

Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
It will help you to improve and understand more about Tesla
Typology: Study notes
1 / 3
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
On special offer
Case study: Tesco thâm nhập vào thị trường toàn cầu^1
Tesco là một nhà bán lẻ tạp phẩm (grocery) lớn nhất nước Anh, chiếm 25% thị phần thị trường nội địa. Trong thị trường nước nhà, các thế mạnh của công ty là khả năng nổi trội trong lĩnh vực marketing và chọn lựa vị trí cửa hàng, hậu cần (logistics), quản lý hàng tồn kho và các sản phẩm mang nhãn hiệu của công ty. Đầu thập niên 19 90, những điểm mạnh trên đã giúp công ty dành được vị trí đứng đầu ở Anh. Tesco đã tạo ra dòng tiền mạnh và ban quản trị cấp cao đã phải quyết định sử dụng dòng tiền đó như thế nào. Một chiến lược họ đã chọn lúc bấy giờ là mở rộng ra thị trường nước ngoài. Họ đã tìm kiếm cơ hội trên thị trường quốc tế và đã sớm kết luận rằng cơ hội tốt nhất không nằm ở những thị trường đã hình thành như Bắc Mỹ và Tây Âu, nơi mà đã tồn tại những đối thủ địa phương có khả năng cạnh tranh cao mà là những thị trường mới nổi ở Đông Âu và Châu Á, nơi có ít những đối thủ có khả năng cạnh tranh nhưng lại có xu hướng tăng trưởng mạnh.
Địa điểm mở rộng ra thị trường quốc tế đầu tiên của Tesco là Hungary vào năm 1994, lúc này Tesco đã mua lại 51% vốn của công ty Global, nó là chuỗi các cửa hàng tạp phẩm được sở hữu bởi nhà nước bao gồm 43 cửa hàng. Năm 2004, Tesco đã trở thành công ty hàng đầu trong thị trường bán lẻ tạp phẩm ở Hunggary với 60 cửa hàng và chiếm 14% thị phần. Năm 1995 tại Ba Lan, Tesco đã mua 31 cửa hàng của công ty Stavia. Một năm sau đó Tesco tiếp tục mua lại 13 cửa hàng từ công ty Kmart ở Cộng Hòa Czech và Slovakia và cũng một năm tiếp theo Tesco đã thâm nhập vào thị trường của Cộng Hòa Ireland.
Sự mở rộng của Tesco vào thị trường Châu Á được bắt đầu vào năm 1998 tại Thái Lan. Tại đây, Tesco đã mua 75% công ty Lotus, một công ty bán lẻ thực phẩm địa phương gồm 13 cửa hàng. Dựa trên cơ sở này, Tesco đã xây dựng thành 63 cửa hàng ở Thái Lan vào năm 2004. Năm 1999, Tesco đã thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc bằng cách hợp tác với Samsung để phát triển một chuỗi các siêu thị cỡ lớn. Tiếp theo đó Tesco đã có mặt tại Đài Loan vào năm 2000, Malaysia vào năm 2002 và Trung Quốc vào năm 2004. Tesco chính thức có mặt tại Trung Quốc sau ba năm nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận và tiến hành đàm phán với các đối tác tiềm năng. Giống như nhiều công ty phương Tây khác, Tesco đã bị cuốn hút vào thị trường Trung Quốc bởi quy mô rộng lớn và sự phát triển nhanh chóng của nó. Về sau, Tesco đã quyết định gia nhập vào thị trường Trung Quốc bằng cách liên doanh 50/50 với Hymall, đây là một chuỗi các siêu thị cỡ lớn được điều hành bởi tập đoàn Ting Hsin, một tập đoàn Đài Loan đã hoạt động ở Trung Quốc được 6 năm. Hiện tại, Hymall có 25 cửa hàng ở Trung Quốc, và có kế hoạch mở thêm 10 cửa hàng mỗi năm. Ting Hsin là một doanh nghiệp có nguồn vốn mạnh và nó phù hợp với các dự án đầu tư của Tesco, giúp làm giảm các rủi ro Tesco có thể gặp khi gia nhập vào thị trường Trung Quốc.
