Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Tóm tắt kiến thức pháp luật đại cương chương 3, Study notes of Law

Tóm tắt kiến thức pháp luật đại cương chương 3

Typology: Study notes

2021/2022

Uploaded on 12/10/2022

B2204152
B2204152 🇻🇳

5

(5)

2 documents

1 / 13

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Chương 3
CÁC NGÀNH LUẬT CƠ BẢN
TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VÀ GIỚI THIỆU PHÁP LUẬT QUỐC TỂ
I .Ngành luật Hiến pháp.
1.Khái niệm
Hiến pháp ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, điều chỉnh
những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất liên quan đến chế độ chính trị, kinh
tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh, đối nội, đối ngoại, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh
- Xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ an ninh – quốc phòng, chính
sách ngoại giao…
- Quyền và nghĩa vụ của công dân
- Tô chức, hoạt động bộ máy nhà nước
Phương pháp điều chỉnh
- PP định nghĩa bắt buộc, uy quyền
- PP xác định quyền, nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp
luật nhất định
3. Một số nội dung cơ bản của ngành luật Hiến pháp
Chế độ chính trị
- Dân chủ
-Nhà nước XHCN xây dựng trên nền tảng học thuyết Mác Lenin và tưởng
HCM
-Đảng duy nhất lãnh đạo: Đảng Cộng sản Việt Nam
Chế độ kinh tế
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN (nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế)
- Nhà nước nắm giữ tư liệu sản xuất chủ yếu: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác, tài sản do NN đầu
tư, quản lý (sở hữu toàn dân => NN đại diển chủ sở hữu quản lý)
Văn hóa, giáo dục, KHCN
Được xem là quốc sách hàng đầu.
Quyền con người
- Quyền sống
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
- Quyền hiến mô
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư
- Quyền tiếp cận và hưởng thụ giá trị văn hóa…
Quyền cơ bản của công dân
- Quyền về chính trị: ứng cử, bầu cử, lập hội, biểu tình, khiếu nại, tố cáo
- Quyền về kinh tế: tự do kinh doanh
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd

Partial preview of the text

Download Tóm tắt kiến thức pháp luật đại cương chương 3 and more Study notes Law in PDF only on Docsity!

Chương 3

CÁC NGÀNH LUẬT CƠ BẢN

TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VÀ GIỚI THIỆU PHÁP LUẬT QUỐC TỂ

I .Ngành luật Hiến pháp.

1.Khái niệm

Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất liên quan đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh, đối nội, đối ngoại, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh

  • Xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ an ninh – quốc phòng, chính sách ngoại giao…
  • Quyền và nghĩa vụ của công dân
  • Tô chức, hoạt động bộ máy nhà nước  Phương pháp điều chỉnh
  • PP định nghĩa bắt buộc, uy quyền
  • PP xác định quyền, nghĩa vụ cụ thể cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định

3. Một số nội dung cơ bản của ngành luật Hiến pháp

Chế độ chính trị

- Dân chủ - Nhà nước XHCN xây dựng trên nền tảng học thuyết Mác – Lenin và tư tưởng HCM -Đảng duy nhất lãnh đạo: Đảng Cộng sản Việt Nam  Chế độ kinh tế - Kinh tế thị trường định hướng XHCN (nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế) - Nhà nước nắm giữ tư liệu sản xuất chủ yếu: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác, tài sản do NN đầu tư, quản lý (sở hữu toàn dân => NN đại diển chủ sở hữu quản lý)  Văn hóa, giáo dục, KHCN  Được xem là quốc sách hàng đầu.  Quyền con người - Quyền sống

  • Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
  • Quyền hiến mô
  • Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
  • Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư
  • Quyền tiếp cận và hưởng thụ giá trị văn hóa…  Quyền cơ bản của công dân
  • Quyền về chính trị: ứng cử, bầu cử, lập hội, biểu tình, khiếu nại, tố cáo
  • Quyền về kinh tế: tự do kinh doanh
  • Quyền về dân sự, văn hóa, xã hội: nghiên cứu khoa học, xác định dân tộc, ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ giao tiếp
  • Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, sử dụng dịch vụ y tế….  Nghĩa vụ cơ bản của công dân
  • Trung thành với Tổ quốc
  • Tuân theo Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hahf những quy tắc sinh hoạt cộng cộng
  • Nộp thuế

II .Ngành luật hành chính.

1. Khái niệm

Luật hành chính là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan nhà nước đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh -Nhóm các QHXH có tính chất quản lý được thực hiện bởi các CQNN khác không phải là cơ quan hành chính NN (xem giáo trình tr149)

  • Nhóm các quan hệ quản lý hình thành trong quá trìn một số tổ chức chính trị - xã hội và một số cá nhân thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với nhũng vấn đề cụ thể được pháp luật quy định  Phương pháp điều chỉnh
  • Phương pháp mệnh lệnh đơn phương
  • Phương pháp phối hợp vì sự phát triển bền vững

III .Ngành luật tố tụng hành chính.

1. Khái niệm

Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết một vụ án hành chính. Đối tượng xét xử trong vụ án hành chính: hành vi hành chính, quyết định hành chính bị khởi kiện.

2. Một số nội dung cơ bản của luật tố tụng hành chính

  • Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể (Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015, sđ, bs năm 2019). Ví dụ: quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định xử phạt hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ, quyết định thu hồi đất…
  • Hành vi hành chínhhành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực

2. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Lưu ý : Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác  Như vậy, tội phạm có các đặc trưng sau:

  • Là hành vi nguy hiểm cho xã hội
  • Tội phạm phải được quy định trong BLHS
  • Do cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hoặc do pháp nhân thương mại thực hiện
  • Có lỗi (cố ý hoặc vô ý)  Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là hành vi do chủ thể có nhận thức thực hiện, có nội dung xâm phạm đến các khách thể mà pháp luật hình sự bảo vệ.  Có thể phân loại:
  • Hành vi dưới dạng hành động
  • Hành vi dưới dạng hành động Ví dụ: Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. ??? Tội phạm này ở dạng hành động hay không hành động? Căn cứ Điều 9 BLHS 2015, sđ, bs 2017, Tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
  • Tội phạm ít nghiêm trọng: là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn, mà mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
  • Tội phạm nghiêm trọng: là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn, mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
  • Tội phạm rất nghiêm trọng : là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn, mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
  • Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng : là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn, mức cao nhất của khung hình phạt từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

2.2. Năng lực trách nhiệm hình sự

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

  1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác.
  2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự.

??? Anh, chị hãy tìm hiểu và liệt kê các tội phạm mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự?

  1. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây: a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản); c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy); d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép); đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản); e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).

2.3. Lỗi trong trách nhiệm hình sự

Cố ý phạm tội (Điều 10 BLHS 2015, sđ, bs 2017) Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây :

  • Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; (cố ý trực tiếp)
  • Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp)  Vô ý phạm tội (Điều 11 BLHS 2015, sđ, bs 2017) Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây :
  • Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (vô ý do quá tự tin)
  • Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân; Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

2.5 Các vấn đề liên quan đến tội phạm

  • Chuẩn bị phạm tội
  • Phạm tội chưa đạt
  • Đồng phạm
  • Tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội
  • Không tố giác tội phạm
  • Che giấu tội phạm

2.6. Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự

  • Sự kiện bất ngờ
  • Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
  • Phòng vệ chính đáng
  • Tình thế cấp thiết
  • Gây thiệt hại trong khi bắt người phạm tội
  • Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
  • Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

2.7. Miễn trách nhiệm hình sự

1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi có quyết định đại xá 2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây: a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận. 3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

V. Pháp luât dân sự

1. Nhận thức chung về pháp luật dân sự

Pháp luật dân sự là tổng thể các quy định trong lĩnh vực dân sự. ??? Lĩnh vực dân sự là gì? Lĩnh vực dân sự bao gồm:

- Nhân thân - Tài sản  Pháp luật dân sự dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội về nhân thân và tài sản Cơ sở pháp lý : Điều 1 Bộ luật dân sự năm 2015

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân ; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự

Như vậy, chủ thể của quan hệ dân sự gồm có:

  • Cá nhân
  • Pháp nhân Chủ thể là gì? Chủ thể là những cá nhân, tổ chức có khả năng tự chịu trách nhiệm trong quan hệ pháp luật Như vậy, trong quan hệ dân sự, chỉ có cá nhân, pháp nhân mới có khả năng tự chịu trách nhiệm đối với các quyền, nghĩa vụ dân sự của mình Tại sao cá nhân, pháp nhân là chủ thể của quan hệ dân sự? Bởi vì, theo luật thì cá nhân, pháp nhân có tài sản riêng nên có thể tự mình chịu trách nhiệm dân sự Ví dụ: Anh Nam (22 tuổi) vay 20 triệu đồng của chị Hoa (30 tuổi). Nam dùng số tiền này buôn bán nhỏ và sinh lợi nhuận. Hiện tại, Nam có 60 triệu đồng. Đến hạn trả nợ, Nam sẽ dùng tài sản của mình để thanh toán cho chị Hoa.

