Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

tổng hợp câu hỏi triết, Summaries of Philosophy

các loại câu hỏi triết học dùng để ôn thi

Typology: Summaries

2023/2024

Uploaded on 04/17/2025

tri-vo-2
tri-vo-2 🇺🇸

3 documents

1 / 54

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC -LÊNIN
Câu 1: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và rút ra ý nghĩa phương
pháp luận của định nghĩa này?
1. Các quan niệm trước Mác về vật chất
- Triết học duy vật cổ đại: đồng nhất vật chất với dạng vất chất cụ thể.
VD: Các nhà triết học duy vật như Ta-lét cho rằng vật chất là nước;
A-na-xi-men coi là không khí; Hê-ra-clít coi là lửa. Thành quả vĩ đại nhất của
chủ nghĩa duy vật thời cổ đại trong học thuyết về vật chất là thuyết nguyên tử
của Lơ-xíp và học trò của ông là Đê-mô-crít.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình cận đại thế kỷ XVII-XVIII: đồng nhất vật chất
với dạng vật chất cụ thể và tính chất của chúng.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các phát minh của vật lý học đã bác bỏ
quan niệm đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể của vật chất hoặc với thuộc
tính của vật chất của các nhà triết học duy vật cổ đại và cận đại. Phạm trù vật
chất được V.I.Lênin nêu định nghĩa “Vật chất là một phạm trù triết học dùng
để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không
lệ thuộc vào cảm giác”
2. Những nội dung cơ bản của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
- Vật chất là “phạm trù triết học” do vậy vừa có tính trừu tượng vừa có
tính cụ thể.
+ Tính trừu tượng của vật chất dùng để chỉ đặc tính chung, bản chất nhất của
vật chất - đó là đặc tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người và
đây cũng là tiêu chí duy nhất để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không
phải là vật chất.
VD: Nhà nước phong kiến có bản chất là giai cấp địa chủ phong kiến chống
lại nông dân và những người lao động khác nhằm củng cố, bảo vệ sự thống trị
về mọi mặt của địa chủ.
+ Tính cụ thể của vật chất thể hiện ở chỗ chỉ có thể nhận biết được vật chất
bằng các giác quan của con người; chỉ có thể nhận thức được vật chất thông
qua việc nghiên cứu các sự vật,hiện tượng vật chất cụ thể.
VD: Tính nóng của nước sôi được cảm nhận thông qua xúc giác, qua nghiên
cứu biết được rằng nước sôi nóng 100 độ C
- Vật chất là “thực tại khách quan” có đặc tính cơ bản (cũng là đặc trưng
cơ bản) là tồn tại không phụ thuộc vào ý thức. Dù con người có nhận thức
được hay chưa nhận thức được nó nó vẫn tồn tại.
VD: Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một
chu kỳ thời gian phụ thuộc vào biến chuyển thiên văn, là đặc tính cơ bản của
sông nước. Nó tồn tại một cách tự nhiên, không phụ thuộc vào nhận thức của
con người.
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36

Partial preview of the text

Download tổng hợp câu hỏi triết and more Summaries Philosophy in PDF only on Docsity!

ÔN TẬP TRIẾT HỌC MÁC -LÊNIN

Câu 1: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và rút ra ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa này?

**1. Các quan niệm trước Mác về vật chất

  • Triết học duy vật cổ đại:** đồng nhất vật chất với dạng vất chất cụ thể. VD: Các nhà triết học duy vật như Ta-lét cho rằng vật chất là nước; A-na-xi-men coi là không khí; Hê-ra-clít coi là lửa. Thành quả vĩ đại nhất của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại trong học thuyết về vật chất là thuyết nguyên tử của Lơ-xíp và học trò của ông là Đê-mô-crít. Chủ nghĩa duy vật siêu hình cận đại thế kỷ XVII-XVIII: đồng nhất vật chất với dạng vật chất cụ thể và tính chất của chúng. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các phát minh của vật lý học đã bác bỏ quan niệm đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể của vật chất hoặc với thuộc tính của vật chất của các nhà triết học duy vật cổ đại và cận đại. Phạm trù vật chất được V.I.Lênin nêu định nghĩa “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” **2. Những nội dung cơ bản của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin
  • Vật chất là “phạm trù triết học”** do vậy vừa có tính trừu tượng vừa có tính cụ thể.
  • Tính trừu tượng của vật chất dùng để chỉ đặc tính chung, bản chất nhất của vật chất - đó là đặc tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người và đây cũng là tiêu chí duy nhất để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất. VD: Nhà nước phong kiến có bản chất là giai cấp địa chủ phong kiến chống lại nông dân và những người lao động khác nhằm củng cố, bảo vệ sự thống trị về mọi mặt của địa chủ.
  • Tính cụ thể của vật chất thể hiện ở chỗ chỉ có thể nhận biết được vật chất bằng các giác quan của con người; chỉ có thể nhận thức được vật chất thông qua việc nghiên cứu các sự vật,hiện tượng vật chất cụ thể. VD: Tính nóng của nước sôi được cảm nhận thông qua xúc giác, qua nghiên cứu biết được rằng nước sôi nóng 100 độ C - Vật chất là “thực tại khách quan” có đặc tính cơ bản (cũng là đặc trưng cơ bản) là tồn tại không phụ thuộc vào ý thức. Dù con người có nhận thức được hay chưa nhận thức được nó nó vẫn tồn tại. VD: Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc vào biến chuyển thiên văn, là đặc tính cơ bản của sông nước. Nó tồn tại một cách tự nhiên, không phụ thuộc vào nhận thức của con người.

- Vật chất có tính khách thể - con người có thể nhận biết vật chất bằng các giác quan. VD: Sự tăng trưởng về cân nặng, kích thước của đàn lợn sau một thời gian nuôi dưỡng có thể được người chủ nhận biết bằng thị giác, xúc giác,…

  • Ý thức là sự “chép lại, chụp lại, phản ánh lại” thực tại khách quan. Bằng các giác quan của mình, con người có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhận biết được thực tại khách quan; chỉ có những sự vật, hiện tượng của thực tại khách quan chưa được nhận biết chứ không thể không biết. VD: Kiến thức của nhân loại là kết quả của quá trình con người tiếp xúc và nghiên cứu thế giới khách quan. Mọi khía cạnh về thế giới được con người cảm nhận và ghi chép lại.

1 là) được suy ra từ nội dung trên để xác định mối quan hệ biện chứng giữa thực tại khách quan (vật chất) với cảm giác (ý thức). Vật chất (cái thứ nhất) là cái có trước, tồn tại độc lập với ý thức và quy định ý thức. Ý thức (cái thứ hai) là cái có sau vật chất, phụ thuộc vào vật chất. Như vậy, vật chất là nội dung, là nguồn gốc khách quan của ý thức, là nguyên nhân làm cho ý thức phát sinh. Tuy nhiên, ý thức tồn tại độc lập tương đối so với vật chất và có tác động, thậm chí chuyển thành sức mạnh vật chất khi nó thâm nhập vào quần chúng và được quần chúng vận dụng. VD: Trước thời kì Đổi mới, do những ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh (đàn ông ra trận và hi sinh nhiều, ở hậu phương chỉ còn đàn bà và người già) thì kinh tế không thể phát triển. Vì thếm, nếu đường lối chủ trương chính sách lúc đó mà không phù hợp với thực tế thì kinh tế (vật chất) cũng không thể đi lên.

3. Ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của định nghĩa vật chất của V.I. Lênin đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn

  • Định nghĩa đưa lại thế giới quan duy vật biện chứng khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Thứ nhất, định nghĩa khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, của ý thức (khắc phục được quan điểm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cổ và cận đại). Thứ hai, định nghĩa khẳng định ý thức con người có khả năng nhận thức được thế giới vật chất (chống lại thuyết không thể biết và hoài nghi luận). Thế giới quan duy vật biện chứng xác định được vật chất và mối quan hệ của nó với ý thức trong lĩnh vực xã hội: đó là tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội, kinh tế quy định chính trị v.v…; tạo cơ sở lý luận cho các nhà khoa học tự nhiên. VD: Nước nào có kinh tế phát triển hơn thì chính trị của nước đó mạnh hơn, nước đó có tầm ảnh hưởng đến các quốc gia khác và trong khu vực sâu sắc hơn. (Mỹ can thiệp vào các vấn đề trên Biển Đông của Việt Nam và Trung Quốc và có tầm ảnh hưởng)

minh nhưng chưa có giai cấp, sau đó xuất hiện giai cấp nhưng chưa có nhà nước, cuối cùng là hình thành nhà nước. Các hình thức vận động nói trên được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao tương ứng với trình độ kết cấu của vật chất. Các hình thức vận động khác nhau về chất song chúng không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó: hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận động thấp và bao hàm trong nó những hình thức vận động thấp hơn. Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể có nhiều hình thức vận động khác nhau song bản thân nó bao giờ cũng được đặc trưng bởi hình thức vận động cao nhất mà nó có.

3. Làm rõ đứng im là một trạng thái đặc biệt của vận động. Cho ví dụ minh họa. Khi khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất; chủ nghĩa duy vật biện chứng cũ đã khẳng định vận động là vĩnh viễn. Điều này không có nghĩa chủ nghĩa duy vật biện chứng phủ nhận sự đứng im, cân bằng; song đứng im, cân bằng chỉ là hiện tượng tương đối, tạm thời và thực chất đứng im, cân bằng chỉ là một trạng thái đặc biệt của vận động.

  • Đứng im là tương đối vì đứng im, cân bằng chỉ xảy ra trong một số quan hệ nhất định chứ không xảy ra với tất cả mọi quan hệ; đứng im, cân bằng chỉ xảy ra trong một hình thức vận động chứ không phải xảy ra với tất cả các hình thức vận động.
  • Đứng im là tam thời vì đứng im không phải là cái tồn tại vĩnh viễn mà chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, chỉ xét trong một hay một số quan hệ nhất định, ngay trong sự đứng im vẫn diễn ra những quá trình biến đổi nhất định.
  • Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng, ổn định; vận động chưa làm thay đổi căn bản về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấu của sự vật. VD: Thời bao cấp, nền kinh tế trì trệ, không phát triển, được coi như là đứng im. Nhưng chỉ là đứng im trong hình thức vận động xã hội, trong mối quan hệ của nền kinh tế tư nhân hay tiền tệ, chứng khoán, thị trường,… Sự đứng im của kinh tế chỉ diễn ra trong một thời kì nhất định (1976 - 1986) tuy nhiên trong thời kì này, nội bộ nền kinh tế vẫn có những sự biến đổi: nông nghiệp giảm nhẹ, công nghiệp và thương nghiệp có tiến triển,.. Sự tăng lên của mặt này bù khuyết vào sự giảm đi của mặt kia khiến nền kinh tế không có sự tăng trưởng, chưa thấy sự thay đổi nhiều. 4. Ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của khoa học: Bằng việc phân loại các hình thức vận động cơ bản, Ăngghen đã đặt cơ sở cho việc phân loại, phân ngành, hợp ngành khoa học. Tư tưởng về sự thống nhất nhưng khác nhau về chất của các hình thức vận động cơ bản còn là cơ sở

để chống lại khuynh hướng đánh đồng các hình thức vận động hoặc quy hình thức vận động này vào hình thức vận động khác trong quá trình nhận thức. VD: Dựa trên sự vận động của các sự vật hiện tượng, chúng ta có các ngành khoa học: Hóa học, Vật lí học, Sinh học,…

Câu 3: Phân tích quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý thức và rút ra ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này? Ý thức là gì? Triết học của chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định, ý thức là một phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ hoạt động tinh thần phản ánh thế giới vật chất diễn ra trong não người, hình thành trong quá trình lao động và được diễn đạt nhờ ngôn ngữ. **_a. Nguồn gốc của ý thức Nguồn gốc tự nhiên của ý thức (yếu tố cần)

  1. Não người_** là sản phẩm quá trình tiến hoá lâu dài của thế giới vật chất, từ vô cơ tới hữu cơ, chất sống (thực vật và động vật) rồi đến con người - sinh vật
  • xã hội. Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động của thần kinh não bộ; bộ não càng hoàn thiện hoạt động thần kinh càng hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức. VD: Khi mới xuất hiện loài người, con người chưa có ý thức sâu sắc vì chưa có kiến thức về thế giới tự nhiên. Trải qua các quá trình từ thời nguyên thủy đến nay, con người dần phát triển nhờ việc quan sát tự nhiên, trong quá trình ấy, não người hoàn thiện dần, ghi lại những kiến thức, kinh nghiệm, làm cho ý thức con người phong phú, văn minh. Từ đó, con người làm chủ được thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ mình. 2) Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng VC này ở dạng VC khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau. Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Phản ánh của vật chất có quá trình phát triển lâu dài và từ hình thức thấp lên hình thức cao, tùy thuộc vào kết cấu của tổ chức vật chất. VD: Sự phản ánh của quá trình nỗ lực nghiên cứu, học tập chăm chỉ là kết quả cao trong các kì thi Các hình thức phản ánh. a) Phản ánh của giới vô cơ (gồm phản ánh vật lý (nước đông đá) và phản ánh hoá học (hình thành hố vôi) ) là những phản ánh thụ động, không định hướng và không lựa chọn. b) Phản ánh của thực vật là tính kích thích (cây cối vươn ra ánh sáng) c) Phản ánh của động vật đã có định hướng, lựa chọn để nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống (ngủ đông, di cư). Như vậy, bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc - đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Nguồn gốc xã hội của ý thức (yếu tố đủ)

(dự báo thời tiết, khí hậu…) ; xây dựng các mô hình lý tưởng, đề ra phương pháp thực hiện phù hợp nhằm đạt kết quả tối ưu. Như vậy, ý thức không chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan

VD: Con người sử dụng máy móc thay cho sức kéo, thể hiện sự năng động trong việc đáp ứng những nhu cầu thực tiễn, hay những nhà tiên tri dự báo trước về tương lai thể hiện sự sáng tạo. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn; chịu sự chi phối của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội; do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của xã hội quy định. Với tính năng động của mình, ý thức sáng tạo lại hiện thực theo nhu cầu của bản thân và thực tiễn xã hội. Ở các thời đại khác nhau, thậm chí ở cùng một thời đại, sự phản ánh (ý thức) về cùng một sự vật, hiện tượng có sự khác nhau - theo các điều kiện vật chất và tinh thần mà chủ thể nhận thức phụ thuộc. VD: Ý thức pháp luật nảy sinh từ việc giải quyết các hiện tượng xã hội, gìn giữ xã hội phát triển. Mỗi thời đại, pháp luật lại có những quy định khác nhau, thể hiện sự phát triển của xã hội (Thời kì bao cấp: tem phiếu, sau Đổi mới: tự do buôn bán) Quá trình ý thức gồm các giai đoạn: 1) Trao đổi thông tin hai chiều giữa chủ thể với khách thể phản ánh; định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết. 2) Mô hình hoá đối tượng trong tư duy ở dạng hình ảnh tinh thần , tức là sáng tạo lại khách thể phản ánh theo cách mã hoá sự vật, hiện tượng vật chất thành ý tưởng tinh thần phi vật chất. 3) Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực, tức là quá trình hiện thực hoá tư tưởng. Con người lựa chọn phương pháp, công cụ tác động vào hiện thực khách quan để thực hiện mục đích. VD: Giải 1 bài toán: đọc đề, nắm lấy số liệu cần thiết và yêu cầu đề bài -> suy nghĩ cách làm, hình dung đề bài theo ý hiểu của mình -> tiến hành giải bài toán, biến suy nghĩ thành kết quả.

Câu 5. Kết cấu của ý thức:

- Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng các loại ngôn ngữ. Mọi hoạt động của con người đều có tri thức, được tri thức định hướng. Mọi biểu hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức phát triển. Theo Mác: “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với ý thức là tri thức”.

Căn cứ vào lĩnh vực nhận thức , tri thức có thể chia thành nhiều loại như tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, tri thức nhân văn. Căn cứ vào trình độ phát triển của nhận thức, tri thức có thể chia thành tri thức đời thường và tri thức khoa học, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức cảm tính và tri thức lý tính,…

VD: Các kiến thức về tự nhiên: các loài động vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên,…

Các kiến thức về xã hội: thể chế chính trị, giai cấp,…

Các kiến thức về nhân văn: sự sẻ chia, thương người như thể thương thân,…

- Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ con người trong các quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh hiện thực, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh. Tình cảm biểu hiện và phát triển trong mọi lĩnh vực đời sống của con người; là một yếu tố phát huy sức mạnh, một động lực thúc đẩy hoạt động nhận thức và thực tiễn. Lênin cho rằng: không có tình cảm thì “xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý”; không có tình cảm thì không có một yếu tố thôi thúc những người vô sản và nửa vô sản, những công nhân và nông dân nghèo đi theo cách mạng. Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động của con người về đối tượng đó trong các quan hệ mà hình thành nên các loại tình cảm khác nhau, như tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm tôn giáo,… VD: lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết một lòng giúp nhân dân và quân đội Việt Nam chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. - Ý chí là khả năng huy động sức mạnh bản thân để vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích của con người. Ý chí được coi là mặt năng động của ý thức, một biểu hiện của ý thức trong thực tiễn mà ở đó con người tự giác được mục đích của hoạt động nên tự đấu tranh với mình để thực hiện đến cùng mục đích đã lựa chọn. có thể coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác; cho phép con người tự kìm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và niềm tin của mình. Giá trị chân chính của ý chí không chỉ thể hiện ở cường độ mạnh hay yếu mà chủ yếu thể hiện ở nội dung, ý nghĩa của mục đích mà ý chí hướng đến. Lênin cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu người trong cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải phóng nhân loại. VD: Dù gặp vô vàn thiếu thốn, khó khăn về vật chất trong suốt giai đoạn kháng chiến nhưng ý chí chiến đấu và chiến thắng đã thôi thúc quân và dân ta vượt qua trở ngại, tiến đến thắng lợi.

Ví dụ: nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của các học thuyết chính trị, pháp quyền, đạo đức nào đó, thì chúng ta phải căn cứ vào những điều kiện kinh tế - xã hội tương ứng của nó trên cơ sở quan điểm lịch sử cụ thể. Có thực mới vực được đạo, Phú quý sinh lễ nghĩa

  • Mọi sự biến đổi của nhân tố vật chất tất yếu dẫn đến sự thay đổi của ý thức, của nhân tố tinh thần. Trong hoạt động tinh thần của con người nói chung, kể cả ý thức cá nhân hay ý thức xã hội hoặc đường lối chủ trương chính sách của một nhà nước hay sự phát triển của khoa học cũng dựa trên cơ sở hiện thực khách quan, thì mới có thể làm cho khả năng khách quan trở thành hiện thực. Điều đó, cũng sẽ đúng nếu như chúng ta cho rằng đường lối phát triển kinh

tế - xã hội của một chính đảng, một nhà nước đều phụ thuộc vào điều kiện khách quan nhất định.

VD: Nhu cầu phục vụ cuộc sống khiến công nghệ khoa học phát triển: máy hơi nước ra đời thay thế sức kéo khi con người không muốn phải xách nước xa và nặng, điện thoại di động ra đời thay thế thư từ truyền thống khi nhu cầu liên lạc của con người tăng lên,…

  • Tự thân nó, ý thức tư tưởng của con người không thể thực hiện được sự biến đổi nào trong hiện thực, nếu nó không thông qua các nhân tố vật chất. C.Mác từng nhấn mạnh rằng: chỉ có lực lượng vật chất đánh bại bởi một lực lượng vật chất. Vì vậy, mọi sự biến đổi của đời sống xã hội, xét cho cùng đều phụ thuộc vật chất, nhân tố vật chất.

VD: Điều kiện sống thay đổi thì ý thức thay đổi: Ngày xưa người con gái phải tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh, xã hội trọng nam khinh nữ, ngày nay giữa nam và nữ đã có sự bình đẳng.

Tính độc lập tương đối của ý thức:

-Xuất phát từ quan điểm cho rằng ý thức là tính thứ hai phụ thuộc vào vật chất và con người có khả năng nhận thức được hiện thực khách quan. Sự phản ánh của ý thức về hiện thực khách quan, không phải là sự phản ánh thụ động, đơn giản mà nó có tính năng động và sáng tạo. Vì vậy, ý thức, nhân tố tinh thần có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mục đích, phương pháp hoạt động nói chung của con người. VD: Trong các cuộc kháng chiến chống

giặc ngoại xâm, luôn có những bài thơ, bài hát khích lệ, cổ vũ tinh thần chiến đấu cho nhân dân, củng cố niềm tin chiến thắng để nhân dân vững lòng chiến đấu. Đó chính là một trong những nhân tố tạo nên chiến thắng.

  • Trong các nhân tố tinh thần, sự phát triển của khoa học có tính vượt trước tồn tại xã hội , khẳng định vai trò của khoa học đối với sự phát triển của xã hội. Theo C.Mác: một khi lý luận xâm nhập vào hoạt động của quần chúng sẽ

trở thành lực lượng vật chất trực tiếp. Về vấn đề này, V.I.Lênin cũng đã nhấn mạnh: không có lý luận cách mạng sẽ không có phong trào cách mạng. VD: Tất cả các vị tướng, những người cầm đầu, nhà lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa đều có cơ sở và lí luận cách mạng trước khi làm cách mạng hay mở ra cuộc khởi nghĩa mới: bác Hồ tìm hiểu về Cách mạng Nga và các nước châu Âu.

- Trong những điều kiện khách quan nhất định, ý thức của con người có thể giữ vai trò quyết định đến kết quả của hoạt động thực tiễn. Điều này có nghĩa là ý thức, tư tưởng của con người với sự nhận biết đúng đắn và ý chí của mình, con nguời có thể phát huy được năng lực tối ưu của các nhân tố vật chất và nhân tố tinh thần trong những điều kiện khách quan nhất định để đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động thực tiễn. VD: Hẳn trong chúng ta cũng thường đặt ra những câu hỏi là tại sao trong những điều kiện khách quan nhất định nào đó mà ranh giới giữa cái chết và cái sống… có những con người có thể vượt lên chính mình bằng sức mạnh của lý trí, của niềm tin với nghị lực và bản lĩnh để làm một việc gì đó mà mọi người cho là không tưởng, nhưng lại thành công. Nhưng xét về quá trình lâu dài thì nhân tố vật chất bao gìơ cũng giữ vai trò quyết định đối với nhân tố tinh thần. - Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ có ý thức con người nhận thức được quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan. Ý thức tác động lại vật chất theo hai chiều hướng:

  • Tích cực: ý thức có thể trở thành động lực phát triển của vật chất. VD: Tư tưởng khoán 10 của Bí thư Nguyên Ngọc tỉnh Vĩnh Phú, thơ văn thời kháng chiến chống Pháp-Mĩ,...
  • Tiêu cực: Ý thức có thể là lực cản phá vỡ sự vận động và phát triển của vật chất khi ý thức phản ánh sai, phản ánh xuyên tạc các quy luật vận động khách quan của vật chất. VD:Tư tưởng trọng nam khinh nữ, Hợp tác xã trước 1986 của Đảng,...

Câu 7. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn hiện nay ở Việt Nam

- Ý nghĩa phương pháp luận Thứ nhất, trong hoạt động nhận thức phải bảo đảm nguyên tắc tính khách quan trong sự xem xét. Đây là nguyên tắc cơ bản của phương pháp nhận thức biện chứng duy vật. Nguyên tắc này đòi hỏi xem xét các sự vật, hiện tượng không xuất phát từ ý muốn chủ quan, mà phải xuất phát từ đối tượng trên cơ sở hiện thực khách quan vốn có để phản ánh đúng đắn và xây dựng mô hình lý luận phù hợp với đối tượng. Nguyên tắc tính khách quan của sự xem xét là hệ quả tất yếu của quan điểm duy vật mácxít, khi giải quyết mối quan hệ giữa vật chất - ý thức, giữa khách quan - chủ quan. Thứ hai, phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức phát huy nhân tố con người. Nguyên tác tính khách quan không những không bài trừ, mà trái lại

giữa kiến thức cũ và kiến thức mới; cây tơ hồng, cây tầm gửi sống nhờ; nếu chung mục đích thì phải chung tay với nhau. b. Tính chất của các mối liên hệ phổ biến Tính khách quan. Các mối liên hệ thể hiện mình trong sự tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với nhau, giữa sự vật, hiện tượng với cái tinh thần, giữa những hiện tượng tinh thần với nhau, như mối liên hệ và tác động giữa các hình thức của quá trình nhận thức. Các mối liên hệ, tác động đó đều là sự phản ánh mối liên hệ lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. VD: Mối liên hệ cây xanh – cơ thể sống con người, “Oan gia ngõ hẹp” Tính phổ biến. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy, mà còn diễn ra đối với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng. VD: gói hút ẩm trong các gói bánh có MLH với môi trường bên ngoài; hiện tượng hô hấp của loài ếch trên cạn và dưới nước. Tính đa dạng, phong phú. Có rất nhiều kiểu MLH. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát được toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn của thế giới khách quan; tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến, được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau. VD: Cô A vừa là mẹ trong MLH gia đình, là giáo viên trong MLH công việc, là người cùng câu lạc bộ trong MLH xã hội,...

Câu 9. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lí mỗi liên hệ phổ biến Nguyên tắc toàn diện yêu cầu xem xét sự vật hiện tượng:

  1. trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc

tính cùng các mối liên hệ của chúng.

  1. trong mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp.

  2. trong không gian, thời gian nhất định, nghĩa là phải nghiên cứu quá trình vận động của sự vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó. Nguyên tắc toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện chỉ thấy mặt này mà không thấy các mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét tràn lan, dàn đều, không thấy mặt bản chất của sự vật, hiện tượng rơi vào thuật nguỵ biện (cố ý đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến).

VD : Để đánh giá phẩm chất năng lực của một con người ta cần xem xét người đó trong mọi MQH khác nhau, trong các hoàn cảnh tình huống khác nhau, trong sự thay đổi của cả một quá trình. Công dân A từng đi tù vì trộm cắp tài sản, mọi người cho là người không đàng hoàng, có nhiều chỉ trích định kiến về A nhưng sau khi ra tù, A đã thay đổi, ta cần có cái nhìn khác. A biết yêu thương gia đình, tử tế giúp đỡ mọi người xung quanh, làm ăn lương thiện,... Nguyên tắc lịch sử-cụ thể yêu cầu xem xét sự vật, hiện tượng trong những mối liên hệ cụ thể, có tính đến lịch sử hình thành, tồn tại, dự báo xu hướng phát triển của sự vật hiện tượng. Cơ sở lý luận của nguyên tắc này là không gian, thời gian với vận động của vật chất, là quan niệm chân lý là cụ thể và chính nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. VD : Khi TGGT, đèn đỏ phải dừng lại nhưng khi đi cấp cứu, CSGT phải cho ta đi; kinh tế nước ta thời kì trước Đổi mới là lạc hậu, yếu kém nhưng đặt trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ: vừa bước ra khỏi chiến tranh, thiệt hại về người và của thì phương thức kinh tế ấy là hợp lí, chưa thể ép người dân làm kinh tế chủ nghĩa hay kinh tế tư bản,..

Câu 10. Nguyên lý về sự phát triển

a. Khái niệm phát triển

Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến thống nhất hữu cơ với nguyên lý về sự phát triển, bởi liên hệ cũng là vận động, không có vận động sẽ không có sự phát triển nào. Phát triển xuất hiện trong quá trình giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất giữa phủ định những yếu tố không còn phù hợp và kế thừa có chọn lọc, cải tạo cho phù hợp của sự vật, hiện tượng cũ trong sự vật, hiện tượng mới.

Khái niệm PT: quá trình vận động tiến lên của sự vật hiện tượng theo chiều từ

thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

VD : Sự phát triển của nhận thức do quá trình đấu tranh giữa cái đã biết và cái chưa biết của con người về TGKQ.

Quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới về chất ra đời. Nguồn gốc của sự phát triển nằm ở mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng; động lực của sự phát triển là việc giải quyết mâu thuẫn đó.

b. Tính chất của sự phát triển.

  1. Tính khách quan. Nguồn gốc và động lực của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật, hiện tượng. VD: Sự phát triển của xã hội loài người: Công xã nguyên thủy -> Chiếm hữu nô lệ -> Phong kiến -> Tư bản -> Xã hội chủ
  1. Trong quá trình thay thế sự vật, hiện tượng cũ bằng sự vật, hiện tượng mới phải biết kế thừa những yếu tố tích cực đã đạt được từ cái cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới. VD: Thời trang áo dài cách tân. (Nhận thức) Phát triển là nguyên tắc chung nhất chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn; nguyên tắc này giúp chúng ta nhận thức được rằng: muốn nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng, nắm được khuynh hướng phát triển của chúng thì phải xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động trong sự biến đổi của nó

Câu 12: Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nắm vững mối quan hệ này trong nhận thức và hoạt động thực tiễn?

1. Các khái niệm Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những mối quan hệ giống nhau ở nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ. VD: Người dân Việt Nam đều sử dụng tiếng nói và chữ viết tiếng Việt. Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định. VD: Mỗi vùng khác nhau ở Việt Nam có một cách nói, cách phát âm khác nhau hay cách gọi tên các sự vật hiện tượng khác nhau. Miền Bắc – bố, miền Trung – tía, miền Nam – ba. Cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất. Những mặt, những thuộc tính ấy không được lặp lại ở bất kỳ sự vật, hiện tượng hay kết cấu vật chất nào khác. VD: Chỉ có Hà Nội có Hồ Gươm. 2. Mối quan hệ biện chứng Phép biện chứng duy vật cho rằng, cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan và giữa chúng có sự thống nhất biện chứng. Cụ thể: 1. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Điều đó có nghĩa là không có cái chung thuần tuý, trừu tượng tồn tại bên ngoài cái riêng. VD: Thuộc tính cơ bản của vật chất là vận động. Vận động lại tồn tại dưới các hình thức riêng biệt như vận động vậy lý, vận động hoá học, vận động xã hội v.v.. 2. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Điều đó có nghĩa là không có cái riêng độc lập thuần tuý không có cái chung với những cái riêng khác. VD: Các chế độ kinh tế – chính trị riêng biệt đều bị chi phối với các quy luật chung của xã hội như quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất. 3. Cái chung là bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không gia nhập hết vào cái chung. Cái riêng phong phú hơn cái chung, vì ngoài những đặc điểm gia nhập vào cái chung, cái riêng còn có những đặc điểm riêng biệt mà chỉ

riêng nó có. Cái chung là cái sâu sắc hơn cái riêng bởi vì nó phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ bên trong, tất nhiên, ổn định, phổ biến tồn tại trong cái riêng cùng loại. VD: Người nông dân Việt Nam ngoài đặc điểm chung giống với những người nông dân trên thế giới là tư hữu nhỏ, sản xuất lẻ tẻ, sống ở nông thôn, còn có những đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của làng xã, có tập quán lâu đời, mỗi vùng miền lại có những đặc điểm khác nhau. Cái chung sâu sắc hơn vì dù ở đâu, nông dân Việt Nam cũng đều cần cù lao động, chịu thương chịu khó.

4. Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau; có thể coi đây là sự chuyển hoá giữa hai mặt đối lập. Sự chuyển hoá giữa cái đơn nhất và cái chung diễn ra theo hai hướng: cái đơn nhất biến thành cái chung, làm sự vật phát triển và ngược lại, cái chung biến thành cái đơn nhất làm cho sự vật dần dần mất đi. VD: Một sáng kiến của một anh hùng lúc đầu là cái đơn nhất được nhiều người học tập trở thành cái phổ biến; Khoán sản phẩm tới người lao động lúc đầu chỉ ở một vài tỉnh sau trở thành cái phổ biến; Vận động cơ chế thị trường ở Việt Nam lúc đầu mới là tư tưởng chỉ đạo thực hiện ở một số ngành kinh tế

  • sau trở thành chung. 3. Ý nghĩa:
  • Cái chung chỉ tồn tại thông qua cái riêng. Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng chứ không thể ở ngoài cái riêng.
  • Bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt hoá. Nếu đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hoá cái chung dễ dẫn đến sai lầm tả khuynh giáo điều. VD: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày được cho là tốt nhưng đối với những người thể lực yếu hay khuyết tật, ... thì nên có những lộ trình tập luyện khác phù hợp với thể chất họ. Nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất dễ dẫn đến sai lầm hữu khuynh xét lạ – Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại cái chung có thể biến thành cái đơn nhất. Trong hoạt động thực tiễn cần tạo điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất chuyển thành cái chung nếu cái đơn nhất có lợi cho con người. Và ngược lại biến cái chung thành cái đơn nhất nếu cái chung tồn tại bất lợi cho con người 4. Hoạt động thực tiễn Vân dụng cặp phạm trù này vào trong quá trình nhận thức và đánh giá các sự vật hiện tượng một cách khách quan và khoa học Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình; cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung, bất cứ cái riêng nào cũng bao hàm cái chung nên trong hoạt động thực tiễn không nên nhấn mạnh, tuyệt đối hóa cái chung, phủ nhận cái riêng. Để phát hiện ra cái chung, quy luật chung chúng ta phải xuất phát từ cái riêng, phải xuất phát từ việc phân tích các sự vật, hiện tượng riêng lẻ. Cái
  1. Nguyên nhân sinh ra kết quả, vì vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả. Còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Chỉ những mối liên hệ trước sau về mặt thời gian có quan hệ sản sinh mới là mối liên hệ nhân quả. VD: + Không có lửa làm sao có khói.
  • Cuộc đấu tranh giai cấp vô sản mâu thuẫn giai cấp tư sản (là nguyên nhân bao giờ cũng có trước để dẫn đến cuộc cách mạng vô sản với tính chất là kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau)
  • Sự biến đổi của mầm mống trong hạt lúa bao giờ cũng phải xuất hiện trước còn cây lúa là kết quả nó xuất hiện sau.
  • Bão (nguyên nhân) xuất hiện trước, sự thiệt hại của hoa màu, mùa màng do bão gây ra thì phải xuất hiện sau.
  • Người bị ô tô chèn chết đấy là kết quả xấu nhất nguyên nhân của nó là do việc thực hiện luật lệ giao thông không đúng (không nghiêm chỉnh thực hiện luật lệ giao thông).
  1. Trong hiện thực, mối liên hệ nhân quả biểu hiện rất phức tạp: một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân và một số nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả.
  • Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì có xu hướng dẫn đến kết quả nhanh hơn.
  • Nếu các nguyên nhân tác động ngược chiều thì làm cho tiến trình hình thành kết quả chậm hơn, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. VD: + Công cuộc cách mạng của chúng ta thắng lợi, giải phóng miền nam thống nhất đất nước nó là kết quả của nhiều nguyên nhân: dân tộc ta “thà quyết hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” và được sự ủng hộ của các nước, các dân tộc xã hội chủ nghĩa và các nước, các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
  • Thầy giáo truyền đạt kiến thức cho học sinh (một nguyên nhân) là nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả học tập đạt được của họ. Cùng một nguyên nhân như vậy nhưng lại dẫn đến nhiều kết quả khác nhau đối với từng học sinh: học sinh đạt kết quả học tập giỏi, khá, trung bình, yếu kém.
  • Đốt lửa vào ngọn đèn dầu (Nguyên nhân) sinh ra kết quả: thứ nhất: có ánh sáng để cho mọi người học tập và làm việc, thứ hai: Bấc ngắn, dầu cạn đi, thứ ba: làm tăng nhiệt độ môi trường.
  1. Giữa nguyên nhân và kết quả có tính tương đối, có sự chuyển hoá, tác động qua lại tạo thành chuỗi liên hệ nhân – quả vô cùng vô tận. VD: Sự phát triển của vật chất là nguyên nhân sinh ra tinh thần, nhưng tinh thần lại trở thành nguyên nhân làm biến đổi vật chất. Con gà – quả trứng – con gà - ... 3. Ý nghĩa
  • Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần tôn trọng tính khách quan của mối liên hệ nhân quả.
  • Muốn cho hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo nguyên nhân cùng những điều kiện cho nguyên nhân đó phát huy tác dụng. Ngược lại, muốn hiện tượng nào đó mất đi thì phải làm mất nguyên nhân tồn tại của nó. VD: Để học tập tốt thì cần tạo điều kiện như nào, làm mất cái gì xấu?
  • Phải biết xác định đúng nguyên nhân để giải quyết vấn đề nảy sinh vì các nguyên nhân có vai trò không như nhau. VD : Đau bụng do nhiều nguyên nhân: ngộ độc thực phẩm, nhiễm giun, đau bụng lạnh,... cần xác định đúng nguyên nhân để có phương án điều trị phù hợp,...
  • Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân. Do đó, trong hoạt động thực tiễn cần khai thác, tận dụng những kết quả đã đạt được để thúc đẩy nguyên nhân tác động theo hướng tích cực. VD: Học tập tốt thì đạt được kết quả cao khiến người ta phấn khích, càng muốn đạt nhiều kết quả cao hơn nữa – phấn đấu học tập tốt hơn.

Câu 14. Trình bày khái niệm lượng chất a. Vị trí, vai trò của quy luật Quy luật lượng đổi-chất đổi là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nó chỉ ra cách thức chung nhất của sự phát triển, khi cho rằng sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích luỹ được những thay đổi về lượng đã đạt đến giới hạn - đến độ. Quy luật lượng đổi chất đổi cũng chỉ ra tính chất của sự phát triển, khi cho rằng sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng vừa diễn ra từ từ, vừa có bước nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng có thể vừa có những bước tiến tuần tự, vừa có thể có những bước tiến vượt bậc. b. Khái niệm chất, lượng

- Chất là tên gọi tắt của chất lượng (là chất của sự vật, hiện tượng khách quan) dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng làm cho chúng là chúng mà không phải là cái khác (thể hiện sự vật, hiện tượng đó là gì và phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác). VD: Nước không màu không mùi không vị; Con người được phân biệt với con vật ở tính có ý thức. Phân biệt chất với thuộc tính - Chất là sự thống nhất các thuộc tính, còn thuộc tính là những trạng thái, tính chất cơ cấu nên sự vật. VD: Thuộc tính của viên phấn là dùng để viết, còn chất của viên phấn là được làm bằng thạch cao. - Chất và thuộc tính có MQH chặt chẽ, không có chất nằm ngoài sự vật. Thuộc tính: cơ bản và không cơ bản. Khi thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất thay đổi, thuộc tính không cơ bản thay đổi thì chất chưa thay đổi. Đặc điểm cơ bản của chấ t

  1. tính ổn định tương đối , nghĩa là khi sự vật, hiện tượng chưa chuyển hoá thì chất của nó chưa thay đổi. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình tồn