










Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Vai trò của con người trong quá trình công nghệ hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Typology: Schemes and Mind Maps
1 / 18
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2021
2.3.2 Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp CNH HĐH, sự quan trọng của phát triển con người
1.1 Con người là gì? Theo Chủ nghĩa Mac-Lenin, Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội.Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác ngộ sau:
- Con người là sản phẩm của lịch sử tự nhiên Đó là quá trình tạo thành phương diện sinh học và khả năng thoả mãn những nhu cầu sinh học như : ăn, mặc, ở; hoạt động và nhu cầu tái sản sinh con người. Như vậy, con người trước hết là một tồn tại sinh vật, con người tự nhiên là con người mang tất cả bản tính sinh học, tính loài. Yếu tố sinh học trong con người, trước hết là tổ chức cơ thể và mối quan hệ của nó với tự nhiên, là những thuộc tính, những đặc điểm sinh học, quá trình tâm sinh lý, các giai đoạn phát triển khác nhau thể hiện bản chất sinh học của cá nhân con người. Tuy nhiên, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người và thế giới loài vật là mặt xã hội, là quá trình lao động của con người. - Con người có tính xã hội Con người còn là sản phẩm của lịch sử xã hội và chính lao động là nhân tố giữ vai trò quyết định cho quá trình hình thành con người, khẳng định con người có tính xã hội. Trong lịch sử triết học trước Mác đã có nhiều quan niệm khác nhau phân biệt con người với thế giới loài vật, như con người là động vật biết sử dụng công cụ lao động, hoặc con người có tư duy, v.v… Nhưng, những quan niệm đó cũng chỉ nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã hội của con người. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên: “con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”. Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần để phục vụ đời sống của mình, hình thành phát triển ngôn ngữ và tư duy, xác lập các quan hệ xã hội. - Mối quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội
Mối quan hệ này không chỉ khẳng định nguồn gốc, bản chất sinh vật và xã hội của con người; mà còn khẳng định vai trò quyết định của hệ thống các quy luật khách quan đối với quá trình hình thành và phát triển của con người. Đó là hệ thống các quy luật tự nhiên như là quy luật môi trường, quy luật trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến hóa, v.v… quy định phương diện sinh học của con người. Hệ thống các quy luật tâm lý, ý thức hình thành vận động trên nền tảng sinh học của con người như hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí, v.v… hệ thống các quy luật xã hội quy định các quan hệ xã hội giữa người với người. Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm mặt sinh vật và mặt xã hội. Bởi vì, con người chỉ có thể tồn tại khi thỏa mãn những nhu cầu sinh học, nhưng không phải bất cứ một sản phẩm vật chất nào cũng có sẵn trong tự nhiên mà chủ yếu đều do quá trình sáng tạo của con người thông qua lao động. Xã hội không phải là một thực thể tồn tại độc lập bên ngoài mặt sinh học, cũng không có cái xã hội và cái sinh học thuần túy tồn tại độc lập với nhau, chúng có quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau trong các quan hệ xã hội. Chính vì vậy, con người ngày càng quan tâm đến quá trình cải tạo hiện thực khách quan, cũng như chính lợi ích của cá nhân, tập thể, giai cấp hay của toàn bộ xã hội, không phải do ý thức chủ quan của con người mà do chính điều kiện khách quan và các quy luật khách quan quy định. 1.4 Sự phát triển xã hội loài người trong nền kinh tế hiện nay Sau khi thực hiện tổng kết quá trình phát triển 10 năm từ 1976-1986, với việc nhận định nhiều điểm hạn chế mang tính duy ý chí, nóng vội, chưa đạt kết quả như mong đợi, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội của đường lối Đổi mới ở Việt Nam, 1986) đã phân tích một cách biện chứng mối quan hệ giữa phát huy nhân tố con người với phát triển. Tư duy về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và mục tiêu vì con người được cụ thể hơn, hiện thực, rõ nét hơn khi gắn mối quan hệ đó trong chính sách xã hội. Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng mục tiêu xã hội lại là mục tiêu của
2.1. Khái niệm Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Quan niệm đơn giản nhất về công nghiệp hoá cho rằng “ công nghiệp hoá là đưa đặc tính công nghiệp cho một hoạt động, trang bị ( cho một vùng, một nước), các nhà máy, các loại công nghiệp…” Quan niệm mang tính triết tự này được hình thành trên cơ sở khái quát quá trình hình thành lịch sử công nghiệp hoá ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ. Quan điểm công nghiệp hoá là quá trình xây dựng và phát triển đại công nghiệp, trước hết là công nghiệp nặng của các nhà kinh tế học Liên Xô đã đượ c chúng ta tiếp nhận thiếu sự phân tích khoa học đối với điều kiện cụ thể của nước ta. Cuốn “ Từ điển tiếng Việt” đã giải thích công nghiệp hoá là quá trình xây dựng nền sản xuất cơ khí lớn trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân và đặc biệt công nghiệp nặng, dẫn tới sự tăng nhanh trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động và nâng cao năng suất lao động. Trên thực tế, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước những năm 60, ta đã mắc phải sai lầm đó, kết quả là nền kinh tế vẫn không thoát khỏi nền công nghiệp lạc hậu, nông nghiệp lạc hậu, kết cấu hạ tầng yếu kém… Mặc dù không đạt được mục tiêu nhưng cũng chính nhờ công nghiệp hoá mà nước ta đẫ xây dựng được một số cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định, tạo ra tiềm lực về kinh tế-quốc phòng, phục vụ chiến tranh, đảm bảo được phần nào đời sống nhân dân. Còn theo quan niệm mới phù hợp với điều kiện nước ta thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với đổi mới công nghệ, xây dựng cơ cấu vật chất-kỹ thuật, là quá trình chuyển nền sản xuất xã hội từ trình độ công nghệ thấp sang trình độ công nghệ cao hơn, nhờ đó mà tạo ra sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
2.2 Vai trò của CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay Công nghiệp hoá là một giai đoạn phát triển tất yếu của mỗi quốc gia. Nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển, muốn vươn tới trình độ phát triển cao, nhất thiết phải trải qua CNH. Thực hiện tốt CNH - HĐH có ý nghĩa đặc biệt to lớn và có tác dụng trên nhiều mặt: CNH - HĐH làm phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sức chế ngự của con người đối với tự nhiên, tăng trưởng kinh tế, do đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần quyết định sự thắng lợi của CNXH. Sở dĩ nó có tác dụng như vậy vì CNH - HĐH là một cách chung nhất, là cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ sản xuất, làm tăng năng suất lao động. Tạo tiền đề về vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường vai trò kinh tế nhà nước, nâng cao năng lực tích luỹ, tăng công ăn việc làm, nhờ đó làm tăng sự phát triển tự do và toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế của con người- nhân tố trung tâm của nền sản xuất xã hội. Từ đó, con người có thể phát huy vai trò của mình đối với nền sản xuất xã hội. "Để đào tạo ra những người phát triển toàn diện, cần phải có một nền kinh tế phát triển cao, một nền khoa học kỹ thuật hiện đại, một nền văn hoá tiên tiến, một nền giáo dục phát triển". Bằng sự phát triển toàn diện, con người sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Muốn đạt được điều đó, phải thực hiện tốt CNH - HĐH mới có khả năng thực tế để quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diện nhân tố con người. 2.3. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.3.1. Hoàn cảnh Đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường được gần 20 năm, sau khí chế độ bao cấp được xóa bỏ, trong khoảng thời gian đó, thực hiện mục tiêu “ dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” đất nước ta đã có nhiều khởi sắc về nhiều mặt, trong đó, lĩnh vực kinh tế đã có những bước nhảy tột bậc, tham gia vào nền kinh tế thế giới.Tuy nhiên trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu khủng hoảng. Điều
ngừng phát triển về mặt trí tuệ và không ngừng học hỏi. Do đó, con người góp phần cải tạo, nâng cấp những nguồn lực khác. Không những thế con người có khả năng sáng tạo vô tận, do đó con người có thể tìm ra, phát minh ra những yếu tố không có trong tự nhiên. Điều đó dễ dàng được chứng minh khi chúng ta nhìn vào lịch sử của con người, hệ thống công cụ sản xuất của con người ngày càng hiện đại hơn, được hiện đại hóa, tự động hóa chính là minh chứng rõ ràng nhất cho điều đó. Thứ ba : Theo Mac thì trí tuệ con người có một sức mạnh vô cùng to lớn khi nó được vật thể hóa và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong thời đại hiện nay, khi trình độ khoa học đang phát triển như vũ bão dẫn đến các nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển vận động theo hướng trí thức. Ngày càng có nhiều nhân tài bỏ nước sang các nước phát triển, mất đi một lượng nhân tài lớn. Điều đó được gọi là chảy máu chất xám. Ở nước ta, hiện tượng chảy máu chất xám diễn ra không quá nhiều nhưng nó đang âm thầm mang đi rất nhiều những con người tài giỏi đến những nước khác. Dó đó, việc nâng cao chất lượng con người cần đi đôi với việc tránh tình trạng chảy máu chất xám để chúng ta có thể xây dựng một nguồn lực chất lượng nhất, toàn tâm toàn ý phục vụ cho đất nước. Thứ tư : Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễn đã chứng minh sự nghiệp CNH HĐH còn phụ thuộc vào kế hoạch đường lối chính sách của của Đảng và nhác nước và phụ thuộc rất nhiều vào ý thức và năng lực nhận thức của mỗi người. 2.4 Mục tiêu của con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa Xây dựng nước ta thành một nước có lực lượng sản xuất đạt trình độ tương đối hiện đại, phần lớn lao động thủ công được thay thế bằng lao động sử dụng máy móc, điện khí hóa cơ bản được thực hiện trong cả nước. Năng suất lao động xã hội và hiệu quả kinh tế cao .Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh song công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ tr ọng lớn.
CNH- HĐH không chỉ là một tiến trình đổi mới mà còn là cả một cuộc các mạng vì con người và do con người. Con người là chủ thể , nguồn lực chủ yếu , là mục tiêu của sự phát triển. Mọi thành tích đạt được đều là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ, không ngừng vươn lên của nhân dân ta. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định “ Con người là vốn quý nhất chăm lo cho hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta”. Qua đó có thể thấy được Đảng ta đã nhìn nhận đúng đắn về năng lực của con người khi đặt mục tiêu lâu dài vào con người, qua bao nhiêu năm Việt Nam đi từ thành tựu này đến thành tựu khác. Việc áp dụng khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ có khả năng nắm bắt và vận dụng được nhiều thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ. Sự phát triển của khoa học đủ sức cung cấp luận cứ cho việc hoạch định các chính sách chiến lược và quy hoạch phát triển. Về đời sống vật chất và văn hóa con người có cuộc sống no đủ, có nhà ở tương đối tốt, có điều kiện thuận lợi để đi lại, học hành, chữa bệnh, có mức hưởng thụ văn hóa khá. Quan hệ xã hội lành mạnh, có lối sống văn minh, gia đình hạnh phúc. CNH- HĐH ở Việt Nam thành công hay thất bại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng yêu tố quan trọng nhất vẫn là con người. Để đáp ứng được điều đó chúng ta cần đầu tư hơn nữa trong việc nghiên cứu con người. Yếu tố hàng đầu luôn luôn là về trí tuệ, có kiến thức thì ta mới có thể áp dụng vào việc sử dụng các công cụ, những thành tựu khoa học đã đạt được, sự nhạy bén khi giải quyết vấn đề, và làm chủ được các kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Việc coi thường giáo dục, thờ ơ trước tương lai của giới trẻ là lực cản lớn nhất đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.5. Thực trạng cho vấn đề nguồn lực cho con người ở nước ta hiện nay Trong năm 2020, lao động ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Trong đó là sự chuyển dịch từ sử dụng nhóm lao động đơn giản sang nhóm có trình độ cao. Đây là sự chuyển dịch tích cực và tất yếu theo xu thế phát triển kinh tế. Theo thống kê của FALMI, trong số 110.172 lượt người có nhu cầu tìm việc trong năm 2020 có đến 94,78% lao động qua đào tạo. Trong đó, đại học trở lên
Đào tạo truyền thống: mở lớp học phiên bản doanh nghiệp, có giảng viên đứng lớp và các học viên tiếp thu như cách thức giảng dạy truyền thống. Tính quen thuộc và tương tác cao nhưng chưa tối ưu về chi phí, thời gian; dễ xung đột về lịch trình giữa các phòng ban khác nhau và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chủ quan như tâm trạng giảng viên… Đào tạo trực tuyến e-Learning: xu hướng đào tạo phổ biến hiện nay, đặc biệt trong thời gian hạn chế tiếp xúc do đại dịch COVID-19. e-Learning giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề về chi phí, thời gian, con người mà hình thức truyền thống không làm được mà vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo ở mức tối ưu, đồng thời đảm bảo tạo ra 1 môi trường học tập an toàn cho mọi học viên. Tính linh hoạt cũng được đánh giá cao khi giao quyền chủ động vào tay người học, lớp học chuyển trọng tâm từ giảng viên về chính cá nhân các học viên một cách triệt để. Tất cả những gì người học cần có chỉ là 1 thiết bị có thể kết nối Internet. Đào tạo kết hợp – Blended Learning: là sự kết hợp giữa đào tạo truyền thống và e-Learning. Trọng tâm lớp học vẫn xoay chuyển từ người dạy sang người học nhưng không hoàn toàn loại bỏ vai trò của giảng viên, chỉ chuyển từ vị trí giảng dạy sang hướng dẫn. Học viên chủ động tiếp nhận kiến thức thông qua các bài giảng trực tuyến từ trước, sau đó thảo luận, tương tác với giảng viên tại các lớp học trực tiếp để làm rõ hơn vấn đề vừa tiếp nhận. Trọng dụng người tài thăng tiến hợp lý: một doanh nghiệp thông minh là một doanh nghiệp biết trọng dụng người tài. Cần chú trọng phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài ở đúng nơi đúng chỗ để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc, từ đó xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho tổ chức. Theo đó, doanh nghiệp cần hoàn thiện và đẩy mạnh các chính sách thu hút “chất xám mới” gia nhập công ty, đồng thời tiến hành các chương trình bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có, khai thác tối đa khả năng tiềm ẩn của họ. Mặt khác, nhà quản lý phải xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng, phù hợp với từng vị trí, phòng ban khác nhau để người lao động thấy được cơ hội phát triển lâu dài của mình trong tổ chức. Điều này giúp nhân sự có thể “toàn tâm toàn ý” cống hiến cho sự phát triển chung của doanh nghiệp, đồng thời là yếu tố quan trọng thu hút các nhân tài mới. Nhân sự là yếu tố quan trọng bởi, nền móng nhân sự có vững chắc thì mới có thể xây được tòa cao
tầng mang tên doanh nghiệp thật vững chắc và lâu dài. Guồng quay của xã hội vẫn luôn xoay chuyển, người không chịu chuyển mình sẽ bị bỏ lại phía sau, cần tiếp nhận những giải pháp mới để bổ sung, phát triển những yếu tố truyền thống sẵn có.
Chủ nghĩa xã hội hình thành do con người và do mối quan hệ đúng đắn của con người trong quá trình hình thành và phát triển xã hội nói chung, xã hội chủ nghĩa nói riêng là một vấn đề quan trọng của lý luận tư tưởng Mác Lenin. Ở nước ta, vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã trở thành một phần tất yếu để nước ta hội nhập với thế giới, đưa nước ta từ một nước kém phát triển thành nước có kinh tế và văn hóa xã hội đang trong đà phát triển giàu mạnh. Nhưng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công thì chúng ta không thể phát triển nó theo hướng lỗi thời, lạc hậu mà phải luôn luôn tiếp thu những kiến thức thông suốt và lý luận mới. Sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện kinh tế của Việt Nam, để đáp ứng được điều đó thì chỉ có tư tưởng Mac Lenin mới có thể đáp ứng được thực trạng của nước ta hiện nay. Qua những phân tích trên ta hiểu được tầm quan trọng của tư tưởng Mac Lenin trong việc phát triển của nước ta cũng như là đáp ứng được mọi yêu cầu đã được đặt ra và nó cũng đã chứng tỏ được qua những thành tựu đã đạt được trong hơn 70 năm qua. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung, tuy chúng ta đã đạt được những thành tích đáng kể song đời sống vật chất và tinh thần của người dân còn nhiều thiếu sót. Do đó việc áp dụng triệt để tư tưởng Mac Lenin là kim chỉ nam cho mọi sự phát triển của đất nước vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu đặt ra cho nhà nước, chính phủ và mọi công dân Việt Nam. Chỉ có cách đó, mới giúp chúng ta hoàn thành được công cuộc đổi mới đất nước, đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu