







Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Trong thời đại của sự phát triển vững bền, nhà nước Việt Nam luôn xem con người là trung tâm của sự phát triển của toàn xã hội, bên cạnh đó việc bảo vệ và nâng cao các quyền và lợi ích của mỗi cá nhân ngày càng được nhiều người tiếp cận và tìm hiểu sâu hơn. Tại các nước pháp luật theo hệ thống pháp luật Châu Âu hay hệ thống pháp luật Anh-Mỹ đều thừa nhận rằng quyền nhân thân là một trong những nhóm quyền cơ bản của mỗi cá nhân. Theo Pháp Luật Việt Nam nói riêng và Pháp Luật các nước trên thế giớ
Typology: Essays (university)
1 / 13
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 7 năm 2020
1.1 Khái niệm về hình ảnh và cá nhân Khái niệm về hình ảnh dưới góc nhìn của triết học là “Kết quả của sự phản ánh khách thể, đối tượng vào ý thức của con người. Ở trình độ cảm tính, hình ảnh là những cảm giác, tri giác và biểu tượng; ở trình độ tư duy, đó là những khái niệm, phán đoán và suy luận. Về mặt nguồn gốc, hình ảnh là khách quan; về cách nhận thức (hình thức) tồn tại, hình ảnh là chủ quan. Hình thức thể hiện vật chất của hình ảnh là các hành động thực tiễn, ngôn ngữ, các mô hình kí hiệu khác nhau. Hình thức đặc thù của hình ảnh là hình tượng nghệ thuật.” 1 . Theo quan điểm của nhiếp ảnh Việt Nam thì “Hình ảnh là thông tin là sự gắn kết giữa yếu tố thông tin và yếu tố nghị luận. Trong tất cả các loại hình sử dụng hình ảnh thì có lẽ hình ảnh được sử dụng trong báo truyền hình là mang tính thông tin nhiều nhất^2 .” Dưới góc độ về pháp lý theo điều 32 của BLDS 2015 thì khái niệm về hình ảnh và cá nhân có thể được hiểu là hình ảnh của chủ thể được ghi lại bằng các loại khác nhau như: hình ảnh (tĩnh hoặc động), phác thảo,… dưới hình dáng của chủ thể. 1.2 Quyền cá nhân đối với hình ảnh Theo Khoản 1 Điều 32 BLDS 2015 có quy định về việc phải tôn trọng hình ảnh cá nhân đối với chủ thể “Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý”.^3 Quyền nhân thân đối với hình ảnh là “Quyền cơ bản ngầm^4 ” và tại pháp luật Tây Ban Nha có quy định bởi một đạo luật cụ thể tại Luật Hữu Cơ 1/1982, ngày 5 tháng 5 về bảo vệ dân sự quyền danh dự, “quyền riêng tư cá nhân và gia đình và hình ảnh của cá nhân^5 ” (^1) Định nghĩa theo trang từ điển Vtudien : https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-h%C3%ACnh %20%E1%BA%A3nh (^2) Định nghĩa theo trang: https://nhiepanhvietnam.vn/hinh-anh-la-gi-b3.php (^3) Điều 32 BLDS 2015 (^4) Luật sư Nogueira Alcalá (^5) Luật Hữu Cơ 1/1982, ngày 5 tháng 5 về bảo vệ dân sự quyền danh dự, quyền riêng tư cá nhân và gia đình và hình ảnh của cá nhân, bằng tiếng Tây Ban Nha: https://www.boe.es/buscar/pdf/1982/BOE-A-1982-11196- consolidado.pdf
1.3 Đặc điểm của quyền cá nhân đối với hình ảnh
- Thứ nhất: cá nhân được quyền sử dụng đối với hình ảnh của mình. Các hoạt động sử dụng hình ảnh của cá nhân để tuyên truyền các mục đích, lối sống, thương mại, … được pháp luật tôn trọng. Tuy nhiên việc sử dụng trên phải không vi phạm vào các điều cấm của Luật khác. -Thứ hai : cá nhân được quyền cho người khác sử dụng hình ảnh của mình “Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý” “ Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”^6. Ở quan điểm theo BLDS trên được hiểu rằng, bất kỳ ai sử dụng hình ảnh của cá nhân bất kỳ đều phải có sự đồng ý của người đó. Ở quan điểm trên, tôi cho rằng việc pháp luật chưa có sự rõ ràng, như thế nào là đồng ý. Ở đây tôi đưa ra ví dụ để mọi người tham khảo về trường hợp đang xảy ra tranh cãi trên mạng xã hội cụ thể: “ A thuê B đánh giá về chất sản phẩm của bên A đang kinh doanh. Hai bên có thỏa thuận về hình thức về đánh giá sản phẩm là: B phải đăng bài lên trang cá nhân, lên các trang mạng xã hội mà B sở hữu. Vài ngày sau bên A sử dụng hình ảnh của B để đăng lên trang mạng xã hội của mình về việc bên B đã sử dụng sản phẩm để tăng thêm phần uy tín cho sản phẩm cung cấp ra thị trường. Việc hai bên không đề cập đến vấn đề A được sử dụng nên đã xảy ra mẫu thuẫn” Ở ví dụ trên ta có thể nhận thấy rằng bất cập trong việc sử dụng hình ảnh mà chưa có sự đồng ý của cá nhân. Theo điều 32 của BLDS 2015 thì việc đồng ý có thể được hiểu rằng sự thỏa thuận việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được các bên thống nhất một cách cụ thể hay việc sử dụng trước hình ảnh của cá nhân có thể được chấp nhận vì việc tái sử dụng không gây bất kỳ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Ở đây tôi cho rằng, việc sử hình ảnh cá nhân bất kỳ thời điểm nào mà không có sự cho phép của cá nhân đều là sự vi phạm về quyền nhân thân đối với hình ảnh. - Thứ ba: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được pháp luật bảo hộ vô thời hạn. Theo pháp luật dân sự tại Việt Nam thì kể cả việc “ thực hiện quan hệ dân sự của người đã tuyên bố mất tích, tuyên bố chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành (^6) Khoản 1 Điều 32 BLDS 2015
nhau. Sau đó một tháng, A có gặp và hẹn hò với cô C, cả hai ra đường cùng nhau nhưng bị một nhân vật D chụp hình và đăng lên các trang mạng xã hội với dòng trạng thái “đã phát hiện lí do A và B xảy ra mâu thuẫn có thể do C”. Sau đó vài ngày, C bị cộng đồng mạng tấn công trên mạng xã hội với những lời lẽ tiêu cực, kể cả gia đình C cũng bị mọi người nhìn nhận theo một chiều hướng không mấy là tốt đẹp” Ở ví dụ trên ta có thể nhận thấy rằng, lý do mà C bị mọi người tấn công theo lời lẽ tiêu cực miệt thị chỉ vì tấm hình được D đăng trên mạng. Đứng trên góc độ pháp lý nhận xét, việc D xử dụng hình ảnh của C mà không có sự đồng ý của C là trái với Khoản 1 Điều 32 của BLDS 2015 “Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý”, về mối quan hệ nhân quả thì việc sử dụng hình ảnh trái phép của D đã dẫn đến đời sống cá nhân và gia đình của C bị lời ra tiếng vào. Theo Khoản 2 Điều 38 của BLDS 2015 quy định “ việc công khai, sử dụng thông tin liên quan đến đời sống riêng tư phải dược cá nhân, gia đình, phải được cá nhân và các thành viên trong gia đình đồng ý”. Theo định nghĩa vừa trên thì việc. Xét về mặt đời sống riêng tư theo định nghĩa trên, việc C và A hẹn hò là việc phát triển và duy trì các mối quan hệ cá nhân trong đời sống, nên do đó cũng có thể được xét vào mặt là đời sống riêng tư trong tình huống trên. -Thứ hai: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh có mối quan hệ mật thiết vơi quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín Danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người được pháp luật bảo vệ một cách tuyệt đối, là một quyền nhân thân không gắn liền với tài sản, thể hiện phẩm giá của mỗi cá nhân. Tại Điều 7 của Công ước Quộc tế về các Quyền Dân Sự và Chính trị thể hiện rõ: “Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm^10 ”. Tại Khoản 1 Điều 34 BLDS 2015 cũng quy định rằng “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”. Một vài hình ảnh cá nhân được đăng lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm đều bị pháp luật nghiêm cấm. Cùng làm rõ việc hình ảnh và danh dự, nhân phẩm, uy tín có mối quan hệ mật thiết với nhau qua ví dụ dưới đây “ A được mọi người biết đến với vai trò là ca sĩ nổi tiếng. A sở hữu mảnh đất 200m2 và cho B thuê địa chỉ kinh doanh. A và B cùng nhau kí hợp đồng cho thuê quyền sử dụng mảnh đất, hình ảnh hai bên kí hợp đồng được dư luận biết đến. Địa điểm này được B xây dựng với mục đích kinh doanh mô hình bar/pub. A thường xuyên lui tới địa điểm này và được C chụp lại bức ảnh. Địa điểm kinh doanh bị công an vào cuộc và xác minh là địa điểm mua giới mại dâm trá hình và điều này A hoàn toàn không biết. Nhân vật C đăng hình ảnh của A và B lên mạng xã hội kèm dòng trạng thái A là người kinh doanh mua (^10) Điều 7 của Công ước Quộc tế về các Quyền Dân Sự và Chính trị
giới mại dâm, và hình ảnh này lan truyền đến công chúng nhanh chóng. A bị cộng đồng mạng công kích dẫn đến bị tổn hại về mặt tinh thần, dẫn đến bị tự kỷ trong một khoảng thời gian” Ở ví dụ trên, việc C sử dụng hình ảnh gây thiệt hại về tinh thần, danh dự, nhân phẩm của A bị hạ thấp chứng tỏ rằng hình ảnh xấu có thẻ gây tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín rất nặng nề. Hình ảnh của cá nhân có thể đánh giá nhân phẩm một người, có thể làm tăng hoặc giảm giá trị của cá nhân nên việc hình ảnh cá nhân và danh dự, nhân phẩm, uy tín có mối liên hệ. CHƯƠNG 2 : THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ CÁC KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI QUYỀN CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH 2.1 Thực tiễn áp dụng quyền cá nhân đối với hình ảnh
Ở bài viết về quyền cá nhân đối với hình ảnh nên tôi chỉ tập trung vào việc liệu rằng cán bộ chiến sĩ trên đưa hình ảnh của hai bạn trẻ trên lên trang mạng xã hội tiktok liệu có đúng theo pháp luật. Đứng dưới góc độ cá nhân với vụ việc trên, tôi cho rằng việc đưa hình ảnh của cán bộ trên lên mạng xã hội là chưa đúng. Xét theo tinh thần tại Khoản 1 Điều 32 BLDS 2015 thì “Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý” việc cán bộ đã sử dụng hình ảnh cá nhân của 2 bạn trên hoàn toàn chưa có sự đồng ý. Sẽ có một vài quan điểm cho rằng việc đăng ảnh của chiến sĩ trên mạng đó nhằm mục đích giúp cộng đồng nâng cao ý thức trong việc phòng chống dịch theo Điểm a Khoản 2 Điều 32 BLDS 2015 “ Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng thì không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh”. Tuy nhiên nếu xét theo khía cạnh lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng thì tại BLDS vẫn chưa có một định nghĩa chính xác thế nào là lợi ích quốc gia,dân tộc, lợi ích công cộng. -Thứ ba: Quyền đăng thông tin, hình ảnh của cá nhân lên báo chí Tự do báo chí, ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiếp Pháp năm 1992 ghi nhận tại Điều 69. Tại Khoản 5, Khoản 8, Khoản 9, Điều 9 của Luật Báo Chí 2016 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như “Tiết lộ thông tin về bí mật đời tư của cá nhân. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cá nhân. Thông tin gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em”. 13 Tuy nhiên theo Khoản 2 của BLDS 2015 thì hình ảnh có thể được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc thì không cần sự đồng ý của chủ thể. Nếu xét hai khoản trên, nếu hình ảnh vì lợi ích quốc gia mà ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân vì mục đích không mong muốn cũng có khả năng xảy ra qua ví dụ sau Hình ảnh được tờ báo A đăng lên với tiêu đề “Tệ nạn xã hội tại Thành Phố X” trong hình ảnh là các đứa trẻ thi nhau đua đòi hút thuốc lá và hình ảnh cô giáo B ngồi gần đấy. Mọi người trong trường thấy tờ báo tưởng rằng việc cô giáo B cũng tham gia vào hoạt động hút thuốc gây xấu hình ảnh của cá nhân cô và ảnh hưởng đến bộ mặt của nhà trường. Qua sự việc trên, rõ ràng việc tờ báo A đăng hình lên với mục đích giúp các giới trẻ, bậc phụ huynh có một cái nhìn chân thực hơn về dạy dỗ con cái nhưng cũng gây ảnh hưởng về sự hiểu nhầm đối với cô giáo B. Qua vấn đề trên, liệu rằng cô giáo B có yêu cầu tờ báo A gỡ bỏ hình ảnh của bản thân mình theo Khoản 1 Điều 32 BLDS 2015 “ Việc sử dụng hình ảnh của người khác phải có sự đồng ý” vẫn còn được bàn luận và bỏ ngỏ -Thứ tư: Các nhiếp ảnh gia hành nghề tại thành phố (^13) Luật báo chí 2016
Ảnh đẹp là một biểu tượng của nghệ thuật, nó nhằm tôn vinh lên vẻ đẹp của thành phố, nét đẹp của các cá nhân được chụp. Khi dạo một vòng thành phố, không ít người trong chúng ta có thể bắt gặp nhiều nhiếp ảnh gia trên đường để ghi lại những khoảnh khắc đẹp của thành phố, nét đẹp lao động của con người. Không ít các bức ảnh về đời sống của tầng lớp xã hội được lột tả được sự mộc mạc, yên bình trong cách sống của họ được nhiếp ảnh gia ghi lại. Nhưng vấn đề đặt ra rằng, nếu như có một tổ chức, cá nhân nào đó sử dụng bức ảnh đẹp trên với mục đích quảng cáo về nét đẹp của thành phố để thu hút nhiều khách du lịch đến. Rõ ràng ta nhận thấy rằng, việc bức ảnh đẹp có thể làm tôn lên vẻ đẹp của người được chụp vừa vì lợi ích phát triển kinh tế của một thành phố nhưng nếu có sự việc rằng người được chụp không muốn sử dụng bức ảnh của mình trên trang mạng truyền thông đó, thì liệu bức ảnh trên có được gỡ bỏ hay không. Rõ ràng việc quảng cáo đó nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan thành phố suy cho cùng cũng vì mục đích thương mại, mà rõ ràng theo Khoản 1 Điều 32 BLDS quy định rằng “ Việc sử dụng bức ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh” 2.2 Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp lý Về kiến nghị hoàn thiện pháp lý thì Pháp Luật Việt Nam nên đưa ra một định nghĩa thế nào là “hình ảnh cá nhân”, “lợi ích quốc gia, dân tộc, công cộng” vì nếu chúng ta không hoàn thiện về mặt định nghĩa của 2 cụm trên thì rất dễ xảy ra những mâu thuẫn, dễ dẫn đến sự xung đột lợi ích giữa các chủ thể với nhau. Cần quy định rõ hơn về khoản “người đó đồng ý” trong việc sử dụng hình ảnh. Việc đồng ý phải dựa trên văn bản cụ thể hay chỉ cần sử dụng hình thức lời nói, cử chỉ để xác nhận việc người chủ của hình ảnh có đồng ý. Cần có một mức xử phạt hợp lý hơn về việc sử dụng hình ảnh cá nhân mà gây tổn hại về tinh thần của người có hình ảnh. Xét theo góc độ về BTTHNHD thì việc bồi thường về các vấn đề liên quan đến danh dự, nhân phẩm, uy tín vẫn còn quá nhẹ so với thực tế. Theo khoản 2 Điều 592 BLDS 2015 thì “mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”. Theo Nghị Quyết 128/2020/QH14 thì mức lương cơ sở chỉ ở mức 1.490.000đ, câu hỏi được đặt ra: liệu rằng tối đa cho người thiệt hại chỉ nằm ở con số 14.490.000đ cho mức tối đa, tôi cho rằng con số trên là khá ít và chưa thể hiện được tính răn đe đến với những người vi phạm. Kết luận