Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

SÁNG TÁC CỦA BÍCH NGÂN TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC, Thesis of Literature

SÁNG TÁC CỦA BÍCH NGÂN TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC

Typology: Thesis

2016/2017

Uploaded on 08/13/2021

buidangnhat
buidangnhat 🇻🇳

4.8

(160)

210 documents

1 / 137

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………1
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………......1
2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………………3
2.1. Những công trình, bài báo vận dụng phê bình phân tâm học Việt
Nam…………………………………………………………………………………....3
2.2. Những nghiên cứu vBích Ngân tác phẩm của Bích Ngân từ góc nhìn phân
tâm học………………………………………………………………………………..4
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………………..7
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………7
5. Đóng góp của đề tài…………………………………………………………………7
6. Cấu trúc luận văn……………………………………………………………………8
NỘI DUNG……………………………………………………………………………9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC VÀ SÁNG
TÁC CỦA BÍCH NGÂN TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC
…………………………………………………………………………………………9
1.1. KHÁI LƯỢC VỀ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC…………………………….9
1.1.1.Lý thuyết cơ cấu nhân cách toàn diện………………………………………….9
1.1.2. Lý thuyết về tính dục và phức cảm...…………………………………………17
1.1.3. Lý thuyết Mẫu gốc (lý thuyết về mẫu gốc của K.G.Jung)………………….21
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f
pf60
pf61
pf62
pf63
pf64

Partial preview of the text

Download SÁNG TÁC CỦA BÍCH NGÂN TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC and more Thesis Literature in PDF only on Docsity!

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………… 1

  1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………...... 1
  2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………………………… 3 2.1. Những công trình, bài báo vận dụng phê bình phân tâm học ở Việt Nam………………………………………………………………………………….... 3 2.2. Những nghiên cứu về Bích Ngân và tác phẩm của Bích Ngân từ góc nhìn phân tâm học……………………………………………………………………………….. 4 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………….. 7
  3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………… 7
  4. Đóng góp của đề tài………………………………………………………………… 7
  5. Cấu trúc luận văn…………………………………………………………………… 8 NỘI DUNG…………………………………………………………………………… 9 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC VÀ SÁNG TÁC CỦA BÍCH NGÂN TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC ………………………………………………………………………………………… 1.1. KHÁI LƯỢC VỀ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC……………………………. 9 1.1.1.Lý thuyết cơ cấu nhân cách toàn diện…………………………………………. 1.1.2. Lý thuyết về tính dục và phức cảm...………………………………………… 1.1.3. Lý thuyết Mẫu gốc (lý thuyết về mẫu gốc của K.G.Jung)………………….

1.2. HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA BÍCH

A.MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 1.1.Có thể nói tất cả các ngành khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đều ra đời để phục vụ con người. Văn học cũng vậy. Từ rất lâu văn học đã xem con người là điểm xuất phát cũng là đích đến của mình. Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh cuộc sống đó và lại hướng đến phục vụ chủ thể của nó. Lấy con người làm trung tâm, văn học có khả năng thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc thế giới tâm hồn, những rung động vi điệu, tinh tế nhất diễn ra trong bề sâu tâm hồn mà không phải khoa học nào cũng làm được. Với chất liệu ngôn từ, văn học rất có lợi thế trong việc nắm bắt những chuyển động dù là mơ hồ nhất trong đời sống tinh thần rồi từ đó cụ thể hóa nó bằng dòng chảy ngôn từ bất tận. Khi nhìn nhận văn học là lĩnh vực đi sâu vào thế giới nội tâm con người và xét hoạt động sáng tạo của nhà văn bắt nguồn từ khao khát, ước mơ hay những rung động thầm kín của con người là chúng ta đã tiến tới điểm giao nhau của văn học và phân tâm học - môn khoa học có mối lưu ý đặc biệt đến miền sâu trong đời sống tinh thần con người. “Thế kỉ XX có ba sự đảo lộn lớn trong đời sống tinh thần nhân loại: chủ nghĩa Marx, thuyết tương đối của A.Einstein và phân tâm học. Phân tâm học hay phân tích tâm lý học, tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng. Phân tâm học chuyên sâu nghiên cứu về con người. Từ khi ra đời, học thuyết phân tâm đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều ngành khoa học, xã hội trong đó có văn học. Cha đẻ của phân tâm là Sigmund Freud. Từ những năm 1900, ông cùng các môn đệ của mình đã sáng lập ra các hội nghiên cứu phân tâm học quốc gia và quốc tế. Càng phát triển mở rộng trên nhiều lĩnh vực, phân tâm học càng có nhiều nhánh nghiên cứu khác nhau với các tên tuổi nổi bật như: Kard Gustav Jung (1875 – 1961) với Tâm lý học phân tích , Alfred Adler với Tâm lý học cá nhân , Wilhem Reich… Và sau đó nữa là những đóng

người vô thức cùng với bản năng, mặc cảm bộc lộ khá rõ qua từng thiên truyện, mỗi con người hiện lên là những mảnh đời chênh vênh và nghiệt ngã. Đọc tác phẩm của Bích Ngân ta thấy được dấu ấn phân tâm học khá rõ. Có không ít công trình nghiên cứu tác phẩm của Bích Ngân nhưng để đi sâu vào khía cạnh phân tâm học để có cái nhìn toàn cảnh tác phẩm Bích Ngân vẫn là con đường vắng người qua. Từ góc nhìn phân tâm học giúp ta đi sâu và có thể lắng nghe được những đối thoại riêng tư, những cảm xúc mơ hồ thầm kín của con người. Vì vậy ta sẽ có cái nhìn sâu hơn về con người. Và con người được nhìn nhận từ một sinh thể thực hơn. Đó chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài “Dấu ấn phân tâm học trong sáng tác của Bích Ngân” để nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những công trình, bài báo vận dụng phê bình phân tâm học ở Việt Nam Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX, Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu là những người đầu tiên vận dụng phân tâm học vào các công trình nghiên cứu văn học của mình. Sau năm 1954 ở miền Nam có nhiều tác giả quan tâm đến phê bình phân tâm học, dịch, giới thiệu, ứng dụng như: Vũ Đình Lưu, Nguyễn Văn Trung, Đàm Quang Thiện, Thanh Lãng. Mãi đến sau Đổi mới (1986), cùng với xu thế dân chủ hóa văn học, phê bình phân tâm học mới phát triển trở lại. Năm 1986, Phan Văn Sĩ đã cho ra mắt công trình “Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại” thể hiện cách nhìn nhận mới về học thuyết phân tâm. Cho đến nay, Phân tâm học và những chủ đề nó đưa ra đã dành được sự quan tâm lớn của giới phê bình. Tiếp nối con đường ấy một cách thành công là Đỗ Lai Thúy. Ông đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu đầy tâm huyết đánh dấu sự trở lại mới mẻ của phân tâm học với văn học Việt Nam như chuyên luận “Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực”, tiểu luận “Bút pháp của ham muốn”. Đối tượng nghiên cứu trong các công trình này gồm các sáng tác của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Bà Huyện Thanh Quan và

sáng tác của các nhà thơ hiện đại: Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Chế Lan Viên. Những bài viết của ông đi sâu tìm hiểu các biểu tượng thơ, hình ảnh, ngôn ngữ thơ dưới góc nhìn phân tâm học. Qua đó, người đọc có cái nhìn toàn diện và khoa học hơn về những nhà thơ nổi tiếng trong văn học việt Nam. Đỗ Lai Thúy còn biên soạn nhiều sách viết về phân tâm học của các tác giả khác trên thế giới để làm giàu có thêm, phong phú thêm những hiểu biết về kiến thức phân tâm học ở Việt Nam. Ngoài ra phải kể đến các bài viết, chuyên luận, nghiên cứu có đóng góp khá lớn của nhiều tác giả khác trên các số báo và tạp chí: Nguyễn Thị Hồng Nam đề cập đến Yếu tố vô thức và tiềm thức trong thơ Hàn Mặc Tử (Tạp chí Cửu Việt, số 70, năm 2000), Hồ Thế Hà với Từ cái nhìn tham chiếu phân tâm học qua một số truyện ngắn hiện đại Việt Nam (Tạp chí Sông Hương, số 235), Trần Thanh Hà với Một số tác phẩm văn xuôi hiện đại qua cái nhìn phân tâm học (Tạp chí Văn học, số 3, 2008)… Qua những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc nhìn phân tâm đang được chú ý, quan tâm và đạt được nhiều nhiều thành tựu đáng kể. Từ đó tạo ra sức lôi cuốn cho nhiều tác giả nghiên cứu theo phương diện này. 2.2. Những nghiên cứu về Bích Ngân và tác phẩm của Bích Ngân Theo nghiên cứu của chúng tôi, cho tới nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu quy mô về nhà văn Bích Ngân và các tác phẩm của Bích Ngân. Hầu hết các nhận định về Bích Ngân và tác phẩm đều được viết dưới dạng các bài báo trích dẫn tác phẩm, các lời giới thiệu, bài phát biểu trên các trang Web cá nhân của một số dịch giả và bạn đọc. Phần lớn độc giả bàn đến nội dung tư tưởng của tác phẩm, đến những giá trị được nói đến trong tác phẩm. Có thể dẫn ra một vài bài viết như: “Truyện ngắn Bích Ngân con người sau những thăng trầm cuộc đời” in trên báo thotre.vn nhận định về tập “truyện ngắn Bích Ngân” là tập truyện nói về sự chân chất mộc mạc trong tình cảm gia đình, làng xóm. Không chỉ thế tác giả còn nêu lên những thực trạng của xã

lẻo. Ngoài ra còn có một số bài viết như: Thế giới xô lệch- sức mạnh của sự sẻ chia của độc giả có bút danh Tiểu Quyên trên báo nld.com; Thế giới xô lệch- tiểu thuyết đầu tay của Bích Ngân , bút danh NTý in trên baomoi.com. Ngoài ra người ta còn đề cập một vài nét về tiểu thuyết thông qua các cuộc phỏng vấn nhà văn Bích Ngân như: Con người ai cũng có lúc xô lệch , phỏng vấn báo giaitri.vnexpress.net; Nhà văn Bích Ngân: Mải miết trong thế giới xô lệch, phỏng vấn báo CAND.com. So với một số tác phẩm nổi tiếng thì sáng tác của Bích Ngân chưa có sự vào cuộc của các nhà phê bình lớn. Các hướng tìm hiểu, đánh giá, bàn luận, tranh cãi chứ chưa đi sâu vào khai thác tác phẩm một cách chi tiết, khoa học. Ở quy mô luận văn, khóa luận cũng ít gặp các bài nghiên cứu đào sâu vào tác phẩm. Do đó, tác phẩm thực sự mới về thời gian ra mắt, mới về hướng tiếp cận và thật sự là một ẩn số đáng được quan tâm. Cần phải thấy rằng Bích Ngân không hề có ý vận dụng phân tâm học vào sáng tác của mình. Nhưng qua quá trình tìm hiểu tác phẩm và tham khảo ý kiến bạn đọc, chúng tôi nhận thấy rằng toàn bộ chủ đề tư tưởng tác phẩm đều hướng đến khai mở thế giới tâm lý con người, đi sâu vào vùng cảm giác khó có thể giải thích bằng lí trí chuẩn xác. Phần đông người đọc tìm đến tác phẩm là bởi băn khoăn về chính cái bản thể được nhà văn dựng lên trong tác phẩm. Phân tâm học là vấn đề rộng lớn. Khai thác tác phẩm của Bích Ngân từ góc nhìn phân tâm là cơ hội để mở ra nhiều chiều kích, liên hệ nhiều lĩnh vực khác như tâm lí học, tự sự học, xã hội học,…Bởi vậy, để làm “thỏa mãn” tâm lý người đọc ở phương diện nhận thức cá nhân, khi nghiên cứu tác phẩm của Bích Ngân khó có thể tránh khỏi việc khám phá nội tâm con người, khám phá tính dục, giấc mơ, mặc cảm, hồi ức,…Đó là những điều phân tâm học luôn hướng đến tìm hiểu và cố gắng giãi mã.

Tuy các nhận định, tìm hiểu về tác phẩm của Bích Ngân đều hướng đến khám phá chiều sâu con người song hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu tác phẩm từ góc nhìn phân tâm học một cách chuyên biệt và hệ thống.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các sáng tác của Bích Ngân bao gồm Tiểu thuyết và các tập truyện ngắn (Truyện ngắn Bích Ngân; Kẻ tống tình; Người đàn bà bơi trên sóng; Bồng bềnh thiên sứ và các truyện ngắn được in trên báo, tạp chí). Phạm vi nghiên cứu là sáng tác của Bích Ngân từ góc nhìn phân tâm học trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng lý thuyết phân tâm học của Freud trong quá trình triển khai vấn đề cùng với các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp cấu trúc - hệ thống Luận văn hệ thống những chi tiết của tác phẩm và cấu trúc theo những biểu hiện của học thuyết phân tâm. 4.2. Phương pháp thống kê Người viết thống kê những chi tiết trong tác phẩm thể hiện rõ những biểu hiện của thuyết phân tâm để làm dẫn chứng cho đề tài. 4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp Người viết phân tích những dẫn chứng tổng hợp được để làm rõ những biểu hiện của học thuyết phân tâm trong tác phẩm. 5. Đóng góp của đề tài

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT

CỦA BÍCH NGÂN TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC

1.1. KHÁI LƯỢC VỀ LÝ THUYẾT PHÂN TÂM HỌC

1.1.1. Lý thuyết cơ cấu nhân cách toàn diện Phân tâm học nghiên cứu về những vấn đề bên trong con người. Vô thức - tiềm thức - ý thức là những phạm trù cơ bản xây dựng nên học thuyết phân tâm học, là đối tượng nghiên cứu của phân tâm học. Phân tâm học nghiên cứu về quy luật hoạt động, nguồn gốc cơ chế nảy sinh ba trạng thái tâm lý này. Tìm hiểu trạng thái tinh thần như vô thức - ý thức - tiềm thức chính là nghiên cứu cõi sâu thẳm trong tâm hồn con người. Không phải ngẫu nhiên khi càng ngày học thuyết phân tâm học lại càng được tiếp nhận rộng rãi và được nhiều người biết đến, ngay cả những người không thuộc giới chuyên môn. Nội dung nghiên cứu của học thuyết phân tâm học vốn rất gần với mỗi người, đề cập đến góc khuất bên trong con người, nâng thành một khoa học về tâm lý. Một trong những vấn đề trọng tâm khi nói đến phân tâm học chính là khái niệm vô thức. Người đầu tiên khai phá ra mảnh đất vô thức chính là S. Freud. Lý thuyết vô thức được xem như một khám phá vĩ đại của Freud trong hành trình tìm kiếm chính mình. Trước ông cũng đã có nhiều người nghiên cứu về vô thức như Descartes, nhà tư tưởng Đức thế kỷ XVIII Leibniz, Hegel, Schopenhauer hay Nietzsche... nhưng có lẽ chỉ đến Freud vấn đề về vô thức được đề cập một cách có hệ thống như vậy. Freud đã tiếp thu những người đi trước để kế thừa và phát triển vấn đề trở thành một khoa học về vô thức. Theo Tự điển tâm lý học, vô thức là “khái niệm dùng để chỉ tập hợp các cấu tạo, quá trình và cơ chế tâm lý mà sự vận hành và ảnh hưởng của chúng chủ thể không ý thức được” [54, tr.746]. Đó là yếu tố tâm lý tồn tại trong mỗi người mà chính họ không hề hay biết. Nói đến vô thức tức nói đến vùng tâm lý không thuộc giới hạn kiểm soát của con người, thậm chí con người trở nên bất lực trước những suy nghĩ, hành động mà bản thân mình không thể lý giải. Vô thức vốn có sức mạnh vô hình đến nỗi lý trí, ý thức người không thể lấn át được. Hoạt động của cơ cấu tâm lý này nhiều khi có ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, hành động của chủ thể. Người ta thường

