Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Thảo luận dân sự buổi 4, Assignments of Civil Law

Bài tập thảo luận dân sự 2 buổi thứ tư. Ôn tập trong đề cương thảo luận

Typology: Assignments

2023/2024

Uploaded on 09/27/2024

minh-khanh-tram
minh-khanh-tram 🇻🇳

2 documents

1 / 7

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BÀI TẬP 2: TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT THEO DI CHÚC
Tóm tắt bản án số 359/2013/DS-GĐT của Tòa án nhân dân tối cao Tòa dân sự về
vụ án tranh chấp thừa kế:
- Nguyên đơn: cụ Quý
Bị đơn: ông Nguyễn Hữu Dũng
Ông Nguyễn Hữu Lộc.
Cụ Quý khởi kiện yêu cầu Toà chia tài sản chung của vợ chồng làm 2 phần yêu
cầu được hưởng ½ giá trị căn nhà bằng hiện vật, ½ căn nhàvị trí bên ngoài từ
bên phải từ ngoài nhìn vào 2/3 suất thừa kế theo pháp luật. Cụ Quý cụ
Hương tạo lập được bất động sản gồm nhà đất đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất vào năm 1994. Ngày 6/4/2009 cụ Hương mất trước đó ngày
16/1/2009 cụ Hương di chúc toàn bộ nhà đất cho 5 con là ông Đức, ông Hiếu, ông
Nghĩa, ông Dũng và bà Kiều. Ngày 25/1/2013 ông Lộc khiếu nại bản án sơ thẩm
dân sựthẩm vì Quyết định của Toà án không quyết định ông Lộc phải trả nhà
cho ai. Giám đốc thẩm xét thấy cụ Hương di chúc toàn bộ nhà đất là không đúng
vì là tài sản chung của vợ chồng. Việc toà sơ thẩm xác định nội dung di chúc chỉ
có giá trị một phần nên được chia đều cho 5 người con, ½ tài sản còn lại của cụ
Quý và cụ Hương được chia theo 2/3 suất thừa kế là có căn cứ. Tuy nhiên Toà sơ
thẩm không quyết định ông Lộc trả phần nhà đất cho cụ Quý chưa giải quyết
triệt để vụ án dẫn đến bản án hiệu lực páhp luật không thể thi hành cần phải
xem xét công sức giữ gìn cho ông Lộc. Do đó, Toà chấp nhận kháng nghị của
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, huỷ bản án sơ thẩm giao hồ sơ xét xử sơ thẩm
lại.
2.1. Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định số 359 cho câu
trả lời?
-Cụ Hương đã định đoạt tài sản căn nhà đất số 302 Nguyễn Thượng Hiền,
phường 5, quận Phú Nhuận. Đoạn của Quyết định số 359 cho câu trả lời là: Ngày
06/04/2009 cụ Nguyễn Văn Hương chết, để lại di chúc có nội dung chia toàn bộ
căn nhà đất số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận cho 5
người con là: Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu,
Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều (vợ Nguyễn Hữu Trí), di chúc đã được công
chứng tại phòng công chứng số 4 thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/01/2009.
2.2. Đoạn nào của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt trong di
chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương?
-Đoạn của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt trong di chúc là
tài sản chung của vợ chồng cụ Hương là: Cụ Quý và cụ Hương có tạo lập được bất
động sản gồm nhà đất tọa lạc tại số 25D/19 Nguyễn Văn Đậu (Số mới 302
Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận), diện tích 699m2 đã được cấp
pf3
pf4
pf5

Partial preview of the text

Download Thảo luận dân sự buổi 4 and more Assignments Civil Law in PDF only on Docsity!

BÀI TẬP 2: TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT THEO DI CHÚC

Tóm tắt bản án số 359/2013/DS-GĐT của Tòa án nhân dân tối cao Tòa dân sự về vụ án tranh chấp thừa kế:

  • Nguyên đơn: cụ Quý Bị đơn: ông Nguyễn Hữu Dũng Ông Nguyễn Hữu Lộc. Cụ Quý khởi kiện yêu cầu Toà chia tài sản chung của vợ chồng làm 2 phần yêu cầu được hưởng ½ giá trị căn nhà bằng hiện vật, ½ căn nhà ở vị trí bên ngoài từ bên phải từ ngoài nhìn vào và 2/3 suất thừa kế theo pháp luật. Cụ Quý và cụ Hương tạo lập được bất động sản gồm nhà và đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 1994. Ngày 6/4/2009 cụ Hương mất trước đó ngày 16/1/2009 cụ Hương di chúc toàn bộ nhà đất cho 5 con là ông Đức, ông Hiếu, ông Nghĩa, ông Dũng và bà Kiều. Ngày 25/1/2013 ông Lộc khiếu nại bản án sơ thẩm dân sự sơ thẩm vì Quyết định của Toà án không quyết định ông Lộc phải trả nhà cho ai. Giám đốc thẩm xét thấy cụ Hương di chúc toàn bộ nhà đất là không đúng vì là tài sản chung của vợ chồng. Việc toà sơ thẩm xác định nội dung di chúc chỉ có giá trị một phần nên được chia đều cho 5 người con, ½ tài sản còn lại của cụ Quý và cụ Hương được chia theo 2/3 suất thừa kế là có căn cứ. Tuy nhiên Toà sơ thẩm không quyết định ông Lộc trả phần nhà đất cho cụ Quý là chưa giải quyết triệt để vụ án dẫn đến bản án có hiệu lực páhp luật không thể thi hành cần phải xem xét công sức giữ gìn cho ông Lộc. Do đó, Toà chấp nhận kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, huỷ bản án sơ thẩm giao hồ sơ xét xử sơ thẩm lại. 2.1. Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định số 359 cho câu trả lời? - Cụ Hương đã định đoạt tài sản là căn nhà và đất số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận. Đoạn của Quyết định số 359 cho câu trả lời là: Ngày 06/04/2009 cụ Nguyễn Văn Hương chết, để lại di chúc có nội dung chia toàn bộ căn nhà và đất số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận cho 5 người con là: Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều (vợ Nguyễn Hữu Trí), di chúc đã được công chứng tại phòng công chứng số 4 thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/01/2009. 2.2. Đoạn nào của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt trong di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương? - Đoạn của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt trong di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương là: Cụ Quý và cụ Hương có tạo lập được bất động sản gồm nhà và đất tọa lạc tại số 25D/19 Nguyễn Văn Đậu (Số mới 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận), diện tích 699m^2 đã được cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1994, chưa được cấp chủ quyền sở hữu nhà. 2.3. Toà án đã công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết định số 359 cho câu trả lời?

  • Toà án đã công nhận di chúc có hiệu lực 1 phần đối với tài sản của cụ Hương tức ½ nhà đất nên được chia cho 5 người con của các ông bà là Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quản Thị Kiều sau khi đã chia cho cụ Quý 2/3 suất thừa kế theo pháp luật. - Đoạn của Quyết định 359 cho câu trả lời là: “ Vì vậy, Toà án cấp sơ thẩm xét xử di chúc của cụ Nguyễn Văn Hương có hiệu lực một phần đối với phần tài sản của cụ Hương (1/2 nhà đất) nên được chia đều cho 5 người con là các ông bà Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều (vợ ông Nguyễn Hữu Trí) sau khi đã chia cho cụ Quý 2/ suất thừa kế theo pháp luật, còn ½ diện tích đất còn lại được chia cho cụ Quý; phần giá trị căn nhà theo kết quả định giá của hội đồng định giá thì được chia cho cụ Quý ½ và thêm 2/3 suất thừa kế theo pháp luật và phần còn lại chia đều cho 5 người con được hưởng thừa kế theo di chúc của cụ Hương là có căn cứ”. 2.4. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Toà giám đốc thẩm?
  • Theo em hướng giải quyết của Toà giám đốc thẩm là thoả đáng.  Vì theo khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014: “ Khi có yêu cầu chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.”
  • Trong trường hợp của cụ Quý và cụ Hương thì tài sản thuộc quyền sở hữu chung của 2 người trước khi chết cụ Hương chỉ có một phần tài sản trong tài sản chung của cụ Quý, cụ Hương chỉ có quyền định đoạt phần đó. Như vậy, việc Toà án chỉ xác định ½ nhà đất được chia cho 5 người thừa kế và cụ Quý được hưởng ½ nhà đất là có căn cứ. Ngoài ra tại Khoản 1 Điều 669 BLDS 2005 cũng có quy định về người thừa kế không thuộc nội dung di chúc Khoản 1 và khoản 2 những người sau đây vẫn được hưởng di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản chia theo pháp luật trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng di sản ít hơn 2/3 suất đó trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 462 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 644 của bộ luật này là con chưa thành niên, cha mẹ vợ chồng hay con đã thành niên không có khả năng lao động.  Vậy cụ Quý thuộc 1 trong những trường hợp mà điều khoản này quy định là vợ của người lập di chúc nên cụ Quý có quyền hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật là hoàn toàn hợp lí.
  • Về hình thức bản di chúc này có công chứng của phòng công chứng số 4 TPHCM ngày 16/1/2009, đồng thời tại thời điểm lập di chúc cụ Hương có giấy chứng nhận sức khoẻ của bệnh viện xác nhận cụ còn minh mẫn.
  • Về nội dung toàn bộ phần di chúc đều có giá trị pháp lí vì tài sản lúc này chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương vào đầu tháng 4/2009 nên cụ có quyền định đoạt  Theo quy định tại Điều 609 BLDS 2015 về quyền thừa kế : “ Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”  Do đó di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lí nếu di sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương vào tháng 4/2009.  Tóm tắt Quyết định số 58/2018/DS-GĐT ngày 27/9/2018 của Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội: Nguyên đơn: Ông Trần Văn Y Bị đơn: Phòng công chứng M
  • Nội dung: Năm 1998, cụ C làm giấy tờ chuyển nhượng thửa đất với ông Y với giá 140.000.000, dù không có biên nhận nhưng có bà B và bà K làm nhân chứng. Năm 2009, xảy ra tranh chấp giữa gia đình cụ D với ông Y đối với thửa đất trên. Cụ C lập di chúc năm 2009 để lại một phần bất động sản tại thửa số 38, cụ D lập di chúc năm 2011 tại Phòng công chứng M với nội dung để lại phần tài sản của mình tại thửa đất nêu trên cho ông D1. Ông Y cho rằng thửa đất số 38, tờ bản đồ số 13 ông đã mua của cụ C từ năm 1987 và đến năm 1998 thì hai bên lập giấy mua bán và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc Phòng công chứng M công chứng di chúc của hai cụ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình ông nên ông khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố các văn bản công chứng trên vô hiệu. Quyết định: Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 23/2015 và bản án dân sự sơ thầm số 10/2014. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm lại đúng theo quy định pháp luật. 2.7. Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy quyền sử dụng đất của cụ C và cụ D đã bị thu hồi trước khi hai cụ chết?
  • Trong phần nhận định của quyết định số 58 có thời gian hai cụ chết như sau: “Ngày 07-9-2010, cụ C chết. Ngày 21-01-2011, cụ D chết.” Đoạn cho thấy quyền sử dụng của hai cụ bị thu hồi là:

“Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ bản án số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-7- 2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên nhưng giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật đất đai nên hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1.”

- Cụ C mất vào tháng 9/2010 còn cụ D là tháng 1/2011 trong khi quyền sử dụng đất bị thu hồi là vào tháng 7/2010. Do đó có thể thấy trước khi cụ C mất 2 tháng thì quyền sử dụng đất đã được thu hồi. 2.8. Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác định di sản của cụ C và cụ D là quyền sử dụng đất? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm?

  • Trong Quyết định số 58, đoạn cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác định di sản của cụ C và cụ D là quyền sử dụng đất : “Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ bản án số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-7- 2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên nhưng giá trị quyền sử dụng đất của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật đất đai nên hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1.”
  • Về hướng xác định vừa nêu trên của Tòa án là hợp lý bởi vì:  Theo khoản 1 điều 105 BLDS 2015: _“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
  1. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”_  Theo điều 115 BLDS 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.” Có thể hiểu rằng di sản của cụ C và cụ D cho ông D1 chính là chuyển giao quyền tài sản đối với thửa đất số 38 cho anh D1, ở đây bao gồm quyền sử dụng thửa đất. Vụ việc tranh chấp xảy ra chủ yếu xoay quanh quyền sử dụng thửa đất này nên việc Tòa xác định quyền sử dụng đất là di sản là đúng và hợp lý.