Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Thesis Psychology (About learning and memory), Thesis of Introduction to Psychology

The importance of learning and memory toward study

Typology: Thesis

2024/2025

Uploaded on 06/01/2025

yen-gia
yen-gia 🇻🇳

5

(1)

1 document

1 / 11

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO KẾT QUẢ TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
ĐỀ 1: TRÌNH BÀY NGẮN GỌN NỘI DUNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỌC
TẬP VÀ TRÍ NHỚ (LEARNING AND MEMORY). NÊU LÊN VÀ GIẢI THÍCH MỘT
SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP VỀ HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ, TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ ĐỂ THÚC ĐẨY HÀNH VI TÍCH CỰC
CỦA CÁ NHÂN TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HÀNG NGÀY.
Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Kiên Trung
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2024
Họ và tên :
MSSV :
Lớp : DHCQK49
Mã lớp HP :
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa

Partial preview of the text

Download Thesis Psychology (About learning and memory) and more Thesis Introduction to Psychology in PDF only on Docsity!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO KẾT QUẢ TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC

ĐỀ 1: TRÌNH BÀY NGẮN GỌN NỘI DUNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỌC

TẬP VÀ TRÍ NHỚ (LEARNING AND MEMORY). NÊU LÊN VÀ GIẢI THÍCH MỘT

SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP VỀ HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ, TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT GIẢI

PHÁP NÂNG CAO HỌC TẬP VÀ TRÍ NHỚ ĐỂ THÚC ĐẨY HÀNH VI TÍCH CỰC

CỦA CÁ NHÂN TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HÀNG NGÀY.

Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Kiên Trung

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2024

Họ và tên : MSSV : Lớp : DHCQK

Mã lớp HP :

MỤC LỤC

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
  • TRƯỚC ĐÂY CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết
      • 2.1.1. Học tập
      • 2.1.2. Trí nhớ
    • 2.2. Tổng quan các lý thuyết và mô hình nghiên cứu trước đây
      • 2.2.1. Thuyết hành vi (Behaviorism Theory)
      • 2.2.2. Thuyết học tập nhận thức (Cognitive Learning Theory)
      • 2.2.3. Mô hình trí nhớ đa kho (Multi-store Memory Model)
      • 2.2.4. Mô hình Tháp học tập (Learning Pyramid)
  • CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ ỨNG DỤNG
    • 3.1. Tầm quan trọng của học tập và trí nhớ
    • 3.2. Một số vấn đề thường gặp
      • 3.2.1. Quên nhanh thông tin đã học
      • 3.2.2. Học tập bề mặt (Surface learning)
      • 3.2.3. Áp dụng kiến thức vào thực tế
    • 3.3. Đề xuất giải pháp
      • 3.3.1. Áp dụng kỹ thuật học tập chủ động
      • 3.3.2. Sử dụng chiến lược ghi nhớ ngắt quãng (Spaced repetition)
      • 3.3.3. Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần
  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

TRƯỚC ĐÂY

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Học tập Học tập được định nghĩa là quá trình thay đổi tương đối bền vững trong hành vi hoặc tiềm năng hành vi của cá nhân thông qua trải nghiệm hoặc thực hành (Schunk, 2012). Học có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm đọc sách, tham gia lớp học, xem video, tìm hiểu thông qua trải nghiệm thực tế, và trao đổi với người khác. 2.1.2. Trí nhớ Theo góc nhìn Tâm lý học, trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh kinh nghiệm của con người bằng biểu tượng. Một quá trình tâm lý được mở đầu bằng sự ghi nhớ, diễn biến bằng sự giữ gìn và kết thúc bằng sự tái tạo. Nếu như cảm giác và tri giác phản ánh sự vật hiện tượng tác động trực tiếp đến giác quan của chúng ta hay tư duy, tưởng tượng phản ánh cái mới, cái tương lai thì trí nhớ lại phản ánh sự vật hiện tượng đã tác động đến bản thân chúng ta mà không có sự tác động của chúng trong hiện tại. Trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người được thể hiện qua nhiều dạng như: trí nhớ hình ảnh, trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc hay trí nhớ từ ngữ-logic.

2.2. Tổng quan các lý thuyết và mô hình nghiên cứu trước đây

2.2.1. Thuyết hành vi (Behaviorism Theory) Thuyết học tập hành vi (Behaviorism Theory) được phát triển bởi John B. Watson vào đầu thế kỷ 20 và sau đó được mở rộng bởi B.F. Skinner, tập trung vào việc nghiên cứu hành vi có thể quan sát được và mối quan hệ giữa kích thích và phản ứng (Lefrançois, 2019). Theo Skinner, lý thuyết này giả định rằng tất cả hành vi đều là kết quả của quá trình học tập thông qua tương tác với môi trường, và rằng hành vi có thể được định hình thông qua các quá trình củng cố hoặc trừng phạt. Theo đó, học tập được định nghĩa là một quá trình phản xạ có điều kiện, sự thay đổi hành vi của một người là kết quả phản ứng của bản thân với các sự kiện trong môi trường. Thuyết học tập hành vi đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục và tâm lý học ứng dụng.

2.2.2. Thuyết học tập nhận thức (Cognitive Learning Theory)

Thuyết học tập nhận thức, được phát triển bởi các nhà tâm lý học như Jean Piaget, Lev Vygotsky và Jerome Bruner vào giữa thế kỷ 20, tập trung vào các quá trình tư duy nội tại diễn ra trong quá trình học tập. Thuyết này nhấn mạnh vai trò của các quá trình nhận thức như trí nhớ, sự chú ý, và giải quyết vấn đề trong việc tiếp thu và xử lý thông tin mới (Schunk, 2012). Theo lý thuyết này, học tập là học tập là sự tiếp thu hoặc tổ chức lại các cấu trúc nhận thức, xử lý và lưu trữ thông tin một cách chủ động của người học thông qua các giác quan nghe và nhìn. Người học thu được kết quả học tập tốt nhất khi họ cấu trúc được kiến thức để tạo ra sự liên kết giữa kiến thức mới và kiến thức sẵn có (Piaget, 1952).

2.2.3. Mô hình trí nhớ đa kho (Multi-store Memory Model)

Mô hình trí nhớ đa kho đề xuất trí nhớ con người bao gồm ba hệ thống lưu trữ riêng biệt: trí nhớ cảm giác (sensory memory), trí nhớ ngắn hạn (short-term memory), và trí nhớ dài hạn (long-term memory) (Baddeley, 2007). Theo đó, thông tin đầu tiên được tiếp nhận qua các giác quan và lưu trữ trong trí nhớ cảm giác trong một khoảng thời gian rất ngắn (khoảng 1-3 giây). Nếu được chú ý, thông tin sẽ chuyển sang trí nhớ ngắn hạn, nơi nó có thể được duy trì trong khoảng 15-30 giây và có khả năng lưu trữ giới hạn. Cuối cùng, thông qua quá trình lặp lại và xử lý sâu, thông tin có thể được chuyển vào trí nhớ dài hạn, nơi nó có thể được lưu trữ vô thời hạn với dung lượng gần như không giới hạn (Cowan, 2008).

Hình 2.1. Mô hình trí nhớ đa kho

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ ỨNG DỤNG

3.1. Tầm quan trọng của học tập và trí nhớ

Học tập và trí nhớ là hai quá trình tâm lý cơ bản, có vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển kỹ năng, kiến thức, và hành vi của cá nhân. Học tập là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức, tìm hiểu về cái mới và trau dồi cái cũ. Không những vậy, học tập còn giúp chúng ta có những hành vi tích cực, đúng đắn phù hợp với đạo đức. Trí nhớ có thể hiểu là một “công cụ” giúp chúng ta ghi nhớ lại những kinh nghiệm đã từng, hay nói cách khác nó là tấm gương phản ánh lại những gì trong quá khứ. Trong lĩnh vực giáo dục, khả năng học tập hiệu quả và ghi nhớ thông tin là nền tảng cho thành công học thuật và phát triển nghề nghiệp. Nghiên cứu của Gathercole và Alloway (2008) đã chỉ ra rằng khả năng trí nhớ làm việc có mối tương quan chặt chẽ với thành tích học tập của học sinh ở nhiều môn học khác nhau. Hơn nữa, trong bối cảnh xã hội hiện đại với sự bùng nổ thông tin và yêu cầu ngày càng cao về năng lực thích ứng, khả năng học hỏi liên tục và thích ứng với những thay đổi trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Những người có khả năng học tập và ghi nhớ tốt sẽ có lợi thế lớn trong việc cạnh tranh trên thị trường lao động và còn mở ra nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Trong đời sống hằng ngày, học tập và trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì các mối quan hệ xã hội. Khả năng ghi nhớ tên, khuôn mặt và thông tin cá nhân của người khác có thể cải thiện đáng kể chất lượng tương tác xã hội (Palermo và cộng sự, 2017). Ghi nhớ và đáp ứng các nhu cầu, sở thích và kỳ vọng của người khác cũng làm tăng sự hài lòng trong các mối quan hệ. Nghiên cứu của Gottman và cộng sự (1998) về các cặp đôi cho thấy khả năng ghi nhớ và đáp ứng các "bản đồ tình yêu" của đối phương có liên quan chặt chẽ đến sự ổn định và hạnh phúc trong mối quan hệ.

3.2. Một số vấn đề thường gặp

3.2.1. Quên nhanh thông tin đã học Đường cong quên lãng thể hiện mối quan hệ giữa thời gian trôi qua kể từ khi học một thông tin mới và tỷ lệ thông tin còn được ghi nhớ. Thông qua các thí nghiệm tự thực hiện, Ebbinghaus đã phát hiện ra rằng tốc độ quên diễn ra nhanh nhất ngay sau khi học và sau đó chậm dần theo thời gian. Theo đó, con người có xu hướng quên đi 50% thông tin học được sau 1 giờ và 70% sau 1 ngày nếu không ôn tập. Nguyên nhân chính bao gồm:

  • Thiếu sự lặp lại và củng cố thông tin;
  • Không liên kết thông tin mới với kiến thức đã có;
  • Học tập thụ động, không tạo ra ý nghĩa cá nhân với thông tin.

Hình 3.1. Đường cong quên lãng

3.2.2. Học tập bề mặt (Surface learning)

Ngược lại với học tập sâu (Deep learning), học tập bề mặt (surface learning) là một phương pháp học tập trong đó người học tập trung vào việc ghi nhớ thông tin một cách máy móc mà không đi sâu vào hiểu bản chất của vấn đề. Khái niệm này được giới thiệu bởi Marton và Säljö (1976) trong nghiên cứu về cách sinh viên tiếp cận việc đọc các bài báo học thuật. Mặc dù học tập bề mặt có thể hiệu quả trong việc vượt qua các bài kiểm tra ngắn hạn, nó không dẫn đến kiến thức bền vững, lâu dài hoặc khả năng áp dụng kiến thức trong các tình huống đời thực.

3.2.3. Áp dụng kiến thức vào thực tế

Một nghiên cứu của Baldwin và Ford (1988) đã chỉ ra rằng chỉ có khoảng 10- 15% kiến thức học được trong các khóa đào tạo được áp dụng hiệu quả vào công việc. Nguyên nhân có thể là thiếu cơ hội thực hành trong quá trình học, khi nhiều chương trình đào tạo tập trung vào lý thuyết mà không có đủ bài tập thực hành. Ngoài ra, việc không hiểu sâu bản chất của vấn đề, chỉ học thuộc lòng cũng là một rào cản lớn. Có nhiều trường hợp sinh viên chỉ ghi nhớ thông tin để vượt qua bài kiểm tra thay vì hiểu chặt chẽ gốc rễ vấn đề (Bransford và cộng sự, 2000).

cứu của Hillman và cộng sự (2008) đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện chức năng nhận thức và hiệu suất học tập ở trẻ em và người lớn. Về mặt tinh thần, duy trì tâm trạng tích cực cũng góp phần quan trọng trong việc tối ưu hóa khả năng học tập. Tang và cộng sự đã chứng minh rằng thiền định có thể cải thiện khả năng tập trung và ghi nhớ. Ngoài ra, đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng cũng là yếu tố quan trọng, bởi trong quá trình ngủ, não bộ củng cố và tổ chức lại thông tin đã học (Walker & Stickgold, 2006).

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN

Học tập và trí nhớ là hai quá trình tâm lý có mối liên hệ mật thiết, tương tác qua lại và bổ trợ cho nhau, tạo nên một vòng tuần hoàn tích cực giúp cá nhân phát triển toàn diện về nhận thức và kỹ năng. Nhờ có chúng mà con người hoạt động được, học tập được và là điều kiện then chốt cho quá trình phát triển tâm lý bình thường, khỏe mạnh. Nhờ học tập và ghi nhớ mà những sự vật, hiện tượng đã được tri giác trước đây trở thành vốn kinh nghiệm vào vận dụng trong thực tiễn đời sống. Các vấn đề thường gặp như khó tập trung, quên nhanh thông tin, và khó áp dụng kiến thức vào thực tế có thể được khắc phục thông qua việc áp dụng các phương pháp học tập chủ động, phương pháp ghi nhớ ngắt quãng cùng với việc chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần.

Việc áp dụng các phương pháp học tập và ghi nhớ hiệu quả không chỉ mang lại lợi ích trong môi trường học thuật mà còn có tác động tích cực đến đời sống cá nhân và nghề nghiệp. Do đó, là một sinh viên, việc học tập hiệu quả và áp dụng kiến thức linh hoạt, sáng tạo trong môi trường học tập và xã hội là rất quan trọng và như một kỹ năng cốt lõi trong thế kỷ 21. Bởi nó giúp sinh viên chúng ta nâng cao hiệu suất học tập, phát triển kỹ năng tự quản, xây dựng mối quan hệ tốt và tạo động lực cũng như sự tự tin để đạt được thành công trong cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Baddeley, A. D. (2007). Working memory, thought, and action. Oxford University Press. [2] Cowan, N. (2008). What are the differences between long-term, short-term, and working memory? Progress in brain research, 169, 323-338. [3] Gómez-Pinilla, F. (2008). Brain foods: The effects of nutrients on brain function. Nature Reviews Neuroscience, 9(7), 568-578. [4] Hillman, C. H., Erickson, K. I., & Kramer, A. F. (2008). Be smart, exercise your heart: Exercise effects on brain and cognition. Nature Reviews Neuroscience, 9(1), 58-65. [5] Lefrançois, G. R. (2019). Theories of Human Learning: What the Professor Said. Cengage Learning. [6] Piaget, J. (1952). The origins of intelligence in children. International Universities Press. [7] Schunk, D. H. (2012). Learning theories an educational perspective. Pearson Education, Inc. [8] Schunk, D. H. (2012). Learning theories: An educational perspective (6th ed.). Pearson. [9] Skinner, B. F. (1953). Science and Human Behavior. Macmillan. [10] Sousa, D. A. (2006). How the brain learns (3rd ed.). Corwin Press.