Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4, Thesis of Science education

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4

Typology: Thesis

2017/2018
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 08/16/2021

buidangnhat
buidangnhat 🇻🇳

4.8

(160)

210 documents

1 / 97

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ NGUYỆT QUẾ
THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4
Chuyên ngành:
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VĂN THỊ THANH NHUNG
Thừa Thiên Huế, năm 2018
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f
pf60
pf61
Discount

On special offer

Partial preview of the text

Download THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 and more Thesis Science education in PDF only on Docsity!

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ NGUYỆT QUẾ

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4

Chuyên ngành: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VĂN THỊ THANH NHUNG Thừa Thiên Huế, năm 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Nguyệt Quế

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết là Đọc là GV Giáo viên HS Học sinh HĐTN Hoạt động trải nghiệm

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1: Cách tiếp cận với HĐTN của giáo viên Bảng 1.2: Nhà trường thực hiện triển khai các HĐTN Bảng 1.3: Các phương pháp dạy học được sử dụng trong giờ lên lớp Bảng 1.4: Nhận định mức độ đáp ứng của HĐTN đối với mục tiêu môn học Bảng 1.5: Nhận định về mức độ đáp ứng của HĐTN trong thực tiễn Bảng 2.1: Các tiêu chí đánh giá chung của hoạt động trải nghiệm Bảng 2.2: Phương pháp và công cụ đánh giá hoạt động trải nghiệm Bảng 3.1: Mức độ hứng thú với các hoạt động trải nghiệm đã tổ chức Bảng 3.2: Mức độ lĩnh hội kiến thức bài học Bảng 3.3: Mong muốn của HS về các hoạt động trải nghiệm

thác hết những lợi thế của hoạt động trải nghiệm thì đề tài vẫn thực sự là một hướng đi mới, mang đến giá trị giáo dục trong thời điểm hiện nay. Thực tế cho thấy rằng có nhiều hình thức, phương pháp dạy học được vận dụng trong quá trình dạy học Khoa học lớp 4 ở nhà trường tiểu học và cho đến nay, các phương pháp, hình thức tổ chức đó đều đã gặt hái được những thành công nhất định. Song, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm đã và đang được thực hiện nhưng còn hạn chế và chưa thực sự mang lại những kết quả như mong đợi. Nhiều giáo viên tiểu học vẫn còn lúng túng và trăn trở: làm thế nào để học sinh tích cực, tự giác tham gia các hoạt động trải nghiệm để giúp các em học tập tốt hơn, để những gì học được tác động vào chính cuộc sống của các em? Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4”.

  1. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 4.
  2. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế và tổ chức được các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học 4 phù hợp thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Khoa học 4, đồng thời giúp học sinh phát huy được tính tự giác, tích cực học tập và phát triển toàn diện các năng lực, phẩm chất cho các em.
  3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4. 4.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình nghiên cứu, dạy học môn Khoa học 4 tại Trường Tiểu học Nghĩa Lộ - Thành phố Quảng Ngãi.
  4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4.

5.2. Phân tích mục tiêu, cấu trúc, nội dung môn Khoa học lớp 4 để làm cơ sở cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm thông qua các nội dung kiến thức. 5.3. Điều tra, khảo sát thực trạng để đánh giá nội dung, cách thức, kết quả tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Khoa học lớp 4 ở nhà trường tiểu học hiện nay. 5.4. Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4. 5.5. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi, hiệu quả việc tổ chức cho học sinh học tập môn Khoa học lớp 4 qua một số hoạt động trải nghiệm đã thiết kế, đề xuất.

  1. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lí thuyết
    • Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước liên quan đến đổi mới cách dạy và học hiện nay theo hướng tích cực hóa hoạt động học của học sinh.
    • Nghiên cứu các công trình có liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học, các tư liệu, sách, báo, tạp chí, luận văn và các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để xây dựng các hoạt động trải nghiệm. 6.2. Điều tra thực trạng Điều tra thực trạng dạy học Khoa học 4 ở trường Tiểu học Nghĩa Lộ - Thành phố Quảng Ngãi bằng các phiếu điều tra liên quan tới nội dung nghiên cứu trên đối tượng học sinh và giáo viên. 6.3. Phương pháp chuyên gia Trao đổi, xin ý kiến của các nhà nghiên cứu, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực đang nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia để định hướng cho việc triển khai đề tài. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm tổ chức một số hoạt động trải nghiệm trong dạy môn Khoa học cho học sinh lớp 4 đã đề xuất để đánh giá tính khả thi của đề tài.
  2. Lược sử vấn đề nghiên cứu 7.1. Trên thế giới

tạo như “Why Adventure?”, “Working with you” (cụ thể là nêu bật lí do tại sao đưa trải nghiệm vào quá trình giáo dục, giới thiệu một số chương trình - khóa học trải nghiệm có ích dành cho lứa tuổi học sinh tiểu học) thì “Adventure Learning Professional Development for teacher” là tài liệu tham khảo và là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường sao cho hiệu quả nhất. Cả hai tài liệu có điểm chung là đều nhấn mạnh vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo, xem đó là những “vận động có lợi” tạo ra cơ hội cho học sinh áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, mở rộng vốn hiểu biết trên tất cả mọi lĩnh vực, phát triển vốn kinh nghiệm sống cũng như năng lực sử dụng từ ngữ [30] Như vậy, có thể thấy vấn đề về việc học tập qua trải nghiệm được các nhà khoa học, nhà giáo dục nước ngoài quan tâm nghiên cứu về nhiều khía cạnh khác nhau: bản chất, vai trò, hình thức, chu trình học trải nghiệm,… Đây chính là tiền đề quan trọng hỗ trợ cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. 7.2. Trong nước Bắt nhịp với xu thế chung đồng thời hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh giai đoạn sau 2015, các nhà khoa học trong nước đã công bố khá nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về hoạt động trải nghiệm. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Tiểu biểu là bài viết của PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống nghiên cứu “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ kinh nghiệm quốc tế và vấn đề của Việt Nam”. Tác giả giới thiệu kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục phổ thông nước Anh và Hàn Quốc. Đây đều là những nước đã đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào chương trình đào tạo từ sớm và đạt được những kết quả to lớn. Đồng thời tác giả cũng cho rằng chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp nhà trường gắn liền với cuộc sống, xã hội; giúp học sinh phát triển hài hòa giữa thể chất và tinh thần. Việc thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở nhà trường phổ thông được các nước phát triển thực hiện một cách linh hoạt, có nước do nhà trường tổ chức, có nước do tổ chức xã hội kết hợp với nhà trường để tổ

chức chương trình này một cách hài hòa vừa giúp học sinh trải nghiệm thực tiễn vừa học tốt các môn học chính khóa. [20] Bài viết “Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông” của ThS. Bùi Ngọc Diệp đã trình bày một số hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông bao gồm: Hoạt động câu lạc bộ; tổ chức trò chơi; tổ chức diễn đàn; sân khấu tương tác; tham quan dã ngoại; hội thi/ cuộc thi; tổ chức sự kiện; hoạt động giao lưu; hoạt động chiến dịch; tình nguyện, nhân đạo[6].... Nhóm tác giả Nguyễn Thị Liên - Nguyễn Thị Hằng - Tưởng Duy Hải - Đào Thị Ngọc Minh với cuốn sách “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông” cũng đưa ra khá đầy đủ cơ sở khoa học của tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, những nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức và định hướng đánh giá hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. Các nhà khoa học cũng đã đề xuất những mẫu thiết kế hoạt động trải nghiệm với các yêu cầu cơ bản: (1) Đảm bảo khung logic của các hoạt động trong một chủ đề Hoạt động trải nghiệm ; (2) Đảm bảo sự trải nghiệm của học sinh; (3) Đảm bảo môi trường để học sinh trải nghiệm. [14] Trong dự thảo “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể sau năm 2015”, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được chú trọng và đề cao trong vai trò hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho người học. “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trong đó, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất, nhân cách, các năng lực,... từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của mình” [1, tr10]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên đã mang đến một nguồn tư liệu phong phú cho việc thiết kế, tổ chức các hoạt động dạy học từ theo hình thức trải nghiệm. Mặc dù chưa có một đề tài nào đề cập trực tiếp đến việc thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học lớp 4, song nhờ những

