










Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Quotas for Vietnamese crops in 2020-2023
Typology: Study Guides, Projects, Research
1 / 18
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Lớp tín chỉ : Giảng viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện :
PGS.TS. Từ Thuý Anh TS. Chu Thị Mai Phương Nhóm 12 Hà Nội, tháng 0 3 năm 2024
STT Họ và tên Mã sinh viên 1 Nguyễn Thị^ Hương Giang^2215410046 2 Phùng Thị Lan Hương 2214410086 3 Hoàng Ngọc Linh 2114410103 4 Trần Ánh Ngọc^1 5 Trần Bảo Ngọc 2114410130 6 Vũ Thị Thu Phương 2215410150 (^1) Email liên hệ: k60.2114410133@ftu.edu.vn
to scrutinize the detailed provisions and actual export outcomes. The data's currency reflects the research's commitment to adjusting and supplementing the latest information on Vietnam's agricultural exports to the EU. Consequently, the study aims to provide a comprehensive and up-to-date perspective on the EU market, offering specific information and rational strategies for businesses and policy planners. Keyword: Trade quota, EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA), Vietnamese agricultural exports.
1. Giới thiệu Theo báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt 3,8 tỷ USD, còn nhập khẩu là 936, triệu USD, tăng 17,7% về xuất khẩu và 15,1% về nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2021. (Nguyễn Hạnh, 2022). Thị trường EU được biết đến là một thị trường khó tính, đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản, nơi mà các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và quy tắc xuất xứ được đặt ra một cách nghiêm ngặt. Do đó, việc đánh giá các thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EU, cũng như phân tích tình hình sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực, là cực kỳ quan trọng. Nông sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức khi xuất khẩu sang thị trường EU dưới tác động của Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA). Với mục tiêu mở rộng thị trường và tăng cường xuất khẩu, nông sản Việt Nam đang phải đối mặt với những quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và quy tắc xuất xứ từ EU. Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA), có hiệu lực từ ngày 27/08/2021, đánh dấu một bước quan trọng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU. Mặc dù hiệp định nhắm đến mục tiêu loại bỏ 99% các dòng thuế nhập khẩu, nhưng EU vẫn duy trì hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông sản, nhằm bảo vệ sản xuất nội địa. Quy tắc xuất xứ trong EVFTA yêu cầu hàng hóa phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định để hưởng các ưu đãi thuế. Cụ thể, nông sản xuất khẩu phải có xuất xứ thuần túy hoặc tuân thủ các yêu cầu quy định về quy tắc xuất xứ. Điều này đặt ra thách thức đối với ngành nông sản Việt Nam, đặc biệt là trong việc đảm bảo nguồn gốc và quy trình sản xuất đáp ứng các yêu cầu khắt khe của EU. Mặt khác, cơ hội mở rộng thị trường và áp dụng các cam kết về giảm thuế quan từ EVFTA cũng đồng nghĩa với việc nông sản Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm, tuân thủ quy tắc xuất xứ và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Điều này đòi hỏi sự đầu tư và cải thiện công nghệ trong quy trình sản xuất và chế biến nông sản.
Trong bối cảnh tồn tại nhiều thuận lợi cũng như thách thức nhất định, bắt buộc Việt Nam cần có những biện pháp và chính sách để đối phó và phát triển trong việt đem nông sản sang thị trường châu Âu. Do đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Hạn ngạch đối với nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) theo Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA)” với mong muốn đóng góp vào mục tiêu trên của Việt Nam.
2. Tổng quan nghiên cứu Theo ThS. Đỗ Thu Hương (2021), sau khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam được hưởng lợi từ lộ trình giảm 99% thuế nhập khẩu của EU. Tuy nhiên, EU vẫn giữ hạn ngạch thuế quan đối với một số mặt hàng, chủ yếu là nông sản. Quan trọng, thủ tục cấp hạn ngạch đặc biệt cho mặt hàng gạo, yêu cầu chứng nhận chủng loại gạo. Điều này tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tận dụng mức hạn ngạch và thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là trong kịp thời của EVFTA. Theo An Nhiên (2023), xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường EU đã vượt hạn ngạch theo cam kết của Hiệp định EVFTA. Năm 2022, lượng xuất khẩu đạt 94.510 tấn, tăng mạnh so với hạn ngạch 80.000 tấn. Giá trị gia tăng của gạo Việt Nam đã được thể hiện qua giá xuất khẩu bình quân 688 USD/tấn, cao hơn 41,4%. Sự tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế và cam kết của EVFTA đã giúp nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm gạo xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU. Theo Trung tâm Hội nhập kinh tế WTO (VCCI) (2023), Hiệp định EVFTA đã thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU, tăng gần 50% trong 3 năm. Tuy nhiên, 2023 gặp khó khăn do lạm phát toàn cầu. EVFTA không chỉ giúp doanh nghiệp tận dụng ưu đãi thuế, mà còn thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm. Ví dụ như gạo, giảm thuế đã tăng doanh số bán và thúc đẩy doanh nghiệp chế biến sâu. Tổng thể, EVFTA đóng góp lớn vào sự phát triển bền vững và thương hiệu của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Theo ThS. Đỗ Minh Thu (2024), năm 2022, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt 3,8 tỷ USD, tăng 17,7% so với năm 2021, trong khi nhập khẩu từ EU về Việt Nam là 936,3 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng chủ lực như cà phê, gạo, và rau quả đều đạt mức cao, với ghi nhận tăng trưởng 42,1%, 63,9%, và 20,2% tương ứng. Đức, Hà Lan, và Italy là những đối tác chính, chiếm hơn 63% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy xuất khẩu sang EU đang phát triển, thị trường châu Á vẫn chiếm đến 44,7% thị phần, đặt ra thách thức về quy tắc xuất xứ và chất lượng cần được cải thiện. Cần có biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng sản phẩm và duy trì sự phát triển bền vững trên thị trường khó tính này. Trên cơ sở những bài nghiên cứu trên cho thấy, tóm lại, EVFTA đã giúp Việt Nam tận dụng ưu đãi thuế và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản sang EU. Đặc biệt, trong trường hợp gạo, lợi ích từ việc vượt hạn ngạch và giá xuất khẩu tăng đã thúc đẩy sự phát triển ngành này. Mặc dù đối mặt với thách thức từ thị trường châu Á và yêu cầu nghiêm
một quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của các nhà sản xuất xuất khẩu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, khi hạn ngạch có thể gây ra sự giảm sút đáng kể trong việc tiếp cận thị trường quốc tế. Thứ hai , việc áp dụng hạn ngạch có thể gây ra các tranh cãi giữa các quốc gia tham gia thương mại. Khi một quốc gia cảm thấy bị thiệt hại do hạn chế nhập khẩu của họ, họ có thể phản đối và đưa ra các biện pháp đối đầu, tạo ra một môi trường thương mại căng thẳng và không ổn định. Cuối cùng , hạn ngạch cũng có thể thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong nước và những nhà sản xuất nước ngoài. Việc hạn chế nhập khẩu có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các sản phẩm trong nước cạnh tranh trên thị trường nội địa, đồng thời tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước phát triển và mở rộng. Tuy nhiên, điều này cũng có thể tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt và không công bằng đối với các doanh nghiệp nước ngoài. 