quá đề cao ý thức, mà chưa nhận thức đúng về sự tồn tại của vô thức. Vô thức có khả năng chế ngự, điều khiển hành động và tâm lý người, thậm chí lấn lướt cả ý thức. Sự dồn nén, ẩn ức đã biến hữu thức thành vô thức. Freud nhận ra xu hướng trẻ con sẽ tạo nên vô thức, giống như sự chống lại những kìm nén, áp đặt về mặt tinh thần lâu ngày sẽ đẩy trạng thái vốn dĩ bình thường thành ẩn ức. Chính vì thế, vô thức là hoạt động tách rời hoàn toàn ý thức của con người, không được chi phối bởi bất kỳ sự định hướng nào của lý trí. Vô thức là “một loại hoạt động tinh thần bị dồn nén, nó không thể đi vào ý thức” [52, tr. 114]. Chính dồn nén, ẩn ức đã đẩy trạng thái vô thức có sức bùng lên dữ dội mà bản thân con người không thể kìm nén nổi, giống như một quả bóng, đến một giới hạn nào không thể, sẽ nổ tung. Phản ứng của tâm lý người trước hoàn cảnh trong cõi vô thức thường dữ dội, có sức bùng phá, như những đợt sóng cảm xúc ồ ạt tràn ngập rào cản của lý trí. Rõ ràng, khi nói đến phạm trù vô thức, phải nhắc đến các trạng thái dồn nén và ẩn ức như một tất yếu. Mặt khác, “trong lĩnh vực vô thức không chỉ có những nội dung ẩn ức mà còn có những vật liệu tâm thần chưa đạt tới giá trị, cường độ khiến cho chúng vượt qua ngưỡng hữu thức. Những yếu tố ấy nằm dưới ngưỡng này, và đó là tất cả những tri giác do cảm giác đưa lại” [29, tr. 109]. Tất cả những điều bị giới hạn thường có khuynh hướng vùng lên hóa thân vào yếu tố ảo và đi vào giấc mơ như một sự giải thoát. Vô thức được xem như một phạm trù mới mẻ, và có sức chi phối không nhỏ đến hoạt động tâm lý người. Vô thức vốn là trạng thái tâm lý nằm ngoài vùng ý thức nhưng lại có tác động lớn, có sức chi phối lớn đến bản thân con người. Khá nhiều hoạt động tâm lý cũng như hành động của con người bị điều khiển bởi vô thức. Con người ta thường không thể cưỡng lại những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, nhiều khi có xu hướng buông xuôi. Vì thế, vô thức càng có cơ hội thể hiện sức mạnh của mình trong việc chi phối, tác động đến con người. Freud đã có công lao to lớn khi khám phá ra sức mạnh của vô thức trong cõi tâm lý người. Từ thuật thôi miên để chữa bệnh, Freud đã phát hiện ra cấu trúc tâm lý chìm sâu đằng sau ý thức người. Những lý luận về phân tâm học của Freud cũng bắt đầu từ thuật thôi miên, trong đó có nghiên cứu về vô thức. Chính Freud từng quan niệm, phân tâm học là “một môn khoa học về quá trình tâm lý vô thức. Cái gọi là phân tích tinh thần, là sự khẳng định bản thân quá trình tinh thần đều là vô thức, và là quá trình tinh thần có ý thức kia chẳng qua là cục bộ của toàn bộ đời sống tinh thần. Do đó, học thuyết vô thức chiếm vị trí quan trọng trong phân tâm học, nó là hòn tảng và nội dung cốt lõi chống đỡ toàn bộ học thuyết” [52, tr. 107]. Từ việc nhìn nhận vai trò của vô thức trong toàn bộ hoạt động tâm lý người, Freud đã xem vô thức như một đối tượng nghiên cứu quan trọng của phân tâm

nghiên cứu tâm lý học của ông. Jung đã viết nhiều công trình nghiên cứu như Tâm lý học vô thức (1912), Biện chứng giữa cái tôi và cái vô thức (1916)... Xuất phát từ việc nghiên cứu đời sống tâm hồn con người thông qua các vấn đề về huyền thoại, tôn giáo..., Jung đã khám phá ra nhiều điều thú vị về vô thức. Từ điều tra khám phá những bằng chứng khách quan của các bệnh tâm thần và triệu chứng của các bệnh nhân, Jung đã phân chia vô thức thành hai nhóm: vô thức cá nhân và vô thức tập thể (phi cá nhân). Khái niệm “Vô thức cá nhân” của Jung có sự gặp gỡ với khái niệm “Vô thức” của Freud trước đó .“Vô thức tập thể” vốn không thuộc về ý thức, cũng không phải là phạm vi cá nhân, “không phải là những cái đạt được bởi cá nhân. Tuy thế tâm thần của mỗi người dường như có nhiều đặc điểm không thể phân biệt được với tâm thần của những người khác bởi vì mọi tâm thần đều có một cơ sở hoặc nền tảng chung” [13, tr. 74]. Cần phân biệt vô thức tập thể với vô thức của một nhóm người, đám đông. Theo Jung, đặc điểm của vô thức tập thể là “nó chứa đựng những nội dung mà không ít thì nhiều tương tự ở khắp nơi và ở mọi cá nhân. Nói cách khác, nó là đồng nhất ở tất cả mọi người và do đó tạo nên 30 một cơ tầng tâm thần chung của bản chất siêu cá nhân hiện diện ở mỗi người chúng ta” [13, tr. 75]. Đây được xem như khám phá nổi bật nhất của Jung về vô thức. Với Jung, vô thức tập thể được cấu trúc thành các siêu mẫu, thể hiện trong những hình ảnh của huyền thoại, tôn giáo cũng như tác phẩm nghệ thuật. Quan niệm của Jung có ảnh hưởng lớn trong các lĩnh vực văn hóa, tâm linh... Ngày nay, người ta dùng tên ông để đặt tên cho một ngành tâm lý học. Đó là chủ nghĩa Jung (Jungisme), với phạm vi nghiên cứu khá rộng về nguyên lý vĩnh hằng trong tâm hồn người thông qua cổ tích, tôn giáo và huyền thoại. Đây cũng là con đường đưa Jung đến những nghiên cứu về vô thức. Cuốn sách Biện chứng giữa cái tôi và cái vô thức được ra đời từ cuộc nói chuyện của ông về cấu trúc của vô thức năm 1916. Những gì ông trình bày trong cuốn sách đó là kết quả của một quá trình nỗ lực không ngừng để tìm ra mối quan hệ giữa ý thức của cái Tôi và các quá trình vô thức. Dù với Jung, những nghiên cứu ấy đối với ông là điều chưa thỏa mãn nhưng đó vẫn là một cống hiến lớn nhằm cô đọng và tóm tắt hai mươi tám năm kinh nghiệm tâm lý học và tâm thần học miệt mài của ông. Có thể nói, Jung là nhà tâm lý học đầu tiên của phương Tây đã hướng tới những di sản triết học của Phương Đông, đặc biệt là đạo Phật. Bàn về vô thức, không thể không nhắc đến phạm trù giấc mơ, khi vô thức được xem như trạng thái tâm lý gắn liền với hoạt động của giấc mơ. Trong Khoa học về các giấc mơ, Freud cho rằng: “trên thực tế, lý giải các giấc mơ là con đường lớn của sự hiểu biết về cái vô thức, là cơ sở vững chắc nhất cho những nghiên cứu của chúng ta,

và hơn bất cứ cách nào khác, chính việc nghiên cứu các giấc mơ sẽ làm cho các bạn thấy rõ giá trị của phân tâm học... Khi người ta hỏi tôi làm thế nào để trở thành một nhà phân tâm học, tôi trả lời: bằng cách nghiên cứu những giấc mơ của chính mình.” [12, tr. 77]. Vô thức liên quan đến quá trình dồn nén, một quá trình không được biết trước, đáp trả lại trạng thái ý thức và được giải tỏa bằng trạng thái giấc mơ. Giấc mơ được xem như sự đáp trả, sự thỏa mãn những dồn nén tâm lý của con người. Freud được xem là người tiên phong trong việc nghiên cứu và giải thích giấc mộng. Freud đã viết cuốn sách Đoán mộng, xuất bản năm 1899. Freud đã nhận ra sự lý thú khi phân tích về giấc mộng. Mở đầu cuốn sách, Freud cho rằng: “Mặc dù mộng đã sớm tồn tại mấy ngàn năm trước đây, con người cảm thấy khó cắt nghĩa, nhưng sự tìm hiểu khoa học quả thực vẫn rất hạn chế. Vì vậy, tất cả các trình bày có liên quan về mặt này, từ trước đến nay chưa có ai dẫn ra được lý thuyết của một chuyên gia nào có thể khái quát tất cả mọi hiện tượng. Bạn đọc có lẽ tự mình đều có nhiều kinh nghiệm li kỳ và tài liệu phong phú về loại này, nhưng bản chất có liên quan về mộng hoặc phương pháp về nó, tin rằng vẫn chưa biết” [56, tr. 87]. Freud đã tìm đến vùng đất hoang sơ, đã được khai phá nhưng còn hời hợt hoặc chưa thực sự đúng hướng, để đặt những nền móng tư tưởng đầu tiên về mộng như một khoa học. Trước đây, mộng vốn được quan niệm như một lĩnh vực tâm linh huyền bí, như một thế lực thần bí siêu nhiên. Đến Freud, ông đã nhìn nhận mộng như một vấn đề khoa học nghiên cứu tâm lý con người, có nguyên nhân, có cơ chế hoạt động... Freud xem việc nghiên cứu về giấc mơ là một phần không thể thiếu của phân tâm học. Freud xem “mộng là một hoạt động tâm lý đặc thù trong trạng thái ngủ, nó không phải do kích thích vật lý gây ra. Đồng thời, mộng là hiện tượng tâm lý do dư ba của hoạt động tâm lý khi người tỉnh quấy rối giấc ngủ gây nên, nó cũng không phải là hiện tượng sinh lý vật lý” [52, tr. 91]. Như vậy, mộng là một hiện tượng do cơ chế tâm lý gây ra. Những ảnh hưởng tâm lý vốn là cơ sở hình thành nên giấc mộng. Thường, con người ta chỉ rơi vào trạng thái mộng mị khi bản thân họ đang chịu tác động của một áp lực tâm lý nào đó. Càng bị ức chế tâm lý, càng bị ám ảnh, con người càng rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm thần, và tất cả trạng thái này sẽ chuyển vào giấc mơ. Với Freud, mộng chính là giấc mơ, là sự hoạt động của trạng thái tinh thần trong khi ngủ, là hành trình trong vô thức. “Liên quan giữa yếu tố của giấc mơ và nền tảng vô thức của yếu tố đó là: yếu tố chỉ là một phần nhỏ vô thức, y như một ảo ảnh thôi, chính vì được tách rời ra khỏi nền tảng vô thức mà yếu tố giấc mơ trở thành không thể thiếu” [20, tr. 130]. Giấc mơ là một hiện tượng tự nhiên, hoàn toàn không

thức khác nhau, có thể dưới dạng những biểu tượng. Loại mộng thứ hai này thường là kết quả của những dồn nén, là sự phản ứng của ẩn ức trước kiềm hãm của đời sống. Bản thân C. G. Jung cũng đã nghiên cứu về giấc mơ. Ông từng khẳng định vai trò của Pierre Janet, August Forel, Theodore Flouray, Morton Prince trong việc đặt nền móng của ngành khoa học non trẻ - tâm lý học, đồng thời ông cũng đề cao vai trò của Freud trong hành trình tìm về vô thức mà đặc biệt là khám phá giấc mơ. Những thử nghiệm của ông không gì khác, là những giấc mơ của chính ông. Là một bác sĩ nghiên cứu, điều trị bệnh tâm thần, Jung cũng đã coi giấc mơ là một hiện tượng tự nhiên, nằm ngoài ý thức, sự nắm bắt của con người. Giấc mơ là sản phẩm của vô thức. Bản thân người nằm mơ cũng không thể ý thức được giấc mơ cũng như nhớ được nội dung trong khi mơ. “Giấc mơ xuất hiện như là biểu hiện của một quá trình tâm thần vô thức tự động, nằm ngoài khả năng kiểm soát của ý thức. Nó cho thấy sự thực bên trong và thực tế về bệnh nhân một cách thực sự” [13, tr. 97]. Theo Jung, cũng không nên đánh giá giấc mơ một cách vội vàng, bởi giấc mơ luôn có sự thường xuyên lặp lại. Hơn nữa, khi nghiên cứu về giấc mơ, Jung đã phân tích giấc mơ trong liệu pháp tâm lý để phân ra các tính chất của giấc mơ như tính khởi đầu, sự lặp lại, và tính dự báo. Jung đặc biệt quan tâm đến tính tập thể của giấc mơ... vì điều Jung quan tâm chính là vấn đề vô thức tập thể. Có thể nói, những khám phá của Freud và Jung về giấc mơ mang tính khoa học và có những phát hiện đầy thú vị. Giấc mơ cũng là hình ảnh của con người khi ở đó những ham muốn, những góc khuất đều được phơi bày, bộc lộ. Đọc được giấc mơ của con người, cũng có nghĩa phần nào đó ta hiểu được những suy nghĩ trong họ. Giấc mơ là lời thú nhận chân thành nhất về chính tôi, mà ngay cả khi tôi cũng không hề biết hết. Bên cạnh đó, ý thức cũng là vấn đề quan tâm của phân tâm học. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về ý thức. Ý thức vốn là đối tượng nghiên cứu của triết học với nhiều cách nhìn khác nhau từ chủ nghĩa duy tâm với quan niệm về thần linh, đến chủ nghĩa duy vật gắn liền ý thức với sự tương quan giữa hình ảnh chủ quan của con người và tồn tại khách quan. Bên cạnh đó, mỗi nhà triết học lại có cách hiểu riêng về ý thức như “dòng chảy ý thức” của W. James và H. Bergson, hay “sự phản ảnh tiêu cực của hoạt động tâm lý” theo cách hiểu của Nietzsche... Có điều, những quan niệm riêng đều có điểm chung là nhìn nhận “ý thức là thế giới tinh thần của con người, có tác dụng chi phối hoạt động của con người” [52, tr. 109], là “bộ phận chia tách và động tác bên ngoài của toàn bộ tâm linh hoặc vô thức” [52, tr. 114], là “quan hệ với thế giới bằng tri thức về các quy luật khách quan của nó” [54, tr. 772]. Ý thức được

xem hình thức phản ánh tâm lý cao nhất. Nói đến ý thức, tức là nói đến sự định hướng của trung ương đầu não của con người. Không phải ngẫu nhiên, các nhà tâm lý Đức đã liên tưởng ý thức con người với cái đèn pha chiếu lên sân khấu. Vùng sáng hẹp được chiếu từ đèn pha chiếu sáng những gì cần chiếu sáng trên sân khấu được ví như vùng ý thức của con người. Điều đó có nghĩa ý thức là trạng thái tâm lý của con người được điều khiển, chi phối một cách có chủ đích. Con người luôn là động vật bậc cao, luôn sống và hành động theo sự điều khiển của ý thức. Ý thức luôn là trạng thái tinh thần mà con người hướng đến, thể hiện phần lý trí của con người. Jung còn phân nhỏ theo bốn chức năng của ý thức: suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác và trực giác. Freud thì cho rằng ý thức là dòng chảy của vô thức, và vô thức là “nguồn” của ý thức. Điều này có nghĩa giữa vô thức và ý thức có mối liên hệ với nhau. Nếu vô thức là sự buông mình trong khoái lạc thì ý thức chính là rào cản sự thỏa mãn với nhiều trăn trở, hoài nghi đầy dằn vặt. Nếu vô thức vượt qua mọi giới hạn trật tự của thời gian thì ý thức bao giờ cũng phản ánh thế giới theo lề lối thời gian nhất định. Nếu vô thức chạy theo bản năng, tách rời hiện thực thì ý thức luôn bám chặt vào hiện thực khách quan như một điểm tựa. Chính sự mâu thuẫn về hoạt động của trạng thái tinh thần mà giữa ý thức và vô thức luôn có sự xung đột nhau. Ý thức sẽ cản trở, ngăn chặn hoạt động của vô thức, và vô thức sẽ cố tình phá tan những trật tự của ý thức. Freud xem ý thức như giai đoạn phát triển cao nhất của tâm lý. Và chính sự tác động qua lại của ý thức và vô thức sẽ đảm bảo quá trình hoạt động tâm lý bình thường của con người. Freud còn quan tâm đến một trạng thái tinh thần có mối quan hệ với ý thức và vô thức, đó là tiền ý thức, hay còn gọi là tiềm thức. Tiềm thức là “lĩnh vực quá độ giữa vô thức và ý thức”, “là những tài liệu tâm lý hiện thời ý thức chưa đến nhưng có thể nhớ lại, nó có tính chất động thái”, “là hiện tượng tâm lý tiếp cận với ý thức, nó có thể nhanh chóng tiến vào lĩnh vực ý thức, lại có thể nhanh chóng trở về vị trí bản thân mình, cho nên không mang thuộc tính về chất, chỉ mang thuộc tính về lượng” [52, tr. 117]. Tiềm thức là quá trình chuyển từ ý thức sang vô thức. Ở đó, có những vấn đề con người đã ý thức nhưng về sau lại dần dần chuyển sang vô thức lúc nào không hay biết. Tiềm thức có thể xem là sự giao thoa, ranh giới giữa ý thức và vô thức. Tiềm thức là “đặc trưng của quá trình tâm lý tích cực, những quá trình này, trong một lúc nào đó, không phải là trung tâm hoạt động có ý nghĩa của ý thức” [30, tr. 163]. Điều này có nghĩa là trong một khoảnh khắc nào đó, có những điều con người ta không ý thức nghĩ đến, nhưng điều đó đã tồn tại, đã được biết, được nhớ lại cùng với những dòng liên tưởng trong suy nghĩ của ta. Có thể, điều đó trước đây đã được ý thức nhưng dần dần lâu ngày, nó đã chuyển dần vào tiềm thức, như là vô thức.