Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Tiểu luận tâm lý học, Thesis of Psychology

So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Typology: Thesis

2020/2021
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 01/01/2022

ha-anh-vu
ha-anh-vu 🇻🇳

4.8

(4)

1 document

1 / 14

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: Phân tích sự giống nhau, khác nhau và mối quan hệ giữa nhận thức
cảm tính và nhận thức lý tính. Ứng dụng của nó trong hoạt động của sinh
viên.
Họ và tên: Vũ Hà Anh
Mã sinh viên: 2516140007
Lớp: QHQT&TTTC (CLC) K41
Hà Nội, tháng 12 năm 2021
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
Discount

On special offer

Partial preview of the text

Download Tiểu luận tâm lý học and more Thesis Psychology in PDF only on Docsity!

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề bài: Phân tích sự giống nhau, khác nhau và mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Ứng dụng của nó trong hoạt động của sinh viên. Họ và tên: Vũ Hà Anh Mã sinh viên: 2516140007 Lớp: QHQT&TTTC (CLC) K Hà Nội, tháng 12 năm 2021

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................... 2

NỘI DUNG

1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Khái niệm nhận thức cảm tính.......................................................... 3 **1.2. Khái niệm nhận thức lý tính.............................................................. 4

  1. Điểm giống và khác nhau của nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính** 2.1. Giống nhau.......................................................................................... 5 **2.2. Khác nhau............................................................................................ 5
  2. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính..................... 7
  3. Ứng dụng của nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính trong hoạt động** của sinh viên................................................................................................... 8 KẾT LUẬN............................................................................................................ 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 12

NỘI DUNG

1. Các khái niệm cơ bản 1.1 Khái niệm nhận thức cảm tính Nhận thức cảm tính hay còn được biết tới là trực quan sinh động, là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đây là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức mà con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vạt, sự việc nhằm nắm bắt sự vật, sự việc ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau: - Cảm giác: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức. Ví dụ : Bị kim đâm vào đầu ngón tay sẽ cảm thấy đau và có động tác ngay tức khắc là rụt tay lại. - Tri giác: Hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Ví dụ: Khi ta sờ và nhìn thấy cái cốc ta sẽ nhận thấy cái cốc đó có hình trụ, có tay cầm và làm bằng thủy tinh. - Biểu tượng: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có

sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật. Ví dụ: Khi nhắc đến việc đi học ta sẽ hình dung ra ngay đi học thì sẽ được gặp thầy cô, bạn bè và được giảng dạy nhiều kiến thức mới. 1.2 Khái niệm nhận thức lý tính Nhận thức lý tính là tư duy trừu tượng (phản ánh thực chất bên trong, bản chất của sự việc), là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.

- Khái niệm: Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật. Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học. Ví dụ: Khi ta học toán từ một bài toán đơn giản ta giải nó theo nhiều cách khác nhau. Thông qua các cách giải và trình bày đó ta có đưa ra khái niệm về điều ta đang cần tìm hiểu. Hoặc trong văn học ta nhận thấy các câu thơ lặp đi lặp lại để nhấn mạnh ý cần biểu đạt vfa làm câu văn, câu thơ thêm hay hơn. Từ đó ta rút ra được khái niệm cách lặp đi lặp lại đó gọi là phép điệp ngữ. - Phán đoán: Là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để đưa ra các khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Ví dụ: Trong trận bóng đá giữa đổi tuyển Việt Nam và đội tuyển Campuchia, ta nhận thấy qua các lần xem trước đó rằng Campuchia là đội tuyển yếu hơn nên ta có thể phán đoán rằng Việt Nam sẽ thắng trong trận đá bóng này.

đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Ví dụ: Khi ta nhìn thấy một đồ vật đẹp thì phản ứng đầu tin của ta là muốn chạm vào đồ vật ấy. được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. Ví dụ: Khi ta nhìn thấy một cô gái xinh đẹp ta sẽ suy nghĩ xem cô gái đó có tính cách như thế nào. Đặc điểm - Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.

- Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất. - Có tính trực quan. - Được thực hiện một cách ngắn và tức khắc. - Chỉ xảy ra khi có sự tác động trực tiếp vào các cơ quan cảm giác. - Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những - Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng. - Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng. - Giai đoạn này không có trong tâm lý động vật - Chỉ xuất hiện trong tình huống có vấn đề - Được thực hiện một cách từ từ, lâu dài - Phản ánh được chính xác mối liên hệ bản chất tồn tại bên trong một sự vật hay một

mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Ví dụ : Nhận thức cảm tính cho ta thấy bản chất bên ngoài của một vụ án như là cách thức biểu hiện của vụ án đó ra sao chứ không phải là nguyên nhân gây ra vụ án đó. lớp các sự vật. Ví dụ: Nhận thức lý tính cho ta cách nhìn nhận vụ án sâu hơn như là nguyên nhân, lý do dẫn đến vụ án đó là gì.

3. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Từ những so sánh trên, ta có thể thấy được, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là 2 loại nhận thức khác nhau nhưng lại có một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với nhau, nó được biểu hiện ở chỗ nhận thức cảm tính là cơ sở cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính; nhận thức lý tính nhờ có tính khái quát cao hiểu được bản chất nên đóng vai trò định hướng cho nhận thức cảm tính để có thể phản ánh được sâu sắc hơn. Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển. Ví dụ: Khi gặp một bài toán khó, nhận thức cảm tính sẽ cho ta nhận thấy đây là một bài toán khó và cần phải tìm các phương pháp giải quyết khác nhau. Nhưng sau khi bắt tay và làm bào ta cố gắng suy nghĩ, áp dụng rất nhiều phương pháp để giải quyết bài toán đó. Đến khi ta tìm mọi cách ta biết rồi vẫn không tìm ra

hội dành học bổng nếu cần thiết. Ví dụ khi học môn Tâm lý học đại cương, sinh viên được giao tìm hiểu về sự khác nhau giữa nhu cầu và hứng thú, bài tìm hiểu sẽ làm theo hình thức nhóm. Nhận thức cảm tính sẽ giúp sinh viên biết chủ đề mình tìm hiểu là một chủ đề khá thú vị và bắt buộc phải làm vì đó là bài tập được giao để lấy điểm. Sau đó nhận thức lý tính sẽ khiến sinh viên biết nên cần làm nhóm với bạn nào, phân chia công việc ra sao và cần làm những gì để bài thuyết trình của mình gây hấp dẫn người nghe là cô và các bạn học khác. Thứ ba, nhận thức giúp sinh viên hòa đồng với bạn học xung quanh, với môi trường học tập mới, nhất là sinh viên năm nhất mới bước vào trường. Rời khỏi môi trường cấp 3, bước sang một môi trường hoàn toàn mới là môi trường đại học, nơi mà sinh viên chủ yếu là tự học và không còn có sự giám sát của cha mẹ, thầy cô nữa, nơi mà sinh viên học tập không chỉ với lớp mình mà còn học với lớp khác nữa thì nhận thức sẽ giúp sinh viên thích ứng và làm quen với môi trường mới này. Ví dụ một bạn sinh viên năm nhất vừa mới trúng tuyến vào trường, được gặp rất nhiều các bạn cùng trang lứa với mình, nhận thức cảm tính sẽ cho sinh viên đó biết bạn này xinh đép, bạn này đẹp trai, bạn kia dễ gần sau đó nhận thức lý tính sẽ giúp bạn sinh viên đó tìm cách để làm quen, từ đó các mối quan hệ xung quanh sẽ trở nên thân thiết hơn. Hay là việc đăng kí tín chỉ học tập, một việc sinh viên chưa bao giờ phải làm ở các lớp dưới, nhận thức cảm tính cho biết đây là một việc mới lạ, cần tìm hiểu, nhận thức lý tính sẽ nhắc nhở sinh viên phải tìm hiểu cách đăng kí sao cho hợp lý, căn thời gian đăng kí để tránh không đăng kí được. Cuối cùng, nhận thức cho sinh viên biết nên cân nhắc giữa việc học tập, tham gia câu lạc bộ và đi làm thêm để lấy thêm kinh nghiệm. Đối với một số người việc học tập là trên hết nhưng cũng có bạn muốn kết hợp giữa học tập và tham gia câu lạc bộ để kết bạn, giao lưu học hỏi nhiều hơn và cũng có bạn muốn đi

làm thêm vừa để tích lũy kinh nghiệm vừa để kiếm thêm thu nhập. Việc đó dựa vào nhận thức của các bạn khác nhau. Giả sử một bạn thích kết hợp giữa học tập và tham gia các câu lạc bộ, nhận thức cảm tính cho bạn đó thấy rằng câu lạc bộ là một nơi thú vị và đáng để gửi gắm 4 năm đại học của mình. Nhận thức lý tính sẽ cho bạn đó biết theo cá tính hay sở thích của bản thân để lựa chọn các câu lạc bộ phù hợp. Từ đó sẽ tìm cách để hoàn thành bài phỏng vấn một cách tốt nhất và khi trở thành thành viên câu lạc bộ đó rồi mình phải làm thế nào để có thể hòa nhập với mọi người, hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng như tham gia hoạt động ngoại khóa của câu lạc bộ. Nói tóm lại nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng như các hoạt động của sinh viên. Nó góp mặt trong tất cả các mặt của hoạt động, đóng vai trò thiết yếu quyết định việc làm, lựa chọn của sinh viên là đúng hay sai, có phù hợp với hoàn cảnh hay không. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính hỗ trợ, bổ sung cho nhau, giúp đời sống sinh viên trở nên phong phú và khách quan hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Giáo trình Tâm lý học đại cương
  2. Luật Nhân dân https://luatnhandan.vn/moi-quan-he-giua-nhan-thuc-cam-tinh-va-nhan-thuc- ly-tinh-trong-tam-ly-hoc/