3.2 Hạn ngạch xuất khẩu 3.2.1 Khái niệm Hạn ngạch xuất khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng được xuất khẩu nói chung hoặc tới một thị trường nào đó trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Các hình thức hạn chế xuất khẩu được áp dụng tùy từng nước và trong thời gian nhất định. Một số nước chỉ cho phép một số tổ chức có quyền xuất khẩu một số mặt hàng nhất định. Hiện nay ở Việt Nam, chế độ cấp hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm, Bộ Thương mại công bố danh mục các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý sản xuất và được Chính phủ duyệt. 3.2.2 Tác động của hạn ngạch xuất khẩu Trong hình 1, "hạn ngạch" được định nghĩa là sự chênh lệch giữa sản lượng nội địa (S(nội địa)) và tổng sản lượng nội địa cộng với hạn ngạch khi không có hạn ngạch. Giá thị trường được xác định là P thế giới. Số lượng hàng nhập khẩu là Q4-Q1. Các nhà xuất khẩu trên toàn cầu thu được doanh thu từ khu vực A+B+C. Khi áp dụng hạn ngạch (Q3-Q2), lượng nhập khẩu giảm xuống chỉ còn Q3-Q2. Các nhà cung cấp trong nước nhận được thêm doanh thu. Giá tăng lên mức hạn ngạch P và các nhà cung cấp trong nước cung cấp nhiều hơn từ Q1 đến Q2. Điều này có thể tạo ra việc làm trong nước. Người tiêu dùng phải trả giá cao hơn và tổng lượng hàng cũng giảm từ Q4 xuống Q3. Chính phủ không chịu ảnh hưởng trực tiếp vì không có thu nhập. Có một tổn thất phúc lợi ròng cho xã hội vì sự tăng thặng dư của nhà sản xuất lớn hơn sự giảm thặng dư tiêu dùng. Các nhà xuất khẩu trên thế giới sẽ thu được ít doanh thu hơn - trừ khi nhu cầu rất kém co giãn, nghĩa là mức tăng giá lớn hơn mức giảm về số lượng.
Hình 1 : Tác động của hạn ngạch xuất khẩu Nguồn: www.economicshelp.org 3.3 Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) EVFTA, sau 10 năm đàm phán giữa Việt Nam và EU, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Đây được coi là một bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa hai bên, từ vai trò là người nhận hỗ trợ phát triển từ EU, Việt Nam đã trở thành đối tác hợp tác bình đẳng với EU trong việc thực hiện các cam kết của một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Thỏa thuận cam kết về việc mở cửa thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), rào cản kỹ thuật thương mại (TBT), cam kết mở cửa thị trường dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, cũng như các vấn đề pháp lý. Đối với Việt Nam, những lợi ích lớn nhất từ EVFTA đến từ các ngành xuất khẩu chính mà hiện tại Liên minh châu Âu vẫn duy trì mức thuế cao, như dệt may, giày dép và sản phẩm nông nghiệp. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU đã cam kết loại bỏ 85,6% thuế quan, tương đương với 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Trong vòng 7 năm, EU sẽ loại bỏ 99,2% số dòng thuế biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Đối với các sản phẩm được cam kết theo hạn ngạch thuế quan, EU cung cấp cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan như sau: 25.000 tấn tinh bột sắn (trên tổng nhập khẩu của EU là 33.000 tấn); 5.000 tấn ngô ngọt (riêng ngô bao tử sẽ không bị hạn ngạch thuế quan và được hưởng thuế suất 0% trong vòng 7 năm); 400 tấn tỏi và 350 tấn nấm. Thuế suất trong hạn ngạch của tất cả các mặt hàng thuộc diện cam kết theo hạn ngạch thuế quan của EU là 0%.
Đối với xuất khẩu gạo, theo cam kết EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30. tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm. Quy định này sẽ giúp Việt Nam hàng năm có thể xuất khẩu khoảng 100.000 tấn gạo sang EU. Ngoài ra, EU cũng cam kết với Việt Nam về hạn ngạch của những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu khác, số liệu cụ thể được tổng hợp trong bảng 1. Mặt hàng Mức hạn ngạch của EU dành cho Việt Nam Gạo Tổng hạn ngạch là 80.000 tấn/năm, cụ thể:
2020/1988 liên quan đến hệ thống quản lý một số hạn ngạch thuế quan có giấy phép và bãi bỏ Quy định thực hiện 2020/991 (Vũ Khuê, 2021). Quy định này có hiệu lực từ ngày 11/5/2021. Tuy nhiên, quy định áp dụng đối với gạo trong hạn ngạch EVFTA nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam có hiệu lực từ 1/1/2022. Quy định này (khoản f, mục 3 Phụ lục I) nêu rõ, việc thực thi hạn ngạch EU dành cho Việt Nam 80.000 tấn gạo/năm, cụ thể: Đối với 20 ngàn tấn gạo xay phân bổ như sau: 10 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/1 - 31/3; 5 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/4 - 30/6 và 5 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/7 - 30/9. Không phân bổ hạn ngạch cho giai đoạn 1/10 - 31/12. Đối với 30 ngàn tấn gạo xát thường phân bổ như sau: 15 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn từ 1/1 - 31/3; 7,5 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/4 - 30/6 và 7,5 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/7 - 30/9. Không phân bổ hạn ngạch cho giai đoạn 1/10 - 31/12. Đối với 30 ngàn tấn gạo thơm (9 giống Jasmine 85, ST5, ST20, Nàng Hoa 9,VD20, RVT, OM 4900, OM 5451, Tài nguyên Chợ Đào) phân bổ như sau: 15 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn từ 1/1 - 31/3; 7,5 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/4 - 30/6 và 7,5 ngàn tấn phân bổ cho giai đoạn 1/7 - 30/9. Không phân bổ hạn ngạch cho giai đoạn 1/10 - 31/12. Nhà nhập khẩu muốn sử dụng hạn ngạch thuế quan đối với gạo trong EVFTA cần nộp Đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu theo thời hạn quy định (07 ngày đầu tháng, ngoại trừ tháng 12) và đặt cọc bảo đảm thực thi giấy phép hạn ngạch gạo là 30 Euro/tấn vào thời điểm xin cấp phép. Ngoài ra, đối với gạo thơm nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan quy định tại Điểm 7 Tiểu mục 1 Mục B Phụ lục 2-A EVFTA, gạo thơm nên có chứng nhận chủng loại gạo thơm do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (mà thực tế là Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp. Mục 12 Phụ lục I phần D của quy định này đã cụ thể về Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu vào EU. Mẫu giấy này đã được Việt Nam và EU thống nhất và được Quy định tại Phụ lục VI của Nghị định 103/2020/NĐ-CP ngày 4/9/2020 của Chính phủ quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU. 4.2.2 Quy định đối với các mặt hàng khác Cơ chế phân bổ hạn ngạch thuế quan đối với các sản phẩm khác được EU quy định tại Quy định 2020/1024 ngày 14/7/2020, đơn giản hơn so với gạo. Nguyên tắc cốt lõi là “doanh nghiệp đăng ký trước thì được cấp phép hạn ngạch trước” (“first come first served”). Nhà nhập khẩu nộp đơn xin cấp phép trước sẽ được cấp phép trước, cơ quan có thẩm quyền (Tổng cục Thuế và Hải quan EU) sẽ cấp phép cho đến khi hết hạn ngạch của năm liên quan thì dừng. Trường hợp số lượng của các đơn xin cấp phép cùng ngày
(chiếm 7,9%), rau quả (chiếm 7,8%), hạt tiêu (chiếm 7,4%), gạo (chiếm 1,7%) và chè (chiếm 0,1%). Hình 3 : Kim ngạch XNK Việt Nam - EU giai đoạn 2015- 2019 Nguồn: gso.gov.vn 5.1.2 Tình hình XK một số hàng nông sản chính sang EU Cà phê: Cà phê là nhóm hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu sang EU lớn nhất của Việt Nam, chiếm 8,5% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của EU và gần 40% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu cà phê sang EU trong giai đoạn từ 2016 đến 2020 dao động từ 1,0 đến 1,5 tỷ USD mỗi năm. Cà phê xuất khẩu sang EU chủ yếu là cà phê nguyên liệu, chiếm hơn 90% tổng giá trị xuất khẩu. Hạt tiêu: EU là thị trường nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam với khoảng 40 nghìn tấn mỗi năm, chiếm 23% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam và đáp ứng 53% nhu cầu của EU. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu tiêu hạt (chiếm 90% tổng lượng xuất khẩu) và chỉ có 10% tiêu đã qua chế biến. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu hạt tiêu có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, từ mức 241,6 triệu USD năm 2016 xuống còn 97, triệu USD vào năm 2020. Sự giảm này chủ yếu do giá cả giảm, mặc dù lượng xuất khẩu tăng. Hạt điều: EU hiện là thị trường lớn thứ hai cho hạt điều của Việt Nam, chiếm hơn 23% tổng lượng và giá trị xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hạt điều từ Việt Nam sang EU khá ổn định trong khoảng từ 700 đến 900 triệu USD mỗi năm. Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 112 tấn hạt điều, tương đương 789 triệu USD, tăng 5,76% về lượng nhưng giảm 4,19% về giá trị so với năm 2019. Hà Lan, Đức và Pháp là các quốc gia chính nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam. Rau quả: EU cam kết mở cửa rất mạnh cho rau quả Việt Nam trong Hiệp định EVFTA, xoá bỏ thuế đối với 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các sản phẩm
từ rau quả khi Hiệp định có hiệu lực. EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư cho rau quả Việt Nam, tuy nhiên, thị phần của rau quả Việt Nam trên thị trường EU rất nhỏ (khoảng 1%) so với nhu cầu nhập khẩu rau quả của EU. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu rau quả tươi và sơ chế sang EU. Trái cây là nhóm sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Các mặt hàng chủ lực bao gồm dứa, thanh long, cơ dừa, chôm chôm và xoài. Năm 2020, xuất khẩu rau quả sang thị trường EU đạt 876,2 triệu USD, giảm 3,8% so với năm 2019. Gạo: Gạo của Việt Nam đã có mặt trên toàn bộ thị trường EU. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo sang EU chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0,7%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU. Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 66 nghìn tấn gạo sang EU, đạt kim ngạch 43,4 triệu Euro; trong khi EU nhập khẩu tổng cộng khoảng 2,3 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 1,4 tỷ Euro. So với các nước ASEAN, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU chỉ bằng 1/6 so với Thái Lan, bằng 1/10 so với Myanmar và bằng 1/4 so với Campuchia. Nhìn chung, mặc dù Việt Nam đã xuất khẩu nông sản sang hầu hết các nước EU, thị phần của nông sản Việt Nam trên thị trường EU vẫn rất nhỏ, và xuất khẩu nông sản chủ yếu dưới dạng hàng thô, cạnh tranh về giá ở phân khúc thấp. Các nhóm hàng nông sản xuất khẩu sang EU tập trung chủ yếu vào ba nhóm sản phẩm là cà phê, trái cây và hạt tiêu. Thực tế này cho thấy Việt Nam chưa khai thác tối đa những lợi thế để xuất khẩu sang thị trường EU. Hình 4 : Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU, 2016-2020 (Nghìn Euro) Nguồn: Thống kê t ừ Trademap, 202 1
các tiêu chuẩn trồng trọt như VietGAP, GlobalGAP và sử dụng công nghệ hiện đại để cải thiện quy trình sản xuất và chế biến. Đồng thời, việc áp dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc nông sản điện tử sẽ giúp tăng tính minh bạch và đáng tin cậy của sản phẩm, từ đó mở rộng thị trường xuất khẩu. Thứ hai, xây dựng thương hiệu: Để tham gia vào việc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc lựa chọn những mặt hàng có thể mạnh và phù hợp để quảng bá tại các hội chợ nông nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời, việc truyền thông thông tin về nông sản đến các thị trường mục tiêu cũng rất quan trọng để tạo lòng tin và tăng cường giá trị thương hiệu. Thứ ba, chiến lược mở rộng thị trường: Để thâm nhập sâu và rộng hơn vào thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cần phát triển chiến lược phù hợp. Mở rộng thị trường theo chiều sâu bao gồm đẩy mạnh tiêu thụ và tăng kim ngạch xuất khẩu đối với các đối tác truyền thống. Đồng thời, mở rộng thị trường theo chiều rộng đòi hỏi các hoạt động nghiên cứu, dự báo để hiểu rõ đặc điểm và thị hiếu của từng thị trường, từ đó đưa ra các sản phẩm nông nghiệp phù hợp và tạo động lực tiếp cận các thị trường mới.
6. Kết luận Tổng quan, EVFTA mang lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU thông qua loại bỏ thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần đối mặt với các thách thức về tiêu chuẩn chất lượng, cạnh tranh và quản lý để tận dụng hết tiềm năng của thị trường này. Tuy EVFTA cung cấp cơ hội cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường EU một cách thuận lợi hơn, các mức hạn ngạch và cơ chế phân bổ vẫn có thể tạo ra một số hạn chế và thách thức. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam theo dõi và hiểu rõ các quy định, lịch trình chuyển đổi hạn ngạch và cạnh tranh với các nước xuất khẩu nông sản khác để tận dụng tối đa cơ hội từ thị trường EU. Danh mục tài liệu tham khảo An Nhiên (2023) Xuất khẩu gạo sang EU đã vượt hạn ngạch theo EVFTA, truy cập tại: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/hiep-dinh-evfta/xuat-khau-gao- sang-eu-da-vuot-han-ngach-theo-evfta.html (Ngày truy cập: 11/02/2024) Bộ Công Thương (2022) Quy định về thuế và hạn ngạch đối với gạo nhập khẩu vào Bắc Âu , truy cập tại: https://thongtincongthuong.vn/quy-dinh-ve-thue-va-han-ngach- doi-voi-gao-nhap-khau-vao-bac-au/ (Ngày truy cập: 25/02/2024) Bộ tư pháp (2009) Biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế , truy cập tại: https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai- chinh?dDocName=MOFUCM110902 (Ngày truy cập: 10/02/2024)
Nguyễn Hạnh (2022) Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU đối diện với thách thức mới , truy cập tại: https://congthuong.vn/xuat-khau-nong-san-sang-thi-truong-eu- doi-dien-voi-thach-thuc-moi-231882.html. (Ngày truy cập: 15/02/2024) Nguyễn Vinh Thành (2022) Hiệp định thương mại tự do Việt nam - EU (EVFTA) và tác động tới xuất khẩu nồng sản Việt Nam , truy cập tại: http://thuvienlamdong.org.vn:81/bitstream/DL_134679/52435/1/CVv182S 025.pdf (Ngày truy cập: 20/02/2024) Nguyễn, V. T. (2022) Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và tác động tới xuất khẩu nông sản Việt Nam= Vietnam-EU Free Trade Agreement (EVFTA) and its Impacts on Vietnam’s exports of Argicultural Products. ThS. Đỗ Minh Thu (2024) Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam sang Eu Sau Khi EVFTA Có Hiệu Lực, Tạp chí Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, truy cập tại: https://kinhtevadubao.vn/xuat-khau-nong-san-viet-nam-sang-eu-sau-khi-evfta- co-hieu-luc-28048.html (Ngày truy cập: 17/02/2024) ThS. Đỗ Thu Hương (2021) Hạn Ngạch đối Với Nông Sản Xuất Khẩu sang EU Theo EVFTA, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, truy cập tại: http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210837 (Ngày truy cập: 18/02/2024) Trương, T. T. B. (2022) Cam kết về nông nghiệp trong EVFTA và những vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp Việt Nam= Agricultural commitments in the EVFTA and challenges to Vietnam’s agriculture sector. TS. Đặng Thị Huyền Anh (2017) Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp , truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/xuat- khau-nong-san-cua-viet-nam-sang-thi-truong-eu-thuc-trang-va-giai-phap- 49597.htm (Ngày truy cập: 13/02/2024) TS. Nguyễn Thị Thu Hiền - CN. Dương Thị Thu Hương (2021) Xuất khẩu nông sản sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp chính sách , truy cập tại: https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/bitstream/DLU123456789/147243/1/CVv 6S182021048.pdf (Ngày truy cập: 14/02/2024) TS. Trương Thu Hà (2021) EVFTA và nông sản Việt Nam xuất khẩu: Thách thức, cơ hội và giải pháp , truy cập tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/evfta-va-nong- san-viet-nam-xuat-khau-thach-thuc-co-hoi-va-giai-phap-85956.htm (Ngày truy cập: 13/02/2024) Văn Khải (2022) Tận dụng EVFTA, thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang EU , truy cập tại: https://ngkt.mofa.gov.vn/tan-dung-evfta-thuc-day-xuat-khau-nong-san-sang-eu/ (Ngày truy cập: 20/02/2024)