Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

quy trình quản lý rủi ro của công ty acecook, Thesis of Analytical Techniques

Quản lý rủi ro giúp công ty đối mặt và ứng phó với các nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh. Nếu không được quản lý đúng, các rủi ro có thể gây tổn thất về tài chính, danh tiếng và thậm chí đe dọa sự tồn tại của công ty. Vì thế nhóm đã tìm hiểu và chọn đề tài “Hoàn thiện quá trình quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Acebook Việt Nam” để phân tích và làm rõ vấn đề những rủi ro trong doanh nghiệp có thể gặp phải qua đó đưa ra giải pháp để đảm bảo sự phát triển bền vững và thành công của Công ty Cổ phần AceCook trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp.

Typology: Thesis

2022/2023

Uploaded on 10/08/2023

nhu-tran-thi-yen
nhu-tran-thi-yen 🇻🇳

5

(1)

2 documents

1 / 44

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO
ĐÈE TÀI: HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ
RỦI RO CỦA CÔNG TY ACECOOK
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 10 năm 2023
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c

Partial preview of the text

Download quy trình quản lý rủi ro của công ty acecook and more Thesis Analytical Techniques in PDF only on Docsity!

TIỂU LUẬN

MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO

ĐÈE TÀI: HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ

RỦI RO CỦA CÔNG TY ACECOOK

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 10 năm 2023

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu........................................................................

Trong thời kỳ kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới các doanh nghiệp vẫn còn đang đối mặt với những thử thách và rủi ro không thể lường trước được. Hầu hết những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải về kinh doanh, sản xuất, quảng cáo,.. được giải quyết theo các nhu cầu phát sinh, xảy ra đến đâu giải quyết đến đó, thường là các doanh nghiệp không đo lường trước những rủi ro có thể mang lại. Tuy nhiên có thể giảm thiểu rủi ro và hạn chế tác động tiêu cực dựa vào nỗ lực đưa ra hoạch định hay chiến lược một cách kỹ lưỡng của doanh nghiệp đó. Có thể thấy rủi ro trong kinh doanh là một trong những nguy cơ bất lợi gây khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp bắt buộc doanh nghiệp phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, thời gian trong quá trình phát triển, đảm bảo sự tồn tại của công ty. Quản lý rủi ro giúp công ty đối mặt và ứng phó với các nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh. Nếu không được quản lý đúng, các rủi ro có thể gây tổn thất về tài chính, danh tiếng và thậm chí đe dọa sự tồn tại của công ty. Vì thế nhóm đã tìm hiểu và chọn đề tài “Hoàn thiện quá trình quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Acebook Việt Nam” để phân tích và làm rõ vấn đề những rủi ro trong doanh nghiệp có thể gặp phải qua đó đưa ra giải pháp để đảm bảo sự phát triển bền vững và thành công của Công ty Cổ phần AceCook trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp.

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................

2.1 Mục tiêu chính : Hoàn thiện quá trình quản trị rủi ro của Công ty Cổ phần Acebook Việt Nam 2.2 Mục tiêu cụ thể

  • Xác định và đánh giá các rủi ro quan trọng trong quá trình kinh doanh của Công ty Cổ phần Acebook Việt Nam gặp phải.
  • Tìm hiểu thực trạng và phân tích nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Acebook Việt Nam.
  • Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý rủi ro của Công ty Cổ phần Acebook Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp Công ty tồn tại và phát triển bền vững.

3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................

3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu..................................................................................

● Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

  • Nghiên cứu các tài liệu, báo, sách, và các luận văn nghiên cứu khoa học đã được bảo vệ nhằm tham khảo mẫu khung nội dung ở chương 1.
  • Tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích rủi ro mà Acecook đã đối mặt qua các bài báo, tài liệu trên website chính của Acecook. Ngoài ra, các thông tin về doanh thu sau thuế và cách xử lý rủi ro của Acecook ở chương 2 được lấy từ các báo có tiếng trong và ngoài nước.
  • Trong quá trình làm bài, nhóm có tìm hiểu thêm các giải pháp hoàn thiện quy trình rủi ro thông Acecook trong chương 3 qua việc tham khảo các giải pháp doanh nghiệp trong và ngoài ngành.
  • Các tài liệu thứ cấp khi sử dụng trong bài tiểu luận chỉ dùng với hình thức kế thừa, đề cập rõ nguồn lại liệu của tất cả các tác giả tham gia vào quá trình hoàn thiện.

3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu......................................................................................

● Phương pháp tổng hợp – phân tích dữ liệu Bên cạnh việc phân tích, kế thừa và tham khảo các nguồn tài liệu đã được xuất bản từ báo chí, website của Acecook và các bài luận văn nghiên cứu khoa học đã được bảo vệ. Phương pháp phân tích so sánh được dùng để so sánh nguồn của các bên đưa ra thông tin có liên quan đến rủi ro của Acecook và so sánh lợi nhuận sau thuế của giai đoạn trước và sau khi xảy ra vấn đề rủi ro, từ đó đưa ra các đánh giá về thực trạng và các giải pháp quản trị rủi ro của Acecook Việt Nam.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO

1.1 Khái niệm rủi ro....................................................................................................

Theo quan điểm truyền thống: Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây tổn thất cho con người. Theo quan điểm hiện đại: Rủi ro được hiểu là khả năng có sai lệch giữa một bên là những gì xảy ra trên thực tế với một bên là những gì được dự kiến từ trước. Đặc trưng của rủi ro được thể hiện ở hai yếu tố:  Tần suất rủi ro: là số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian hay trong tổng số lần quan sát sự kiện.  Biên độ rủi ro: Thể hiện tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại tác động tới chủ thể. Thiệt hại của rủi ro = Tần suất rủi ro * Biên độ rủi ro

1.2 Quy trình quản lý rủi ro...........................................................................................

1.2.1 Nhận dạng rủi ro 1.2.1.1 Phân loại rủi ro Theo quan điểm của Young, Smith & Walliam (1998): Rủi ro tài sản

  • Tài sản hữu hình (tài sản tài chính và tài sản thực) và tài sản vô hình phải chịu các yếu tố mạo hiểm hay rủi ro: hư hỏng, tàn phá, mất mát hoặc giảm giá Ví dụ 1: Sự sụp đổ tài chính của các nước châu Á làm ngưng các hoạt động của nhiều doanh nghiệp và gây tổn thất lớn về tài sản doanh nghiệp. Ví dụ 2: Bảo Miền Trung gây ra thiệt hại lớn về tài sản của người dân, và tính mạng con người, tổn thất gần 2,8 ngàn tỷ đồng Rủi ro nguồn nhân lực
  • Liên quan đến tài sản con người của tổ chức, rủi ro gây ra tổn thất tử vong cho các nhà quản lý, công nhân viên hay các đối tượng có liên quan đến khách hàng, nhà cung cấp, người cho vay…
  • Chảy máu chất xám (sự rời bỏ tổ chức của nhân viên có trình độ, năng lực chuyên môn và kĩ năng giỏi…)

Rủi ro pháp lý

  • Các tài sản bị tổn thất (sụt giảm giá trị tài sản của tổ chức) do pháp luật quy định hay ban hành mới: ✓ Sự thay đổi bất ngờ trong luật và quy định; ✓những vụ kiện bất ngờ chống lại công ty ✓ hiểu sai luật, không cập nhật quy định mới ✓ không tuân thủ pháp luật Theo quan điểm của Doherty(1985): Rủi ro Marketing
  • Sản phẩm (Product)
  • Giá (Price)
  • Phân phối (Place)
  • Chiêu thị (Promotion) Rủi ro tài chính (nguồn vốn)
  • Xét về bên trong doanh nghiệp: Rủi ro tài chính liên quan đến doanh nghiệp tài trợ nguồn vốn bên ngoài từ các trung gian tài chính và có nguy cơ vỡ nợ (mất khả năng thành toán) hay doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn
  • Xét về yếu tố môi trường bên ngoài: Rủi ro tài chính còn liên quan đến những thay đổi bất ngờ trên thị trường bên ngoài: giá cả, lãi suất: ✓ Rủi ro thị trường: thay đổi đột ngột trên thị trường: lãi suất, giá cả (giá chứng khoán) ✓Rủi ro tín dụng: thay đổi đột ngột trên thị trường tín dụng: chênh lệch giữa lãi suất vay và lãi suất huy động; ✓ Rủi ro thanh khoản: Bán tài sản không đúng lúc, không trả được nợ Rủi ro hoạt động
  • Rủi ro do sự thay đổi đột ngột các thành phần có liên quan đến hoạt động như nguồn nhân lực, công nghệ, quy trình và những thảm họa: ✓ Nguồn nhân lực: người lao động làm việc không hiệu quả như mong đợi, phong cách lãnh đạo của nhà quản lý gây bất mãn cho cấp dưới ✓ Công nghệ: công nghệ không đạt hiệu quả như mong đợi:
  • Công nghệ lạc hậu

Vòng quay khoản phải thu = Doanℎt ℎu t ℎuần bán ℎàng và cung cấp dịcℎ vụ Giá trị k ℎoản p ℎải t ℎu bìnℎquân Kì thu tiền bình quân= Số ngày trong năm Vòngquay k ℎoản p ℎải t ℎu Cấu trúc vốn Debt/Asset = Tổng nợ p ℎải trả Tổng tài sản Debt/Equity = Tổng nợ p ℎải trả Tổng vốn c ℎủ sở ℎữu Đánh giá khả năng sinh lời ROE = Lợi n ℎuận sau t ℎuế Vốnc ℎủ sở ℎữu bìnℎ quân ROA = Lợi n ℎuận sau t ℎuế Tổngtài sản bìnℎquân ROS = Lợi n ℎuận sau t ℎuế Doanℎt ℎu t ℎuần Thanh tra hiện trường

  • Nhà quản trị rủi ro quan sát hiện trường và tìm hiểu hiểu nguyên nhân rủi ro, bằng cách quan sát các bộ phận của tổ chức và các hoạt động tiếp sau đó, nhà quản trị biết được nhiều rủi ro mà tổ chức có thể gặp phải. Ví dụ: 13 cán bộ chiến sĩ hy sinh ở Rào Trăng 3 trong công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn những người mất tích tại Tiểu khu 67 và thủy điện Rào Trăng 3 (H.Phong Điền). Làm việc với các bộ phận khác
  • Giao tiếp thường xuyên với các bộ phận khác trong tổ chức để nhà quản trị rủi ro hiểu được đầy đủ về các hoạt động cũng như tổn thất từ các hoạt động này;
  • Báo cáo bằng văn bản hay báo cáo miệng của các bộ phận giúp nhà QTRR nắm được thông tin cần thiết
  • Nhà QTRR trao đổi thêm cá nhân có liên quan tổ chức: luật sư, nhà tư vấn, chuyên gia kiểm soát tổn thất để giúp nhà QTRR có bỏ sót rủi ro nào hay không? Phân tích hợp đồng
  • Rủi ro từ chủ thể:
  • Công ty ma
  • Tư cách pháp nhân:
  1. Không đăng kí kinh doanh
  1. Không có chức năng kinh doanh
  2. Giấy phép kinh doanh hết hiệu lực
  3. Người đại diện kí kết không hợp pháp
  • Đối tác kinh doanh:
  1. Không có uy tín
  2. Không đủ đều kiện sức khỏe, pháp lý
  3. Khả năng tài chính yếu
  4. Vị trí địa lý không thuận lợi Rủi ro trong kí kết
  • Rủi ro từ ngôn ngữ:
  1. Từ tối nghĩa hay từ nhiều nghĩa
  2. Hiểu không chính xác nội dung khi đàm phán
  3. Sai sót khi đánh máy Rủi ro từ nội dung kí kết:
  4. Các điều khoản quy định không chi tiết
  5. Thông tin thị trường bị nhiễu, thiếu
  6. Giá cả nguyên vật liệu biến động, biến động tỷ giá
  7. Thời hạn vi phạm hợp đồng
  8. Năng lực cán bộ đàm phán kém Rủi ro pháp lý
  9. Danh mục hàng xuất nhập khẩu thay đổi
  10. Thuế suất thay đổi
  11. Các tiêu chuẩn đo lường, đóng góp thay đổi 1.2.1.3 Nguồn gốc của rủi ro
  • Môi trường vật chất:
  1. Động đất, hạn hán, lũ lụt...
  2. Con người phá hủy môi trường sống tự nhiên: phá cây, chặt rừng, khai thác thủy điện…
  • Môi trường xã hội: Sự khác biệt về văn hóa, chuẩn mực giá trị, hành vi con người, giáo dục…giữa các quốc gia, khu vực, địa phương…là nguồn gốc của rủi ro

thể xảy ra, có thể nhận thức được Tổn thất lớn nhất được ước lượng (Maximum probable loss): là giá trị thiệt hại lớn nhất mà nhà quản trị tin là có thể xảy ra 1.2.3 Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro là kiểm tra cẩn thận những điều gì có thể gây hại cho người lao động tại nơi làm việc. Nó giúp chúng ta xem xét liệu đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa hay chưa, cần bổ sung các biện pháp phòng ngừa để tránh tổn hao đến mọi người dân. Đánh giá rủi ro tại nơi làm việc là một quá trình diễn ra liên tục cần được thực hiện thường xuyên. Nó gần giống như một cuộc thanh tra tại nơi làm việc, nhưng cần xác định rõ sự khác nhau giữa hai khái niệm này. Đánh giá rủi ro cần xác định các mối nguy và biện pháp cần thiết, trong khi đó, cuộc thanh tra cần xác định các biệp pháp kiểm soát cần thiết có thực sự được thực hiện hay không. Đánh giá rủi ro được tiến hành theo năm bước: Bước 1 : Xác định các mối nguy. Bước 2 : Xác định những người có thể bị ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào. Bước 3 : Đánh giá rủi ro- xác định và quyết định các biện pháp kiểm soát rủi ro về an toàn và sức khỏe. Bước 4 : Ghi lại người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát rủi ro và khung thời gian thực hiện. Bước 5 : Ghi lại những phát hiện, giám sát và rà soát việc đánh giá rủi ro và cập nhật khi cần thiết 1.2.4 Xử lí rủi ro Xử lí rủi ro là việc chọn một hoặc nhiều phương án để thay đổi rủi ro và thực hiện những phương án này. Khi được thực hiện, các xử lí sẽ cung cấp hoặc thay đổi các kiểm soát. Các phương án có thể bao gồm:

  • Tránh rủi ro bằng cách quyết định không bắt đầu hoặc tiếp tục hoạt động làm phát sinh rủi ro
  • Tiếp nhận hoặc làm tăng rủi ro để theo đuổi một cơ hội
  • Loại bỏ nguồn rủi ro
  • Thay đổi khả năng xảy ra
  • Thay đổi hệ quả
  • Chia sẻ rủi ro với một hoặc nhiều bên khác (bao gồm cả hợp đồng và tài trợ rủi ro)
  • Kiềm chế rủi ro bằng quyết định sáng suốt. ( 1) Các phương án xử lí rủi ro phổ biến bao gồm: a. Tránh né: Dùng “đường đi khác” để né tránh rủi ro, đường đi mới có thể không có rủi ro, có rủi ro nhẹ hơn, hoặc chi phí đối phó rủi ro thấp hơn. b. Chuyển giao: Giảm thiểu rủi ro bằng cách chia sẻ tác hại khi chúng xảy ra. c. Giảm nhẹ: Thực thi các biện pháp để giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro hoặc giảm thiểu tác động và chi phí khắc phục rủi ro nếu nó xảy ra. d. Chấp nhận: Chấp nhận “sống chung” với rủi ro trong trường hợp chi phí loại bỏ, phòng tránh, làm nhẹ rủi ro quá lớn (lớn hơn chi phí khắc phục tác hại), hoặc tác hại của rủi ro nếu xảy ra là nhỏ hay cực kì thấp. (2) Kế hoạch đối phó có thể là:
  • Thu thập hoặc mua thông tin để có kế hoạch kiểm soát tốt hơn.
  • Lập kế hoạch khắc phục tác hại khi rủi ro xảy ra.

ăn vặt khác. Sản phẩm của Acecook được phân phối rộng rãi tại Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới. Công ty còn là một trong những đại diện hàng đầu của ngành mì ăn liền tại Việt Nam. Trên thị trường nội địa, Acecook Việt Nam có quy mô rộng khắp, bao gồm 10 nhà máy sản xuất đặt từ Bắc vào Nam, với hơn 6000 nhân viên và mạng lưới hơn 700 đại lý phân phối. Công ty đạt tỷ lệ 51,5% thị phần trong nước. Bên cạnh thị trường nội địa, Acecook Việt Nam còn mở rộng hoạt động xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia trên khắp thế giới. Các thị trường xuất khẩu mạnh mẽ bao gồm Mỹ, Úc, Nga, Đức, Singapore, Campuchia, Lào, Canada và nhiều quốc gia khác.(als, 2021)

2.2. Lịch sử hình thành và phát triển...........................................................................

Là một doanh nghiệp lâu đời, Acecook Việt Nam đã tạo cho sản phẩm của mình một tên tuổi và vị trí vững chắc trên thị trường, các sản phẩm mỳ ăn liền đã trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam ˗ Năm 1993: Thành lập công ty liên doanh Vifon-Acecook gồm Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (VIFON) và ACECOOK MAURUBENI, hiệp hội hợp tác hỗ trợ kinh tế nhật bản JAIDO. ˗ Năm 1995: 07/07/1995 bắt đầu đưa vào sản xuất, bán hàng sản phẩm đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh với sản lượng sản xuất 3.8 triệu gói/năm. ˗ Năm 1996: Tham gia thị trường xuất khẩu Mỹ Thành lập chi nhánh Cần Thơ ˗ Năm 1999: Acecook cho ra mắt sản phẩm mì Kim Chi với hương vị của hàn quốc. Đạt danh hiệu hàng Việt Nam Chất lượng Cao lần đầu tiên. Ngoài ra, tại Hội chợ Hàng Công Nghiệp Việt Nam, Acecook cũng đã được trao các huy chương vàng, bạc và đồng, ghi nhận sự góp phần tích cực của họ trong ngành công nghiệp và lần đầu tiên đạt danh hiệu hàng Việt Nam Chất lượng Cao. ˗ Năm 2000: Ra đời sản phẩm Hảo Hảo là một bước đột phá mới, một thương hiệu ấn tượng tạo một bước nhảy vọt của công ty trên thị trường. ˗ Năm 2002: Thành lập thêm 1 văn phòng đại diện tại Campuchia. ˗ Năm 2003: ACECOOK Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng. Công ty mở rộng thị trường xuất khẩu đến nhiều quốc gia, đạt kim ngạch xuất khẩu 3 triệu USD. Họ thành lập một nhà máy mới tại Tỉnh Bình Dương và nâng cấp dây

chuyền sản xuất lên 12 dây chuyền. Công ty đã duy trì tăng trưởng doanh số kinh doanh liên tục và chiếm 60% thị phần mì ăn liền trên thị trường nội địa. Ngoài ra, ACECOOK Việt Nam nhận được nhiều giải thưởng uy tín, bao gồm "Sao Vàng Đất Việt" và giải thưởng "Rồng Vàng" thể hiện sự công nhận về thành tựu và đóng góp của công ty trong lĩnh vực kinh doanh và phát triển kinh tế của Việt Nam. ˗ Năm 2004: Công ty liên doanh Vifon-Acecook đã chính thức thay đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam. Suốt 6 năm liên tiếp, họ đã đạt được chất lượng sản phẩm cao và liên tục đoạt giải thưởng "Việt Nam chất lượng cao". Họ cũng được vinh danh bằng "Huân chương lao động hạng 3" do Chủ Tịch nước Việt Nam trao tặng, thể hiện sự công nhận về đóng góp của công ty vào phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. ˗ Năm 2007: Cty Acecook Viet Nam có tên trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Được vinh dự là thành viên Hiệp hội mì ăn liên thế giới. ˗ Năm 2008: Công ty Acecook Việt Nam chính thức đổi tên thành Công ty Cổ Phần Acecook Việt Nam với 100% vốn đầu tư và dây chuyền sản xuất Nhật Bản đồng thời có tên trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. ˗ Năm 2010: Công ty vinh dự đón nhận Huân chương Lao Động Hạng Nhất do Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam trao tặng. Đây là phần thưởng cao quý nhất của Nhà Nước dành tặng cho Công ty Acecook Việt Nam với những đóng góp đáng kể trong lĩnh vực kinh tế và xã hội của công ty suốt 15 năm qua. ˗ Năm 2012: Xếp hạng 81 trong bảng xếp hạng VNR500. Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Xếp hạng 100 trong bảng xếp hạng V1000. Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế lớn nhất Việt Nam. Giải thưởng Rồng Vàng. Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu Kỷ niệm chương "Vì sự phát triển ngành Công thương" Giải thưởng "Thương hiệu nổi tiếng ASEAN".. ˗ Năm 2015: Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới.

2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh:.............................................................................

Acecook chính thức thành lập năm 1995 đã xây dựng thành công thương hiệu mì Hảo Hảo, trở thành thương hiệu mì ăn liền quốc gia của Việt Nam và chiếm thị phần lớn nhất cả nước. Theo dữ liệu có sẵn, tính đến cuối năm 2019, doanh thu của Acecook Việt Nam đạt 10,648 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 1,660 tỷ đồng. Doanh thu của Acecook tăng trưởng bình quân 8,2% trong giai đoạn 2017-2020. Năm 2020, doanh thu thuần của công ty đạt 11.531 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.892 tỷ đồng. Năm 2021, Acecook đứng thứ 114 trong danh sách VNR500 của 500 công ty lớn nhất Việt Nam, với doanh thu ước tính vượt 12 nghìn tỷ đồng. Năm 2021, doanh thu của Acecook là 12.263 nghìn tỷ đồng, tăng 6%, trong khi lợi nhuận sau thuế lên tới 1. nghìn tỷ đồng. (vietnamnet, 2022) Tổng giám đốc Acecook Việt Nam, ông Kaneda Hiroki, đã đánh giá thị trường mì gói tại Việt Nam là một thị trường rất hấp dẫn. Với sự dẫn đầu về khẩu phần tiêu thụ mì gói của mỗi người hàng năm. Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ mì ăn liền của Acecook Việt Nam đã tăng 10% so với cùng kỳ. Ông Kaneda Hiroki cũng đã chia sẻ mục tiêu của công ty cho năm nay, đó là thúc đẩy thị trường tiêu thụ mì gói tại Việt Nam đạt 3,5 tỷ gói, tăng 6% so với năm 2022. (vnexpress, 2023)

2.2. Quy trình quản lý rủi ro tại công ty......................................................................

2.2.1. Nhận dạng rủi ro

- Theo môi trường: + Rủi ro từ môi trường bên trong doanh nghiệp: Mối hiểm họa Mối nguy hiểm  Sản phẩm mì gói Hảo Hảo không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.

  •  Khó đảm bảo, truy xuất được chất lượng nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp.
  •  Quy trình sản xuất mì gặp trục trặc Khủng hoảng truyền thông. -  Acecook chậm phản hồi, giải quyết với bên truyền thông báo chí, dư luận. + Rủi ro từ môi trường bên ngoài: Mối hiểm họa Mối nguy hiểm Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn pháp lý của EU.
  •  Chưa nắm bắt được quy định pháp lý
  • về an toàn thực phẩm của EU.
  • Khủng hoảng truyền thông -  Không kiểm soát được việc phóng đại thông tin của các phương tiện truyền thông. + Theo nguồn gốc phát sinh: Tài sản -  Thiệt hại do chi phí kiểm định sản phẩm, chi phí kiện tụng. -  Thiệt hại lớn về doanh thu do phải thu hồi lại mì gói Hảo Hảo hoặc đối mặt với việc bị cấm xuất khẩu sang thị trường đó. -  Ngưng trệ quy trình sản xuất. -  Tạo điều kiện cho đối thủ cạnh tranh gia tăng thị phần. - Đánh mất tập khách hàng. Nhân lực (^) -  Sai sót, gian lận, trộm cắp nhân viên.
  •  Giảm lòng tin từ phía nhân viên.
  •  Nhân viên mất tinh thần và động lực làm việc.
  • Mất đối tác hiện tại và tương lai