







Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
tiểu luận kinh tế chính trị Lý luận về hàng hóa sức lao động của Mác - Gỉai pháp làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người công nhân lao động nước ta hiện nay.
Typology: Thesis
1 / 13
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
I. Lý luận về hàng hóa sức lao động của Mác
1.1. Khái niệm sức lao động Sức lao động, theo C. Mác, sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực ở trong thân thể, trong nhân cách một con người, thể lực và trí lực mà con người đem ra vận dụng để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị sử dụng nào đó.^1 1.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản xuất nhưng không phải trong bất kì điều kiện nào, sức lao động cũng là hàng hóa. Sức lao động chỉ có thể trở thành hàng hóa khi nó mang những điều kiện sau: Thứ nhất, người lao động phải được tự đo về thân thể, làm chủ sức lao động của mình, và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa. Thứ hai, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa, người đó buộc phải bán sức lao động của mình để kiếm sống. 1.3. Hai thuộc tính của sức lao động Thuộc tính của hàng hóa sức lao động, cũng giống như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. 1.3.1. Giá trị hàng hóa sức lao động Giá trị hàng hóa sức lao động được quyết định bởi lượng thời gian lao động cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Sức lao động là khả năng lao động gắn liền với cơ thể sống của con người. Để sản xuất và tái sản xuất ra năng lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một số lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sức lao động sẽ quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy, hay nói một cách khác, số lượng giá trị sức lao động được xác định bằng số lượng giá trị những tư liệu sinh hoạt để duy trì cuộc sống của người có sức lao động ở trạng thái bình thường. Khác với hàng hoá thông thường, giá trị hàng hoá sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.
(^1) Chủ biên: PGS.TS.Ngô Tuấn Nghĩa, Gíao trình kinh tế chính trị, 2021, tr
Điều đó thể hiện ở chỗ: nhu cầu của công nhân không chỉ có nhu cầu về vật chất mà còn gồm cả những nhu cầu về tinh thần (giải trí, học hành,…). Nhu cầu đó, cả về khối lượng lẫn cơ cấu những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho công nhân không phải lúc nào và ở đâu cũng giống nhau. Nó tùy thuộc hoàn cảnh lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được của mỗi nước, ngoài ra còn phụ thuộc vào tập quán, vào điều kiện địa lý và khí hậu, vào điều kiện hình thành giai cấp công nhân. Đối với một nước nhất định và trong một thời kỳ nhất định thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động là một đại lượng nhất định. Do đó, có thể xác định do những bộ phận sau đây hợp thành gồm có: giá trị những tư liệu sản xuất về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì hoạt động sống của bản thân mỗi người công nhân; phí tổn đào tạo người công nhân để có trình độ tay nghề thích hợp; giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cho gia định người lao động. Như vậy, giá trị sức lao động bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động cho người công nhân và nuôi sống gia đình của anh ta. Hay nói cách khác, giá trị của hàng hóa sức lao động có đặc điểm là được quyết định một cách gián tiếp thông qua các giá trị tư liệu sản xuất ra sức lao động. Để nêu ra được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định, cần nghiên cứu sự tác động lẫn nhau của hai xu hướng đối lập nhau. Một mặt là sự tăng nhu cầu trung bình xã hội về hàng hoá và dịch vụ, về học tập và trình độ lành nghề, do đó làm tăng giá trị sức lao động. Mặt khác là sự tăng năng suất lao động xã hội, do đó làm giảm giá trị sức lao động. Trong điều kiện tư bản hiện đại, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và những điều kiện khác , sự khác biệt của công nhân về trình độ lành nghề, về sự phức tạp của lao động và mức độ sử dụng năng lực trí óc và tinh thần của họ tăng lên. Tất cả những điều kiện đó không thể không ảnh hưởng đến các giá trị sức lao động. Không thể không dẫn đến sự khác biệt theo ngành và theo lĩnh vực của nền kinh tế bị che lấp đằng sau đại lượng trung bình của giá trị sức lao động. 1.3.2. Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động cũng giống như các hàng hoá khác chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình
2.1.1. Thực trạng cung cầu lao động Lực lượng lao động rất dồi dào tiếp tục tăng, tuy nhiên số lượng đông không đồng nghĩa với việc đáp ứng đủ nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp. Bởi số lao động có tay nghề đi kèm với chất lượng đã qua đào tạo của nước ta vẫn còn rất hạn chế. Sự chênh lệch giữa lượng lao động của thành thị với nông thôn còn đang lớn, lượng lao động từ nông thôn đến thành thị tìm việc là rất lớn. Nhưng mục đích chính của những lao động này lên thành phố không phải để học nghề, học việc mà tham gia vào các công việc mang tính chất thời vụ, buôn bán hoặc làm những công việc không đòi hỏi kinh nghiệm, tay nghề. Nguyên nhân là do lao động Việt Nam chỉ mới đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chứ chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp và còn khiến cho người lao động tự làm mất cơ hội việc làm cho bản thân. Đây cũng là nguyên nhân gây ra sự chênh lệch cung
Quá trình nhận thức và vận dụng lý luận về hàng hóa sức lao động của Mác vẫn còn những giới hạn nhất định, chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chỉ nghĩa trong tiến trình toàn cầu hóa kinh tế. Cụ thể như: giá trị sử dụng của hàng hóa còn thấp làm giảm sự cạnh tranh của nước ta trên thị trường thế giới, giá trị của hàng hóa sức lao động chưa bao hàm hết những yếu tố đáp ứng cho yêu cầu tái sản xuất mở rộng sức lao động cho một bộ phận lớn những người làm công ăn lương, hệ thống thông tin lao động việc làm chưa được quản lý chặt chẽ, hệ thống giáo dục – đào tạo chưa đáp ứng được việc nâng cao tay nghề và chất lượng lao động cho sự nghiêp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong thời buổi kinh tế tri thức đang phát triển lớn mạnh. 2.2.2. Sự dịch chuyển lao động Dịch chuyển lao động là một xu thế khách quan của quá trình vận động của các nền kinh tế. Quá trình dịch chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp được đẩy mạnh cùng với quá trình phát triển kinh tế, dịch chuyển cơ cấu ngành và công nghiệp hóa, đô thị hóa. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, xu hướng dịch chuyển lao động nông nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ và là một trong những chỉ báo cho thấy sự phát triển theo hướng ngày càng hiện đại của nền kinh tế. Thách thức lớn nhất hiện nay đối với lao động nói chung và lao động nông nghiệp ở Việt Nam nói riêng là chất lượng lao động còn thấp. Theo đánh giá của nhiều nghiên cứu, trong đó có đánh giá của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, thì chất lượng nguồn nhân lực của nước ta còn khoảng cách khá xa so với các nước phát triển và một số nước trong khu vực. 3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề còn thấp, cơ cấu nguồn nhân lực phân theo trình độ đào tạo còn bất cập, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” vẫn chưa có hướng khắc phục hiệu quả, dẫn đến sử dụng lãng phí nguồn nhân lực; lợi thế giá nhân công rẻ bị mất dần, dạy nghề chưa gắn với nhu cầu việc làm và còn biểu hiện lãng phí. T ính chuyên nghiệp trong kỷ luật lao động của lao động Việt Nam cũng là vấn đề đáng quan tâm. Một bộ phận không nhỏ người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp, thậm chí khi được tập huấn rồi nhưng việc tuân thủ các quy định, quy trình công nghiệp hiện đại của người lao động còn thấp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, mang nặng tác phong của một nền sản xuất nông nghiệp tiểu nông. Đây là một trong những khó khăn khi người lao động dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, đặc biệt là sang các ngành nghề đòi hỏi tính quy chuẩn cao.
2.2. Giải pháp làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người công nhân lao động nước ta hiện nay Nhìn nhận về lý luận sức lao động của C. Mác, vận dụng vào thị trường sức lao động Việt Nam là một vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay. Từ đó, đưa ra một số giải pháp cho thị trường lao động trong nước như sau :
Kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, phát triển thông tin thị trường lao động, hỗ trợ người lao động để kết nối việc làm thành công hỗ trợ tìm việc làm bền vững cho người lao động;
Thiết lập hệ thống thông tin, dữ liệu kịp thời phục vụ hoạt động kết nối cung - cầu lao động; tạo môi trường điều kiện để người lao động và người sử dụng lao động gặp gỡ, trao đổi thông tin về lao động, việc làm.
Vận dụng lý luận hàng hóa sức lao động phải phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế phát triển chung của nền kinh tế tri thức. Điều này đòi hỏi hệ thống giáo dục cần xây dựng và phát triển nhiều hơn nữa cả về chất lượng và số lượng, nhất là về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, về
(^3) TS. Lê Phương Hòa, Dịch chuyển lao động nông nghiệp ở Việt Nam: Một số hàm ý chính sách, Tạp chí cộng sản
chính sách ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp này trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm. Bên cạnh đó, kích cầu bằng việc đầu tư vào phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang được đánh giá là giải pháp tối ưu hơn cả.
Tạo mọi điều kiện cho lao động bị mất việc bằng cách cho vay vốn của quỹ quốc gia để họ có thể giải quyết khó khăn trước mắt, tổ chức nâng cao tay nghề và giúp đỡ người lao động tìm được việc làm. Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Bên cạnh đó bảo hiểm thất nghiệp còn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp.
Hỗ trợ người sử dụng lao động phục hồi, phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động; giảm tối đa các chi phí đóng góp của doanh nghiệp trong năm 2022-2023 về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chi phí công đoàn,... phù hợp với trạng thái “bình thường mới”; có chính sách giảm lãi suất, bổ sung nguồn vốn để hỗ trợ hộ kinh doanh, người lao động phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.
Tóm lại, sự tồn tại và phát triển của hàng hóa sức lao động và thị trường lao động là một tất yếu khách quan. Sức lao động trở thành hàng hóa giúp kích thích người lao động và người sử dụng lao động có những đóng góp tích cực hơn vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước đã được công nhận.
Trong lý luận hàng hóa sức lao động có thể thấy thị trường sức lao động với quan hệ cung cầu về lao động và giá cả hàng hóa sức lao động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu,... Việc phát triển thị trường sức lao động nước ta trong thời gian qua đã thu được những thành quả nhất định, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quan hệ lao động, phát triển kinh tế-xã hội. Nhưng nước ta đang trong thời kỳ quá độ, hơn nữa nước ta là một nước nông ngiệp lạc hậu và đã trải qua nhiều năm chiến tranh trình độ lao động còn thấp kém. Hiện nay mới bước vào những năm đầu tiên của thời kỳ mới, một thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vì vậy lao động nước ta đang mang những sắc thái đặc thù, gắn chặt với trình độ phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Để tồn tại và phát triển, trong thị trường thế giới đầy khắc nghiệt, các nhà kinh tế Việt Nam cần có những chiến lược cụ thể nhằm nâng cao sức cạnh trạnh của hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa sức lao động. Do vây, cần áp dụng triệt để lý luận về hàng hóa sức lao động của C. Mác vào thực tế Việt Nam một cách có hiệu quả để mang lại nguồn nhân lực có chất lượng tay nghề, phẩm chất tốt để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước trong thời đại mới.