




























































































Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN TỪ GÓC NHÌN KÍ HIỆU HỌC VĂN HỌC
Typology: Thesis
1 / 116
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
1. Lí do chọn đề tài Con người tồn tại trong cộng đồng và giao tiếp với nhau bằng một hệ thống các tín hiệu - kí hiệu. Việc sử dụng kí hiệu chính là biểu hiện của nhu cầu diễn đạt ngắn gọn ý nghĩ của chúng ta với người khác. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vì vậy ngôn ngữ cũng chính là kí hiệu, hệ thống kí hiệu mang tính thỏa ước để “ghi nhận, lưu giữ, chuyển giao, biểu đạt kinh nghiệm, hình dung, tri nhận thế giới”.[90, tr9] Thuật ngữ kí hiệu (sign) hay kí hiệu học (semiotics) xuất hiện với tư cách là một khái niệmtrong các ngành khoa học nói chung và nghiên cứu xã hội nhân văn nói riêng, đây chính là bước tiến trong nhu cầu tiếp cận cũng như khai thác các lí thuyết mới cho các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến kí hiệu học. Kí hiệu học là khoa học nghiên cứu bản chất, chức năng và cơ chế hoạt động của các hệ thống kí hiệu. Thuật ngữ này được nhà ngữ học Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure đề xuất vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Ở đó, ông tiên đoán đến một nền kí hiệu học bao trùm các thể loại kí hiệu của đời sống. Xuất phát từ nền tảng của kí hiệu học cấu trúc của Saussure, triết gia Mỹ Charles Sanders Pieirce đã phát triển quan điểm sử dụng kí hiệu theo logic học và cấu trúc tam vị. Dựa trên nền tảng kí hiệu học của Saussure và Pieirce, ngành kí hiệu học đã phát triển với những tên tuổi quan trọng như: Louis Hjelmslev, Roland Barthes, Juri Lotman, Umberto Eco… Khoa học nghiên cứu về kí hiệu không chỉ dừng lại ở mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt mà tiến tới tìm hiểu quá trình thiết lập và diễn giải kí hiệu cũng như cơ chế hoạt động đặc thù của nó. Và ở đó, kí hiệu học liên đới đến các ngành khoa học khác trong tính chất liên ngành
Như đã nói ở trên, ngôn ngữ là kí hiệu, ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp và chất liệu để tạo nên tác phẩm văn học; đồng thời, khi chúng ta xem văn học là một phương tiện để giao tiếp, là diễn ngôn thẩm mĩ của xã hội thì lúc đó chỉnh thể tác phẩm văn học sẽ trở thành một kí hiệu. Lí thuyết kí hiệu học văn học đã nhìn văn học như một hệ thống kí hiệu đặc thù, hệ thống siêu kí hiệu. Từ đó, bản chất của văn học không phải là
thông điệp nào là chủ đạo. Hệ thống các kí hiệu trong tiểu thuyết của Thuận luôn đầy ắp ý nghĩa, luôn cần được giải mã từ nhiều góc nhìn khác nhau. Những kí hiệu hàm nghĩa ấy đa dạng và sinh động, khiến cho quá trình diễn giải về chúng của người đọc được triển hạn đến vô cùng. Xuất phát từ những lí do trên khiến cho đề tài mà chúng tôi lựa chọn: Tiểu thuyết của Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học trở nên cấp thiết, chứa đựng các tình huống khoa học.
2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu về lí thuyết kí hiệu học trên thế giới Xu hướng kí hiệu học gắn với nghiên cứu ngôn ngữ và cấu trúc, bản chất của nghiên cứu kí hiệu là nghiên cứu ngôn ngữ. Quan điểm của F. Saussure về tính hai mặt cái biểu đạt và cái được biểu đạt cũng với một số cặp lưỡng phân như ngôn ngữ/lời nói, nội tại/ngoại tại của kí hiệu đã trở thành dấu móc quan trọng không chỉ đối với ngành ngôn ngữ học hiện đại mà với cả kí hiệu học. Theo F.Saussure, tín hiệu học/kí hiệu học (sémiologie) là “một khoa học nghiên cứu đời sống của các tín hiệu trong lòng sinh hoạt xã hội […]. Ngành học này sẽ cho ta biết thế nào là tín hiệu, nó tuân theo những quy luật nào” [26,15]. Ở đây F.Saussure đã tiên đoán được tầm ảnh hưởng của cấu trúc luận sẽ vượt ra ngoài phạm vi của ngôn ngữ học với nhận đinh: “Một ngành khoa học nghiên cứu về sự tồn tại của các kí hiệu trong đời sống xã hội là hoàn toàn phù hợp, khoa học này sẽ là một phần của tâm lí học xã hội do đó cũng là một phần tâm lí học nói chung; tôi sẽ gọi nó là kí hiệu học (semiology)”. Như vậy, F. Saussure nhắc đến kí hiệu học lần đầu tiên như một thuật ngữ riêng của một phân môn nghiên cứu của chủ nghĩa cấu trúc. Tiếp thu có phê phán và phát triển các quan điểm của Saussure, V.N.Voloshinov trong Chủ nghĩa Marx và Triết học ngôn ngữ khẳng định, bên ngoài kí hiệu không tồn tại ý thức – tư tưởng. Bên ngoài kí hiệu, ý thức – tư tưởng chỉ là một sự hư cấu. Theo ý kiến của Voloshinov, ý thức – tư tưởng không tồn tại ở dạng nào khác ngoài tồn tại dưới hình thức kí hiệu, và kí hiệu cũng chẳng có mục đích nào khác, mà tồn tại như là ý thức – tư tưởng. Ý thức không chỉ đầy ắp kí hiệu mà “ý thức chỉ trở thành ý thức khi được lấp đầy bằng nội dung tư tưởng, tức là nội dung kí hiệu”. Voloshinov viết: “ Đặc điểm kí hiệu
chính là cái chung quy định tất cả các hiện tượng tư tưởng. Mỗi kí hiệu tư tưởng không chỉ là một sự phản ánh, một cái bóng của thực tại, mà còn là một phần vật chất của chính thực tại đó. Tất cả các hiện tượng kí hiệu tư tưởng đều được thể hiện qua một chất liệu nào đó: như âm thanh, khối lượng vật lí, màu sắc, vận động cơ thể”, và “Nếu chúng ta loại khỏi ý thức nội dung kí hiệu tư tưởng của nó, ý thức hoàn toàn không còn lại gì” [35, 54]. Như thế, kí hiệu là hình thức – ý thức – tư tưởng – văn hóa. Không có kí hiệu nằm ngoài hệ thống ý thức – tư tưởng – văn hóa, cũng không có ý thức – tư tưởng – văn hóa nếu không được biểu đạt bằng hệ thống kí hiệu. Khác với mô hình cặp đôi về kí hiệu của F. Saussure, mô hình tam vị của C.S. Peirce gồm: kí hiệu (sign), đối tượng (object) và diễn giải (interpretant), có thể coi đây là “vết rạn nứt” đầu tiên của cấu trúc nội tại. Trong ba yếu tố này, nếu như kí hiệu (sign) như là cái biểu đạt (signifier); đối tượng (object) là suy nghĩ tốt nhất về bất cứ cái gì được biểu đạt, diễm giải (interpretant) trở thành một phần quan trọng trong mô hình kí hiệu học của Peirce. Tiếp nối xu hướng nghiên cứu kí hiệu học gắn với ngôn ngữ - cấu trúc, mô hình kí hiệu của Louis Hjelmslev là sự phát triển xa hơn mô hình kí hiệu hai mặt của F. Saussure, đối với Louis Hjelmslev, ông đã định danh lại thành biểu hiện (expression) và mặt nội dung (content plance) coi đây là cả hai mặt của kí hiệu. Cả mặt biểu hiện và mặt nội dung đều được phân tầng cụ thể hơn trong hình thức và nghĩa kí hiệu học. Đối với Roland Barther ông chú ý nhấn mạnh đến sự diễn giải trên cấu trúc tam vị của Pierce, ông cho chúng ta thấy một sức mạnh vô biên lẫn sự che giấu tồn tại của mỗi kí hiệu. Xem kí hiệu học là khoa học về các hình thức chịu ràng buộc từ một quy chế chung của “những khoa học về các giá trị […] xác định sự việc và khảo sát sự việc dưới góc độ cái-giá trị-như”, R.Barthes khẳng định “huyền thoại như một hệ thống kí hiệu” và huyền thoại học“nghiên cứu những tư tưởng dạng hình thức”. Barthes cho rằng, huyền thoại là một hệ thống đặc thù ở chỗ “nó được thiết lập từ một chuỗi kí hiệu tồn tại trước nó: đó là hệ thống kí hiệu thứ hai ” [9, tr292-303]. Bên cạnh đó, ông còn có nhiều công trình khác nghiên cứu về kí hiệu học khác như: Tuyển tập các công trình kí hiệu học, Thi
ứng dụng Kí hiệu học văn học ở Việt Nam: Trước hết, phải nhắc đến Hoàng Trinh với hai công trình tiêu biểu liên quan đến kí hiệu học, “ Kí hiệu, nghĩa và phê bình văn học” (1979) , “ Từ kí hiệu học đến thi pháp học” (1997). Cả hai công tình đều là sự ứng dụng hệ hình lí thuyết để áp dụng vào phê bình văn học, cũng như sử dụng kí hiệu học để lí giải các hình tượng văn học.
Nhìn chung tất cả những khảo sát về những công trình, đề tài nghiên cứu về kí hiệu học nói chung cũng như kí hiệu học văn học nói riêng ở trên cho thấy, gần đây kí hiệu học là ngành nghiên cứu đang được quan tâm và là xu hướng nghiên cứu chủ đạo hiện nay. Những nghiên cứu về kí hiệu học văn học đối với những hiện tượng văn học cụ thể (nghiên cứu trường hợp) luôncho thấy sự khát vọng xác lập những vênh lệch giữa thực tiễn sáng tác và những vấn đề của lí thuyết văn học. Chỉ ra những vênh lệch ấy, chúng tôi thiết nghĩ là cần thiết để thể hiện quan niệm mọi lí thuyết văn học đều xuất phát từ thực tiễn sáng tác và những nghiên cứu trường hợp luôn có ý nghĩa trong việc tạo lập sự sinh động, đa dạng và bổ khuyết cho lí thuyết văn học. 2.3. Các nghiên cứu về tác phẩm của Thuận Ở Việt Nam, Thuận được coi là một cây bút mới có cá tính nên tác phẩm của chị cũng được chú ý nghiên cứu khá nhiều. Qua tìm hiểu, chúng tôinhận thấy tác phẩm của Thuận đã được triển khai trên nhiều phương diện khác nhau, ứng dụng nhiều lí thuyết khác nhau để soi chiếu chiếu tác phẩm như nữ quyền luận, chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm học, hậu hiện đại…Tuy nhiên, trong số rất nhiều các đề tài đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến một số các đề tài có liên quan đến nghiên cứu của chúng tôi. Luôn có ý thức cách tân văn học, nghiêm túc với công việc của mình, bạo dạn và thậm chí khiêu khích với thẩm mỹ truyền thống, Thuận nhận được không ít sự ủng hộ cũng như bài xích, chê bai.. Trong bài viết Suy nghĩ về dịch thuật và ngôn ngữ văn chương, Cao Việt Dũng khẳng định: “Thuận đã tạo ra một thế giới khác, một thế giới mong manh nằm trên biên giới các nền văn hóa, nhưng cùng lúc cũng là một thế giới vững chắc với các nền móng chung, với những lối liên thông với những động hướng gần gũi nhau.” Thuận có “một thứ can đảm phi thường trong một khí hậu văn chương đậm màu tầm thường đang vây bủa: can đảm bịa đặt”. Với nhiều cuốn tiểu thuyết nhà văn Thuận đã thu hút được bạn đọc bởi nội dung và nghệ thuật mang nhiều hơi hướng lạ. Nhận định về tiểu thuyết của Thuận chúng tôi tìm thấy những bài báo, những ý kiến phát biểu qua những trang Web, cụ thể như sau: Trong bài viết Với tôi văn chương là những chuyến đi , tác giả Thủy Lê nhận định: “Đặc điểm chung tiểu thuyết của Thuận là thường gây lạ bằng những nhan đề chứa địa danh
trong văn chương cũng chính là một mã kí hiệu cần khai thác. Trong những công trình nghiên cứu về giọng điệu liên quan đến tiểu thuyết của Thuân chúng tôi đặc biệt chú ý đến bài viết “Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại” của tiến sĩ Thái Phan Vàng Anh được đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ An (2010), trong đó có một phần khảo sát giọng điệu trong nhiều tiểu thuyết khác nhau và tiểu thuyết của Thuận rất được quan tâm. Đồng thời, có luận văn thạc sĩ của Trần Thị Thanh Thoa (Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) viết về “Giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết của Thuận ” (2014). Trong một luận văn khác của Vũ Thị Hạnh ( Đại học Khoa học xã hội – nhân văn, Hà Nội) “Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Thuận” (2010), tác giả đã dành riêng một chương để khảo sát về giọng điệu trong tiểu thuyết của Thuận, trong đó cũng có nhắc đến các kiểu giọng điệu đặc trưng mà theo chúng tôi nó liên quan đến đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu. Liên quan đến nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Thuận chúng tôi chú ý đến một số bài viết như “Chơi cùng ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Thuận” , bài viết của Vũ Thị Hạnh (Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên) xem xét ngôn ngữ trong các tiểu thuyết của Thuận và đưa ra một kiểu ngôn ngữ tiêu biểu thường thấy trong tiểu thuyết; một bài nghiên cứu nhỏ hơn những có giá trị không kém đó chính là bài viết của Nguyễn Văn Thông được đăng trên tạp chí Gác trọ văn chương , bài viết “Đặc sắc ngôn ngữ trong Paris 11 tháng 8 của Thuận” (2013), bài viết cho thấy những nét đặc sắc trong cách dụng ngôn ở tiểu thuyết Paris 11 tháng 8_một tiểu thuyết thành công của Thuận. Bên cạnh vấn đề về con người, nhân vật, ngôn ngữ- giọng điệu, ở tiểu thuyết của Thuận có một số nét đặc sắc nữa mà chúng tôi thấy cần lưu tâm vì xét về phương diện kí hiệu học thì các yếu tố đó cũng chính là các mã kí hiệu cần được giải mã. Các yếu tố khác như giấc mơ (chiêm bao), không quan, thời gian,…Viết về giấc mơ trong tiểu thuyết của Thuận có bài viết của Tâm Đanvới tiêu đề “Những giấc mơ trong tiểu thuyết của Thuận” đăng trên nhiều báo, tạp chí văn học,…bài viết chú ý khai thác những giấc mơ xuất hiện xuyên suốt trong một vài tác phẩm của Thuận từ đó lí giải giấc mơ từ lí thuyết phâm tâm học. Bên cạnh đó có một số đề tài liên quan đến không gian nghệ thuật trong các tác phẩm của Thuận như bài viết “ Vấn đề không – thời gian trong tiểu thuyết Việt
Nam đầu thế kỷ XXI và sự xóa nhòa những đường biên thể loại ” (Hoàng Cẩm Giang) được đăng trong ký yếu Những lằn ranh văn học (2011) bài viết có một phần khảo sát các kiểu không gian thường gặp trong tiểu thuyết của Thuận, kiểu không gian được lặp đi lặp lại có tính hệ thống được trình bày mô tả thành bảng biểu rất rõ ràng. Ngoài ra, không gian thời gian cũng chính là một bộ của thi pháp học, chính vì thế trong luận văn thạc sĩ “Thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Thuận” của Nguyễn Xuân Lệ Hằng (2009) cũng có một chương riêng dành cho nghiên cứu không gian – thời gian nghệ thuật trong những sáng tác của Thuận. Từ những tìm hiểu trên, có thể thấy hướng nghiên cứu về Thuận không phải là hướng đi hoàn toàn mới. Tuy nhiên, soi chiếu tác phẩm của Thuận dưới góc nhìn kí hiệu học văn học là hướng đi khá mới mẻ mà từ trước tới nay ngoài những bài viết có đề cập chút ít thì vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự đặt vấn đề cho hướng nghiên cứu này.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài trước hết chính là lí thuyết kí hiệu học văn học, tiếp theo đó chính là tiếp cận những tác phẩm của Thuận dưới góc nhìn kí hiệu học văn học. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, lí thuyết về kí hiệu học nói chung chỉ được tiếp cận thông qua các văn bản dịch, đây chính là một khó khăn của chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Vì vậy, để có cơ sở soi chiếu những sáng tác của Thuận một cách sáng tỏ nhất chúng tôi đã thực hiện một chương liên quan đến lí thuyết nhằm giới thuyết ngắn gọn và rõ ràng những tư tưởng, quan niệm của các nhà kí hiệu học, hay những trường phái kí hiệu học trên thế giới. Trong quá trình giới thuyết đó luận văn có thể phát sinh thêm những đối tượng nghiên cứu liên quan mật thiết với lí thuyết kí hiệu học như triết học ngôn ngữ, cấu trúc luận và chủ nghĩa giải cấu trúc, biểu tượng, cổ mẫu,… Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận văn mà chúng tôi đề xuất. Về phạm vi nghiên cứu, thông qua quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy có một số tác phẩm của Thuận có thể giải mã dưới góc nhìn kí hiệu học văn học và chúng
đạo trong khoa học xã hội và nhân văn hiện nay. Đặc biệt, việc sử dụng phương pháp này là tất yếu trong nghiên cứu kí hiệu học văn học, bởi kí hiệu văn học luôn cần được giải mã từ nền tảng của các ngành khoa học khác như ngôn ngữ học, văn hóa học, tâm lý học, lí thuyết diễn ngôn… Việc phối kết lí thuyết của nhiều ngành khoa học trong diễn giải kí hiệu xuất phát từ bản chất phức tạp, đa nghĩa và luôn bí ẩn của kí hiệu văn học.Vì vậy, Phương pháp liên ngành giúp chúng tôi tiếp cận được bản chất của vấn đề nghiên cứu từ quan điểm của nhiều ngành khoa học, phối hợp lí thuyết của nhau, sử dụng các khái niệm để giải mã những ẩn số văn hóa, qua đó có cái nhìn toàn diện, thấu tỏ đặc trưng tiểu thuyết Thuận từ góc nhìn kí hiệu học văn học.
5. Đóng góp của luận văn Về lí thuyết: Nghiên cứu kí hiệu học như một lí thuyết mới ở Việt Nam vẫn còn là một vấn đề sơ lược, chính vì thế ở luận văn này chúng tôi nhằm khái lược lại ngắn gọn nhất những quan niệm lí thuyết kí hiệu học nói chung và kí hiệu học văn học nói riêng. Về thực tiễn: Giải mã tác phẩm dưới điểm nhìn mới để khám phá được những đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật trong tác phẩm của Thuận, để chứng minh sự khác biệt trong phong cách nhà văn Thuận, một cây bút nữ hải ngoại đầy cá tính trong thể loại tiểu thuyết. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Phần Nội dung luận văn được triển khai thành 3 chương như sau: Chƣơng 1: Một số khuynh hƣớng tiếp cận lí thuyết kí hiệu học văn học và tiểu thuyết của Thuận trong không gian văn học hải ngoại Việt Nam đƣơng đại Chƣơng 2: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã nhân vật và mã không gian – thời gian Chƣơng 3: Tiểu thuyết của Thuận nhìn từ mã kết cấu, mã ngôn ngữ và biểu tƣợng văn hóa
Chƣơng 1: Một số khuynh hƣớng tiếp cận kí hiệu học văn học và tiểu thuyết của Thuận trong không gian văn học hải ngoại Việt Nam đƣơng đại.
1.1. Một số khuynh hƣớng tiếp cận kí hiệu học 1.1.1. Một số khuynh hướng tiếp cận kí hiệu học trên thế giới Vào thế kỉ thứ XIX kí hiệu học được phát triển bởi nhà triết học người giới Mỹ Sharles Sanders Pierce (1839 – 1914) tiếp theo ông là rất nhiều các nhà kí hiệu học khác phát triển quan điểm của ông cũng như đưa ra các khuynh hướng nghiên cứu mới về kí hiệu học của riêng họ. Có thê kể đến các chuyên gia hàng đầu của kí hiệu học hiện đại như: Roland Barthes (1915 – 1980), Yiri Lotman (1922 – 1993), Umberto Eco ( 1932), Hjmelmslev (1899 – 1966), Roman Jakobson (1896- 1982),…Tất nhiên trong lịch sử phát triển kí hiệu học, chúng ta không thể không nhắc đến vai trò to lớn của F. Saussure (
mô hình tam vị của C.S. Peirce gồm: kí hiệu (sign), đối tượng (object) và diễn giải (interpretant) có thể coi là vết rạn nứt đầu tiên của cấu trúc nội tại. Trong ba yếu tố này, nếu như kí hiệu (sign) như là cái biểu đạt (signifier); đối tượng (object) là suy nghĩ tốt nhất về bất cứ cái gì được biểu đạt, là cái mà từ được viết hoặc nói ra gắn liền vào nó, thì diễn giải (interpretant) trở thành một phần quan trọng trong mô hình kí hiệu học của Peirce. Đây là điểm mới và khác biệt mà Peirce đưa ra để hiểu và xác định kí hiệu, là ý tưởng tốt nhất về sự hiểu (understanding) mà chúng ta có về mối quan hệ kí hiệu/đối tượng. Đối với Peirce, một kí hiệu luôn là “sự đại diện” (representation) cho ai đó “bằng một cái gì đó trong các quan hệ hoặc khả năng nào đó”, và nó “là mọi thứ để xác định một thứ gì khác” để ám chỉ đến một đối tượng mà bản thân nó được quy vào. Mô hình cấu trúc trong lí thuyết của Peirce là một tương tác giao tiếp của các quá trình liên tưởng. Ông sử dụng thuật ngữ kí hiệu học theo quan điểm của logic học, từ đó các kí hiệu được sắp xếp bởi cấu trúc tam vị, các yếu tố luôn có sự ảnh hưởng, tương tác lẫn nhau. Từ kí hiệu này sẽ sản sinh ra kí hiệu khác thông qua việc diễn giải kí hiệu trước đó. Điều quan trọng của diễn giải đối với Peirce chính là ý nghĩa, không phải là mối quan hệ cặp đôi đơn giản giữa kí hiệu và đối tượng: một kí hiệu biểu thị chỉ được tồn tại trong sự diễn giải. Peirce không tin rằng ý nghĩa có được nhờ mối quan hệ hai mặt trực tiếp giữa kí hiệu và đối tượng. Vì thế, ông đã đưa ra quan điểm mới này về mô hình tam vị như là việc chúng ta nhận thức hoặc hiểu thế nào về một kí hiệu và mối quan hệ của nó với đối tượng. Điều này khiến diễn giải trở thành nội dung trung tâm của kí hiệu. Ý nghĩa của kí hiệu lộ ra trong diễn giải và điều này chỉ xảy ra khi xuất hiện người sử dụng kí hiệu. Ở đây, diễn giải là ý nghĩa, là cách chúng ta giải thích về kí hiệu, tương tự như “cái được biểu đạt” của F. Saussure, chỉ khác đó là một kí hiệu trong ý thức người diễn giải. Yếu tố diễn giải trong lí thuyết của Peirce cũng nhấn mạnh rằng quy trình kí hiệu (semiosis) là một quá trình (trong khi đó, lí thuyết của Saussure nhấn mạnh đến cấu trúc). Louis Hjeimslev với mô hình cấu trúc phân tầng : Tiếp nối xu hướng nghiên cứu kí hiệu học gắn với ngôn ngữ - cấu trúc, mô hình kí hiệu của Louis Hjelmslevlà sự phát triển xa hơn mô hình kí hiệu hai mặt cũng như sự phân
biệt của Saussure về nghĩa (substance) và hình thức (form). Nếu như cái biểu đạt (hình ảnh - âm thanh) và cái được biểu đạt (khái niệm) là hai mặt trong mô hình kí hiệu của Saussure, thì đối với Louis Hjelmslev, ông đã định danh lại thành biểu hiện (expression) và nội dung (content), coi đây là hai mặt của kí hiệu. Cả mặt biểu hiện (expression plane) và mặt nội dung (content plane) đều được phân tầng cụ thể hơn trong hình thức và nghĩa kí hiệu học. Theo ông, một kí hiệu có bốn tầng bậc: nội dung - hình thức (content - form), biểu hiện - hình thức (expression), nội dung - nghĩa (content - substance), và biểu hiện - nghĩa (expression). Hjelmslev đã mô hình hóa lí thuyết như sau:
Trong sự phân tích của Hjelmslev, mỗi kí hiệu có một chức năng giữa hai hình thức, hình thức nội dung và hình thức biểu hiện, và đây chính là điểm bắt đầu của việc phân tích ngôn ngữ. Tuy nhiên, mỗi chức năng kí hiệu cũng biểu hiện hai nghĩa: nghĩa của nội dung và nghĩa của biểu hiện. Nghĩa của nội dung (content substance) là sự biểu hiện tâm lí và khái niệm của kí hiệu. Nghĩa của biểu hiện (expression substance) là nội dung vật chất, nơi mà một kí hiệu được biểu hiện. Nghĩa này có thể là một âm thanh, nhưng cũng có thể là bất cứ cái gì hỗ trợ hữu hình, hoặc cũng có thể như sự chuyển động của hai bàn
Quá trình tạo nghĩa của Lotman gắn liền với những biện luận của ông về hiện tượng chuyển mã. Đầu tiên đó chính là sự chuyển mã giữa người phát và người nhận. Kế thừa những gợi ý từ Bakhtin, khác với Peirce với Lotman, kí hiệu trước tiên thuộc về một ngôn ngữ xác định và vì thê bình diện giao tiếp ngay lập tức được đặt lên hàng đầu. Ông định nghĩa về kí hiệu học như sau « kí hiệu học là khoa học về các hệ thống giao tiếp và kí hiệu được sử dụng trong quá trình thông tin ». Đinh nghĩa này gắn chặt với vấn đề giao tiếp và thông tin trong giao tiếp. Nó là hệ thống tư tưởng giúp ông trình bày thuyết phục các vấn đề trong Cấu trúc văn bản nghệt thuật. Nhìn lại quan điểm này có thể thấy Lotman đã chỉ ra đặc trưng cốt lõi nhất của kí hiệu và kí hiệu học _ Không có kí hiệu nào tồn tại ngoài giao tiếp và cũng không thể giao tiếp nếu không có kí hiệu. Như thế, nghĩa của kí hiệu chỉ có thể hình thành và sản sinh trong giao tiếp. Lotman có những đánh giá rất cao về tư tưởng của Bakhtin và đồng thời ông cũng thừa nhận những đóg góp của Saussure, nhưng Lotman lưu ý cho chúng ta một thực tế, lý thuyết ngôn ngữ của Saussure đặt chúng ta trước một loạt các nghịch lí mà nghịch lí đầu tiên có thể kể đến đó chính là « nó đưa vào tay chúng ta một hệ thống giao tiếp, một hệ thống kí hiệu với một người phát và một người nhận và một bộ mã chung cho hai người » [172]. Nhưng trong thực tế, như những phân tích của Lotman, người nói và người nghe sử dụng những bộ mã khác nhau. Hai bộ mã này có những điểm giao nhau, những tương thích nhưng cũng có những điểm khác biệt, những điểm không tương thích. Hoạt động giao tiếp chỉ xảy ra khi có sự giao nhau của yếu tố tương thích và không tương thích của hai bộ mã này. Nhờ đó mà kí hiêu khi được dịch sang một bộ mã mới lại có thêm những nét nghĩa mới. Có thể nói, kí hiệu luôn được diễn giải, tái diễn giải trên cơ sở sự đối thoại, sự tương tác của hai bộ mã : người nói – người phát và người nghe – người nhận. Và đó cũng chính là nguyên nhân khiến giao tiếp nói chung không chỉ là quá trình truyền tin mà còn là quá trình sáng tạo những thông tin mới. Với những quan điểm đó, Lotman đã lưu ý chúng ta một vấn đề rất khác và lí thú _ Văn bản nghệ thuật với đặc trưng là không gian giao tiếp đa chủ thể, đã khiến cho kí hiệu học cùng lúc thuộc về nhiều mã vì thế mà hết sức đa nghĩa. Nếu như ý nghĩa của kí hiệu với Peirce nảy sinh trong quá trình diễn giải thì với Lotman ý nghĩa của kí hiệu nảy sinh
trong những tương tác mang tính đối thoại. Với Lotman, kí hiệu không chỉ thuộc về một ngôn ngữ mà nó còn thuộc về một văn bản cụ thể. Cặp khái niệm ngôn ngữ - văn bản của ông đi ra từ mô hình nhị phân ngôn ngữ - lời nói của Saussure nhưng đã có những điều chỉnh. Nếu như Saussrure cho rằng, ngôn ngữ là cái có trước, lời nói chỉ là sự thực hiện, hiện thực hóa cấu trúc của ngôn ngữ thì với Lotman, trong nhiều trường hợp văn bản còn lớn hơn ngôn ngữ [52,19]. Đây chính là cơ sở để Lotman hình dung tác phẩm nghệ thuật như một văn bản đa mã. Roland Barthes với những huyền thoại: Đối với R. Barthes, huyền thoại chứa những nét riêng biệt mà ở đó luôn có chức năng giống như một hệ thống kí hiệu thứ hai được xây dựng trên nền tảng của một loạt kí hiệu vốn là “tổng thể liên kết” của cái biểu đạt và cái được biểu đạt của hệ thống đầu tiên. Và với khái niệm ý nghĩa (signification), R. Barthes cho chúng ta thấy một sức mạnh vô biên lẫn sự che giấu tồn tại ở mỗi kí hiệu. Ở đây những phân tích của R. Barthes về tiến trình kí hiệu (semiosis) tiếp nối qua quan điểm của Saussure ở cấp độ này cho chúng ta nhận thức cấu trúc của thế giới mà chúng ta đang sống. Quá trình biểu đạt ý nghĩa được bộc lộ trong mối quan hệ giữa biểu hiện (denotation) và hàm nghĩa (connotation). Bởi biểu hiện thường được đưa ra với ý nghĩa sử dụng trong ngôn ngữ về những gì mà nó muốn nói tới; hàm nghĩa có ý nghĩa sử dụng trong ngôn ngữ với tư cách là nghĩa của một cái gì đó hơn là những gì nó được nói ra. Hàm nghĩa xuất hiện khi kí hiệu là kết quả của mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt trước đó đã trở thành “cái biểu đạt” xa hơn. Như thế, hệ thống đầu tiên tiếp tục là biểu hiện của hệ thống thứ hai, tức là biểu hiện của hàm nghĩa. Văn học ở bề rộng, là một trong những “hệ thống biểu đạt thứ hai” mà chúng được đặt trong toàn bộ “hệ thống thứ nhất” của ngôn ngữ. Khi kí hiệu của mối quan hệ cái biểu đạt và cái được biểu đạt trở thành cái được biểu đạt của một cái gì đó xa hơn thì khi đó hệ thống thứ hai đã trở thành một siêu ngôn ngữ (metalanguage). Đây chính là bối cảnh của bản thân kí hiệu học và sự phức tạp của các loại kí hiệu (trong đó có biểu tượng) sẽ phụ thuộc vào hệ thống thứ hai này.