Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Thảo luận Lao động 2023 lớp Dân sự, Lecture notes of Constitutional Law

Thảo luận Lao động 2023 lớp Dân sự

Typology: Lecture notes

2022/2023

Uploaded on 10/06/2024

ngoc-luu-3
ngoc-luu-3 🇻🇳

3 documents

1 / 13

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
BỘ MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 2
CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ
LỚP 127 – DS46A1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 03
STT Họ và tên MSSV
1 Lê Huỳnh Nhân Ái 2153801012001
2 Đào Ngọc Hương An 2153801012002
3 Đào Quỳnh Anh 2153801012007
4Đặng Hà Bảo Anh 2153801012008
5 Bùi Hữu Bảo 2153801012026
6 Trần Lê Mai Chi 2153801012037
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd

Partial preview of the text

Download Thảo luận Lao động 2023 lớp Dân sự and more Lecture notes Constitutional Law in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

BỘ MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 2

CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT

TỐ TỤNG DÂN SỰ

LỚP 127 – DS46A

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 03

STT Họ và tên MSSV 1 Lê Huỳnh Nhân Ái 2153801012001 2 Đào Ngọc Hương An 2153801012002 3 Đào Quỳnh Anh 2153801012007 4 Đặng^ Hà Bảo Anh^2153801012008 5 Bùi Hữu Bảo 2153801012026 6 Trần Lê Mai Chi 2153801012037

MỤC LỤC DANH SÁCH NHIỆM VỤ CỦA TỪNG THÀNH VIÊN ......................................... 2 PHẦN 1: NHẬN ĐỊNH ................................................................................................ 3 PHẦN 2: BÀI TẬP ....................................................................................................... 5 Bài 1.......................................................................................................................... 5 Bài 2.......................................................................................................................... 5 PHẦN 3: PHÂN TÍCH ÁN .......................................................................................... 7

1. Xác định các chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án nêu trên.................................. 7 2. Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến việc tư cách của người làm chứng trong vụ án..................................................................................... 8 3. Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý đó.................................................................................. 10

PHẦN 1: NHẬN ĐỊNH

1. Nguyên đơn là người bị xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp. Nhận định sai. CSPL: khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015 , “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm”. Nghĩa là nguyên đơn là người khởi kiện nhưng chưa chắc là người có quyền lợi và lợi ích bị xâm phạm vì đây chỉ là cho rằng, mang tính chủ quan, chưa có căn cứ chắc chắn, chỉ khi đc tòa xét xử mới xác định. Mở rộng: Nếu trong trường hợp người khởi kiện này chỉ là người nộp đơn khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích cho người khác thì người này sẽ không phải là nguyên đơn trong vụ án dân sự mà nguyên đơn sẽ là người được người đó khởi kiện thay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi cho rằng quyền và lợi ích của nguyên đơn này bị xâm phạm, chứ cũng chưa có căn cứ chắc chắn. 2. Tòa án phải triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu có yêu cầu của nguyên đơn hoặc bị đơn. Nhận định sai. Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên trong vụ án dân sự khi tham gia vào một vụ án dân sự cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Không là người khởi kiện, không là người bị kiện trong vụ án dân sự đó.
  • Việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
  • Tự mình đề nghị, các đương sự khác đề nghị, Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tòa án KHÔNG phải đưa một người tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dù có yêu cầu của bị đơn và nguyên đơn NẾU người đó KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐỦ CÁC ĐIỀU KIỆN TRÊN như vụ án dân sự đang giải quyết không liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. 3. Một người không thể cùng lúc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hai đương sự khác nhau. Nhận định sai. CSPL: Khoản 3 Điều 75 BLTTDS 2015.

“ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau.“ Khi tham gia tố tụng dân sự, một người có thể cùng lúc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hai đương sự khác nhau nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau.

4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không thể đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của đương sự. Nhận định sai. Căn cứ theo Điều 87 BLTTDS 2015 , thì không có ghi rằng người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì không thể đồng thời là người đại diện theo ủy quyền của đương sự, vậy nên nhận định trên là sai. Điều 87: Những trường hợp không được làm người đại diện _“1. Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật: a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện; b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.

  1. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
  2. Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.”_ 5. Người làm chứng không bị thay đổi nếu là người thân thích của đương sự. Nhận định đúng. Căn cứ vào Điều 77 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 , không có quy định về việc người thân thích của đương sự sẽ không được làm người làm chứng, mà người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc và không thể là người mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, nếu những người thân thích của đương sự mà biết được những tình tiết liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị vẫn có thể được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. 6. Người phiên dịch không bị thay đổi nếu là người thân thích của đương sự.

Bài 2 Cụ S và cụ H (chồng cụ S) có một thửa đất khai hoang từ năm 1976 với diện tích 3.420m2, tại địa chỉ: Bản H, phường H, thành phố Đ, tỉnh Điện Biên. Năm 1994, cụ H, cụ S cho cháu gái Lường Thị T mượn 522,3m2 trong tổng diện tích đất nói trên. Sau đó 01 năm chị T chuyển về ở tại bản H, xã T2, huyện Đ. Sau đó, gia đình chị T đang ở tại bản T, xã T1, thành phố Đ. Khi cụ H còn sống, chị T muốn mua lại diện tích đất đã mượn của hai cụ H - S. Hai cụ đồng ý bán cho chị T với giá 03 triệu đồng. Nhưng từ đó cho đến nay chị T không trả tiền. Sau khi cụ H chết, do có nhu cầu sử dụng diện tích đất chị T mượn nên cụ S đã yêu cầu chị T trả lại diện tích đất đó nhưng chị T không trả mà còn làm hàng rào xung quanh. Ngày 25/10/2019, cụ S khởi kiện tại TAND thành phố Đ yêu cầu chị T trả lại 522,3m2 đất cho cụ S, thuộc ô 59, vị trí tiếp giáp như sau: Phía Đông giáp đất đường dân cư; phía Tây giáp đất ông Lường Văn D; phía Nam giáp đất ông Lò Văn Q; phía Bắc giáp đất ông Lường Văn T. Ngày 19/6/2020 cụ S chết. Đến ngày 24/6/2020, Ủy ban nhân dân phường H cấp Trích lục khai tử cho cụ. Vào hồi 08 giờ 20 phút ngày 08/7/2020 gia đình cụ đã họp, có Biên biên bản họp gia đình và thống nhất để bà Lò Thị Y, bà Lò Thị O, ông Lò Văn Q, ông Lò Văn T, bà Lò Thị H, bà Lò Thị S, bà Lò Thị L, bà Lò Thị A, bà Lò Thị X (vợ ông Lò Văn B), anh Lò Văn C, anh Lò Văn H, chị Lò Vui M (con ông B) là người kế thừa quyền khởi kiện của cụ S và tiếp tục yêu cầu chị T trả lại 522,3m2 đất đã mượn của cụ H, cụ S, tại địa chỉ Bản H, phường H, thành phố Đ. Bản án dân sự sơ thẩm số: 14/2020/DS-ST ngày 01/9/2020 của TAND thành phố Đ, tỉnh Điện Biên đã quyết định: “Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn các đồng thừa kế (trừ bà T) tài sản của cụ Lò Thị S về việc yêu cầu chị Lường Thị T và anh Quàng Văn M trả lại 498,1m2 diện tích đất (đo thẩm định ngày 07/5/2020) đất tại bản H, phường H, thành phố Đ, tỉnh Điện Biên (đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)”. Ngoài ra, Bản án còn tuyên về phần chi phí xem xét thẩm định tại chỗ, án phí và quyền kháng cáo của các đương sự. Câu hỏi: Xác định tư cách đương sự trong vụ án nêu trên và nhận xét về quyết định trong Bản án dân sự sơ thẩm. Khỏan 2 Đ68 là cụ S đủ điều kiện để là ng đơn vị cụ là ng khởi kiện, cho rằng mình có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

  • Xác định tư cách đương sự trong vụ án nêu trên:
    • Nguyên đơn: Cụ S.

Người kế thừa quyền khởi kiện của cụ S: Bà Lò Thị Y, bà Lò Thị O, ông Lò Văn Q, ông Lò Văn T, bà Lò Thị H, bà Lò Thị S, bà Lò Thị L, bà Lò Thị A, bà Lò Thị X (vợ ông Lò Văn B), anh Lò Văn C, anh Lò Văn H, chị Lò Vui M.

  • Bị đơn: Chị Lường Thị T.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Anh Quàng Văn M ( là chồng chị T, ng trực tiếp sử dụng đất), bà T
  • Nhận xét về quyết định trong Bản án dân sự sơ thẩm: Tòa án không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn các đồng thừa kế là hợp lý. Vì nguyên đơn trong yêu cầu khởi kiện này không được xác định đúng. Trong quá trình giải quyết vụ án, cụ S chết, tại Bản án sơ thẩm không xác định cụ S là nguyên đơn mà xác định các con đẻ của cụ S là các đồng nguyên đơn trong vụ án là không đúng. Bởi vì, theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của BLTTDS “Nguyên đơn là người khởi kiện” ; nguyên đơn phải là người được cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm là cụ S “ chị T muốn mua lại diện tích đất đã mượn của hai cụ H - S. Hai cụ đồng ý bán cho chị T với giá 03 triệu đồng. Nhưng từ đó cho đến nay chị T không trả tiền.” Bà Lò Thị Y… Lò Vui M là những người không có Đơn khởi kiện nên không phải là nguyên đơn mà chỉ là người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn theo quy định tại Điều 74 của BLTTDS. Do vậy, trong vụ việc dân sự trên, quyết định của Tòa sơ thẩm là đúng. PHẦN 3: PHÂN TÍCH ÁN Đọc Bản án số 59 /2020/DS-PT ngày 20/5/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai. Thực hiện các công việc sau: 1. Xác định các chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án nêu trên.
  • Nguyên đơn :
  1. Chị Huỳnh Ngọc Tr. Người đại diện theo uỷ quyền: Chị Huỳnh Ngọc Trúc Th.
  2. Bà Nguyễn Thị Kim P.
  3. Ông Nguyễn Đăng T. Người đại diện theo uỷ quyền: Chị Nguyễn Thị Thanh T1, và ông Bùi Minh H.
  • Bị đơn :  Vụ án thụ lý số 185/2017/TLST-DS:
  1. Anh Lâm Quốc T3.
  2. Chị Võ Thị H1.  Vụ án thụ lý số 157/2017/TLST-DS:
  3. Chị Huỳnh Ngọc Tr. Người đại diện theo uỷ quyền: chị Huỳnh Ngọc Trúc Th.

các chủ thể này biết được các tình tiết của vụ việc thì việc đưa họ vào tham gia tố tụng để làm rõ, giải thích những tình tiết mà các bên đang tranh chấp là hết sức cần thiết. Cần lưu ý rằng BLTTDS năm 2015 không có quy định nào không cho phép cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng. Việc BLTTDS năm 2015 dùng từ “người” khi định nghĩa về người làm chứng không có nghĩa chỉ giới hạn ở các cá nhân cụ thể. Bởi lẽ, các quy định trong Chương VI về người tham gia tố tụng của BLTTDS năm 2015 đều dùng thuật ngữ “người” nhưng không có nghĩa chỉ là một cá nhân cụ thể.

  • Từ những phân tích trên cho thấy thực tiễn xét xử nên theo hướng chấp nhận cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng vẫn có căn cứ xác đáng. Cần nhìn nhận và hiểu Điều 77 BLTTDS năm 2015 theo hướng người làm chứng không chỉ giới hạn là một cá nhân cụ thể mà có thể là cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, không phải cơ quan, tổ chức nào cũng có thể tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng mà đó phải là các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân. Khi đó họ mới có tư cách chủ thể để tham gia tố tụng (chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm cá nhân và pháp nhân, các chủ thể khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thông qua người đại diện (xem Điều 1, Điều 101 Bộ luật Dân sự năm 2015).
  • Em đồng tình với quan điểm cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân vẫn có thể tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng. Theo đó, chỉ cần chủ thể đó biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc thì đều có thể xác định là người làm chứng mà không phân biệt đó là tổ chức hay cá nhân. Cụ thể, theo bản án này “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” với tư cách người làm chứng là chi cục thi hành án dân sự có tổ chức thi hành đối với người phải thi hành là chị Võ Thị H1. Do được thông tin chị Võ Thị H1 bán tài sản nên ngay khi làm đơn yêu cầu thi hành án, người được thi hành án đã yêu cầu Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành ngăn chặn khẩn cấp việc chị Võ Thị H1 chuyển nhượng nhằm mục đích tẩu tán tài sản. Trong quá trình giải quyết thi hành án, do người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án, chấp hành viên Chi cục thi hành án dân sự đã xác minh rõ tài sản là quyền sử dụng đất các thửa số 30, 31, 34, tờ bản đồ 28 có đúng của vợ chồng chị Võ Thị H1 và anh Lâm Quốc T3 nhằm đảm bảo thi hành án bồi thường cho các người được thi hành án. Các người được thi hành án theo các quyết định thi hành án đang do Chi cục thi hành án dân sự thụ lý đã liên hệ Chi cục thi hành án trình bày đã nhận một phần tiền do anh Nguyễn Phú C tự nguyện nộp trả thay cho chị H1. Đối với số tiền còn lại phải thi hành án, các người được thi hành án tự nguyện rút đơn yêu cầu, đề nghị Chi cục thi hành án dân sự đình chỉ thi hành. Xét việc yêu cầu đình chỉ thi hành án của người

được thi hành án là tự nguyện, không ai xúi giục nên ngày 30/11/2018, Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành đã ban hành các quyết định đình chỉ thi hành toàn bộ nghĩa vụ thi hành án còn lại của chị H1 đối với những người được thi hành án. Chị H1 không còn phải thi hành án các khoản nào tại chi cục cho đến thời điểm hiện nay.

  • Tòa sơ thẩm thụ lý, giải quyết, cũng đã xác định Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành là người làm chứng vì Chi cục xác minh điều kiện thi hành bằng việc thu thập, xác định thông tin về tài sản, thu nhập, địa chỉ, các điều kiện thi hành án khác của chị Võ Thị H1 và các thông tin khác có liên quan là cơ sở cho việc tổ chức thi hành án tại khoản 4 Điều 20 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 về quyền hạn của Chấp hành viên. Các thông tin mà Chi cục thi hành án đã thu thập đủ căn cứ xác đáng để được công nhận là các tình tiết liên quan nội dung vụ việc và đủ điều kiện để tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng nhằm cung cấp các thông tin, xác nhận các sự kiện nhằm giúp Tòa án giải quyết vụ việc một cách đúng đắn, đồng thời do Chi cục thi hành án không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ việc nên việc tham gia tố tụng làm rõ, giải thích các tình tiết các bên đang tranh chấp sẽ khách quan hơn đương sự. Góp ý: để tránh những quan điểm khác nhau trong thực tiễn xét xử, quan điểm kiến nghị Hội đồng thẩm phán TANDTC có hướng dẫn để thống nhất trong cách hiểu và áp dụng các quy định về người làm chứng là cần thiết. Bảo vệ quan điểm của Tòa án cấp phúc thẩm: BIẾT- muốn đánh giá đc phải có nhận thức nên người mới có nhận thức Quan điểm cho rằng người làm chứng chỉ có thể là cá nhân. Quan điểm này dựa trên cơ sở Điều 77 BLTTDS năm 2015 quy định người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc. BLTTDS dùng từ “người” nên người làm chứng chỉ có thể là cá nhân, không thể là tổ chức. Cụ thể theo bản án: “Về vấn đề tư cách của người làm chứng trong vụ án: Nhận định của Tòa phúc thẩm hoàn toàn hợp lý do Điều 77 BLTTDS chỉ quy định về người làm chứng. Người ở đây là cá nhân, không phải là cơ quan, tổ chức cho nên Tòa án sơ thẩm xác định Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành là người làm chứng là không phù hợp với quy định của pháp luật.” Ngoài ra, Tòa sơ thẩm chưa có thu thập đủ chứng cứ về việc ký hợp đồng nhượng quyền giữa chị Tr với chị H1, anh T3 có bị nhầm lẫn hay lừa dối hay không. Do vậy, Tòa án cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ không thể khắc phục nên việc Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy toàn bộ bản án cấp sơ thẩm là hợp lý.

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Huỳnh Ngọc Tr đối với bị đơn chị Võ Thị H1, anh Lâm Quốc T3. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị Kim P, ông Nguyễn Đăng T với bị đơn bà Bùi Thị Xuân H3 về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” Ngày 24/9/2019 bà Nguyễn Thị Kim P và ông Nguyễn Đặng T kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng dất giữa bà Bùi Thị Xuân H3 với bà Nguyễn Thị Kim P và ông Nguyễn Đặng T. Ngày 25/9/2019 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Long Thành ban hành Quyết định kháng nghị số 237/QĐKNPT-VKS-DS kháng nghị bản án sơ thẩm số 45/2019/DS-ST ngày 10/9/2019 của Tòa án nhân dân huyện Long Thành do có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, thu thập chứng cứ và đánh giá chứng cứ theo các Điều 68, 70, 73, 97 và Điều 108 Bộ luật Tố tụng dân sự. Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy toàn bộ bản án. Phúc thẩm: Hội đồng xét xử chấp nhận một phần kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Long Thành hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện Long Thành giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm.