

Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Luật thương mại và quản trị kinh doanh quốc tế
Typology: Summaries
1 / 3
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Sơ đồ 1: Dự báo nhu cầu nhập khẩu của các nước về sản phẩm hạt điều của Việt Nam Sơ đồ trên thể hiện dự đoán về nhu cầu nhập khẩu của các nước đối với sản phẩm hạt điều của Việt Nam trong tương lai. Trong sơ đồ này, nhu cầu của các nước được thể hiện qua những vòng tròn với các kích cỡ khác nhau. Vòng tròn của nước nào càng lớn chứng tỏ nhu cầu nhập khẩu hạt điều của nước đó càng cao. Do đó, nhìn từ sơ đồ trên, ta có thể thấy Singapore và New Zealand không phải là thị trường lý tưởng cho việc xuất khẩu điều của Việt Nam. Đối với Singapore thì nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này từ Việt Nam là bằng 0. Trong khi đó, thị trường New Zealand tuy có nhu cầu nhập khẩu nhưng lại có tỉ trọng thấp nhất so với các thị trường khác. Singapore và New Zealand không phải là thị trường tiềm năng cho việc xuất khẩu hạt điều của Việt Nam nói chung cũng như L’angfarm nói riêng. Loại Singapore và New Zealand. Đối với 5 thị trường còn lại là Australia, Canada, United Kingdom, Japan và Malaysia, ta có các số liệu như sau:
Bảng 1: Tỷ trọng giá trị nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam so với giá trị nhập khẩu hạt điều từ thế giới của các nước CPTPP giai đoạn 2018 – 2022 (Đơn vị: Nghìn US Dollar) Bảng 2: Dự đoán giá trị nhập khẩu điều từ Việt Nam của các nước CPTPP giai đoạn 2022 – 2030 (Đơn vị: Nghìn US Dollar) Theo số liệu ghi nhận ở bảng 1, Malysia có tỉ lệ nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam là 38,3% - chỉ bằng khoảng 1/3 so với nhập khẩu từ thế giới và ít nhất trong số 5 nước CPTPP. Qua đó, ta có thể thấy thị trường Malaysia có nhu cầu không cao trong việc tiêu thụ hạt điều Việt Nam. Ngoài ra, nhìn vào bảng 2, ta có thể thấy Malaysia được dự đoán có giá trị nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam tăng dần qua các năm, từ 10,035 nghìn US Dollar năm 2023 đến 18,307 nghìn US Dollar năm 2030, tuy nhiên giá trị nhập khẩu sản phẩm này của Malaysia lại thấp nhất trong số 5 nước CPTPP. Đồng thời, nhu cầu tiêu thụ hạt điều của Việt Nam ở Malaysia trong tương lai còn được thể hiện thông qua sơ đồ 1 với vòng tròn gần như nhỏ nhất, chỉ cao hơn New Zealand và Singapore. Từ đó có thể thấy Malaysia có nhu cầu không cao trong việc tiêu thụ sản phẩm điều so với các nước CPTPP khác trong thời gian sắp tới. Nếu L’angfarm xuất khẩu điều sang Malaysia thì không chỉ phải cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong điều kiện nhu cầu của thị trường không cao – điều này gây khó khăn không nhỏ cho 1 công ty chưa có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu như L’angfarm.