Download tài liệu môn phát triển bền vững and more Study notes Economics in PDF only on Docsity!
Họ và tên: Bùi Thị Tuyết Mai Lớp AD0004 - K MSSV: 3123102 5899 Môn: Phát Triển Bền Vững Giảng viên: Bùi Thành Trung MHP: 24C1ECO Đề bài: Cảm nhận và hành động về các mục tiêu phát triển bền vững SDG? Bài làm I SƠ LƯỢC Phát triển bền vững là một môn học hướng tới mục tiêu thay đổi tư duy trong xử lý thách thức nhiều mặt của cuộc sống, hiểu sâu hơn về vai trò của phát triển bền vững trong việc giải quyết các khó khăn của Việt Nam nói chung và toàn cầu nói riêng. Vì thế mà tôi không những tích luỹ nhiều kiến thức của giảng viên, sách vở hay tài liệu… đưa những điều đã học được có thể áp dụng vào thực tế, thông qua đó mà tôi có “Bài viết về hành động cá nhân cho phát triển bền vững”. Nhằm đóng góp ý tưởng và hành động của bản thân để góp phần vào củng cố hơn về sự phát triển của đất nước Phát triển bền vững là một mục tiêu chung của toàn nhân loại, đòi hỏi sự chung tay góp sức của mỗi cá nhân. Không chỉ là trách nhiệm của các tổ chức lớn hay chính phủ, mỗi cá nhân đều có thể tạo ra sự khác biệt bằng cách thực hiện những hành động nhỏ trong cuộc sống hàng ngày. Gồm có 17 mục tiêu:
- Mục tiêu 2: Xóa đói.
- Mục tiêu 3: Y tế và phúc lợi
- Mục tiêu 4: Giáo dục chất lượng.
- Mục tiêu 5: Bình đẳng giới
- Mục tiêu 6: Tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh.
- Mục tiêu 7: Tiếp cận năng lượng bền vững
- Mục tiêu 8: Tăng trưởng kinh tế bền vững và việc làm tốt cho tất cả mọi người
- Mục tiêu 9: Công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng.
- Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng.
- Mục tiêu 11: Phát triển đô thị, nông thôn bền vững
- Mục tiêu 12: Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững
- Mục tiêu 13: Ứng phó với biến đổi khí hậu
- Mục tiêu 14: Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển
- Mục tiêu 15: Bảo vệ và phát triển rừng bền vững
- Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh và công lý cho mọi người
- Mục tiêu 17: Thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững II HÀNH ĐỘNG CÁ NHÂN
- Mục tiêu 1 (SDG 1) là xóa bỏ đói nghèo dưới mọi hình thức, chấm dứt nạn đói, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững
- Mục tiêu 2 (SDG 2) là chấm dứt nạn đói, đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.
- Ăn uống khoa học với chế độ dinh dưỡng hợp lí: ăn nhiều rau xanh, rau củ và hạt; hạn chế ăn các thực phẩm được chế biến sẵn và thức ăn nhanh; uống đủ nước mỗi ngày,...
- Tập thể dục thường xuyên: đi bộ hàng ngày, tham gia nhiều các hoạt động thể thao như: đá bóng, cầu lông,..
- Ngủ đủ giấc: 7-8 tiếng mỗi đêm.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
- Dọn dẹp nhà cửa luôn sạch sẽ.
- Tiếp cận các dịch vụ sức khỏe:
- Đi khám sức khỏe định kì hàng năm.
- Tham gia tiêm chủng đầy đủ.
- Tham gia các chương trình tuyên truyền giáo dục về sức khỏe:
- Chia sẻ kiến thức về sức khỏe cho người thân, bạn bè và cộng đồng.
- Tham gia các chương trình truyền thông về sức khỏe do các cơ quan chức năng hoặc tổ chức phi chính phủ tổ chức.
- Mục tiêu 4 (SDG 4 ): Đảm bảo giáo dục toàn diện, công bằng và chất lượng, và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người. Bản thân cá nhân có thể giúp phát tiển mục tiêu này bằng cách:
- Ủng hộ các sáng kiến về giáo dục, chấp nhận những đổi mới hợp lí sáng tạo về các phương pháp mới trong giáo dục.
- Cố gắng học tập thật tốt, tuyên truyền nâng cao ý thức về việc học tập suốt đời.
- Không ngừng học hỏi và trải nghiệm
- Mục tiêu 5 (SDG 5) Bình đẳng giới, một số mục tiêu cụ thể như: chấm dứt mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Xóa bỏ tất cả các loại hành vi, thực hành và phong tục có hại, chẳng hạn như tảo hôn,...
Bản thân em đã và đang góp phần vào mục tiêu này bằng một số hành động như :
- Nhận thức về những định kiến giới vẫn đang diễn ra trong xã hội như trọng nam khinh nữ,... và bản thân luôn đối xử tôn trọng và bình đẳng đối với tất cả mọi người.
- Tìm hiểu về những người phụ nữ đã và đang nỗ lực để đạt được bình đẳng giới.
- Lên tiếng chống lại các hành vi phân biệt đối xử và bạo lực giới tronggia đình và cộng đồng.Và với một số hành động nhỏ như vậy, tuy có thể không giải quyết các vấn đề đang diễn ra ngay lập tức nhưng nếu kiên trì và lan tỏa, chia sẻ những việc làm đúng đắn cho những người khác, bản thân em nói riêngvà tất cả chúng ta nói chung có thể tạo ra những thay đổi tích cực lâu dài cho xã hội. Chúng ta có thể tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Hãy cùng nhau hành động ngay từ hôm nay
- Mục tiêu 6 (SDG 6) Tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh là một trong những yếu tố gây nhức nhối không những cả người dân xung quanh vùng sông nước mà còn cả chính phủ. Nước có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, không có nước chúng ta không thể sinh hoạt và sinh sống. Để bảo vệ sự phát triển bền vững ngày, cá nhân em sẽ hành động như sau:
- Tuyệt đối không vứt rác xuống ao hồ song suối
- Tham gia các chương trình tình nguyện dọn sạch sẽ rác tại các con song, suối bị ô nhiễm
- Tuyên truyền đến người dân về ý thức bảo vệ nguồn nước sạch và không xả rác bừa bãi. Đặc biệt là các nhà máy trước khi thải chất thải ra phải qua xử lí. 7. Mục tiêu 7 (SDG 7) là đảm bảo khả năng tiếp cận năng lượng sạch với giá cả phải chăng, đây là chìa khóa cho sự phát triển của nông nghiệp, kinh doanh, truyền thông, giáo dục, y tế và giao thông vận tải. Việc thiếu khả năng tiếp cận năng lượng cản trở
phẩm quốc nội ít nhất 7% mỗi năm, đạt được mức năng suất kinh tế cao hơn thông qua đa dạng hóa, nâng cấp và đổi mới công nghệ, thúc đẩy các chính sách định hướng phát triển hỗ trợ các hoạt động sản xuất, tạo việc làm bền vững, khởi nghiệp, sáng tạo và đổi mới. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả sử dụng và sản xuất tài nguyên toàn cầu, bảo vệ quyền lao động và thúc đẩy môi trường làm việc an toàn và đảm bảo cho tất cả người lao động, tăng cường năng lực của các tổ chức tài chính trong nước để khuyến khích và mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và tài chính cho tất cả mọi người. Xây dựng và triển khai chiến lược toàn cầu về việc làm cho thanh niên và thực hiện Hiệp ước Việc làm Toàn cầu của Tổ chức Lao động Quốc tế,... Cá nhân em cần phải thực hiện những hành động sau đây để đóng góp vào mục tiêu của SDG
- Ưu tiên mua các sản phẩm được sản xuất ổn định, có nguồn gốc rõ ràng và thân thiện với môi trường.
- Bỏ chế độ lãng phí, và nên tái chế và tái sử dụng tối đa các vật dụng.
- Ủng hộ các doanh nghiệp nhỏ và các sản phẩm địa phương.
- Luôn học hỏi và nâng cao kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
- Tham gia các khóa đào tạo, hội thảo để phát triển bản thân.
- Nếu có ý tưởng kinh doanh, hãy mạnh mẽ thực hiện để tạo ra việc làm cho bản thân và cộng đồng.
- Tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ những người khó khăn để giúp đất nước ta không có sự phân hóa giàu nghèo, ai cũng có việc làm ổn định đất nước bền vững 9. Mục tiêu 9 (SDG 9) là phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng, đáng tin cậy, bền vững và linh hoạt. Thúc đẩy công nghiệp hóa toàn diện và bền vững, tăng khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp công nghiệp quy mô nhỏ và các doanh nghiệp khác, nâng
cấp cơ sở hạ tầng và trang bị thêm các ngành công nghiệp để làm cho chúng bền vững, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên và áp dụng nhiều hơn các công nghệ và quy trình công nghiệp sạch và thân thiện với môi trường. Đồng thời, tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cấp năng lực công nghệ của các ngành công nghiệp ở tất cả các nước, hỗ trợ phát triển công nghệ trong nước, nghiên cứu và đổi mới ở các nước đang phát triển, tăng khả năng tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông,... Hành động của mỗi cá nhân có để đóng góp vào mục tiêu này:
- Lựa chọn các sản phẩm được sản xuất bằng cách thân thiện với môi trường, có nguồn rõ ràng và có tuổi thọ cao.
- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng các bóng đèn tiết kiệm năng lượng và các thiết bị điện tử có hiệu suất năng lượng cao.
- Tham gia các buổi hội thảo, đàm thoại, hoặc các hoạt động tình nguyện liên quan đến bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
- Tìm hiểu và áp dụng các công nghệ mới vào cuộc sống hàng ngày, như sử dụng các ứng dụng di động để tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng tiện lợi.
- Trồng cây xanh giúp cải thiện môi trường mà còn giúp giảm thiểu ô nhiễm không khí.
- Mục tiêu 10 (SDG 10) Giảm bất bình đẳng và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau là những yếu tố không thể thiếu để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Đến năm 2030, từng bước đạt được và duy trì tăng trưởng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất với tốc độ cao hơn mức trung bình quốc gia. Thực hiện trao quyền và thúc đẩy hòa nhập xã hội, kinh tế và chính trị đến tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, khuyết tật, chủng tộc, sắc tộc, nguồn gốc, tôn giáo, kinh tế và các tình trạng khác. Đảm bảo cơ hội bình đẳng và giảm thiểu bất bình đẳng về kết quả, bao gồm bằng cách loại bỏ các luật, chính sách và thông lệ phân biệt đối xử và thúc đẩy luật pháp, chính sách và hành động phù hợp về vấn đề này. Đồng thời, thông qua các chính sách, đặc biệt là các chính sách tài chính, tiền lương và bảo trợ xã hội, và từng bước đạt được sự bình đẳng hơn.
dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm một nửa lượng lãng phí thực phẩm toàn cầu trên đầu người ở cấp độ bán lẻ và người tiêu dùng, đạt được sự quản lý lành mạnh về mặt môi trường đối với hóa chất và tất cả chất thải. Hành động của mỗi cá nhân có để đóng góp vào mục tiêu này:
- Cần bảo vệ môi trường: Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai.
- Giảm chi tiêu cho các sản phẩm hóa đơn điện, nước, thực phẩm để tiết kiệm chi phí
- Sử dụng các sản phẩm an toàn, lành mạnh cho sức khỏe để cải thiện sức khỏe
- Tham gia vào các buổi tuyên truyền để góp phần xây dựng một cộng đồng vững chắc và phát triển
- Mục tiêu 13 (SDG 13) Để đối phó với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, cần tăng cường các biện pháp phản ứng toàn diện trên phạm vi toàn cầu. Tất cả các quốc gia cần tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng với các biểu tượng cực đoan liên quan đến khí hậu, đồng thời tích hợp các giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu vào mọi cấp độ chính sách. Hành động của mỗi cá nhân có để đóng góp vào mục tiêu này:
- Tự nâng cao nhận thức, giáo dục và năng lực cho chính bản thân
- Đi bộ, phương tiện công cộng để giảm lượng khí thải từ xe cộ ra môi trường từ đó làm giảm sự nóng lên của trái đất do khí thải thải ra.
- Trồng rừng để có một bầu không khí trong lành, giảm sự nóng lên của trái đất
- Thường xuyên theo dõi về các biến động xã hội và các vấn đề môi trường khác được đưa lên bản tin thời sự.
- Tìm hiểu về các giải pháp công nghệ và các kiến trúc mới sáng tạo để ứng phó với hậu biến khí hậu.
- Mục tiêu 14 (SDG 14) Mục tiêu 14 là về bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và tài nguyên biển. Các đại dương và biển vô cùng cần thiết cho sự tồn
tại của con người và sự sống trên Trái đất. Đại dương hấp thụ khoảng một phần tư lượng khí thải carbon dioxide (CO2) hàng năm của thế giới, do đó giảm thiểu biến đổi khí hậu và giảm nhẹ tác động của nó. Hành động của mỗi cá nhân có để đóng góp vào mục tiêu này:
- Khi đi du lịch ở biển tuyệt đối không đực xả rác bừa bãi tại các bãi biển
- Tham gia tình nguyện các hoạt động dọn sạch rác tại bãi biển
- Sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên không chứa chất độc hại.
- Tránh mua các loại hải sản có nguy cơ bị khai thác quá trình hoặc được đánh bắt bằng các phương pháp khai thác môi trường.
- Tìm hiểu và hỗ trợ các dự án bảo vệ môi trường biển, đặc biệt là các dự án liên quan đến việc bảo tồn rêu san hô, bảo vệ các loài sinh vật biển quý hiếm.
- Mục tiêu 15 (SDG 15) Bảo tồn sự sống trên đất liền, khôi phục các hệ sinh thái trên cạn, quản lý rừng bền vững, chống sa mạc hóa, ngăn chặn và đảo ngược quá trình suy thoái đất cũng như ngăn chặn mất đa dạng sinh học. Hành động của mỗi cá nhân có để đóng góp vào mục tiêu này: Trong cuộc sống hàng ngày:
- Tái chế, tái chế sử dụng tối đa, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.
- Khắc phục những đường ống bị rỉ sét, tắt vòi nước khi không sử dụng, sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước.
- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng bóng đèn LED, tận dụng ánh sáng tự nhiên.
- Giảm thiểu lượng khí thải carbon bằng cách đi bộ, đi xe đạp hoặc sử dụng phương tiện công cộng.
- Mỗi cây xanh đóng góp vào việc cải thiện chất lượng không khí và tạo môi trường sống cho các loài động vật.
- bảo vệ các loài động vật quý hiếm và ngăn chặn buôn bán động vật trái phép. Trong cộng đồng:
lực trong nước, các nước phát triển thực hiện đầy đủ các cam kết viện trợ phát triển chính thức của mình, huy động các nguồn tài chính bổ sung cho các nước đang phát triển từ nhiều nguồn, hỗ trợ các nước đang phát triển đạt được tính bền vững về nợ dài hạn thông qua các chính sách phù hợp. Hành động của mỗi cá nhân có để đóng góp vào mục tiêu này:
- Tìm hiểu và tham gia vào các dự án cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động vì mục tiêu phát triển bền vững.
- Tình nguyện: Dành thời gian để tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
- Đặt các mục tiêu nhỏ để giảm thiểu tác động của bản thân môi trường và đóng góp vào cộng đồng III TÀI LIỆU THAM KHẢO https://hcmussh.edu.vn/news/item/ https://www.repsol.com/en/energy-and-the-future/future-of-the-world/affordable-and- clean-energy/index.cshtml