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CỦA VIỆC THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4

1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm Trước sự phát triển của nền khoa học giáo dục hiện đại, nền giáo dục nước ta cũng đang trên đà đổi mới căn bản và toàn diện. Với những xu hướng phát triển giáo dục mới để bắt kịp với sự phát triển của xã hội thì việc xuất hiện các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp giáo dục mới dựa trên sự kế thừa và phát huy từ các nền giáo dục hiện đại trên thế giới là điều tất yếu. Trong các hình thức đổi mới đó, phải kể đến hình thức dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, với nhiều cách hiểu khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử như: hoạt động giáo dục tổng hợp hay hoạt động giáo dục đặc biệt, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Để hiểu rõ được về khái niệm “hoạt động trải nghiệm”, cần xuất phát từ hai thuật ngữ “hoạt động” , “trải nghiệm” và mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng.  Hoạt động Cuộc sống cá nhân hằng ngày là một “dòng hoạt động”, nói cách khác, cá nhân là chủ thể của các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động là quá trình cá nhân thực hiện các quan hệ giữa họ với thế giới tự nhiên, xã hội, người khác và bản thân. Đó là quá trình chuyển hóa năng lực lao động (cùng với các phẩm chất tâm lí) của bản thân thành sự vật, thành thực tế và quá trình ngược lại chính là sự “tách những thuộc tính sự vật của thực tế quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủ thể” [13].  Trải nghiệm Trong cuộc sống hằng ngày, thuật ngữ trải nghiệm được dùng một cách thường xuyên và phổ biến, nên cũng có những cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về trải nghiệm này. Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Trải có nghĩa là “đã từng qua, từng biết, từng chịu đựng”, còn nghiệm có nghĩa là “kinh qua thực tế nhận thấy điều đó đúng”. Như

vậy, trải nghiệm có nghĩa là quá trình chủ thể được trực tiếp tham gia hoạt động và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. [18] Theo Từ điển Wikipedia, “Trải nghiệm là tổng quan khái niệm bao gồm tri thức, kĩ năng có được sau khi quan sát sự vật hoặc sự kiện thông qua sự tham gia, tiếp xúc trực tiếp đến sự vật hoặc sự kiện nào đó”. Theo Từ điển bách khoa tâm lí học - giáo dục học Việt Nam, “Trải nghiệm, theo nghĩa chung nhất, là bất kỳ một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức) trong đời sống tâm lí của từng người. Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn của tâm lí học, là những tín hiệu bên trong nhờ đó có ý nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với cá nhân được ý thức, chuyển thành ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự giác các tác động cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân” [21]. Các nhà nghiên cứu khác cho rằng “trải nghiệm là những tồn tại khách quan tác động vào giác quan con người, tạo ra cảm giác, tri giác, biểu tượng, con người cảm thấy có tác động đó và cảm nhận nó một cách rõ nét, để lại ấn tượng sâu đậm, rút ra bài học vận dụng vào thực tiễn đời sống, hình thành nên các thái độ giá trị” [16]. Trải nghiệm luôn gắn liền với hoạt động. Con người qua những hoạt động lao động, vui chơi, học tập hàng ngày, đã tạo ra những trải nghiệm cho chính mình về cảm xúc, tư duy, kinh nghiệm. Khi gắn hoạt động và trải nghiệm, chúng ta có thể thấy được mối liên hệ qua lại giữa chúng. Chính hoạt động tạo ra trải nghiệm và ngay cả trong hoạt động cũng đã bao hàm trải nghiệm. Nhưng không thể dùng phép cộng đơn giản giữa hai thuật ngữ là đã hình thành ngay khái niệm “hoạt động trải nghiệm”. Phải hiểu rằng chỉ những hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành những năng lực, phẩm chất cho người học đảm bảo đầy đủ cả hai yếu tố hoạt động và trải nghiệm mới được gọi là những hoạt động trải nghiệm. Trong “Tài liệu tập huấn Kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong

các kinh nghiệm được tích lũy và dần chuyển hóa thành năng lực của người học. Các mô hình hoạt động trải nghiệm giúp gắn kết người học - người dạy, người học - nhà trường và còn tạo cầu nối giúp học sinh phát triển các kĩ năng sống cần thiết, các loại năng lực để làm hành trang bước vào đời. 1.1.2. Đặc trưng của hoạt động trải nghiệm 1.1.2.1. Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo mang tính tích hợp và phân hóa cao Nội dung của hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực hoạt động và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mĩ, nghệ thuật, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông…..Nội dung giáo dục của hoạt động trải nghiệm sáng tạo thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. Các nội dung của hoạt động trải nghiệm thường thuộc 4 nhóm sau đây:

  • Nhóm các hoạt động xã hội
  • Nhóm các hoạt động học thuật
  • Nhóm các hoạt động nghệ thuật và thể thao
  • Nhóm các hoạt động định hướng nghiệp. 1.1.2. Hoạt động trải nghiệm được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng Hoạt động trải nghiệm được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hội thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan du lịch, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,...), thể dục thể thao, câu lạc bộ, tổ chức các ngày hội, các công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật... Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Trong quá trình thiết kế, tổ chức, đánh giá các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cả giáo viên lẫn học

sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động. Sự đa dạng của hình thức trải nghiệm cũng tạo cơ hội thực hiện giáo dục phân hóa. Với nhiều hình thức tổ chức đa dạng, hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức theo các quy mô khác nhau nhau: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường. Với một quy mô khác nhau sẽ tạo được những hiệu quả giáo dục khác nhau. Tuy nhiên, tổ chức theo quy mô nhóm và quy mô lớp có thế hơn về nhiều mặt như: tổ chức đơn giản, không tốn kém, mất ít thời gian, học sinh tham gia được nhà nhiều hơn và có nhiều khả năng hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh hơn. Địa điểm tổ chức hoạt động trải nghiệm cũng khá phong phú, không gò bó trong một giờ dạy nhất định, mà có thể tổ chức ở các địa điểm khác nhau cho phù hợp với từng bày dạy như: thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học tin học, sân trường… hay các địa điểm ngoài trường như: công viên, nhà máy, xí nghiệp…. Có thể nói, căn cứ vào mục tiêu của hoạt động trải nghiệm mà giáo viên cần phải biết cách lựa chọn và thiết kế, tổ chức cho phù hợp với bài học, nhu cầu của học sinh, điều kiện lớp học… 1.1.2.3. Hoạt động trải nghiệm mang tính sáng tạo Học qua trải nghiệm là quá trình học tích cực, sáng tạo và hiệu quả bởi hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân học sinh. Nó có khả năng huy động sự tham gia tích cực của học sinh vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân; tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng; được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè…Từ đó hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. 1.1.2.4. Hoạt động trải nghiệm đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

Hoạt động học tập trải nghiệm khuyến khích các hoạt động học tập của học sinh. Phương pháp này chủ yếu tạo ra nhiều hoạt động trải nghiệm liên tiếp cho học sinh để các em khám phá từng bước khả năng sáng tạo của mình. Học sinh không phải học thuộc lòng ý nghĩa hay giá trị của mỗi chủ đề bài học mà các em được rèn luyện óc quan sát, cách miêu tả hay cách phỏng vấn các chủ đề mà các em đang quan tâm. Các em làm quen với phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin, trình bày bằng các hình thức đa dạng như triển lãm, thuyết trình, báo tường, kịch nói….các kết quả tìm hiểu của mình hay của nhóm mình. Sự đam mê, chủ động khám phá sẽ dẫn các em đến sự sáng tạo. Thông qua hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo, các em sẽ được rèn luyện nhiều kĩ năng sống mà không một phương pháp dạy học nào có thể đạt được. Với hoạt động trải nghiệm đòi hỏi người thầy không nhằm truyền thụ một chiều cho học sinh những kiến thức hàn lâm, cũng không dừng lại ở việc giúp học sinh nắm bắt được những gì đề cập đến trong mỗi chủ đề, mà hướng đến việc cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề nội dung và ý nghĩa của bài học, từ đó hình thành học sinh phương pháp đọc và quan sát một cách tích cực, chủ động, có quan điểm và chính kiến cá nhân. Sự tương tác trong lớp học được đánh giá rất cao. Học sinh được kì vọng sẽ suy nghĩ về các kiến thức mà mình được dạy rồi liên hệ thực tế, phát triển và trình bày ý kiến cá nhân Dạy học trải nghiệm sáng tạo thiên về phương pháp, kĩ năng giúp học sinh phát triển được năng lực và thái độ tích cực để có thể tự mình tiếp nhận và sử lí những thông tin được học hay không được học trong chương trình. Tóm lại, học từ trải nghiệm là một phương thức học hiệu quả, nó giúp hình thành năng lực cho người học. Học từ trải nghiệm có thể thực hiện với bất cứ lĩnh vực tri thức nào, khoa học hay đạo đức, kinh tế, xã hội…Học từ trải nghiệm cũng cần được tiến hành có tổ chức, có hướng dẫn theo quy trình nhất định của nhà giáo dục thì hiệu quả của việc học qua trải nghiệm sẽ tốt hơn. Hoạt động giáo dục nhân cách học sinh chỉ có thể tổ chức qua trải nghiệm.

1.1.3. Vai trò của hoạt động trải nghiệm Ngày nay, giáo dục trải nghiệm đang tiếp tục phát triển và hình thành mạng lưới rộng lớn trên toàn thế giới. UNESCO đã nhìn nhận: Giáo dục trải nghiệm như là một triển vọng tương lai tươi sáng cho giáo dục toàn cầu trong các thập kỉ tới. Edgar Dale (1946) cũng chỉ ra rằng: Chúng ta nhớ… 20 % những gì chúng ta đọc 20 % những gì chúng ta nghe 30 % những gì chúng ta nhìn 90 % những gì chúng ta làm. Có thể nói, rõ ràng, hoạt động trải nghiệm sáng tạo có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học, bởi lẽ: Thứ nhất, HĐTN giúp phát huy được tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh và khai thác tiềm năng của học sinh bằng sự nỗ lực của chính bản thân mình. Học tập trải nghiệm chú trọng vào việc giúp học sinh khai thác những tiềm sẵn có, định hình những thói quen, tính cách tốt ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển tiếp theo. Tổ chức HĐTN góp phần phát triển khả năng quan sát, tìm tòi suy nghĩ, đặc biệt là khả năng tư duy đến cao độ…Các HĐTN luôn luôn gắn liền với thực tiễn chính vì thế nó nâng cao tính cộng đồng, tập thể, có thể coi đây là hoạt động đời thường có ý nghĩa vượt ra khỏi phạm vi không gian lớp học. Từ đó, hình thành cho các em lòng tự tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao trong học tập, lòng trung thực, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ nhau trong học tập, khắc phục chủ quan, tự mãn, ỷ lại tạo ra tâm thế động lực tích cực cho người học, cho HS quen với cách làm việc có tính hệ thống. Đồng thời, khi tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được trải qua thực tiễn, được “nhúng” mình trong các tình huống giáo dục, trong các môi trường giáo dục khác nhau và từ đó tạo điều kiện cho học sinh phát huy khả năng sáng tạo của mình một cách tối đa. Phương pháp học này không áp đặt học sinh mà giáo viên chỉ quan sát và đưa ra các gợi ý, trợ giúp các em, khuyến khích tối đa sự sáng tạo của học sinh.