??? Pháp nhân là gì? Pháp nhân là một loại tổ chức có các đặc điểm:

  • Thành lập hợp pháp
  • Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
  • Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm tài sản
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập Cơ sở pháp lý : Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015

Ví dụ : Theo luật hiện hành thì có một số loại pháp nhân sau

  • Doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần, công ty hợp danh
  • Hợp tác xã
  • Cơ quan nhà nước….. TÓM LẠI
  • Quan hệ dân sự gồm có: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản

 Các quyền, nghĩa vụ của cá nhân có thể phân loại như sau:

  • Quyền và nghĩa vụ về nhân thân
  • Quyền và nghĩa vụ về tài sản Ví dụ về quyền nhân thân của cá nhân: - Quyền có họ, tên - Quyền khai sinh - Quyền chứng tử - Quyền thay đổi họ, tên - Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể, hiến mô - Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình - Quyền về hình ảnh - Quyền chuyển đổi giới tính - Quyền xác định lại giới tính - Quyền về hôn nhân gia đình: kết hôn, ly hôn, cấp dưỡng, nhận cấp dưỡng…. Ví dụ về quyền, nghĩa vụ tài sản của cá nhân: - Quyền sở hữu tài sản: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản - Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán - Nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng mua bán - Nghĩa vụ trả lãi trong hợp đồng vay tiền…

2.2 Tài sản

Tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản_._

2.3 Quan hệ thừa kế

Quan hệ thừa kế xảy ra khi có cá nhân chết và cá nhân có để lại di sản Theo Bộ luật dân sự năm 2015 thì thừa kế có thể phân loại thành:

  • Thừa kế theo di chúc (được ưu tiên)
  • Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo di chúc : là thừa kế theo ý chí của người có tài sản. Ví dụ: Ông M (50 tuổi) đã viết di chúc phân chia tài sản sau khi chết như sau: cho bà H (vợ M) 500 triệu đồng, cho anh Y (con trai M) 400 triệu đồng, còn lại 60 triệu đồng ông M tặng cho hội khuyến học địa phương. M còn một người con trai khác là anh K, nhưng M không cho tài sản cho K vì khi K kết hôn M đã cho K 400 triệu đồng. Vậy, khi ông M chết thì di sản của M sẽ phân chia như thế nào?

Thừa kế theo pháp luật : là thừa kế theo hàng thừa kế, trình tự thừa kế do luật quy định Ví dụ: Ông H (60 tuổi) có vợ là bà B và hai người con là Y và K. Khi H chết để lại 600 triệu đồng. Hỏi di sản của H phân chia như thế nào? Chia theo pháp luật

  • Xác định người thừa kế của H ở hàng thứ nhất: B (vợ), Y và K (con). Chia đều: B = Y = K = 200 triệu  Trường hợp đặt biệt khi chia di sản theo pháp luật: thừa kế thế vị. Điều 652. Thừa kế thế vị Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống_._ Ví dụ: Ông A có vợ là bà B và hai người con là Y, H. Trong đó, H đã kết hôn với chị E sinh được hai người con là E1 và E2. Năm 2017, H bị bạo bệnh và qua đời. Năm 2018, ông A cũng chết do tuổi cao sức yếu. Khi A chết đã để lại khối trài sản trị giá 2 tỷ đồng. Hỏi, di sản của A được phân chia như thế nào?  Di sản chia theo pháp luật.
  • Xác định người thừa kế của A ở hàng thứ nhất: B, Y, H (mặc dù H chết trước A nhưng có con là E1 và E2 nên H được chia 1 suất di sản để E1, E thế vị).
  • B = Y = H = 666, 67 triệu. E1 = E2 = 333, 34 triệu (thế vị phần của H)

VI. Pháp luật tố tụng dân sự

1. Nhận thức chung về pháp luật tố tụng dân sự

Pháp luật tố tụng dân sự quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động (gọi chung là vụ án dân sự ); trình tự, thủ tục giải quyết các yêu cầu dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động (gọi chung là việc dân sự ); trình tự, thủ tục thi hành án dân sự. Cấp xét xử trong tố tụng dân sự:

  • Cấp sơ thẩm (TAND cấp huyện, cấp tỉnh)
  • Cấp phúc thẩm (TAND cấp tỉnh, cấp cao) Ngoài ra, trong tố tụng dân sự còn có thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dùng để xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án; thủ tục đặc biệt xét lại các quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

VII. Ngành luật hôn nhân và gia đình

1. Khái niệm

Luật HNGD là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm những quy phạm pháp luật do NN ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội có tính chất hôn nhân gia đình ( hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng )

  • Một người chỉ được làm con nuôi của một người hoặc của hai vợ chồng
  • Điều kiện cha mẹ nuôi (giáo trình)
  • Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi

3.8. Ly hôn

  • Quyền yêu cầu TA giải quyết ly hôn
  • Giải quyết ly hôn
  • Trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn
  • Thay đổi người nuôi con sau ly hôn
  • Tài sản chung của vợ chồng

3.9. Hủy việc kết hôn trái pháp luật

  • Kết hôn trái pháp luật: là kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn
  • Chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật (giáo trình)
  • Hậu quả pháp lý của việc hủy việc kết hôn trái pháp luật: hai bên chấm dứt quan hệ vợ chồng. Tài sản giải quyết theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật