh tâm lý. 55. Phản ánh năng động, sáng tạo đặc trưng cho dạng vật chất nào? a. Vật chất vô sinh. b. Giới tự nhiên hữu sinh. c. Động vật có hệ thần kinh trung ương. d. Bộ óc người. 56. Hình thức phản ánh nào chỉ có ở con người? a. Phản ánh lý – hóa. b. Phản ánh sinh học. c. Phản ánh tâm lý. d. Phản ánh năng động, sáng tạo. 57. Nhân tố cơ bản, trực tiếp tạo thành nguồn gốc xã hội của ý thức là nhân tố nào? a. Bộ óc con người. b. Sự tác động của thế giới khách quan vào bộ óc con người. c. Lao động và ngôn ngữ. d. Hoạt động nghiên cứu khoa học. 58. Trong kết cấu của ý thức thì yếu tố nào là quan trọng nhất? a. Tri thức. b. Tình cảm. c. Ý chí. d. Tiềm thức, vô thức. 59. Trong kết cấu của ý thức, yếu tố nào thể hiện mặt năng động của ý thức? a. Tri thức. b. Ý chí. c. Tình cảm. d. Tiềm thức. 60. Đề cập đến thái độ của con người đối với đối tượng phản ánh là đề cập đến yếu tố nào trong kết cấu của ý thức? a. Tri thức. b. Ý chí. c. Tình cảm. d. Tiềm thức. 61. Tri thức kết hợp với tình cảm hình thành nên yếu tố nào? a. Niềm tin. b. Tự ý thức.
a. Là khái niệm dùng để chỉ sự tách biệt, cô lập, tĩnh tại, không vận động, không phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. b. Là khái niệm dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên không ngừng của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. c. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. d. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy. 70. Biện chứng khách quan là gì? a. Là những quan niệm biện chứng tiên nghiệm, có trước kinh nghiệm. b. Là những quan niệm biện chứng được rút ra từ ý niệm tuyệt đối độc lập với ý thức con người. c. Là biện chứng của các tồn tại vật chất. d. Là biện chứng không thể nhận thức được nó. 71. Biện chứng chủ quan là gì? a. Là biện chứng của thế giới vật chất. b. Là biện chứng của ý thức - tư duy biện chứng. c. Là biện chứng của thực tiễn xã hội. d. Là biện chứng của lý luận. 72. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan quan hệ với nhau như thế nào? a. Biện chứng chủ quan quyết định biện chứng khách quan. b. Biện chứng chủ quan hoàn toàn độc lập với biện chứng khách quan. c. Biện chứng chủ quan phản ánh biện chứng khách quan. d. Biện chứng khách quan là sự thể hiện của biện chứng chủ quan. 73. Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật gồm những gì? a. Hai nguyên lý cơ bản. b. Các cặp phạm trù cơ bản thể hiện mối liên hệ phổ biến, tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng, quá trình của thế giới. c. Các quy luật cơ bản thể hiện sự vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình. d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng. 74. Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý cơ bản nào? a. Nguyên lý về mối liên hệ và sự vận động. b. Nguyên lý về tính hệ thống và tính cấu trúc. c. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển. d. Nguyên lý về sự vận động và sự phát triển. 75. Nguồn gốc của mối liên hệ phổ biến là từ đâu? a. Do lực lượng siêu nhiên (Thượng đế, ý niệm) quy định. b. Do tính thống nhất vật chất của thế giới. c. Do tư duy của con người tạo ra rồi đưa vào tự nhiên và xã hội. d. Do tính ngẫu nhiên của các hiện tượng vật chất. 76. Quan điểm của trường phái triết học nào cho rằng cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình là ở tính thống nhất vật chất của thế giới? a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình. c. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. 77. Tính chất của mối liên hệ phổ biến là gì? a. Tính khách quan, tính phổ biến, tính liên tục. b. Tính khách quan, tính lịch sử, tính đa dạng, phong phú. c. Tính phổ biến, tính đa dạng, tính ngẫu nhiên. d. Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng phong phú. 78. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý nào? a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. b. Nguyên lý về sự phát triển. c. Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới. d. Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất. 79. Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật chúng ta rút ra những nguyên tắc phương pháp luận nào cho hoạt động lý luận và thực tiễn? a. Quan điểm phát triển, lịch sử - cụ thể. b. Quan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử - cụ thể. c. Quan điểm toàn diện, phát triển. d. Quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể. 80. Yêu cầu của quan điểm toàn diện là gì? a. Cần phải xem xét một mối liên hệ cơ bản của sự vật. b. Cần phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật. c. Cần phải xem xét tất cả các mối liên hệ của sự vật, đồng thời phải xác định vị trí, vai trò của các mối liên hệ. d. Cần phải xem xét sự vật như một chỉnh thể thống nhất. 81. Chọn phán đoán đúng về mối quan hệ giữa vận động và phát triển? a. Vận động và phát triển là hai khái niệm đồng nhất nhau. b. Phát triển bao hàm mọi sự vận động. c. Phát triển là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. d. Vận động và phát triển là hai khái niệm không đồng nhất nhau nhưng chúng có quan hệ với nhau, phát triển bao hàm mọi sự vận động. 82. Quan điểm siêu hình xem xét sự phát triển của thế giới vật chất như thế nào? a. Sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về lượng. b. Sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, bao hàm cả sự thụt lùi, đứt đoạn. c. Sự phát triển là một quá trình đi lên, bao hàm cả sự lặp lại cái cũ trên cơ sở cái mới. d. Sự phát triển bao hàm sự thay đổi về lượng và sự nhảy vọt về chất. 83. Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, sự khác biệt căn bản giữa sự vận động và sự phát triển là gì? a. Sự vận động và sự phát triển là hai quá trình độc lập, tách rời nhau. b. Sự phát triển là trường hợp đặc biệt của sự vận động, sự phát triển là sự vận động theo chiều hướng tiến lên.
91. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: “ Quy luật là những mối liên hệ .... giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau”. a. Chủ quan, ngẫu nhiên và lặp lại. b. Bản chất nhưng không phổ biến, không lặp lại. c. Khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại. d. Khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến. 92. Nếu căn cứ vào mức độ của tính phổ biến để phân loại quy luật thì có những loại quy luật nào? a. Những quy luật riêng. b. Những quy luật chung. c. Những quy luật phổ biến. d. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 93. Nếu căn cứ vào lĩnh vực tác động thì quy luật được phân loại thành các nhóm quy luật nào? a. Nhóm quy luật tự nhiên. b. Nhóm quy luật xã hội. c. Nhóm quy luật của tư duy. d. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 94. Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật nào? a. Những quy luật riêng trong từng lĩnh vực cụ thể. b. Những quy luật chung tác động trong một số lĩnh vực nhất định. c. Những quy luật chung nhất, phổ biến tác động toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng. 95. Phát triển chính là quá trình được thực hiện bởi: a. Sự tích lũy dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật. b. Sự vận động của mâu thuẫn trong bản thân sự vật. c. Sự phủ định biện chứng đối với sự vật cũ. d. Cả 3 phán đoán kia đều đúng. 96. Quy luật nào đóng vai trò hạt nhân của phép biện chứng duy vật? a. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. b. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. c. Quy luật phủ định của phủ định. d. Các quy luật đều có vai trò ngang nhau trong phép biện chứng duy vật. 97. Vị trí của quy luật lượng – chất trong phép biện chứng duy vật là gì? a. Chỉ ra cách thức chung của các quá trình vận động và phát triển. b. Chỉ ra nguồn gốc cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. c. Chỉ ra khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật. d. Chỉ ra động lực cơ bản của quá trình vận động và phát triển. 98. Phạm trù triết học nào dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác? a. Chất. b. Lượng. c. Độ. d. Điểm nút. 99. Chất của sự vật được xác định bởi?
a. Thuộc tính cơ bản gắn liền với sự vật. b. Các yếu tố cấu thành sự vật. c. Phương thức liên kết. d. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 100. Lượng của sự vật là gì? a. Là số lượng các sự vật. b. Là phạm trù của số học. c. Là phạm trù của khoa học cụ thể để đo lường sự vật. d. Là phạm trù của triết học, chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô… 101. Phạm trù dùng để chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện tượng? a. Độ. b. Điểm nút. c. Bước nhảy. d. Lượng. 102. Cách mạng tháng 8/1945 của Việt Nam là bước nhảy gì? a. Lớn, dần dần. b. Nhỏ, cục bộ. c. Lớn, toàn bộ, đột biến. d. Lớn, cục bộ. 103. Việc không dám thực hiện những bước nhảy cần thiết khi tích luỹ về lượng đã đạt đến giới hạn Độ là biểu hiện của xu hướng nào? a. Hữu khuynh. b. Vừa tả khuynh vừa hữu khuynh. c. Tả khuynh. d. Quan điểm trung dung. 104. Việc không tôn trọng quá trình tích luỹ về lượng ở mức độ cần thiết cho sự biến đổi về chất là biểu hiện của xu hướng nào? a. Tả khuynh. b. Hữu khuynh. c. Vừa tả khuynh vừa hữu khuynh. d. Quan điểm trung dung. 105. Trong đời sống xã hội, quy luật lượng – chất được thực hiện với điều kiện gì? a. Vì là quy luật nên sự tác động là tất nhiên, không cần đến hoạt động có ý thức của con người. b. Cần hoạt động có ý thức của con người. c. Không cần bất cứ điều kiện nào. d. Cần có sự tham gia của con người chỉ trong một số trường hợp nhất định. 106. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập nói lên đặc tính nào của sự vận động và phát triển? a. Khuynh hướng của sự vận động và phát triển. b. Cách thức của sự vận động và phát triển. c. Nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển.
c. Quy luật phủ định của phủ định. d. Cả ba phán đoán kia đều đúng. 115. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? a. Có khả năng nhận thức nhưng nhận thức là một quá trình. b. Không có khả năng nhận thức. c. Có nhận thức được nhưng do Thượng đế mách bảo. d. Chỉ nhận thức được các hiện tượng không nhận thức được bản chất của sự vật. 116. Chọn cụm từ thích hợp điềm vào chỗ trống: Nhận thức là ..... tích cực, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ cở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó. a. Sự phản ánh. b. Sự tác động. c. Quá trình phản ánh. d. Sự vận động. 117. Thực tiễn là gì? a. Là hoạt động sản xuất vật chất của con người. b. Là hoạt động vật chất và tinh thần của con người. c. Là hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. d. Là hoạt động của con người nhằm cải tạo xã hội. 118. Đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội là nội dung của hoạt động nào? a. Hoạt động sản xuất vật chất. b. Hoạt động chính trị - xã hội. c. Hoạt động thực nghiệm khoa học. d. Hoạt động nhận thức. 119. Trong các hình thức của hoạt động thực tiễn, hoạt động nào giữ vai trò quyết định? a. Hoạt động sản xuất vật chất. b. Hoạt động chính trị - xã hội. c. Thực nghiệm khoa học. d. Chúng có vai trò như nhau. 120. Hoạt động tất yếu, đầu tiên của con người và xã hội loài người là hoạt động nào? a. Hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng – tôn giáo. b. Hoạt động sản xuất vật chất. c. Hoạt động thực nghiệm khoa học. d. Hoạt động chính trị - xã hội. 121. Ba hình thức cơ bản của thực tiễn là gì? a. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị - xã hội, thực nghiệm khoa học. b. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị xã hội và sáng tạo nghệ thuật. c. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động sáng tạo nghệ thuật và hoạt động tín ngưỡng – tôn giáo. d. Hoạt động quản lý xã hội, hoạt động tín ngưỡng – tôn giáo và thực nghiệm khoa học. 122. Trường phái triết học nào cho thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức? a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình. c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. d. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. 123. Hình thức nào trong giai đoạn nhận thức cảm tính cho ta hình ảnh tương đối trọn vẹn về sự vật, hiện tượng? a. Cảm giác. b. Tri giác. c. Biểu tượng. d. Khái niệm. 124. Hình thức nào trong giai đoạn nhận thức cảm tính giúp con người tái hiện sự vật trong trí nhớ khi sự vật không còn trực tiếp tác động vào giác quan của con người? a. Cảm giác. b. Tri giác. c. Biểu tượng. d. Phán đoán. 125. Giai đoạn nhận thức nào gắn liền trực tiếp với thực tiễn? a. Nhận thức cảm tính. b. Nhận thức lý tính. c. Cả nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều gắn liền với thực tiễn. d. Nhận thức và thực tiễn là hai quá trình riêng biệt nên không có giai đoạn nào của nhận thức gắn liền với thực tiễn. 126. Giai đoạn nhận thức nào phản ánh trừu tượng, khái quát hóa những đặc điểm chung, bản chất của sự vật, hiện tượng? a. Nhận thức lý tính. b. Nhận thức lý luận. c. Nhận thức khoa học. d. Nhận thức cảm tính. 127. Nhận thức lý tính là nhận thức được thực hiện thông qua các hình thức cơ bản nào? a. Khái niệm, phán đoán, suy lý. b. Khái niệm, phán đoán, tri giác. c. Biểu tượng, khái niệm, suy lý. d. Phán đoán, tri giác, suy lý. **CHƯƠNG 3 CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
c. Đối tượng lao động và tư liệu lao động. d. Công cụ lao động và tư liệu lao động. 138. Trong tư liệu sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động? a. Người lao động. b. Tư liệu lao động. c. Công cụ lao động. d. Phương tiện lao động. 139. Trong lực lượng sản xuất, yếu tố nào là yếu tố “động nhất, cách mạng nhất”? a. Người lao động. b. Công cụ lao động. c. Phương tiện lao động. d. Tư liệu lao động. 140. Trong lực lượng sản xuất, yếu tố nào là thước đo trình độ tác động, cải biến tự nhiên của con người? a. Người lao động. b. Công cụ lao động. c. Phương tiện lao động. d. Tư liệu lao động. 141. Trong lực lượng sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quyết định? a. Người lao động. b. Công cụ lao động. c. Phương tiện lao động. d. Tư liệu lao động. 142. Ngày nay, nhân tố nào đã trở thành “ lực lượng sản xuất trực tiếp ”? a. Khoa học. b. Người công nhân. c. Công cụ lao động. d. Tư liệu sản xuất. 143. Quan hệ sản xuất không bao gồm quan hệ nào dưới đây? a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. b. Quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất. c. Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất. d. Quan hệ tình cảm giữa nhà tư bản và công nhân. 144. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào giữ vai trò quyết định các phương diện khác? a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. b. Quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất. c. Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất. d. Cả ba đều có vai trò ngang nhau. 145. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào quy định địa vị kinh tế- xã hội của các tập đoàn người trong sản xuất? a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. b. Quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất. c. Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất.
d. Không quan hệ nào. 146. Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất; có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất xã hội? a. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. b. Quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất. c. Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất. d. Không quan hệ nào. 147. Quy luật nào là quy luật cơ bản nhất của sự vận động và phát triển xã hội? a. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. b. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. c. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng. d. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, do đó không bị chi phối bởi quy luật nào. 148. Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thể hiện như thế nào? a. Quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất tác động trở lại quan hệ sản xuất. b. Không cái nào quyết định cái nào. c. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất; quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất. d. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. 149. Sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi của yếu tố nào? a. Lực lượng sản xuất. b. Quan hệ sản xuất. c. Cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. d. Không có yếu tố nào. 150. Cơ sở hạ tầng là gì? a. Đó là đường sá, cầu tàu, bến cảng…phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế của một quốc gia. b. Đó là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội. c. Đó là toàn bộ cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội. d. Đó là toàn bộ đời sống vật chất của xã hội. 151. Bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có đối kháng giai cấp là bộ phận nào? a. Nhà nước. b. Tôn giáo. c. Đạo đức. d. Triết học. 152. Theo V.I.Lênin, quan hệ nào là quan hệ cơ bản và chủ yếu quyết định trực tiếp đến địa vị kinh tế - xã hội của các giai cấp? a. Quan hệ kinh tế - vật chất. b. Quan hệ tổ chức, quản lý. c. Quan hệ phân phối. d. Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. 153. Giai cấp là một phạm trù kinh tế - xã hội, giai cấp có tính chất gì? a. Tính di truyền. b. Tính vĩnh viễn.