





































Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
University of Economics Ho Chi Minh City 2024
Typology: Study notes
1 / 45
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --–&—--
MÔN HỌC : THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
GVHD: GS.TS.VÕ THANH THU Mã lớp học phần: 24D4COM Lớp tối Thứ Tư – Phòng B1- Nhóm: 7 Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 06, Năm 2024
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THỰC HIỆN THÀNH VIÊN CÔNG VIỆC MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH Nguyễn Thị Thanh Trúc 35221025204 I. TỔNG QUAN VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT TRÊN THẾ GIỚI
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa, Việt Nam đã gia nhập WTO với mong muốn phát triển kinh tế. Mặc dù có nhiều cơ hội giao lưu quốc tế, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức từ cạnh tranh và sự yếu kém của một số ngành sản xuất. Do đó, cần nâng cao nhận thức và cải thiện cơ chế thực thi. Thương mại tự do làm tăng các tranh chấp phức tạp trong mua bán hàng hóa, đòi hỏi loại bỏ các biện pháp can thiệp của chính phủ để bảo vệ sản xuất trong nước. Các biện pháp phòng vệ thương mại giúp ngành sản xuất nội địa điều chỉnh và phát triển, đồng thời bảo vệ trước các hành vi không lành mạnh như bán phá giá và trợ cấp. Vì vậy, nghiên cứu về “biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế” là rất quan trọng. Hiệp định về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại (TBT) của WTO cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp không tạo ra các rào cản không cần thiết đối với thương mại quốc tế. Hiệp định TBT khuyến khích các nước thành viên áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các nước đang phát triển vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam vẫn còn một số bất cập cần khắc phục để đảm bảo hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia và hỗ trợ ngành sản xuất trong nước. Cuối cùng, chúng em xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Võ Thanh Thu đã hướng dẫn tận tình trong quá trình học tập cũng như trong việc hoàn thành bài báo cáo giữa kỳ. Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài và còn những hạn chế về kiến thức, trong bài báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp và phê bình từ phía Cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn!
PVTM Phòng vệ thương mại WTO Tổ chức Thương mại Thế giới - World Trade Organization FTA Free Trade Area-Hiệp định thương mại tự do GATT The General Agreement on Tariffs and Trade (GATT 1947) Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương EVFTA European-Vietnam Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam ADA Hiệp định chống bán phá giá (Agreement on Antidumping Practices – ADA) SCM Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures SGA Hiệp định Tự vệ (Agreement on Safeguards) CBPG Chống bán phá giá CTC Chống trợ cấp CVD Thuế đối kháng (countervailing duty) KTTT Kinh tế thị trường
1. Khái niệm về rào cản kỹ thuật theo WTO Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn gọi là các biện pháp kỹ thuật – biện pháp TBT). Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh,... Vì vậy,“mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu. WTO khẳng định rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) là một rào cản phi thuế quan mà đa số các quốc gia đều sử dụng để điều tiết thị trường, bảo vệ người tiêu dùng hoặc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại. 2. Phân loại rào cản kỹ thuật 2.1. Phân loại rào cản kỹ thuật theo WTO Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO phân biệt 03 loại biện pháp kỹ thuật sau đây: Quy định kỹ thuật (technical regulations)
chuẩn, hợp quy của hàng hoá. Được xem là một rào cản đối với doanh nghiệp trong thị trường thương mại quốc tế. Các quy định kỹ thuật phải tuân thủ nguyên tắc áp dụng thuế tối huệ quốc cho hàng hóa nhập khẩu. Nguyên tắc đối xử quốc gia yêu cầu các quy chuẩn kỹ thuật với hàng hóa nhập khẩu không được kém ưu đãi hơn so với hàng hóa nội địa. Các quy định kỹ thuật phải được thiết lập sao cho không tạo ra "chướng ngại không cần thiết cho thương mại" và dựa trên thông tin rõ ràng cùng bằng chứng kỹ thuật. Hiệp định cũng yêu cầu các cơ quan quản lý tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo rằng các quy định kỹ thuật phù hợp và không gây cản trở không cần thiết cho thương mại.
2. Mục tiêu, Nội dung và nguyên tắc Hiệp định 2.1 Mục tiêu Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại bằng cách đảm bảo rằng các biện pháp kỹ thuật và quy phạm kỹ thuật không gây ra rào cản không cần thiết đối với thương mại. Bảo vệ mục tiêu quan trọng như an toàn con người, sức khỏe và môi trường, trong khi vẫn đảm bảo sự tự do trong thương mại. 2.2 Nội dung Hiệp định gồm 15 điều và 3 phụ lục điều chỉnh các vấn đề liên quan đến xây dựng, ban hành áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp ở cấp cơ quan chính phủ trung ương và địa phương của các quốc gia thành viên. Cam kết về các vấn đề cơ chế hỗ trợ kĩ thuật, đối xử đặc biệt và khác biệt. Cung câp thông tin tham vấn, giải quyết tranh chấp. 2.3 Nguyên tắc Khi ban hành các quy định về kỹ thuật đối với hàng hoá, mỗi nước thành viên WTO đều phải đảm bảo rằng việc áp dụng các quy định này là theo 6 nguyên tắc: Nguyên tắc 1: Hạn chế rào cản thương mại không cần thiết Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn chỉ được áp dụng khi cần thiết để đạt được các mục tiêu chính đáng như bảo vệ an toàn, sức khỏe con người, động vật, thực vật, bảo vệ môi trường, và không nên tạo ra các rào cản không cần thiết đối với thương mại quốc tế. Nguyên tắc 2: Không phân biệt đối xử Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn không được phân biệt đối xử giữa các sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước hoặc giữa các sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau. Nguyên tắc 3: Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế Các quốc gia thành viên được khuyến khích sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở cho các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn trong nước để thúc đẩy sự hài hòa hóa và giảm thiểu các khác biệt có thể gây ra rào cản thương mại. Hiện nay, một số các quy chuẩn kỹ thuật quốc tế thông dụng được các tổ chức quốc tế ban hành như:
Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) Ủy ban Kỹ thuật Điện tử quốc tế (IEC) Liên đoàn viễn thông quốc tế (ITU) Ủy ban dinh dưỡng (CODEX) Nguyên tắc 4: Đảm bảo nguyên tắc tương đương và công nhận lẫn nhau Khuyến khích các quốc gia thành viên công nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp, tức là nếu một sản phẩm đã được kiểm tra và chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn ở một quốc gia thành viên, thì các quốc gia thành viên khác cũng nên công nhận kết quả đó. Nguyên tắc 5: Tính minh bạch Các quốc gia thành viên phải công khai các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và thủ tục đánh giá sự phù hợp đang áp dụng hoặc dự định áp dụng. Họ phải thông báo cho các quốc gia thành viên khác thông qua WTO và cung cấp các thông tin liên quan để đảm bảo rằng các quy định này không tạo ra các rào cản không cần thiết. Nguyên tắc 6: Hài hoà hoá. Nói về các vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các thành viên đang phát triển Đây là những công cụ quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để bước đầu nhận biết một biện pháp kỹ thuật có tuân thủ WTO hay không để từ đó có biện pháp khiếu nại, khiếu kiện hợp lý nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
3. Thủ tục trong quy trình đánh giá sự phù hợp Trong Hiệp định về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT), quy trình đánh giá sự phù hợp bao gồm một loạt các thủ tục nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ hoặc hệ thống đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đã được quy định. Đồng thời giảm thiểu các rào cản thương mại không cần thiết và thúc đẩy sự minh bạch và hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Dưới đây là các thủ tục chính trong quy trình đánh giá sự phù hợp theo Hiệp định TBT: Thử nghiệm (Testing): Kiểm tra các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm để xác định xem sản phẩm có tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật cụ thể hay không. Thử nghiệm có thể được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm độc lập hoặc các nhà sản xuất. Chứng nhận (Certification): Quá trình xác nhận rằng một sản phẩm, quy trình, hoặc dịch vụ đã tuân thủ các tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật cụ thể. Chứng nhận thường được thực hiện bởi các tổ chức chứng nhận độc lập. Kiểm tra (Inspection): Kiểm tra các sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ để đảm bảo chúng tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật.
Khi chuẩn bị và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính phù hợp, các thành viên sẽ xem xét các nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển để đảm bảo không tạo ra trở ngại không cần thiết cho xuất khẩu của họ. Công nhận điều kiện đặc thù Các thành viên công nhận rằng các nước đang phát triển có thể chấp nhận các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật riêng để bảo vệ công nghệ bản địa và phương pháp sản xuất phù hợp với nhu cầu phát triển của họ. Họ sẽ không bị yêu cầu sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế nếu không phù hợp với điều kiện tài chính, thương mại và phát triển của họ. Tạo điều kiện tham gia quốc tế: Các thành viên sẽ đảm bảo rằng các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế và hệ thống đánh giá tính phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các cơ quan từ tất cả các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển. Chuẩn bị tiêu chuẩn quốc tế liên quan Khi được yêu cầu, các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế sẽ xem xét và nếu khả thi, sẽ chuẩn bị các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến các sản phẩm mà các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm. Trợ giúp kỹ thuật Theo Điều 11, các thành viên sẽ cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển để đảm bảo rằng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính phù hợp không gây cản trở không cần thiết cho việc mở rộng và đa dạng hóa xuất khẩu của họ. Điều kiện trợ giúp kỹ thuật sẽ xem xét giai đoạn phát triển của nước yêu cầu, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất. Công nhận khó khăn đặc biệt Các nước đang phát triển có thể gặp khó khăn về thể chế và cơ sở hạ tầng trong việc chuẩn bị và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và các thủ tục đánh giá tính phù hợp. Các thành viên sẽ cân nhắc các nhu cầu phát triển, thương mại và giai đoạn phát triển công nghệ của các nước này, và Uỷ ban về Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại có thể cấp các ngoại lệ tạm thời khi cần thiết. Tham vấn và trợ giúp từ các nước phát triển Trong quá trình tham vấn, các nước phát triển sẽ ghi nhận và xem xét các khó khăn mà các nước đang phát triển gặp phải, và sẽ trợ giúp về tài chính, thương mại và phát triển khi cần thiết. Kiểm tra định kỳ Uỷ ban sẽ kiểm tra định kỳ việc đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển theo Hiệp định này trên cả mức quốc gia và quốc tế. III. PHÂN BIỆT BIỆN PHÁP TBT VÀ BIỆN PHÁP
Hiệp định SPS và TBT được chính thức thiết lập trong khuôn khổ Vòng đàm phán Uruguay (1986-1994), là một trong những vòng đàm phán thương mại quan trọng nhất trong lịch sử GATT/WTO. Cả hai Hiệp định trên có hiệu lực vào tháng 1 năm 1995.
Mục đích bảo vệ : Cả hai Hiệp định TBT và SPS đều nhằm mục đích ngăn ngừa các rào cản thương mại không công bằng, bảo vệ sức khỏe và an toàn, giảm rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế Yêu cầu minh bạch: Các biện pháp này phải được công bố công khai và thông báo cho các đối tác thương mại, thường thông qua các tổ chức quốc tế như WTO. Cơ sở khoa học: Cả hai loại biện pháp đều phải dựa trên bằng chứng khoa học để đảm bảo tính hợp lý và tránh việc áp dụng tùy tiện.
