Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Tiểu luận PT BCTC thầy Lợi, High school final essays of Finance

Công ty điện lực dầu khí nhơn trạch 2

Typology: High school final essays

2023/2024

Uploaded on 05/23/2024

dangphat-vo
dangphat-vo 🇻🇳

1 / 30

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN
—&œ–
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 5 năm 2024
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY
CỔ PHẦN DIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 2
GIẢNG VIÊN : HUỲNH LỢI
LHP : 24D1ACC50702002
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 7
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e

Partial preview of the text

Download Tiểu luận PT BCTC thầy Lợi and more High school final essays Finance in PDF only on Docsity!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA KẾ TOÁN

—&œ– Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 5 năm 2024

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY

CỔ PHẦN DIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 2

GIẢNG VIÊN : HUỲNH LỢI

LHP : 24D1ACC

NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 7

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA

STT MSSV Họ tên Mức độ đóng góp 18 31201025501 Nguyễn Thị Như Nguyệt 100% 19 31211022139 Lê Thị Quỳnh Như 100% 20 31211022140 Trần Thị Huỳnh Như 100% 30 31201023581 Nguyễn Đức Thuật 100%

MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY

  1. Thông tin chung về công ty

Tên giao dich: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ NHƠN TRẠCH 2 Tên công ty bằng tiếng Anh: PETROVIETNAM POWER NHON TRACH 2 JOINT STOCK COMPANY Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 3600897316 Đăng ký kinh doanh lần đầu do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Đồng Nai cấp ngày 20/6/2007 .Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 31/5/ Vốn điều lệ: 2.878.760.290.000 đồng Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2021: 4.233.573.732.490 đồng Địa chỉ: Trung tâm điện lực dầu khí, xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai Số điện thoại: (0251) 2225 899 Số fax: (0251) 2225 897 Website: www.pvpnt2.vn Mã cổ phiếu: NT

2. Ngành nghề kinh doanh - Ngành, nghề kinh doanh chính: Sản xuất, truyền tải và phân phối điện. - Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy. Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan. Kho bãi và lưu giữ hàng hóa. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ. Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác. Giáo dục nghề nghiệp: đào tạo nguồn nhân lực về quản lý vận hành, bảo dưỡng, và sửa chữa các công trình nhiệt điện. Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa. Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, PVPower NT2 có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác để đảm bảo chiến lược phát triển của Công ty mà pháp luật không cấm.

  1. Giá trị cốt lõi ● NT2 trở thành biểu tượng thân thiện, hiệu quả và an toàn: - Thân thiện: Công nghệ thân thiện với môi trường; thân thiện trong hợp tác, ứng xử; Tạo dựng và phát triển thương hiệu, bản sắc văn hóa doanh nghiệp, với tinh thần xây dựng công ty trở thành “mái nhà chung” cho tập thể CBCNV và địa chi đầu tư tin cậy cho các cổ đông.
  • Chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.
  • Chính sách ổn định, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. soát của Nhà nước, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
    • Nguy cơ thay đổ chính sách bất ngờ, gây ảnh hưởng đến hoạ động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường - Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, giúp giảm thiểu tác động môi trường.
  • Doanh nghiệp cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tuân thủ các quy định về môi trường.
  • Doanh nghiệp có chương trình trồng cây xanh, cải thiện cảnh quan môi trường xung quanh nhà máy.
  • Nhà máy điện sử dụng nhiên liệu khí đốt, phá thải khí CO2 và các kh khác vào môi trường.
  • Hệ thống xử lý nước thải chưa hoàn thiện, có thể gây ô nhiễm mô trường nước.
  • Hoạt động vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm có thể gây ô nhiễm tiếng ồn. Xã hội - Nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, đặc biệt là khu vực Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh, nơi nhà máy điện Nhơn Trạch 2 đang hoạt động.
  • Doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ cộng đồng, phát triển giáo dục, y tế, tạo việc làm cho người dân địa phương.
  • Giá điện cao, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
  • Hoạt động của nhà máy điện có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
  • Mâu thuẫn với ngườ dân địa phương trong quá trình giải phóng mặ
  • Doanh nghiệp tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, được đánh giá cao về trách nhiệm xã hội. bằng và xây dựng nhà máy. Kỹ thuật công nghệ
  • Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có hiệu quả cao, giảm thiểu tác động môi trường.
  • Doanh nghiệp áp dụng các công nghệ thông tin vào quản lý, vận hành nhà máy, nâng cao hiệu quả hoạt động.
  • Doanh nghiệp thường xuyên cập nhật và áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh.
  • Chi phí đầu tư vào công nghệ cao còn lớn. -Thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao để vận hành và bảo trì các công nghệ mới.
  • Nguy cơ rủi ro công nghệ, như sự cố an ninh mạng, có thể ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy. Kinh tế - Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng.
  • Nhu cầu sử dụng điện của khu vực Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh, nơi nhà máy điện Nhơn Trạch 2 đang hoạt động, cao hơn mức bình quân chung cả nước.
  • Doanh nghiệp có giá thành sản xuất điện cạnh tranh so với các nhà máy điện khác trong khu vực.
  • Giá điện chịu sự kiểm soát của Nhà nước, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Lãi suất ngân hàng cao, ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của doanh nghiệp.
  • Biến động giá nguyên liệu đầu vào, như giá kh đốt, ảnh hưởng đến ch phí sản xuất điện.

vụ, đồng thời tăng cường hiệu quả hoạt động để giữ vững vị thế trên thị trường.

- Rủi ro từ biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu có thể gây ra nhiều rủi ro cho ngành năng lượng, bao gồm việc ảnh hưởng đến nguồn cung khí tự nhiên và hạ tầng kỹ thuật. NT2 cần phải xây dựng các kế hoạch dự phòng và chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu để đảm bảo hoạt động ổn định. - Biến động giá khí và dầu: Giá khí và dầu trên thị trường quốc tế luôn biến động, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của NT2. Công ty cần có các chiến lược bảo hiểm rủi ro và quản lý chi phí hiệu quả để đối phó với biến động này. - Quy định và chính sách môi trường ngày càng nghiêm ngặt: Các quy định về môi trường đang ngày càng nghiêm ngặt hơn, yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về phát thải và bảo vệ môi trường. NT2 cần đầu tư vào công nghệ xanh và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định này để tránh các rủi ro pháp lý và hình ảnh. 2.2 Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế: ● Cơ hội: - Hỗ trợ đầu tư và chính sách từ Nhà nước: Sự bảo trợ từ Nhà nước và các chính sách ưu đãi dành cho ngành điện lực dầu khí tạo ra nhiều cơ hội cho NT2 để thu hút đầu tư và mở rộng sản xuất. Chính phủ có thể tiếp tục đưa ra các biện pháp hỗ trợ về thuế, tài chính và pháp lý để thúc đẩy sự phát triển của ngành. - Mở rộng hợp tác quốc tế: Việc mở rộng hợp tác quốc tế sau khi gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội mới cho NT2 trong việc tìm kiếm đối tác, công nghệ tiên tiến, và mở rộng thị trường. Điều này có thể giúp NT2 tiếp cận với các nguồn vốn và kỹ thuật hiện đại, tăng cường hiệu quả hoạt động và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Phát triển và ứng dụng công nghệ mới: NT2 có thể đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) để áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất và quản lý năng lượng. Các công nghệ mới có thể giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, -giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh - Tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu: Thị trường năng lượng đang mở rộng không chỉ trong nước mà còn quốc tế. NT2 có thể tận dụng sự uy tín của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và môi trường ổn định của Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu điện lực, mở rộng thị phần và tăng doanh thu. Thách thức: - Áp lực từ các nguồn năng lượng thay thế: Sự phát triển nhanh chóng của các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió và thủy điện đặt ra áp lực lớn lên ngành điện lực dầu khí. NT2 cần phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng mới để duy trì sự cạnh tranh và đảm bảo tính bền vững trong dài hạn. - Biến động giá cả và chính sách thị trường: Thị trường năng lượng luôn biến động với sự thay đổi liên tục của giá khí và dầu. NT2 phải xây dựng các chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả và linh hoạt để đối phó với các biến động này, từ đó đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định. - Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên: Dầu khí là tài nguyên có hạn và sẽ dần cạn kiệt theo thời gian. NT2 cần có kế hoạch dài hạn để tìm kiếm và phát triển các nguồn năng lượng thay thế, cũng như tối ưu hóa sử dụng tài nguyên hiện có để duy trì hoạt động bền vững.

- Cạnh tranh trong ngành năng lượng: Sự cạnh tranh trong ngành năng lượng ngày càng gia tăng với sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp mới và các công ty năng lượng tái tạo. NT2 cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tối ưu hóa quy trình sản xuất để giữ vững và nâng cao vị thế cạnh tranh. 2.3 Mối đe dọa xâm nhập ngành: ● Cơ hội: - Nguồn cung cấp đầu vào ổn định: Trong ngành điện lực dầu khí, nguồn cung cấp đầu vào, như dầu và khí tự nhiên, thường ổn định. Điều này giúp các doanh nghiệp trong ngành dễ dàng dự đoán chi phí sản xuất và tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định. - Khó rút lui từ thị trường: Do tính quan trọng của ngành điện lực dầu khí đối với nền kinh tế và nhu cầu năng lượng của xã hội, các doanh nghiệp thường không muốn rút lui khỏi thị trường này, tạo ra sự ổn định và độ tin cậy trong đầu tư. - Hỗ trợ từ chính sách pháp luật: Mặc dù ngành này chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật, nhưng các chính sách có thể cung cấp một môi trường kinh doanh ổn định và an toàn, đặc biệt là với các doanh nghiệp lớn và nhà nước. Thách thức: - Chi phí đầu tư ban đầu lớn: Rào cản chi phí đầu tư ban đầu lớn là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường điện lực dầu khí. Điều này có thể làm giảm sự đa dạng hóa và cạnh tranh trong ngành. - Rào cản chiến lược: Sự tồn tại của các doanh nghiệp lớn và tính độc quyền cao trong ngành tạo ra rào cản chiến lược, khiến cho các doanh nghiệp mới gặp khó khăn trong việc tạo lập và mở rộng thị trường. - Phức tạp của chính sách pháp luật: Mặc dù có sự hỗ trợ từ pháp luật, nhưng tính phức tạp của các quy định và chính sách có thể tạo ra rào cản đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và mới gia nhập thị trường. 2.4 Khả năng thương lượng của khách hàng Tiềm năng khách hàng rất lớn: tất cả các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đều sử dụng điện (sinh hoạt thường ngày, công việc…). Hiện nay độc quyền của ngành điện được xếp vào những ngành độc quyền tự nhiên, tức là rất khóa để có thể thiết lập một cơ chế cạnh tranh khi mạng lưới thống nhất và độc nhất do một ngành quản lý. Chính vì thế mức giá điện đưa ra là cố định và không có sự chênh lệch do tính chất độc quyền. Chính vì thế áp lực từ năng lực thương lượng của khách hàng thấp và rủi ro ảnh hưởng lên CTCP Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 đồng thời thấp do các doanh nghiệp đều chung một mức giá điện 2.5 Sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành ● Cơ hội: - Đảm bảo mức lợi nhuận tối thiểu: Giá bán điện cho EVN được tính toán trong khung giá của Bộ Công Thương, đảm bảo mức giá trần và giá sàn cho

chiếm 8,14%, Cao đẳng/ Trung cấp là 8,72% gồm 15 người và cuối cùng là Công nhân Kỹ thuật/ Lao động phổ thông gồm 26 người chiếm khoảng 15,12% tổng số lao động. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và CBCNV được khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. NT2 đã triển khai kịp thời các khóa tập huấn, cập nhật cho CBCNV về nội dung, văn bản mới của Luật Lao động, Luật Doanh nghiệp,... (giá trị thực hiện năm 2023 là 208,77 triệu đồng với 48 lượt học viên). Do đó, đội ngũ lao động NT2 luôn được nâng cao tay nghề, phát huy năng lực chuyên môn, vận hành Nhà máy an toàn, hiệu quả. Chính vì điều này mà hiệu suất lao động luôn được đánh giá cao, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn ở mức ổn định, lợi nhuận sau thuế đạt 100% so với kế hoạch dù cho tình hình sản xuất kinh doanh năm 2023 đã phải đối mặt với nhiều khó khăn. Ngoài ra, 100% người lao động của công ty đều được tham gia BHXH, BHYT, các BH chăm sóc sức khỏe, BH hưu trí tự nguyện,... và hưởng các chế độ phụ cấp khác như: tiền ăn ca, hỗ trợ nhà ở, du lịch nghỉ dưỡng hàng năm,... Với phương châm “Thân thiện, hiệu quả, an toàn”, NT2 xây dựng môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, cạnh tranh thi đua công bằng, trang thiết bị đầy đủ, tạo điều kiện phát huy năng lực, khả năng sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Về tài nguyên thiên nhiên môi trường: Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 có quyền sử dụng và khai thác tài nguyên môi trường liên quan đến ngành công nghiệp điện và dầu khí. Cụ thể, công ty có thể sử dụng các nguồn tài nguyên như: Nguồn năng lượng điện: Công ty có thể khai thác và sử dụng tài nguyên năng lượng điện để sản xuất và cung cấp điện cho khách hàng. Điều này giúp công ty duy trì hoạt động sản xuất ổn định và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Nguồn dầu khí: Công ty cũng có thể khai thác và sử dụng tài nguyên dầu khí để sản xuất và cung cấp các sản phẩm liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí. Việc này giúp công ty tham gia vào thị trường năng lượng và tạo ra lợi nhuận từ việc khai thác và chế biến tài nguyên này. NT2 sử dụng nguồn nguyên liệu chính là khí thiên nhiên (Gas) được khai thác từ mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt, Hải Thạch Mộc Tinh và Nam Côn Sơn,.. Nguồn nguyên liệu dự phòng cho nhà máy là dầu DO. Bên cạnh đó, sản phẩm điện đặc thù được phát lên lưới điện quốc gia, không tồn kho nên không tốn nguyên vật liệu dự trữ như ác ngành tiêu dùng, xây dựng,... Nguồn nước: NT2 sử dụng 2 nguồn nước chính là nước thủy cục và nước mặt. Nước thủy cục phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt NT2 được cung cấp bởi Công ty cấp nước Đồng Nai. Nước mặt dùng để làm mát thiết bị nhà máy, được khai thác từ sông Đồng Tranh theo Giấy phép khai thác. Do đặc thù sản xuất điện, NT2 chủ yếu chỉ sử dụng nước để làm mát, không tái chế nên không ảnh hưởng đến môi trường. Việc sử dụng tài nguyên môi trường như năng lượng điện, dầu khí và nước mang lại lợi ích kinh tế lớn cho Công ty, bằng cách tạo ra nguồn thu ổn định từ việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ liên quan, tối ưu hoá chi phí sản xuất giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh và tăng cường cạnh tranh và đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội từ việc tạo ra sản phẩm, tạo việc làm và thuế cho ngành công nghiệp.

Về thông tin: Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 sở hữu: Công nghệ: Công nghệ sản xuất điện từ khí thiên nhiên. Tài sản vô hình: Quá trình cải tiến và tối ưu hóa quy trình sản xuất điện. Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn. Dữ liệu khách hàng. Tài sản trí tuệ: Bằng sáng chế về công nghệ sản xuất điện từ khí thiên nhiên. Nhãn hiệu và logo "Nhơn Trạch 2". Quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng kiến và cải tiến công nghệ. Tài sản thương hiệu: Nhãn hiệu "Nhơn Trạch 2". Uy tín và danh tiếng trên thị trường năng lượng. Giá trị thương hiệu được công nhận. Kết luận: Với 4 nguồn lực: tài sản và vốn chủ sở hữu, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên môi trường, thông tin, từng nguồn lực sẽ có những điểm mạnh cụ thể khác nhau: Tài sản và vốn chủ sở hữu: Công ty có vốn hóa tốt và tài sản đủ lớn để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh. Việc tăng tổng tài sản và tăng nguồn vốn chủ sở hữu trong thời gian ngắn cho thấy sự tăng trưởng bền vững và khả năng tài chính ổn định của công ty. Nguồn lao động: Công ty quan tâm và đầu tư vào nguồn nhân lực, thể hiện qua việc nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ lao động. Việc có lực lượng lao động tương đối nhỏ nhưng chất lượng cao có thể giúp công ty duy trì và nâng cao hiệu suất lao động, góp phần vào hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Tài nguyên thiên nhiên môi trường: Việc sử dụng tài nguyên như khí thiên nhiên, dầu khí và nước một cách hiệu quả cho thấy công ty có khả năng tận dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường. Công ty không chỉ tập trung vào sản xuất mà còn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, giúp tạo ra hình ảnh tích cực trong cộng đồng và thị trường. Thông tin: Công ty sở hữu công nghệ sản xuất điện từ khí thiên nhiên, cũng như các tài sản vô hình và thương hiệu có giá trị. Việc sở hữu những tài sản trí tuệ này giúp công ty duy trì sự độc đáo và tăng cường cạnh tranh trên thị trường, đồng thời bảo vệ lợi ích và giá trị thương hiệu của công ty. Qua đây, có thể thấy rằng công ty có năng lực mạnh mẽ để duy trì thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Việc quản lý tốt tài sản, đầu tư vào nhân lực và khai thác tài nguyên môi trường một cách bền vững đều đóng góp vào sự thành công của công ty và giúp tạo ra giá trị cho cả cộng đồng và cổ đông. 3.2 Phân tích chuỗi giá trị

- Tăng cường quản lý rủi ro: Xác định và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến chi phí, chẳng hạn như biến động giá nhiên liệu và gián đoạn liên quan đến thời tiết. Công ty có thể cung cấp dịch vụ điện lực với giá cả cạnh tranh và thu hút được nhiều khách hàng. Công ty tập trung vào sản xuất điện từ khí đốt bằng cách đầu tư vào các nhà máy điện khí đốt hiện đại và hiệu suất cao, tối ưu hóa hoạt động sản xuất để đảm bảo hiệu quả và ổn định. Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm Công ty tập trung vào phân khúc thị trường khách hàng công nghiệp và thương mại, cung cấp sản phẩm điện năng chất lượng cao, ổn định và có giá cả cạnh tranh. Chất lượng sản xuất vượt trội: Công ty chú trọng vào việc cung cấp điện năng chất lượng cao, ổn định và đáng tin cậy. Công ty áp dụng các công nghệ tiên tiến: đầu tư vào công nghệ hiện đại, chẳng hạn như công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp để cải thiện hiệu suất và giảm chi phí; hệ thống quản lý thông tin nhà máy (MIS) - lớp phần mềm liên kết giữa hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và hệ thống điều khiển, giám sát và kiểm soát dữ liệu giải áp (DCS/SCADA); hệ thống thông gió tiên tiến, để cải thiện hiệu suất và đảm bảo hoạt động đáng tin cậy. Trải nghiệm khách hàng tuyệt vời: Công ty chú trọng vào dịch vụ khách hàng, cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc, bao gồm thời gian phản hồi nhanh, hỗ trợ kỹ thuật 24/7 và kênh giao tiếp đa kênh, đồng thời, cung cấp các giải pháp năng lượng tùy chỉnh theo nhu cầu của khách hàng. Phát thải thấp: Cam kết với các biện pháp bảo vệ môi trường, Công ty áp dụng các công nghệ giảm phát thải hiện đại, chẳng hạn như hệ thống khử lưu huỳnh và khử nitơ, để giảm tác động đến môi trường. Vị trí địa lý thuận lợi: Nhà máy điện nằm gần các trung tâm phụ tải lớn, giúp giảm tổn thất truyền tải và đảm bảo cung cấp điện đáng tin cậy cho khách hàng. Các yếu tố đảm bảo dẫn đến thành công của công ty: Lợi thế về quy mô: Công ty có nhà máy điện công suất lớn, cho phép tối ưu hóa chi phí và đạt được lợi thế về quy mô. Khả năng tiếp cận nguồn nhiên liệu: Công ty có hợp đồng dài hạn với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) để cung cấp khí đốt, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho nhà máy. Ưu thế về công nghệ: Công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp tiên tiến giúp công ty nâng cao hiệu suất, giảm chi phí sản xuất và cải thiện độ tin cậy của sản phẩm. Đội ngũ nhân viên có trình độ cao: Công ty sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên vận hành có kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu, đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của nhà máy. Vị trí địa lý thuận lợi: Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 nằm gần các trung tâm công nghiệp và thương mại lớn tại miền Nam Việt Nam, giúp công ty tiếp cận khách hàng thuận tiện và giảm chi phí vận chuyển.

Hỗ trợ của chính phủ: Công ty nhận được sự hỗ trợ của chính phủ trong việc phát triển các dự án điện mới và mở rộng công suất nhà máy. Kết luận: Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 thực hiện các chiến lược cạnh tranh với sự kết hợp giữa chiến lược dẫn đầu về chi phí và chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, điều này đã cho phép công ty đạt được thành công đáng kể. Công ty có thể cung cấp điện năng với giá cả cạnh tranh, thu hút khách hàng và đảm bảo hoạt động hiệu quả, không những thế còn thể hiện khả năng quản lý hoạt động sản xuất cũng như sự linh hoạt và sáng tạo trong việc thích nghi với biến động của thị trường và các yếu tố môi trường khác. Đặc biệt, việc đầu tư vào nhân lực, bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên hiệu quả không chỉ giúp công ty duy trì thế cạnh tranh mà còn tạo ra giá trị và bền vững cho doanh nghiệp. Nhờ những yếu tố đảm bảo này, công ty đã thành công trong việc tiếp cận nguồn nhiên liệu, tận dụng lợi thế công nghệ và phục vụ khách hàng hiệu quả, củng cố vị thế của mình trong ngành năng lượng. Chương 3: Phân tích tài chính

  1. Phân tích theo chiều dọc (BCKQHĐKD phân tích theo chiều dọc - Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2023) Quy mô chung Tỷ lệ % Năm 2022 (VNĐ) Năm 2023 (VNĐ) Năm 2022 Năm 2 8.787.691.488.678 6.385.884.555.364 100% 100% 7.706.165.650.920 5.875.592.170.662 87,69% 92,01% 1.081.525.837.758 510.292.384.702 12,31% 7,99% hính 24.405.784.641 106.841.300.898 0,28% 1,67% 17.755.544.469 34.455.263.465 0,20% 0,54% hiệp 131.432.911.182 69.002.598.374 1,50% 1,08% 956.743.166.748 513.675.823.761 10,89% 8,04% (13.707.298.136) (74.203.841) -0,16% -0, huế 943.035.868.612 513.601.619.920 10,73% 8,04% 45.026.253.993 40.524.877.894 0,51% 0,63% lại 14.592.198.454 - 0,17% - 883.417.416.165 473.076.742.026 10,05% 7,41% Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy được tỷ trọng của các khoản mục so với doanh thu giữa 2 năm đã có sự thay đổi và thay đổi khá đáng kể. Giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm 2023 tăng lên do vậy lợi nhuận gộp giảm 4,32%. Mặc dù doanh thu hoạt động tài chính tăng khá mạnh nhưng do các chi phí

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 N 7.653.692.325.777 6.082.248.450.836 6.149.583.588.676 8.787.691.488.678 6. 6.679.293.388.147 5.187.476.411.014 5.473.777.912.569 7.706.165.650.920 5. 974.398.937.630 894.772.039.822 675.805.676.107 1.081.525.837.758 51 Bảng tỷ lệ thay đổi: Tỷ lệ thay đổi (%) Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 huần 100% 79,47% 80,35% 114,82% 83,44% ng bán 100% 77,67% 81,95% 115,37% 87,97% gộp 100% 91,83% 69,36% 110,99% 52,37% Dựa vào thông tin trên có thể nhận định xu hướng chuyển biến của các chỉ tiêu kinh doanh như sau: Doanh thu thuần: Xu hướng chuyển biến không đều, có biến động mạnh trong giai đoạn 2019-2023. Cụ thể, doanh thu thuần giảm 20,53% trong năm 2020 so với năm 2019, nhưng sau đó tăng trưởng mạnh 14,82% vào năm 2022 và giảm 8,34% trong năm 2023. Giá vốn hàng bán: Xu hướng chuyển biến tương tự như doanh thu thuần, nhưng mức độ biến động thấp hơn. Cụ thể, giá vốn hàng bán giảm 22,33% trong năm 2020 so với năm 2019, sau đó tăng trưởng mạnh 15,37% vào năm 2022 và giảm 7,97% trong năm 2023. Lợi nhuận gộp: Xu hướng chuyển biến phức tạp hơn, với mức tăng giảm đan xen. Cụ thể, lợi nhuận gộp tăng 9,18% trong năm 2020 so với năm 2019, sau đó giảm 30,64% vào năm 2021, tăng trưởng mạnh 10,99% vào năm 2022 và giảm 52,37% trong năm 2023. Qua đây có thể nhận xét rằng tình hình kinh doanh của công ty qua các năm có sự biến động. Biến động này là bất thường vì nó phản ánh sự sụt giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Và để cải thiện tình hình kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn, công ty cần có những chiến lược phù hợp để tăng doanh thu, kiểm soát chi phí và nâng cao lợi nhuận.

4. Phân tích các chỉ số tài chính 2022 - 2023 4.1 Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn 4 .1.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn Công thức: Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn Bảng phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn 2022 - 2023

Chỉ tiêu 2022 2023 Tài sản ngắn hạn (đồng) 4.556.819.822.223 4.770.230.874. Nợ ngắn hạn (đồng) 2.830.940.225.213 4.115.304.743. Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,61 1, Qua bảng phân tích ta thấy:

- Năm 2022, hệ số thanh toán ngắn hạn là 1,61 tức là cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,61đ tài sản ngắn hạn. - Năm 2023, hệ số thanh toán ngắn hạn là 1,16 giảm 0,45 lần tương ứng tốc độ giảm 27,95% so với năm 2022. Nguyên nhân là do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn năm 2023 là 4,68% chậm hơn 10 lần tốc độ tăng nợ ngắn hạn. - Nhìn chung, các chỉ số đang có xu hướng giảm. Mặc dù công ty đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn vẫn chưa được đảm bảo ở mức cao. Vì vậy, công ty nên đa dạng hóa các nguồn huy động vốn để đảm bảo khả năng thanh toán nợ. 4.1.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh Công thức: Hệ số thanh toán nhanh = (Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Nợ phải thu ngắn hạn) / Nợ phải trả ngắn hạn Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh 2022 - 2023 Chỉ tiêu 2022 2023 Tiền và các khoản tương đương tiền (đồng)

Các khoản đầu tư ngắn hạn (đồng)

Phải thu ngắn hạn (đồng) 2.911.381.137.249 2.325.647.847. Nợ ngắn hạn (đồng) 2.830.940.225.213 4.115.304.743. Hệ số thanh toán nhanh 1,5 1, Qua bảng phân tích, ta thấy

- Năm 2022, hệ số thanh toán nhanh là 1,5 tức là cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng 1,5đ tiền và tương đương tiền. - Năm 2023, hệ số thanh toán nhanh là 1,08 giảm 0,42 lần tương ứng tốc độ giảm là 28% so với năm 2022. Nguyên nhân là do tốc độ tăng tiền và tương đương tiền năm 2023 là 1,5% chậm hơn 9 lần tốc độ tăng nợ ngắn hạn. - Công ty có sự thay đổi không tốt về năng lực thanh toán qua hai năm và trị số chỉ tiêu có xu hướng giảm nhưng nhìn chung công ty hoàn thành nghĩa vụ trả nợ của mình (hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1) 4.2 Đánh giá khả năng thanh toán dài hạn