(^1) Dịch từ “Tesco Goes Global”, trong International Busines, Charles Hill, McGraw-Hill/ Irwin, xuất bản lần thứ 7, 2009. Người dịch: Nguyễn Thùy Giang; Hiệu đính: Đinh Công Khải.
Kết quả của những biến chuyển này là vào đầu năm 2005 Tesco đã có được 814 cửa hàng ngoài nước Anh, đem lại doanh thu hàng năm là 9,2 tỷ bảng Anh. Ở thị trường nước Anh, Tesco có khoảng 1.900 cửa hàng, mang lại 32 tỷ bảng Anh cho công ty. Sự bổ sung của các cửa hàng quốc tế đã giúp cho Tesco trở thành công ty lớn thứ tư trên thị trường bán lẻ tạp phẩm toàn cầu, sau Wal-Mart, Carrefore của Pháp, và Ahold của Hà Lan. Trong bốn công ty này, có lẽ Tesco là công ty thành công trên thị trường quốc tế nhất. Vào năm 2005, tất cả các dự án kinh doanh của nó ở nước ngoài đều mang lại lợi nhuận cho công ty.
Giải thích về sự thành công của công ty, các giám đốc của Tesco đã nêu lên một số yếu tố quan trọng. Đầu tiên, công ty dành sự chú ý đáng kể để chuyển giao các khả năng cốt lõi trong lĩnh vực bán lẻ của nó đến các dự án kinh doanh mới. Cùng một thời gian đó, nó không gửi lực lượng quản lý người nước ngoài để điều hành các công việc kinh doanh địa phương, mà nó lại thích thuê các nhà quản lý ở địa phương hơn và hỗ trợ các giám đốc địa phương này bởi một vài chuyên gia từ Anh. Thứ hai, công ty tin tưởng rằng các chiến lược hợp tác kinh doanh của nó ở Châu Á là một tài sản to lớn. Tesco đã hợp tác với các công ty tốt, các công ty này có sự hiểu biết sâu sắc về các thị trường mà chúng đang tham gia hoạt động, nhưng lại thiếu thế mạnh về tài chính và khả năng kinh doanh bán lẻ như Tesco. Do đó, cả Tesco và các đối tác của nó đều đã mang lại các tài sản hữu dụng cho dự án liên doanh, điều này làm tăng khả năng thành công của dự án. Khi dự án liên doanh được thành lập, Tesco thường làm tăng số cổ phần sở hữu của nó lên. Vì vậy, kế hoạch hiện tại của năm 2011 là Tesco sẽ sở hữu 99% Homeplus, đây là chuỗi siêu thị cỡ lớn của nó ở Hàn Quốc. Khi dự án liên doanh mới thành lập, Tesco chỉ sở hữu 51% cổ phần. Thứ ba, công ty tập trung vào các thị trường có tiềm năng phát triển tốt nhưng lại thiếu các đối thủ cạnh tranh địa phương mạnh, điều này giúp cho Tesco có được cơ hội để mở rộng.
Vào tháng 3 năm 2006, Tesco đã đẩy chiến lược mở rộng quốc tế của nó lên một cấp độ cao hơn khi nó thông báo rằng nó sẽ thâm nhập vào thị trường tạp phẩm đông đúc của Mỹ với khái niêm Tesco Express. Hiện tại đang hoạt động ở 5 quốc gia, cửa hàng Tesco Express được thiết kế thành các đại lý bán tạp phẩm nhỏ hơn nhưng bán hàng hóa chất lượng cao và cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn về các mặt hàng thực phẩm chuẩn bị sẵn và thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Tesco đầu tiên sẽ thâm nhập vào thị trường bờ biển phía Tây nước Mỹ (West Coast), đầu tư khoảng 250 triệu bảng Anh/năm, với hy vọng sẽ thu hồi vốn vào năm thứ hai của hoạt đông kinh doanh. Mặc dù có một vài nghi vấn về tính sáng suốt của động thái này, một số người lại cho rằng ở Anh Tesco vượt trội so với chuỗi ASDA của Wal-Mart. Hơn nữa, quy cách của Tesco Express là một thứ gì đó còn mới và chưa được thấy ở Mỹ.
Câu hỏi thảo luận: