Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

tài liệu mẫu thảo luận triết học, Schemes and Mind Maps of Philosophy

tài liệu triết học Mac Lenin TMU năm nhất

Typology: Schemes and Mind Maps

2023/2024

Uploaded on 10/25/2024

binh-le-djuc
binh-le-djuc 🇻🇳

1 document

1 / 9

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
NHÓM: ….
LỚP HP: ………
CHUYÊN NGÀNH:…….
HÀ NỘI, 2021
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9

Partial preview of the text

Download tài liệu mẫu thảo luận triết học and more Schemes and Mind Maps Philosophy in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BỘ MÔN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI

NHÓM: ….

LỚP HP: ………

CHUYÊN NGÀNH:…….

HÀ NỘI, 2021

BIÊN BẢN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

TT Họ và tên Nhiệm vụ Nhóm tự xếp loại Đánh giá của giảng viên 1 Nguyễn Văn A Nhóm trưởng 2 Nguyễn Văn B Thư ký 3 Nguyễn Văn C Làm nội dung 1.1. 4 Nguyễn Văn K Làm nội dung 1.2. 5 Nguyễn Văn Z Làm powepoit 6 …. …. 7 …. thuyết trình 8 9 10 …

MỞ ĐẦU

Triết học Mác – Lênin đánh giá phạm trù thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học nói chung và lý luận nhận thức nói riêng. Quan điểm đó đã tạo nên một bước chuyển biến cách mạng trong triết học. Lý luận và thực tiễn là hai vấn đề mà chắc hẳn chúng ta đều bắt gặp khá nhiều. Hai vấn đề này đã và đang thu hút sự quan tâm và nghiên cứu của giới khoa học. Sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn vừa là nhận thức luận, vừa là phương pháp luận khoa học. Không thấy rõ sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đều là sai lầm trong nhận thức và hành động. Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, vấn đề cải tạo thực tiễn nền kinh tế luôn thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều đối tượng. Mặc dù có những khiếm khuyết không thể tránh khỏi song chúng ta luôn đi đúng hướng trong cải tạo thực tiễn, phát triển kinh tế, từng bước đưa đất nước ta tiến kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới về mọi mặt. Hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn cùng với sự nắm bắt các quy luật khách quan trong vận hành nền kinh tế ở nước ta là một vấn đề còn nhiều xem xét và tranh cãi, nhất là trong quá trình đổi mới hiện nay. Sau khi nghiên cứu môn triết học Mác - Lênin, tôi tâm huyết với đề tài nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, vì vậy tôi lựa chọn nội dung: “Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng nó vị trí của bản thân” để viết thu hoạch.

NỘI DUNG

I. NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

– MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm lý luận, thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với lý luận 1.1.1. Khái niệm lý luận, thực tiễn

- Khái niệm lý luận. V.I. Lênin viết: "Nhận thức lý luận phải trình bày khách thể trong tính tất yếu của nó, trong những quan hệ toàn diện của nó, trong sự vận động mâu thuẫn của nó, tự nó và vì nó"^1. Luận điểm đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của lý luận vừa như quá trình vừa như kết quả của hoạt động nhận thức. Lý luận phải hướng đến nắm bắt cái bên trong, bản chất, tất yếu, những quan hệ toàn diện và mâu thuẫn của đối tượng, đồng thời phải trình bày, thể hiện được điều đã nắm được ấy dưới dạng quan điểm hay hệ thống luận điểm. Từ ý kiến của V.I. Lênin, đối chiếu những hình thức quan niệm, hoạt động lý luận khác nhau, có thể định nghĩa: lý luận là sự nhận thức bản chất, mối liên hệ bên trong tất yếu của đối tượng và diễn đạt kết quả của nhận thức đó bằng các khái niệm, phạm trù, phán đoán về quy luật nội tại của đối tượng. - Khái niệm thực tiễn Thực tiễn là hoạt động vật chất, đối tượng - cảm tính, có mục đích của con người với nội dung là chinh phục và cải biến các khách thể tự nhiên và xã hội và cấu thành cơ sở phổ biến, động lực phát triển của xã hội và nhận thức con người. 1.1.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở của nhận thức con người. Thứ hai, thực tiễn là mục đích của nhận thức. Thứ ba, thực tiễn là tiêu chuẩn, thước đo tính chân thực của các tri thức đã thu được. (^1) V. I. Lênin: Bút ký triết học, in trong Toàn tập, t. 29, tr. 227

những lực lượng xã hội nhất định và dựa vào đó để xác định mục đích, những nhiệm vụ, phương thức giải quyết chúng về mặt lý luận. Lý luận phải phản ánh trung thực đối tượng như vốn có, nó phải chân thực. Thực tiễn nói chung và thực nghiệm khoa học không thể đạt được mục đích, kết quả mong muốn nếu lý luận cung cấp cho nó những chỉ dẫn, giải pháp sai lầm về đối tượng hiện thực. Một khía cạnh rất quan trọng được yêu cầu này đặt ra là lý luận phải được kiểm nghiệm, phải được xác nhận là chân thực trước khi áp dụng vào thực tiễn. Điều đó đòi hỏi người hoạt động lý luận phải nắm vững những tiêu chuẩn của chân lý, phải có năng lực kiểm tra tính khoa học xác thực của lý luận bằng các tiêu chuẩn logic và thực tiễn. Cần chú ý đến những tiêu chuẩn, khả năng đánh giá tính khoa học của lý luận triết học, chính trị - xã hội, vì đây là những lý luận rất khó được kiểm tra bằng thực nghiệm, nhưng tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của nó đều rất lớn. Lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn. Đây là yêu cầu tự nhiên của hoạt động lý luận. Nhưng vận dụng lý luận không thể tùy tiện, mà phải có phương pháp, cách thức phù hợp. Phải có năng lực hiện thực hoá lý luận. Tuỳ theo những yêu cầu cụ thể của thực tiễn mà áp dụng những lý luận tương ứng. Đối với những lý luận chuyên môn cụ thể phải thấy được phạm vi, tác dụng của từng lý luận cụ thể với lý luận chung và biết kết hợp giữa chúng. Đặc biệt, phải thấy được những khâu trung gian của sự chuyển hoá lý luận thành thực tiễn gắn với từng người, nhóm người, giai tầng cụ thể. Suy đến cùng, thực chất yêu cầu này là lý luận phải giúp cho thực tiễn đạt được những mục đích, lợi ích thực tế. Do tính hướng đích của cả lý luận lẫn thực tiễn, lý luận phải đóng vai trò chỉ đạo, dẫn đường cho thực tiễn. Mặc dù lý luận có nguồn gốc từ thực tiễn, nhưng khi đã trở thành hệ thống quan điểm, thì nó cũng chính là thực tiễn đã được ý thức, do đó nó đóng vai trò dẫn đường cho thực tiễn. Muốn vậy nó không thể theo sau thực tiễn. Mặt khác, để lý luận đóng vai trò dẫn đường, chỉ đạo thực tiễn, thì nó phải mang tính khoa học, tiên tiến và cách mạng. Đây là đòi hỏi rất cơ bản, thể hiện rất rõ bản chất của nguyên tắc này.

Lý luận phải không ngừng được bổ sung, đổi mới, phát triển hơn để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Sở dĩ như vậy là vì, bản thân thực tiễn không ngừng vận động, phát triển, cho nên lý luận không thể đứng im. Lý luận phải thường xuyên tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, để tự kiểm tra trong thực tiễn. II. VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÀO VỊ TRÍ CỦA BẢN THÂN 2.1. Thực trạng việc vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn vào vị trí của bản thân Với tư cách là một sinh viên,….. 2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao việc vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn đối với vị trí của bản thân KẾT LUẬN Như vậy, có thể thấy, lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau. Trong đó, thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Còn lí luận sau khi ra đời sẽ tác động trở lại sự phát triển của thực tiễn. Do lý luận và thực tiễn thống nhất với nhau nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, cần chú ý đúng mức tới cả hai nhân tố này; coi trọng lí luận song không cường điệu, tuyệt đối hóa vai trò của lí luận, xem thường thực tiễn, cách lí luận khỏi thực tiễn. Lênin cho rằng, bản thân ý chí của con người, thực tiễn của con người đối lập với sự thực hiện mục đích của con người… do chúng tách rời khỏi nhận thức và không thừa nhận hiện thực bên ngoài là tồn tại khách quan. Phải có sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa lí luận và thực tiễn rằng: “Thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lí luận dẫn đường thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông.”