Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

tình hình tăng trưởng, Schemes and Mind Maps of Economics

kinh tế vĩ mô tình hình tăng trưởng

Typology: Schemes and Mind Maps

2021/2022

Uploaded on 10/09/2023

bao-anh-nguyen-4
bao-anh-nguyen-4 🇻🇳

2 documents

1 / 5

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
2.1 Tình hình tăng trưởng
2.1.1 Trước đại dịch ( năm 2018-2019)
a) Quy mô tăng trưởng kinh tế
Năm 2018, quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng
trưởng khá. GDP theo giá hiện hành năm 2018 đạt 310,1,tỷ USD, gấp 2 lần quy mô
GDP năm 2011, GDP bình quân đầu người tăng lên 2.590 USD/người, tăng thêm
khoảng 201,6 USD/người so với năm 2017 và gấp 1,23 lần so với năm 2015. Cho đến
năm 2019 GDP đạt 334,4,tỷ USD, cụ thể:
Nông nghiệp
- Diện tích lúa năm 2019 ước tính đạt 7,47 triệu ha, giảm 102,2 nghìn ha so với năm
trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất; năng suất lúa ước tính
đạt 58,2 tạ/ha, tương đương với năng suất của năm 2018, sản lượng lúa ước tính đạt
43,45 triệu tấn, giảm 596,8 nghìn tấn.
- Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm năm 2019 ước tính đạt 2.192,4 nghìn ha,
giảm 0,9% so với năm 2018. Nhóm cây ăn quả đạt sản lượng thu hoạch khá chủ yếu ở
nhóm cây có múi, xoài và thanh long do có thị trường tiêu thụ ổn định.
-Tính đến tháng 12/2019, Sản lượng thịt trâu đạt 95,1 nghìn tấn, sản lượng thịt bò đạt
349,2 nghìn tấn; sản lượng thịt lợn đạt 3.289,7 nghìn tấn; sản lượng thịt gia cầm đạt
1.278,6 nghìn tấn; sản lượng trứng gia cầm đạt 13,3 tỷ quả. Sản lượng sữa bò đạt
1.029,6 nghìn tấn
Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung của cả nước năm 2019 ước tính đạt 273,6 nghìn ha,
giảm 4,5% so với năm 2108; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 81,1 triệu cây,
giảm 1,8%; sản lượng gỗ khai thác đạt 16,1 triệu m3, tăng 5,4%; sản lượng củi khai
thác đạt 19,5 triệu ste, giảm 1%.
Thủy sản
Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2019 ước tính đạt 8.200,8 nghìn tấn, tăng 5,6% so với
năm 2018, bao gồm: cá đạt 5.925,3 nghìn tấn, tăng 5,2%; tôm đạt 1.034,8 nghìn tấn,
tăng 6,8%; thủy sản khác đạt 1.240,7 nghìn tấn, tăng 6%
Công nghiệp và xây dựng,
Tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2019 tăng 8,90% so với năm
2018, trong đó ngành công nghiệp tăng 8,86% nhờ ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của toàn ngành và toàn nền
kinh tế (tăng 11,29%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,14%; ngành,cung cấp
nước và xử lý rác thải, nước thải,tăng 7,72%; ngành khai khoáng tăng 1,29% sau 3
năm giảm liên tục do khai thác than tăng cao bù đắp sự sụt giảm của khai thác dầu
thô.
Dịch vụ
Năm 2019 đánh dấu thành công của du lịch Việt Nam với lượng khách quốc tế đạt
trên 18 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác
xúc tiến, quảng bá, chất lượng du lịch đang có những cải thiện tích cực nhằm tạo sức
hút đối với khách quốc tế, Việt Nam tiếp tục giữ vững danh hiệu “Điểm đến hàng đầu
châu Á” năm thứ hai liên tiếp do Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) 2019 bình
chọn.
Ngoài ra tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 đạt tới 516,96 tỷ USD,
cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD, mức cao nhất
trong 4 năm liên tiếp xuất siêu.
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download tình hình tăng trưởng and more Schemes and Mind Maps Economics in PDF only on Docsity!

2.1 Tình hình tăng trưởng 2.1.1 Trước đại dịch ( năm 2018-2019) a) Quy mô tăng trưởng kinh tế Năm 2018, quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. GDP theo giá hiện hành năm 2018 đạt 310,1 GDP năm 2011, GDP bình quân đầu người tăng lên 2.590 USD/người, tăng thêm tỷ USD, gấp 2 lần quy mô khoảng 201,6 USD/người so với năm 2017 và gấp 1,23 lần so với năm 2015. Cho đến năm 2019 GDP đạt 334,4 tỷ USD, cụ thể:  Nông nghiệp

  • Diện tích lúa năm 2019 ước tính đạt 7,47 triệu ha, giảm 102,2 nghìn ha so với năm trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất; năng suất lúa ước tính đạt 58,2 tạ/ha, tương đương với năng suất của năm 2018, sản lượng lúa ước tính đạt 43,45 triệu tấn, giảm 596,8 nghìn tấn.
  • Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm năm 2019 ước tính đạt 2.192,4 nghìn ha, giảm 0,9% so với năm 2018. Nhóm cây ăn quả đạt sản lượng thu hoạch khá chủ yếu ở nhóm cây có múi, xoài và thanh long do có thị trường tiêu thụ ổn định. -Tính đến tháng 12/2019, Sản lượng thịt trâu đạt 95,1 nghìn tấn, sản lượng thịt bò đạt 349,2 nghìn tấn; sản lượng thịt lợn đạt 3.289,7 nghìn tấn; sản lượng thịt gia cầm đạt 1.278,6 nghìn tấn; sản lượng trứng gia cầm đạt 13,3 tỷ quả. Sản lượng sữa bò đạt 1.029,6 nghìn tấn  Lâm nghiệp Diện tích rừng trồng tập trung của cả nước năm 2019 ước tính đạt 273,6 nghìn ha, giảm 4,5% so với năm 2108; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 81,1 triệu cây, giảm 1,8%; sản lượng gỗ khai thác đạt 16,1 triệu m3, tăng 5,4%; sản lượng củi khai thác đạt 19,5 triệu ste, giảm 1%.  Thủy sản Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2019 ước tính đạt 8.200,8 nghìn tấn, tăng 5,6% so với năm 2018, bao gồm: cá đạt 5.925,3 nghìn tấn, tăng 5,2%; tôm đạt 1.034,8 nghìn tấn, tăng 6,8%; thủy sản khác đạt 1.240,7 nghìn tấn, tăng 6%  Tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2019 tăng 8,90% so với năm Công nghiệp và xây dựng 2018, trong đó ngành công nghiệp tăng 8,86% nhờ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của toàn ngành và toàn nền kinh tế (tăng 11,29%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,14%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải năm giảm liên tục do khai thác than tăng cao bù đắp sự sụt giảm của khai thác dầu tăng 7,72%; ngành khai khoáng tăng 1,29% sau 3 thô.  Dịch vụ Năm 2019 đánh dấu thành công của du lịch Việt Nam với lượng khách quốc tế đạt trên 18 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, chất lượng du lịch đang có những cải thiện tích cực nhằm tạo sức hút đối với khách quốc tế, Việt Nam tiếp tục giữ vững danh hiệu “Điểm đến hàng đầu châu Á” năm thứ hai liên tiếp do Giải thưởng Du lịch Thế giới (WTA) 2019 bình chọn. Ngoài ra tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 đạt tới 516,96 tỷ USD, cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD, mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu.

b) Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%. Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011. Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại, căng thẳng thương mại giữa Mỹ – Trung và vấn đề địa chính trị càng làm gia tăng đáng kể tính bất ổn của hệ thống thương mại toàn cầu, gây ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin kinh doanh, quyết định đầu tư và thương mại toàn cầu. Sự biến động khó lường trên thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế, giá dầu diễn biến phức tạp tác động đến tăng trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng thị trường, kết quả tăng trưởng 7,02% khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội để đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2019.

( Nguồn: https://www.vcci.com.vn/gdp-viet-nam-nam-2019-tang-702 ) Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,01%, đóng góp 4,6% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,9%, đóng góp 50,4%; khu vực dịch vụ tăng 7,3%, đóng góp 45%. Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,91%.

2.1.2 Trong đại dịch (năm 2020-2021) a) Quy mô tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam vào năm 2020 là 271,16 tỷ USD theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới, năm 2021 là 362.64 tỷ USD. Theo đó chỉ số

giãn cách xã hội kéo dài, GDP năm 2021 tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2020 là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất - kinh doanh. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%. Riêng trong quý IV/2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,61%; khu vực dịch vụ tăng 5,42%. Về sử dụng GDP quý IV/2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,86% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 3,37%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,28%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 11,36%. Ngoài ra, một dấu hiệu tích cực của nền kinh tế những tháng cuối năm là sản xuất công nghiệp trong quý IV/ khởi sắc với tốc độ tăng của giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%. Trong khi đó, ngành khai khoáng giảm 6,21% do sản lượng dầu mỏ thô khai thác giảm 5,7% và khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 19,4%. Hoạt động thương mại, vận tải trong nước, khách du lịch quốc tế dần khôi phục trở lại. Quý IV/2021 so với quý III/2021, tổng mức bán lẻ h àng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 28,1%; vận chuyển hành khách tăng 48,4%, luân chuyển hành khách tăng 51,3% và vận chuyển hàng hóa tăng 31,8%, luân chuyển hàng hóa tăng 28,4%; khách quốc tế tăng 62,7%. Tính chung năm 2021, tổng mức bán lẻ h àng hóa và doanh thu d (năm 2020 giảm 3%); vận tải hành khách giảm 33% (năm 2020 giảm 29,6%) và luânịch vụ tiêu dùng giảm 3,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 6,2% chuyển giảm 42% (năm 2020 giảm 34,1%); vận tải hàng hóa giảm 8,7% (năm 2020 giảm 5,2%) và luân chuyển hàng hóa giảm 1,8% (năm trước giảm 6,7%). Khách quốc tế giảm 95,9% so với năm trước. 2.1.3 Sau đại dịch (năm 2022-2023) a) Quy mô tăng trưởng Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2022 ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95, triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021.  Nông nghiệp

  • Diện tích lúa cả năm 2022 ước đạt 7,1 triệu ha, giảm 127,7 nghìn ha so với năm trước; năng suất ước đạt 60,2 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 42,66 triệu tấn, giảm 1,19 triệu tấn.
  • Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 12/ tăng 11,4% so với cùng thời điểm năm 2021; tổng số bò tăng 3,1%; tổng số trâu giảm 2%; tổng số gia cầm tăng 4,8%.  Lâm nghiệp Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước trong quý IV/2022 ước đạt 107,4 nghìn ha, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 300,1 nghìn ha, tăng 3,4% so với năm 2021; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 101,2 triệu cây, tăng 5,3%; sản lượng củi khai thác đạt 18,6 triệu ste, tăng 0,1%; sản lượng gỗ khai thác đạt 19,7 triệu m3, tăng 7,2%.  Thủy sản

Sản lượng thủy sản quý IV/2022 ước đạt 2.426,5 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2022, sản lượng thủy sản ước đạt 9.026,3 nghìn tấn, tăng 2,7% so với năm 2021, trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 5.163,7 nghìn tấn, tăng 6,3%; sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 3.862,6 nghìn tấn, giảm 1,8%.  Sản xuất công nghiệp quý IV/2022 có xu hướng tăng chậm lại, tốc độ tăng giá trị Sản xuất công nghiệp tăng thêm ước đạt 3,6% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung cả năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,69% so với năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm trong mức tăng chung.  Khách quốc tế đến Việt Nam Dịch vụ tháng Mười Hai đạt 707,1 nghìn lượt người, tăng 18,5% so với tháng trước và gấp 41,2 lần so với năm trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở lại. Tính chung năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 3.661,2 nghìn lượt người, gấp 23,3 lần so với năm trước nhưng vẫn giảm 79,7% so với năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19. b) Tốc độ tăng trưởng

  • Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019.
  • Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,22%; khu vực dịch vụ tăng 8,12%. Về sử dụng GDP quý IV/2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,12% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 82,6% vào tốc độ tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,61%, đóng góp 43,78%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 6,14%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,83%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 26,38%. - Cho đến hiện nay tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020 trong giai đoạn 2011-2023.