Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

tính thời vụ trong du lịch là gì? có đặc điểm gì , nhân tố, tác động., Exercises of Performance Evaluation

thời vụ trong du lịch là gì. khái niệm tính thời vụ trong du lịch là gì

Typology: Exercises

2021/2022

Uploaded on 12/03/2022

tien-hoang-thi-thanh
tien-hoang-thi-thanh 🇻🇳

1 document

1 / 13

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
KHOA DU LỊCH
BÀI TẬP NHÓM
CHUYÊN NGÀNH : ĐẠI CƯƠNG KHOA HỌC DU LỊCH
CHỦ ĐỀ:
TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH
Nhóm trưởng: Bùi Thị Thanh Trúc
Lớp: Đại cương khoa học du lịch (lớp 2)
Giảng viên: ThS. Nguyễn Văn Thanh
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd

Partial preview of the text

Download tính thời vụ trong du lịch là gì? có đặc điểm gì , nhân tố, tác động. and more Exercises Performance Evaluation in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

KHOA DU LỊCH

BÀI TẬP NHÓM

CHUYÊN NGÀNH : ĐẠI CƯƠNG KHOA HỌC DU LỊCH

CHỦ ĐỀ:

TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH

Nhóm trưởng: Bùi Thị Thanh Trúc Lớp: Đại cương khoa học du lịch (lớp 2) Giảng viên: ThS. Nguyễn Văn Thanh

MỤC LỤC

  • I. KHÁI NIỆM.............................................................................................................................
  • II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI VỤ DU LỊCH........................................................................
  • III. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI THỜI VỤ TRONG DU LỊCH.....................................
  • IV. CÁC TÁC ĐỘNG CÓ LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA THỜI VỤ DU LỊCH...............................
    • LỢI CỦA TÍNH THỜI VỤ DU LỊCH.................................................................................. V. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP LÀM GIẢM CÁC TÁC ĐỘNG BẤT
    • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................
    • PHỤ LỤC...............................................................................................................................
    • *Danh sách nhóm và bảng phân công.................................................................................
    • *Bảng đánh giá hoàn thành..................................................................................................

Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo tháng, 2017- II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA THỜI VỤ DU LỊCH

1. Tính phổ biến Tính thời vụ được xem là một trong những đặc điểm của hoạt động du lịch có thể quan sát thấy ở bất kì điểm du lịch nào. Tính phổ biến thể hiện ở việc mỗi vùng, mỗi điểm du lịch đều có sự thu hút khách du lịch nhất định được lặp đi lặp lại khá đều đặn tại một số thời điểm trong năm. Những vùng du lịch chưa phát triển mạnh thì tính mùa vụ thể hiện rất rõ nét. Ở những vùng du lịch phát triển mạnh thì tính mùa vụ thể hiện mờ nhạt hơn. Ví dụ: Ở Nha Trang ngoài sức ảnh hưởng thu hút khách du lịch vào khoảng tháng 4 đến tháng 8, vào những tháng khác trong năm, lượng khách đi du lịch ở đây cũng diễn ra đều đặn đem thu nhập nhất định cho địa phương. Từ đó ta thấy tính mùa vụ dường như thể hiện khá mờ nhạt đối với vùng du lịch phát triển khá mạnh như ở Nha Trang. Còn ở các khu du lịch ở Tây Nguyên việc thu hút lượng khách đến đều đặn chỉ diễn ra trong tháng 11 đến tháng 4 (mùa khô ở Tây Nguyên thuận lợi cho khách du lịch vì không phải gặp các trở ngại về thời tiết), ngoài các tháng này ra thì lượng khách đi du lịch rất ít và không đều. Từ đó nhận thấy tính mùa vụ rõ nét của du lịch Tây Nguyên, chỉ thu hút lượng khách đông đảo vào các mùa chính khi có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch. 2. Một khu vực, một điểm du lịch có thể có một hay nhiều thời vụ du lịch Nếu chỉ phát triển một loại hình du lịch chủ yếu là nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở điểm du lịch đó chỉ có một mùa du lịch vào mùa hè hoặc mùa đông. Ví dụ như ở vùng biển như Vũng Tàu, Sầm Sơn chỉ kinh doanh du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì mùa du lịch sẽ vào mùa hè. Từ đó có thể thấy, Vũng Tàu chỉ có một thời vụ du lịch. Tuy nhiên nếu như một vùng có điều kiện tốt về tài nguyên, cơ sở vật chất thì có thể phát triển đồng thời hai hoặc nhiều loại du lịch. Các loại hình du lịch đó có thể dựa vào mùa như:

du lịch biển vào mùa hè và du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh vào mùa đông. Ví dụ như các vùng núi của Pháp đã phát triển 2 mùa du lịch chính: du lịch nghỉ biển vào mùa hè, nghỉ dưỡng chữa bệnh vào mùa đông. Từ đó có thể thấy Pháp là nơi có nhiều thời vụ du lịch.

3. Các loại hình du lịch khác nhau thì cường độ và độ dài mùa du lịch khác nhau Tùy vào loại hình du lịch mà ta sẽ có cường độ (số lượng khách du lịch trong một khoảng thời gian nhất định) và độ dài mùa du lịch khác nhau. Ví dụ như loại hình du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe thì chúng ta đc chủ động hơn về nhân công, cơ sở vật chất kĩ thuật nên chúng ta có thể kéo dài mùa du lịch dài hơn, họ có thể đến trải nghiệm và thư giãn bất cứ lúc nào, không cần phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ. Còn đối với du lịch theo mùa như du lịch biển ở Vũng Tàu, thì lượng khách đến với cường độ rất lớn vào mùa hè (khoảng từ tháng 6 đến tháng 9) nhưng độ dài mùa du lịch lại ngắn hơn so với du lịch chữa bệnh vì nó chỉ thu hút khách đến đông đảo vào mùa hè, không những vậy còn bị phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết. 4. Cường độ và độ dài của mùa du lịch tỉ lệ nghịch với nhau. Ở những điểm du lịch có độ dài mùa du lịch ngắn thì lượng khách càng lớn và ngược lại. Ví dụ như đối với du lịch nghỉ dưỡng, nhà kinh doanh sẽ chủ động về các thiết bị, nhân công, chuyên gia hỗ trợ tốt về vấn đề sức khỏe nên họ có thể kéo dài độ dài của mùa du lịch, khách có thể đến bất cứ lúc nào họ muốn nên cường độ khách đến sẽ thấp và không đều, vì mỗi người có một khoảng thời gian thư giãn riêng của bản thân, sẽ không cố định. Còn tại bãi biển Sầm Sơn có độ dài mùa chính rất ngắn trong ba tháng 6, 7, 8 khi đó là mùa tắm biển đẹp nhất và cũng là mùa hè nên thu hút được đông đảo khách du lịch đến. Khi đó, lượng khách du lịch sẽ tập trung đông đảo và chủ yếu nhưng còn các tháng khác thì lượng khách trở nên thưa thớt và ít đều đặn hơn. 5. Độ dài của mùa du lịch phụ thuộc vào loại hình du lịch hay loại hình sản phẩm du lịch khai thác ở khu vực. Đối với các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, thiền, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe,...nhà kinh doanh sẽ chủ động hơn về thời gian, không bị phụ thuộc vào thời tiết, được chủ động về cơ sở vật chất nên có thể hoạt động trong thời gian dài. Còn đối với loại hình du lịch theo mùa trong năm như mùa hạ có thể đi leo núi, mùa đông đi trượt tuyết,... Nên nếu là loại hình du lịch theo mùa thì độ dài của mùa du lịch sẽ ngắn hơn do bị phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết của từng vùng miền ở từng địa phương.

Thí dụ: Nếu một điểm du lịch chỉ có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì thời vụ du lịch tại đó sẽ ngắn hơn một điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển kết hợp với chữa bệnh. b. Tâm lý Sự phân bố không đồng đều quỹ thời gian nhàn rỗi giữa các nhóm dân cư ảnh hưởng đến sự phân bố không đồng đều của nhu cầu du lịch. Tác động của thời gian nhàn rỗi lên tính thời vụ trong du lịch phải nói đến hai khía cạnh: + Thời gian nghỉ phép năm. Thí dụ: Ở những quốc gia có thời gian nghỉ phép năm ngắn thì người dân thường sẽ chỉ đi du lịch 1-2 lần/năm, và thường được nghỉ vào dịp lễ. Do vậy, sự tập trung của cầu du lịch thường tăng cao vào thời gian này. + Thời gian nghỉ của trường học. Thí dụ: Cầu du lịch sẽ tăng cao vào mùa hè, mùa đông (kì nghỉ đông ở một số nước có mùa đông lạnh kéo dài), giới hạn việc lựa chọn thời gian đi du lịch của trẻ em trong độ tuổi từ 6 tới 15, cũng như phụ huynh của trẻ từ 6-15 tuổi.

3. Nhân tố văn hóa Phong tục, tập quán : là nhân tố tác động trực tiếp lên cầu du lịch và tạo ra sự tập trung của cầu du lịch vào những thời điểm nhất định. Phong tục, tập quán có tính chất lịch sử, bền vững và ảnh hưởng đến thói quen của người đi du lịch. Ví dụ: Phong tục đi lễ hội, đền chùa tập trung vào tháng 2-3 âm lịch. (lễ hội chùa hương, lễ hội đền hùng, lễ hội lim…). Do vậy, du khách sẽ tập trung đi du lịch vào các tháng này để kết hợp với việc cũng bái, cầu an, cầu may… 4. Nhân tố tổ chức- kỹ thuật  Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch có ảnh hưởng đến độ dài thời vụ du lịch. Ví dụ: Cơ sở lưu trú chính thì có thời gian kinh doanh dài hơn cơ sở lưu trú phụ (Hotel ở biển có thời gian kinh doanh dài hơn Camoing hay Bungalow)  Cơ cấu của cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch và cách tổ chức. Những nơi có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật hiện đại, tiện nghi sẽ thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan hơn. Ví dụ: Ireland là đất nước được xếp thứ 15 trên thế giới về cơ sở hạ tầng du lịch, quốc gia này xếp thứ 25 về số máy ATM bình quân đầu người và thứ 17 về số phòng khách sạn trên đầu người. Từ lí do đó, đất nước Ireland thu hút nhiều du khách đến hơn vì cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại tạo cho khách du lịch trải nghiệm tiện nghi và thoải mái hơn trong hành trình của mình.  Sự phân bố hợp lý các hoạt động vui chơi giải trí, tổ chức cho du khách.

Đối với những vùng du lịch có sự quy hoạch rõ ràng giữa các khu vui chơi, giải trí, nghĩ dưỡng cho du khách sẽ tạo được sự hài lòng và thu hút nhiều lượng khách đến hơn những nơi khác.  Chính sách giá của các cơ quan du lịch ở từng nơi. Ví dụ: vào thời điểm trái mùa, các công ty du lịch lữ hành thường tung ra thị trường những chính sách ưu đãi về giá hoặc tổ chức các tour du lịch kết hợp nhằm thu hút khách hàng đặt dịch vụ nhiều hơn.  Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch của địa phương. Hoạt động xúc tiến du lịch là cách thức tiêu biểu để tuyên truyền, quảng bá du lịch của địa phương. Các cơ quan du lịch sẽ kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức những hoạt động thu hút khách đến như lễ hội, hội chợ, các cuộc thi, triển lãm… IV. CÁC TÁC ĐỘNG CÓ LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA TÍNH THỜI VỤ DU LỊCH

Khi cầu du lịch tập trung quá lớn gây nên sự mất cân đối, mất ổn định đối với các phương tiện giao thông đại chúng, mạng lưới xã hội,.. làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân địa phương Khi cầu du lịch giảm gây ra việc thừa nguồn lao động, dễ gây ra sự chuyển dịch việc làm, mối quan tâm của nhân viên trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ bị hạn chế. 2.3. Chính quyền địa phương Khi cầu du lịch quá lớn gây ra sự mất thăng bằng cho việc bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội. Khi cầu giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì những khoản thu nhập từ thuế và lệ phí do du lịch đem lại cũng giảm. 2.4. Cơ sở vật chất – kĩ thuật Cơ sở vật chất được sử dụng ít trong năm làm cho tỉ trọng các chi phí cố định quy định trong giá thành của dịch vụ hàng hóa tăng lên, giảm khả năng áp dụng chính sách giá linh hoạt, gây khó khăn cho tổ chức du lịch. 2.5. Khách du lịch Cầu du lịch tập trung nhiều khiến cho việc tìm kiếm, lựa chọn các dịch vụ giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống gây hạn chế cho du khách. Cơ sở lưu trú không còn chỗ, tắc nghẽn phương tiện giao thông ảnh hưởng đến việc di chuyển, lưu trú của khách du lịch. 2.6. Nhà kinh doanh du lịch: Khi cầu du lịch tăng tới mức vượt quá khả năng cung cấp của các cơ sở kinh doanh cũng như khi cầu du lịch giảm và giảm xuống tới mức bằng không thì sẽ gây ra những tác động lên:

  • Chất lượng phục vụ bị giảm sút
  • Việc tổ chức và sử dụng nhân lực gặp nhiều khó khăn
  • Việc tổ chức hạch toán không hiệu quả
  • Việc tổ chức các hoạt động cung ứng, các ngành kinh tế và dịch vụ có liên quan, dịch vụ công cộng… **V. MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP LÀM GIẢM CÁC TÁC ĐỘNG BẤT LỢI CỦA TÍNH THỜI VỤ DU LỊCH
  1. Làm tăng mức độ phù hợp tối ưu giữa cung và cầu**
  • Tổ chức lao động hợp lí
  • Liên kết các đơn vị kinh doanh bên cạnh để hỗ trợ về nguồn nhân lực lúc quá tải
  • Tạo việc làm ngoài thời vụ du lịch cho công nhân viên của doanh nghiệp
  • Kéo dài độ dài của thời vụ du lịch bằng cách tăng các loại hình dịch vụ bổ sung hoặc sử dụng các chính sách khuyến khích, dịch vụ ưu đãi ngoài thời vụ du lịch chính

2. Hình thành thời vụ du lịch thứ hai trong năm Cần phải xác định được những loại hình du lịch mới có thể phát triển đạt hiệu quả kinh tế và phải dựa trên các tiêu chuẩn sau:

  • Tính hấp dẫn của các tài nguyên du lịch đưa vào khai thác cho thời vụ thứ hai.
  • Xác định nguồn khách tiềm năng theo số lượng và cơ cấu.
  • Khả năng huy động nguồn tài nguyên chưa được khai thác.
  • Lượng vốn đầu tư cần thiết để xây dựng thêm trang thiết bị nhằm thỏa mãn nhu cầu cho du khách quanh năm. 3. Nghiên cứu thị trường Để xác định số lượng và thành phần của luồng du khách triển vọng ngoài mùa du lịch chính, phải chú ý đến các nhóm du khách sau :
  • Khách du lịch công vụ.
  • Công nhân viên không được sử dụng phép năm vào mùa du lịch chính.
  • Các gia đình có con nhỏ không bị hạn chế thời gian nghỉ vào mùa chính.
  • Những người hưu trí.
  • Những người có nhu cầu đặc biệt. Chúng ta cần nghiên cứu, nắm bắt được thông tin về sở thích của các nhóm du khách về các dịch vụ du lịch chủ yếu, tạo điều kiện cho các tổ chức du lịch đổi mới cơ sở vật chất – kỹ thuật, đa dạng hóa chương trình vui chơi, giải trí, cung ứng vật tư và công tác phục vụ tốt hơn. 4. Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp du khách quanh năm cho cả nước, vùng và khu du lịch Thực hiện sự phối hợp giữa những người tham gia vào việc cung ứng sản phẩm du lịch ngoài thời vụ du lịch chính để tạo được sự thống nhất về quyền lợi và hành động. Nâng cao chất lượng và cải tiến cơ cấu của cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch, tạo cho nó có khả năng thích ứng để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách. 5. Sử dụng tích cực các động lực kinh tế Đối với du khách, các tổ chức và công ty du lịch sử dụng chính sách giảm giá, khuyến mãi để kích thích du khách đi du lịch ngoài mùa chính. Khuyến khích tính chủ động của của các tổ chức kinh doanh du lịch, các cơ sở trong việc kéo dài thời vụ du lịch. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

*Danh sách thành viên nhóm ST T

HỌ VÀ TÊN MSSV EMAIL SĐT

1 Bùi Thị Thanh Trúc 2256180127 2256180127@hcmussh.edu.vn 0949667209 2 Trần Đức Huy 2256180040 2256180040@hcmussh.edu.vn 0906704040 3 Triệu Thị Hồng 2256180127 2256180137@hcmussh.edu.vn 0794640272 4 Huỳnh Hồ Tuyết Như 2256180089 2256180089@hcmussh.edu.vn 0901690735 5 Trương Ý Vy 2256180133 2256180133@hcmussh.edu.vn 0961100177 6 Hoàng Thị Thanh Tiến 2256180139 2256180139@hcmussh.edu.vn 0868290242 *Bảng phân công công việc ST T

HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ NHIỆM VỤ

1 Bùi Thị Thanh Trúc Trưởng nhóm

  • Phân công công việc cho thành viên
  • Tổng hợp bài làm của thành viên thành file hoàn chỉnh
  • Sửa lại bài cho các thành viên
  • Làm phần “Khái niệm” của thời vụ du lịch 2 Trần Đức Huy Thư ký (^) - Làm phần “Đặc điểm” của thời vụ du lịch
  • Thiết kế trang bìa cho bài làm 3 Triệu Thị Hồng Thành viên - Làm phần các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ du lịch
  • Tóm tắt nội dung để trình chiếu powperpoint 4 Huỳnh Hồ Tuyết Như Thành viên (^) - Làm phần “Các phương hướng và biện pháp làm giảm các tác động bất lợi” của tính thời vụ du lịch.
  • Làm powerpoint thuyết trình 5 Trương Ý Vy Thành viên - Làm phần “Tác động bất lợi” của thời vụ du lịch
  • Hỗ trợ sửa lại bài cho các thành viên 6 Hoàng Thị Thanh Tiến Thành viên (^) - Làm phần “tác động có lợi” của tính thời vụ du lịch
  • Làm powerpoint thuyết trình *Bảng đánh giá hoàn thành ST T

HỌ VÀ TÊN MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ (%)

1 Bùi Thị Thanh Trúc 100% 2 Trần Đức Huy 100% 3 Triệu Thị Hồng 100% 4 Huỳnh Hồ Tuyết Như 100% 5 Trương Ý Vy 100% 6 Hoàng Thị Thanh Tiến 100%