Bảng 1. Bảng so sánh giữa "biện pháp TBT" và "biện pháp SPS" Tiêu chí Biện pháp TBT (Technical Barriers to Trade) Biện pháp SPS (Sanitary and Phytosanitary Measures) Định nghĩa Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade, gọi chung là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT)) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó Trong WTO, biện pháp kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measure – biện pháp SPS) được hiểu là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật. Quy định Hiệp định này gồm 15 Điều và 3 Phụ lục Hiệp định này gồm 14 Điều và 3 Phụ lục Mục tiêu áp dụng Hướng tới nhiều mục tiêu chính sách khác nhau (an ninh quốc gia, môi trường, cạnh tranh lành mạnh…). Nhằm thừa nhận sự cần thiết của các biện pháp kỹ thuật đồng thời kiểm soát các biện pháp này nhằm đảm bảo các nước thành viên sử dụng đúng mục đích và không trở thành công cụ bảo hộ Hướng tới mục tiêu cụ thể là bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm và ngăn chặn các dịch bệnh Phạm vi áp dụng Bao gồm tất cả các loại tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp áp dụng đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ giao thương giữa các nước thành viên, trừ các lĩnh vực như dịch vụ y tế, dược phẩm và các sản phẩm liên quan đến an ninh quốc gia. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Các quy định về đóng gói, nhãn mác, v.v. Bao gồm tất cả các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động, thực vật có liên quan đến thương mại quốc tế như các yêu cầu đối với sản phẩm, quy trình và phương pháp sản xuất. Các biện pháp vệ sinh dịch tễ để bảo vệ sức khỏe con người, động vật và thực vật. Như quy định về kiểm dịch, kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm, v.v. Đối tượng Tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ. Sản phẩm động vật và sản phẩm thực
đương và công nhận lẫn nhau (với các nước khác); Minh bạch: Hiệp định TBT quy định mỗi nước đều phải minh bạch hoá hệ thống các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho hàng hoá của mình thông qua các hình thức khác nhau
Bảng 2. Hiệp định TBT và SPS thường giải quyết các vấn đề Các biện pháp TBT thường giải quyết Các biện pháp SPS thường giải quyết
Quy định về các thiết bị điện; Quy định về điện thoại không dây, thiết bị vô tuyến…. Ghi nhãn trong dệt may và quần áo Thử nghiệm xe cộ và phụ kiện Quy định về tầu thuyền và các thiết bị tầu thuyền Quy định an toàn cho đồ chơi Ghi nhãn thực phẩm, đồ uống và dược phẩm Các yêu cầu về chất lượng đối với thực phẩm tươi sống Các yêu cầu về đóng gói đối với thực phẩm tươi sống Đóng gói và ghi nhãn đối với chất độc và hoá chất nguy hiểm.” “Chất phụ gia trong thực phẩm hoặc đồ uống; Chất gây ô nhiễm trong thực phẩm hoặc đồ uống; Chất độc trong thực phẩm hoặc đồ uống; Dư lượng của thuốc thú y hoặc thuốc trừ sau trong thực phẩm hoặc đồ uống dược phẩm Chứng nhận: an toàn thực phẩm, sức khoẻ động vật hoặc thực vật; Phương pháp chế biến với hàm ý an toàn thực phẩm; Yêu cầu về ghi nhãn liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm; Kiểm dịch động/thực vật;” Tuyên bố khu vực không nhiễm bệnh hoặc loài gây hại; Ngăn ngừa bệnh hoặc các loài gây hại lan rộng toàn quốc gia Các yêu cầu vệ sinh khác đối với hàng hoá nhập khẩu Bảng 3. Ví dụ thực tế của Hiệp định TBT và SPS TBT SPS Các quy định về thuốc sâu Những quy định liên quan đến chất lượng, công năng của các sản phẩm hoặc những rủi ro về sức khoẻ của người sử dụng có thể xảy ra Quy định về lượng thuốc sâu trong thực phẩm hoặc trong thức ăn gia súc nhằm bảo vệ sức khoẻ con người hoặc động vật Các quy định về bao bì sản phẩm Quy định về kích thước, kiểu chữ in, các loại thông tin về thành phần, loại hàng trên bao bì Vị trí, chữ viết, nội dung của nhãn Quy định về hun khử trùng hoặc các biện pháp xử lý khác đối với bao bì sản phẩm“(tẩy uế nhằm tránh lây lan dịch bệnh)” Sức khỏe, cách sử dụng liều lượng Trái cây Chất lượng, phân loại, dán nhãn cho trái cây nhập khẩu Xử lý trái cây, hoa quả nhập khẩu đề phòng sự lan truyền của sâu bệnh Phân bón Tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo phân bón được sử dụng hiệu quả Dư lượng phân bón trong thực phẩm cho người và động vật IV. VAI TRÒ VÀ HẠN CHẾ CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT
1. Đối với nước nhập khẩu 1.1. Tác động tích cực Khi áp dụng các hàng rào kỹ thuật trong thương mại, đòi hỏi hàng hóa phải đạt được tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được chính phủ nước nhập khẩu đề ra nên chất lượng hàng hóa sẽ được
3. Giải pháp giảm thiểu tác động của rào cản kỹ thuật trong hoạt động thương mại 3.1. Đối với doanh nghiệp Doanh nghiệp cần chủ động đầu tư và sử dụng các hệ thống quản lý chuẩn quốc tế để tăng năng lực cạnh tranh trên thương trường, và tự giác tuân thủ quy trình sản xuất, tăng cường kiểm tra chất lượng để đảm bảo sản phẩm phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần kiểm soát chất lượng nguyên, vật liệu đầu vào để nâng cao chất lượng sản phẩm. Chủ động và thường xuyên cập nhật các quy định của mặt hàng kinh doanh, của các thị trường tiềm năng và các thị trường đang kinh doanh để có thể nắm bắt kịp thời, từ đó xây dựng giải pháp để vượt qua những rào cản, hạn chế rủi ro khi xuất khẩu. Tham gia các hoạt động của chính phủ tổ chức để có thể cập nhật thông tin kịp thời và trao đổi với cơ quan nhà nước để được hỗ trợ về kỹ thuật, hỗ trợ về các thông tin thâm nhập thị trường khi xuất khẩu. Tăng cường thêm hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong và ngoài nước. 3.2. Đối với nhà nước Một số quốc gia đã xây dựng được hệ thống cảnh báo và đối với hàng rào kỹ thuật từ các nước nhập khẩu nhằm mục đích để phát hiện hiện ra các điểm bất hợp lý trong các biện pháp kỹ thuật. Một số quốc gia tiêu biểu như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, … TBT không chỉ đến từ thị trường nhập khẩu mà còn ở ngay thị trường trong nước, khi các cơ quan quản lý không chuẩn chỉnh, hệ thống không đảm bảo nguyên tắc công khai - minh bạch, không tham vấn thực chất với các bên chịu tác động thì đây cũng là vấn đề đáng quan tâm. Vì thế, việc nâng cao hệ thống kiểm tra chất lượng quốc gia là điều kiện tiên quyết để hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật thông tin và kiểm tra minh bạch, rõ ràng. Và một số bất cập trong công tác quản lý, một mặt hàng còn chưa phân định được rõ cơ quan chuyên ngành quản lý và kiểm tra chất lượng, điều này gây khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp. Khi tham gia các diễn đàn đa phương như: ASEAN, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và diễn đàn đa phương (WTO) cần chủ động đưa ra quan điểm về các hàng rào kỹ thuật, đẩy mạnh việc tham gia và thực hiện các thủ tục về thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại, như tăng cường ký kết các thỏa thuận hợp tác hoặc công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra giữa Việt Nam và các nước đối tác FTA; giảm bớt các thủ tục hải quan. Tính đến hiện, có nhiều các tiêu chuẩn và quy trình, chứng nhận không phải do các chính phủ quốc gia ban hành, mà do nhiều nhóm có cùng ý tưởng, cùng chung mục đích xây dựng và được các thị trường chấp nhận. Các tiêu chuẩn và quy trình như vậy được gọi chung là tiêu chuẩn tư nhân và hệ thống tự nguyện. Nhà nước có thể khuyến khích doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn thông qua các chính sách, cho vay ưu đãi khi các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng. Nhà nước cần tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, cảnh báo đối với các hàng rào kỹ thuật áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Cần rà soát và đánh giá hiệu quả áp dụng của của các quy chuẩn, tiêu chuẩn và các biện pháp quản lý một cách thường xuyên để kịp thời loại bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. **V. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT TRÊN THẾ GIỚI
Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có hiệu lực từ năm 1995 đã có những tác động đáng kể đến thương mại quốc tế, và các số liệu dưới đây minh họa những thay đổi tích cực cũng như thách thức mà các quốc gia phải đối mặt sau khi áp dụng Hiệp định TBT, tình hình thế giới liên quan đến rào cản kỹ thuật có những diễn biến sau: