Download tiểu luận quản trị chuỗi cung ứng and more Essays (university) Supply Management in PDF only on Docsity!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA KINH TẾ
TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
ĐỀ TÀI
TÌM HIỂU CHUỖI CUNG ỨNG
MÌ ĂN LIỀN “A NGON”
GVHD: TS. Vòng Thình Nam
Mã LHP: SCMA430709_23_1_
SVTH: Võ Tiến Hoàng - 21132066
Thủ Đức, ngày 27 tháng 10 năm 2023
DANH SÁCH SINH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2023 - 2024
STT Họ và tên MSSV SĐT Chữ ký 1 Võ Tiến Hoàng 21132066 0394877950 Nhận xét của giảng viên: ….……………………………………………………………………………………………. ….……………………………………………………………………………………………. ….……………………………………………………………………………………………. ….……………………………………………………………………………………………. ….……………………………………………………………………………………………. ….……………………………………………………………………………………………. ….……………………………………………………………………………………………. ….……………………………………………………………………………………………. ….…………, ngày … tháng … năm… Giảng viên chấm điểm
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Logo công ty …………………………………………………………….. Hình 2.1. Chuỗi cung ứng xuôi chiều…………………….………………………… Hình 2.2. Chuỗi cung ứng ngược chiều.……………………………………………. Hình 2.3. Trang web công ty Bình Đông…………………………………………… Hình 2.4. Logo công ty Thuận Phát Hưng………………………………………….. Hình 2.5. Dây chuyền sản xuất ..…………………………………………………… Hình 2.6. Quy trình sản xuất mì……………………………………………………. Hình 3.1. Nhà bán lẻ…..…………………………………………………………… Hình 3.2. Logo công ty SOTRANS…………………………………………………
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu doanh nghiệp Hình 1.1 Logo công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần LecFood Việt Nam
- Trụ sở chính: TP. Dĩ An, Bình Dương
- Ngày 22/10/2002, LecFood Việt Nam ra đời, là công ty nhỏ, hộ gia đình, và sản xuất, cung cấp nước mắm ở tỉnh Ninh Thuận với tên gọi ban đầu là Công ty Thuận An. Đến năm 2005, Công ty chính thức ra mở rộng và cung cấp sản phẩm cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 2008, công ty tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm của mình gồm mì, dầu ăn, nước chấm… Trong suốt 6 năm giai đoạn từ 2005-2010, công ty đã nỗ lực phát triển để đưa các sản phẩm mới đến nhiều người tiêu dùng trên cả nước. Công ty đã đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” vào năm 2010. Năm 2008, sản phẩm mì ăn liền “A Ngon” chính thức ra đời, đây được cho là bước tiến mới của công ty ở thị trường hàng tiêu dùng trong nước. Năm 2010, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần LecFood Việt Nam, chuyên sản xuất các sản phẩm, thực phẩm tiêu dùng cho bữa ăn của gia đình.
- Trong giai đoạn phát triển, LecFood đã xây dựng được cho mình thương hiệu cũng như nền tảng cơ sở vững chắc khi có 4 nhà máy sản xuất tại KCN Bình Dương, bên trong nhà máy là dây chuyền sản xuất theo công nghệ Nhật Bản.
- Với nhân lực hơn 4000 công nhân nhà máy và 100 nhân sự văn phòng, công ty luôn cố gắng nỗ lực không ngừng để mang đến những sản phẩm chất lượng nhất cho người tiêu dùng.
dưỡng ngăn nguy cơ bệnh tật cũng được tăng lên, vì vậy dầu ăn từ đậu nành của doanh nghiệp cũng có cơ hội phát triển tại thị trường trong nước. 1.2. Tình hình thị trường
- Khách hàng hiện tại:
- LecFood tập trung cung cấp các sản phẩm của mình cho khách hàng trong nước, cụ thể là những khách hàng có độ tuổi từ 18 đến 55 tuổi, phủ sóng toàn quốc và không phân biệt giới tính hay vùng miền. LecFood chủ yếu cung cấp sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng là các hộ gia đình nhỏ thông quan các kênh bán lẻ, đại lý.
- Ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang xuất khẩu số lượng nhỏ các mặt hàng trong khu vực Đông Nam Á để gia tăng lợi nhuận và danh tiếng.
- Khách hàng tương lai: LecFood dự định mở rộng sản phẩm của mình sang thị trường Trung Quốc, nơi có số lượng khách hàng tiềm năng rất lớn, đặc biệt là thế hệ trẻ tại đây. 1.3. Tình hình xuất nhập khẩu
- Giai đoạn hiện tại:
- Theo số liệu Tổng cục Hải quan công bố ngày 11/9/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 8 sơ bộ đạt 62,1 tỷ USD, tăng 8,8% so với tháng trước và giảm 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 436,44 tỷ USD, giảm 12,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 9,8%; nhập khẩu giảm 15,9%. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng năm 2023 sơ bộ xuất siêu 19,9 tỷ USD
- Riêng đối với LecFood, nhập khẩu các nguồn nguyên liệu chính liệu sản xuất trong tháng 9/2023 ướt tính đạt tổng giá trị là 9,7 triệu USD, tăng 5,8% về giá trị so với tháng 8/2023. Đồng thời các nguyên phụ liệu khác cũng được nhập khẩu với tổng trị giá là 494.749 USD trong tháng 9/
- Về xuất khẩu, Lec Food đã xuất đi cho thị trường Đông Nam Á các mặt hàng tiêu dùng với tổng trị giá hơn 30,1 triệu USD trong tháng 9/2023 gồm mì, phở, nước mắm, dầu ăn…
- Dự báo xuất nhập khẩu trong thời gian tới:
- Theo dự báo, hoạt động xuất khẩu trong quý cuối cùng của năm 2023 sẽ tiếp tục khởi sắc bởi lạm phát tại các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, châu Âu… có xu hướng hạ nhiệt, tồn kho ở các nước đang giảm dần. Cùng đó, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cũng tăng cao vào dịp lễ hội cuối năm. Hơn nữa, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ việc các tập đoàn đa quốc gia chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
- Cũng tương tự như xuất khẩu, tình hình nhập khẩu trong nước quý cuối năm 2023 cũng sẽ có xu hướng tăng lên do tết 2024 sắp đến, đặc biệt là việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng trong tết từ thị trường Trung Quốc.
2.1. Hoạch định, lập kế hoạch ➢ Nghiên cứu thị trường:
- Mục tiêu: Hiểu rõ nhu cầu thị trường và xu hướng tiêu dùng.
- Hành động:
- Phân tích nhu cầu thị trường cho mì ăn liền, bao gồm nhu cầu trong nước và nước ngoài
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc, cùng ngành ➢ Lập kế hoạch sản xuất:
- Mục tiêu: Đảm bảo quá trình sản xuất ổn định và chất lượng, đáp ứng đủ số lượng sản phẩm cần cung ứng ra thị trường
- Hành động:
- Thiết lập quy trình sản xuất chi tiết.
- Quản lý nguồn cung và kiểm soát chất lượng.
- Xác định số lượng sản phẩm cần sản xuất. ➢ Quản lý nguồn cung:
- Mục tiêu: Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu và thành phần chính cho quá trình sản xuất
- Hành động:
- Tìm kiếm, chọn lựa và xây dựng mối quan hệ đối tác với các nhà cung cấp.
- Đánh giá và kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào ➢ Kho bãi:
- Mục tiêu: Đảm bảo kho luôn có đủ hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Hành động:
- Tiến nhận sản phẩm đã được sản xuất để lưu trữ.
- Duy trì hàng hóa luôn ở trạng thái tốt nhất và sẵn sàng khi thị trường cần
- Sử dụng hệ thống quản lý kho hiệu quả.
- Thiết lập mô hình dự báo để dự đoán nhu cầu. ➢ Kiểm soát chất lượng
- Mục tiêu: Đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm khi đến tay khách hàng
- Hành động:
- Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
- Theo dõi quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng. ➢ Phân phối:
- Mục tiêu: Giao hàng đúng hạn, đúng nơi và hiệu quả.
- Hành động:
- Xây dựng mạng lưới vận chuyển đáng tin cậy.
- Tối ưu hóa hệ thống phân phối: Chi phí vận chuyển, số lượng sản phẩm…
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nhà phân phối trung gian ➢ Theo dõi và Đánh giá:
- Mục tiêu: Đánh giá hiệu suất và thực hiện các điều chỉnh đối với các công đoạn
- Hành động:
- Theo dõi chỉ số hiệu suất chính.
- Tổ chức đánh giá định kỳ và lắng nghe phản hồi khách hàng (Bộ phận R&D và chăm sóc khách hàng đảm nhiệm) ➢ Đối phó với rủi ro:
- Mục tiêu: Chuẩn bị cho các vấn đề tiềm ẩn.
- Hành động:
- Xây dựng các phương án để đối phó với các rủi ro tiềm ẩn
- Xác định và xử lý kịp thời các sự cố không may
- Đảm bảo trạng thái sẵn sàng trong tình huống đặc biệt
- Duy trì một hệ thống khẩn cấp linh hoạt. ➢ Cải tiến liên tục:
- Mục tiêu: Phát triển và cải thiện liên tục chuỗi cung ứng.
- Hành động:
- Tổ chức họp định kỳ để đánh giá tổng thể sản phẩm và đưa ra cải tiến.
- Sẵn sàng thí nghiệm và áp dụng các cải tiến mới. Tùy vào tình hình, công ty có thể thay đổi kế hoạch hoạt động của mình để đảm bảo luôn đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng và kịp thời.
● Công nghệ: áp dụng công nghệ hiện đại từ Nhật Bản, đảm bảo chất lượng sợi mì không bị giảm trong quá trình sản xuất Hình 2.5. Dây chuyền sản xuất 2.3. Sản xuất
- 1 nhà máy sản xuất gói gia vị và 3 sản xuất mì được đặt cạnh nhau tại Khu công nghiệp Bình Dương, diện tích hơn 8.000 m2, chi phí đầu tư 30 triệu USD.
- Năng lực sản xuất: 500 gói mì/ phút - 250.000 thùng mì/ ngày
- Áp dụng công nghệ sản xuất của Nhật Bản
- 80% quy trình sản xuất là tự động hóa
- Quy trình:
Hình 2.6. Quy trình sản xuất mì
- Sản phẩm sau khi được sản xuất sẽ được đóng gói lại chung với gói gia vị, sau đó lưu trữ tại kho. 2.4. Phân phối
- Mạng lưới phân phối: LecFoodViệt Nam sản xuất và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ người tiêu dùng cả nước với khoảng 700 triệu gói mì mỗi năm. Với số lượng xe giao hàng là hơn 250 xe trên một ngày, giúp LecFood luôn đảm bảo các sản phẩm của mình được phân phối một cách ổn định nhất.
➢ Thông báo và ghi chú: Thông báo vấn đề đến cơ quan quản lý thực phẩm và công bố cho công chúng. Ghi chú về lý do thu hồi và thông tin chi tiết về sản phẩm. ➢ Dừng sản xuất và phân phối: Dừng ngay lập tức sản xuất và phân phối các lô sản phẩm bị ảnh hưởng. ➢ Thu hồi sản phẩm: Xác định cách thu hồi sản phẩm từ người tiêu dùng và các cửa hàng, đại lý. Bộ phận chăm sóc khách hàng có nhiệm vụ liên hệ với khách hàng để tiếp nhận sản phẩm, cung cấp hướng dẫn cho người tiêu dùng về cách trả lại sản phẩm cũng như hỗ trợ khách hàng nếu có vấn đề về sức khỏe trong quá trình sử dụng sản phẩm. ➢ Đánh giá sai hỏng: Sau khi đưa về kho hàng hóa, phòng nghiên cứu và phát triển sẽ tiến hành kiểm định, đánh giá mức độ sai hỏng của lô hàng, tìm ra nguyên nhân để giải thích với khách hàng cũng như khắc phục cho quá trình sản xuất sau này. ➢ Xử lý sản phẩm thu hồi: Hủy hoặc xử lý sản phẩm thu hồi theo cách an toàn và yêu cầu của cơ quan quản lý thực phẩm. ➢ Kiểm soát và cải thiện quy trình: Sau khi đã xác định được nguyên nhân của sai hỏng, công ty sẽ tiến hành rà soát và điều chỉnh lại quy trình làm việc để tránh sự cố không đáng có đối với khách hàng của mình. ➢ Giao tiếp với công chúng: Cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực về vấn đề để xây dựng lòng tin từ phía người tiêu dùng.
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG
MÌ ĂN LIỀN “A NGON”
3.1. Lựa chọn nhà phân phối
- Lập danh sách các nhà phân phối uy tín:
- Các siêu thị: Co.op Mart, BigC, Mega, Bách hóa xanh, Aeon.
- Cửa hàng tiện lợi: Family Mart, Circle K, Ministop, GS
- Tổng đại lý ở các tỉnh thành
- Các nhà bán buôn trung gian: Nhà bán lẻ, tạp hóa nhỏ ở các khu vực dân cư
- Xây dựng các chính sách ưu đãi với nhà phân phối:
- Chiết khấu 5 % với các đơn hàng có số lượng 50.000 gói mì trở lên
- Cung cấp thông tin về thị trường của ngành cho các kênh: Nhu cầu thị trường, các đối thủ cạnh tranh, dự báo nhu cầu,...
- Bảo vệ quyền lợi khi có bất cập giữa các nhà phân phối
- Được đào tạo, huấn luyện, hướng dẫn về phương pháp bán hàng, marketing, thúc đẩy doanh số
- Hỗ trợ đơn vị vận chuyển đến đại lý… Hình 3.1. Nhà bán lẻ 3.2. Thị trường tiêu thụ
- Đặc điểm thị trường:
- Địa lý: gồm 2 khu vực là thành phố và nông thôn, nhu cầu ở khu vực thành phố sẽ cao hơn bởi dân số đông. Ngoài ra, khu vực miền Nam được xem là thị trường tiêu thụ nhiều mì gói hơn bởi mức độ đô thị hóa cao dẫn đến năng lực sản xuất lớn.
3.4. Quản trị đơn hàng ➢ Xác định nhu cầu đơn hàng:
- Thu thập dữ liệu: Để xác định nhu cầu đơn hàng, quá trình thu thập dữ liệu từ khách hàng, dựa trên lịch sử đơn hàng, xu hướng thị trường và dự báo kinh doanh là quan trọng. Trong 6 tháng đầu năm 2023, nhu cầu mì ăn liền trong nước là 4 tỷ gói. Dự báo trong năm 2024, thị trường Việt Nam sẽ tiêu thụ hơn 8,8 tỷ gói mì ăn liền, tăng 2,8% so với 2023
- Phân tích dữ liệu và đưa ra quyết định: Dựa vào nhu cầu thị trường đã thu thập để phân tích nguyên nhân vì sao nhu cầu tăng, nhu cầu tập trung chủ yếu ở nhóm khách hàng nào, tỷ lệ phân bổ ra sao… ➢ Quyết định số lượng và thời điểm giao hàng:
- Tối ưu hóa số lượng đơn hàng: Xác định số lượng hàng cần đặt để đáp ứng nhu cầu mà không tạo ra tình trạng quá tồn kho hoặc thiếu hụt.
- Các chuỗi siêu thị lớn đặt ra thời gian đặt hàng là 4 ngày/đơn hàng mì ăn liền “A Ngon” 30.000 gói cho mỗi cửa hàng, trung bình 1 năm khoảng 91 đơn hàng.
- Các cửa hàng tạp hóa, bán lẻ nhỏ đặt hàng 10-15 ngày/ đơn hàng, trung bình 1 năm khoảng 24 - 36 đơn hàng
- Quyết định thời điểm giao hàng: Xác định thời điểm giao hàng để tối ưu hóa quá trình chuỗi cung ứng và đảm bảo rằng hàng hóa đến đúng lúc. Đối với các nhà phân phối gần khu vực chi nhánh hay tổng kho của doanh nghiệp, bán kính nhỏ hơn 150km có thời gian vận chuyển đơn hàng là 1 ngày. Với nhà phân phối cách tổng kho từ 150 - 500km sẽ có thời gian vận chuyển là 2 ngày và từ 500km trở lên là 3 ngày. Đồng thời trước khi chất hàng để vận chuyển, sản phẩm cần phải được đặt trước 1 tháng để bộ phận kế hoạch có thể lên lịch sản xuất và phân phối phù hợp. ➢ Quản lý tồn kho:
- Giữ tồn kho ở mức tối thiểu: Tránh sự chồng chéo và chi phí lưu trữ cao bằng cách duy trì tồn kho ở mức tối thiểu cần thiết. Áp dụng phương pháp tồn kho an toàn, mức tồn kho an toàn bằng 5% tổng nhu cầu hiện có cung cấp ra thị trường.
Đồng thời sử dụng phương pháp FIFO - “Nhập trước xuất trước” để đảm bảo hàng hóa trong kho không bị giảm chất lượng
- Theo dõi và đánh giá tồn kho: Sử dụng hệ thống quản lý tồn kho để theo dõi và đánh giá hiệu suất tồn kho. Cụ thể, LecFood sử dụng phần mềm ERP là SAP để quản trị cho “A Ngon” và các dòng sản phẩm khác, giúp đảm bảo quản lý, theo dõi hàng hóa trong kho hiệu quả. Sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để kiểm soát tình hình nhập-xuất hàng hóa được liên tục. ➢ Quản lý thông tin đơn hàng:
- Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS): Sử dụng hệ thống OMS để theo dõi và quản lý thông tin đơn hàng từ khách hàng, đơn vị vận chuyển và các bên liên quan khác. Cụ thể, doanh nghiệp cũng áp dụng SAP vào quy trình này. Các chứng từ như phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, vận đơn, hóa đơn… được kiểm tra kỹ càng trong mọi đơn hàng
- Tích hợp dữ liệu: Cần có sự trao đổi dữ liệu thông tin về đơn hàng để đảm bảo sản phẩm đến tay hay khách hàng kịp thời và đúng yêu cầu. Ví dụ như thông số sản phẩm, yêu cầu đặc biệt khi giao hàng, phương thức thanh toán, đơn vị vận chuyển… ➢ Đối tác vận chuyển: LecFood lựa chọn công ty SOTRANS để vận chuyển phân phối mì ăn liền “A Ngon” đến các kênh phân phối. Cụ thể, phí vận chuyển là 14.000 vnd/1km với mỗi xe tải lớn và 21.000vnd/1km với xe tải nhỏ, và các phụ phí khác như phí biến động nhiên liệu, phí thông quan, phí khắc phục sự cố... Đồng thời SOTRANS cũng cung cấp giải pháp, lộ trình vận chuyển để tối ưu chi phí khi phân phối hàng. Với những đợt vận chuyển quy mô lớn, quãng đường dài có trị giá từ 4 triệu thì SOTRANS sẽ chiết khấu 5%. Hình 3.2. Logo công ty SOTRANS