Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

quản trị nguồn nhân lực, Thesis of Quality Management

Hoàn Thiện Quy Trình Tuyển Dụng Tại Ngân Hàng TMCP Quân Đội CN Bình Thuận

Typology: Thesis

2020/2021

Uploaded on 08/17/2021

nguyendat02
nguyendat02 🇭🇺

5

(4)

2 documents

1 / 34

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
B GIO DC V ĐO TO
TRƯỜNG ĐI HC PHAN THIT
KHOA QUN TR KINH DOANH
-----------*.*-----------
TIU LUN
Đề tài: Hoàn Thin Quy Trình Tuyn Dng Ti Ngân
Hàng TMCP Quân Đội CN Bình Thun
Bình Thun - 2021
SVTH : NGUYN THÀNH ĐT
MSSV : K12KDO0058
LP : K12KDO2
KHÓA : 2020 -2024
GVHD : ThS. NGUYN TH KIM YN
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22

Partial preview of the text

Download quản trị nguồn nhân lực and more Thesis Quality Management in PDF only on Docsity!

BỘ GIÁ O DỤ C VÀ ĐÀ O TẠ O

TRƯỜNG ĐẠ I HỌ C PHAN THIẾ T

KHOA QUẢ N TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN

Đề tài: Hoàn Thiện Quy Trình Tuyển Dụng Tại Ngân

Hàng TMCP Quân Đội CN Bình Thuận

Bình Thuận - 2021

SVTH : NGUYỄN THÀNH ĐẠ T

MSSV : K12KDO

LỚ P : K12KDO

KHÓA : 2020 - 2024

GVHD : ThS. NGUYỄN THỊ KIM YẾ N

SVTH: NGUYỄN THÀNH ĐẠT i

DANH MỤ C VIẾ T TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa MB Bình Thuận Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội Chi nhánh Bình Thuận TMCP Thương mại cổ phần DN Doanh nghiệp CN Chi nhánh NXB Nhà xuất bản VND Việt Nam đồng KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp CVTV Chuyên viên tư vấn ATM Máy rút tiền tự động DVKH Dịch vụ khác hàng CBQL Cán bộ quản lý IQ Chỉ số thông minh EQ Chỉ số cảm xúc

DANH MỤ C HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BẲNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Quy trình tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp .......................... 12 Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức Ngân hàng TMCP Quân đội- CN Bình Thuận ........ 19

SVTH: NGUYỄN THÀNH ĐẠT iii 2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động ................................................................... 18 2.2 Thực trạng quy trình tuyển dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Bình Thuận. ..................................................................................................... 19 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH BÌNH THUẬN ..................... 23 3.1 Đánh giá công tác tuyển dụng của Ngân hàng Quân Đội – Chi Nhánh Bình Thuận .......................................................................................................................... 23 3.1.1 Những mặt đạt được ........................................................................... 23 3.1.2 Những hạn chế tồn tại ......................................................................... 23 3.2 Một số Giải pháp cụ thể ............................................................................ 25 3.2.1 Hoạch địch số lượng nguồn nhân lực ................................................. 25 3.2.2 Phát huy tối đa hiệu quả của kênh tuyển dụng ................................... 25 3.2.3 Hoàn thiện bản mô tả công việc ......................................................... 26 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 30

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật là sự phân công lao động ngày càng sâu sắc trên phạm vi toàn thế giới. Các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và xuất hiện quá trình toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đang phát triển trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng đồng nghĩa với không ít thách thức. Để đứng vững và phát triển trong hoàn cảnh đó, các doanh nghiệp cần phải phát huy mọi nguồn lực của mình. Cùng với vốn, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật thì nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng nhất cho mỗi doanh nghiệp. Các yếu tố vật chất như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, tài chính sẽ trở nên vô dụng nếu không có bàn tay và trí tuệ của con người tác động vào. Thành công của doanh nghiệp không thể tách rời yếu tố con người. Ở Việt Nam hiện nay, khi xây dựng và định vị doanh nghiệp thông thường các yếu tố vốn, công nghệ được xem là mấu chốt của chiến lược phát triển, trong khi đó yếu tố nhân sự thường không được chú trọng, nhất là trong giai đoạn khởi đầu. Sự thiếu quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức tới yếu tố nhân sự có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị “loại khỏi vòng chiến” khi mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng. Vì vậy để nâng cao hiệu quả trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải đặt công tác tuyển dụng nhân sự lên vị trí số một nhằm mục đích có một đội ngũ nhân sự đủ về số lượng, có chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu công việc. Xuất phát từ những nhận thức của bản thân về công tác tuyển dụng nhân sự và tầm quan trọng của nó, trong thời gian tìm hiểu thực tế, được sự hướng dẫn tận tình giảng viên

  • ThS. Nguyễn Thị Kim Yến, cùng các cán bộ trong ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Bình Thuận, em đã chọn đề tài "Hoàn thiện công tác Tuyển dụng nhân sự tại ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Bình Thuận " cho báo cáo của mình.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢ N TRỊ NHÂN SỰ VÀ TUYỂN DỤ NG NHÂN

SỰ TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 QUẢ N TRỊ NHÂN SỰ

1.1.1 Khái niệm về Quản trị nhân sự Có rất nhiều ý kiến khác nhau về Quản trị nhân sự, mỗi định nghĩa là một kiến riêng của nhà Quản trị dưới góc nhìn khác nhau về nhân sự nhưng chúng đều thể hiện rõ cho người đọc hiểu thế nào là Quản trị nhân sự. Vì vậy mà chúng ta có một số khái niệm như: “Quản trị nhân sự là tổ hợp toàn bộ mục tiêu, chiến lược và công cụ mà qua đó các nhà quản trị và nhân viên trong doanh nghiệp dùng làm nền tảng cho cung cách ứng xử để phát triển doanh nghiệp”. Một khái niệm khác: “Quản trị nhân sự là tất cả các hoạt động, chính sách và các quyết định quản lý liên quan và có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên của nó. Quản trị nhân sự đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược và gắn với chiến lược hoạt động của công ty”. Theo định nghĩa của TS. Nguyễn Hữu Thân trong giáo trình Quản trị nhân sự xuất bản năm 2005, ông định nghĩa như sau: “Quản trị nhân sự là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chiến lược và định hướng viễn cảnh của tổ chức”. Ở đây danh từ “Quản trị” bao gồm các khía cạnh nhân sự liên quan đến cơ cấu, điều hành và phát triển.

  • Cơ cấu: là xây dựng cách lãnh đạo cho nhân sự, tạo cho nhân sự các hệ thống (phù hợp với các yếu tố bên trong và bên ngoài DN) để điều khiển quá trình.
  • Điều hành: nghĩa là chỉ đạo nhân lực trong ý nghĩa điều khiển cung cách ứng xử của nhân viên qua quá trình lãnh đạo nhân viên và chế ngự hệ thống nhân sự.
  • Phát triển: là cách lãnh đạo để khuyến khích khả năng học hỏi hoàn thiện liên tục việc tạo dựng cơ cấu tổ chức và điều hành tổ chức. Vì vậy, Quản trị nhân sự là tất cả các hoạt động của một tổ chức nhằm thu hút, xác định, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và gìn giữ một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng, đảm bảo đạt được mục tiêu của tổ chức. 1.1.2 Chức năng của Quản trị nhân sự Các hoạt động của quản trị nguồn nhân lực liên quan đến tất cả các vấn đề thuộc về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân viên nhằm đạt hiệu quả cao cho tổ chức lẫn nhân viên. Trong thực tế hoạt động này rất đa dạng phong phú và thay đổi trong các doanh nghiệp khác nhau, tùy theo đặc điểm tính chất và các đặc thù của mỗi doanh ngiệp. Tuy nhiên, các hoạt động chủ yếu của nguồn nhân lực có thể phân thành ba nhóm chức năng chủ yếu như sau: 1.1.2.1 Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân sự Nhóm chức năng này chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp. Để có thể tuyển được đúng người cho đúng việc, trước hết doanh ngiệp phải căn cứ vào kế hoạch kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định được những công việc nào cần tuyển thêm người. Thực hiện phân tích công việc sẽ cho doanh nghiệp biết phải tuyển thêm bao nhiêu người và các yêu cầu, tiêu chuẩn đặt ra đối với các ứng viên. Việc áp dụng các kỹ năng tuyển dụng như trắc nghiệm và phỏng vấn sẽ giúp cho doanh nghiệp chọn được các ứng viên tốt nhất cho công việc. Do đó, nhóm chức năng tuyển dụng thường có các hoạt

kỹ thuật, có đóng góp làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp,… là những biện pháp hữu hiệu để thu hút và duy trì được đội ngũ lao động lành nghề cho doanh nghiệp. Do đó xây dựng và quản lý hệ thống bảng lương, thiếp lập và áp dụng các chính sách lương bổng, thăng tiến, phúc lợi, phụ cấp, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là những hoạt động quan trọng nhất của chức năng kích thích động viên. Chức năng quan hệ lao động liên quan đến các hoạt động nhằm hoàn thiện môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc như: ký kết hợp đồng lao động, giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động, giao tiếp với nhân viên, cải thiện môi trường làm việc, y tế, bảo hiểm và an toàn lao động. Giải quyết tốt chức năng quan hệ lao động sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra bầu không khí tâm lý tập thể và cá giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa làm cho nhân viên được thỏa mãn với công việc của doanh nghiệp. 1.1. 3 Vai trò của quản trị nguồn nhân lực Quản trị nhân lực giữ vai trò đặc biệt quan trọng và ngày càng được các nhà quản trị quan tâm nghiên cứu và phân tích, xem đây là một chức năng cốt lõi và quan trọng nhất của tiến trình quản trị. Việc nghiên cứu quản trị nhân lực nhằm đạt được 3 mục tiêu hàng đầu: Thứ nhất: Nâng cao năng suất lao động:

  • Năng suất lao động là nhân tố đảm bảo sản xuất và phát triển và đời sống con người được nâng cao. Nhờ năng suất lao động mà khối lượng sản xuất sản phẩm, vật chất, dịch vụ, doanh thu và lợi nhuận tăng lên. Năng suất lao động xã hội hay năng xuất lao động của Doanh nghiệp là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia hay doanh nghiệp.
  • Có nhiều yếu tố tác động đến năng suất lao động như: chất lượng nguồn nhân lực và tác phong, ý thức làm việc của người lao động; rồi đến trình độ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; chất lượng của công việc tổ chức lao động và quản lý lao động của Doanh nghiệp.

Thứ hai: Cải thiện chất lượng và chính sách làm việc:

  • Chất lượng của nhân sự trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của Doanh nghiệp. Nó giúp Doanh nghiệp giải quyết các vấn đề tổ chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn kế cận và giúp cho Doanh nghiệp thích ứng kịp thời với sự thay đổi của xã hội. Cùng với các chính sách làm việc hợp lý sẽ giúp cho năng suất làm việc của công ty đạt được hiệu quả cao nhất cũng như bảo đảm được số lượng người lao động. Thứ ba: Đảm bảo tính hợp pháp:
  • Khi một Công ty, một Doanh nghiệp có các chính sách làm việc cũng như đãi ngộ nhân viên phù hợp thì Công ty đó sẽ nhận được sự nhiệt tình và cố gắng trong công việc của người lao động. Đầu tiên về số giờ làm việc tối đa trong một ngày, mức lương cơ bản cũng như quyền lợi của người lao động… đều phải theo quy định luật lao động Nhà nước. Tiếp theo về chế độ đã ngộ nhân viên như: cho công nhân viên đi du lịch mỗi năm một lần hay quan tâm đến con em của họ…
  • Chính sách Quản trị nhân sự tốt là một chính sách phù hợp với nhà Quản trị và người lao động đồng thời phải phù hợp với quy định của luật lao động Nhà nước. Điều đó góp phần tạo động lực cho người lao động làm việc một cách tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất với khả năng của họ. Tóm lại, Quản trị nhân sự là bộ phận cấu thành, không thể thiếu của lĩnh vực quản lý kinh doanh. Nó đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập và giúp tổ chức tồn tại, phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của nó xuất phát từ vai trò của con người. Con người là yếu tố cấu thành lên, vận hành, quyết định sự thành hay bại của tổ chức. Do đó nguồn nhân sự là một nguồn sự không thể thiếu, và trở thành một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức. Quản trị nguồn sự khác sẽ không thể hiệu quả nếu tổ chức không quản lý tốt nguồn nhân sự.
  • Tuyển chọn những người vào làm việc phải gắn với sự đòi hỏi của công việc trong doanh nghiệp
  • Tuyển được những người có tinh thần kỷ luật, đủ sức khỏe vào làm việc trong doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu công việc. Thông qua quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm và lựa chọn được những người phù hợp với yêu cầu công việc cũng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. 1.2.3 Vai trò của Tuyển dụng nhân sự Tuyển dụng nhân sự có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, đến người lao động và xa hơn còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đầu tiên, Tuyển dụng nhân sự có vai trò quan trọng đối với Doanh nghiệp cụ thể như: + Đối với doanh nghiệp
  • Thứ nhất: Việc tuyển dụng có hiệu quả sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một đội ngũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuyển dụng có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp vì nó là khâu đầu tiên của công tác quản trị nhân sự, chỉ khi làm tốt khâu tuyển dụng mới có thể làm tốt các khâu tiếp theo.
  • Thứ hai: Tuyển dụng tốt giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhất, bởi vì tuyển dụng tốt tức là tìm ra người thực hiện công việc có năng lực, phẩm chất để hoàn thành công việc được giao. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong điều kiện toàn cầu hóa.
  • Thứ ba: Chất lượng của đội ngũ nhân sự tạo ra năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh ngiệp, tuyển dụng nhân sự tốt góp phần quan trọng vào việc tạo ra “ đầu vào” của nguồn nhân lực, nó quyết định đến chất lượng, năng lực, trình độ cán bộ nhân viên, đáp ứng đòi hỏi nhân sự của doanh nghiệp.
  • Thứ tư : Tuyển dụng nhân sự tốt giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí kinh doanh và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của doanh nghiệp.
  • Thứ năm : Tuyển dụng nhân sự cho phép doanh nghiệp hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh đã định. Như vậy tuyển dụng nhân sự có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp. Đây là quá trình “ đãi cát tìm vàng”, nếu một doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên không đủ năng lực cần thiết, những sản phẩm cá nhân không theo đúng yêu cầu công việc thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động quản trị và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó dẫn đến tình trạng không ổn định về mặt tổ chức, thậm chí còn là nguồn gốc gây mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, gây xáo trộn trong doanh nghiệp, lãng phí chi phí kinh doanh. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về Tuyển dụng nhân sự có vai trò như thế nào đối với người lao động: + Đối với người lao động
  • Thứ nhất: Tuyển dụng nhân sự giúp cho người lao động trong doanh nghiệp hiểu rõ thêm về triết lí, quan điểm của các nhà quản trị, từ đó sẽ định hướng cho họ theo những quan điểm đó.
  • Thứ hai: Tuyển dụng nhân sự tạo ra không khí thi đua, tinh thần cạnh tranh trong nội bộ những người lao động của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ta thấy, Tuyển dụng nhân sự có tầm quan trọng rất lớn đối với người lao động. Thông qua quá trình tuyển dụng mà người lao động đã bổ sung thêm được nhiều kiến thức cần thiết cho họ khi làm việc cũng như rút ngắn khoảng cách giữa người lao động và nhà quản trị. Đây cũng là một cơ hội tốt để người lao động thể hiện được khả năng của mình. Từ đó, chất lượng lao động được tăng lên dẫn đến hiệu quả sử dụng lao động tăng, năng suất lao sản phẩm tăng cũng như tăng mọi nguồn lợi nhuận cho Công ty. Cuối cùng, Tuyển dụng nhân sự có vai trò đối với xá hội đó là:

Sơ đồ 1.1: Quy trình tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp Cụ thể các bước trong quy trình tuyển dụng như sau: Bước 1: Định danh công việc cần tuyển dụng. Định danh công việc nhằm xác định đúng nhu cầu nhân sự trước mắt và lâu dài cho doanh nghiệp. Nhà quản trị cần biết rõ ràng họ cần có đúng số lượng và loại nhân sự ở các vị trí công việc không, yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân sự như thế nào. Bước này được thực hiện bằng quá trình phân tích công việc. Phân tích công việc cung cấp các thông tin cần thiết về yêu cầu, đặc điểm của công việc, là cơ sở cho việc xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc. Phân tích công việc cung cấp cho nhà quản trị bản tóm tắt về nhiệm vụ, trách nhiệm của công việc nào đó trong mối tương quan với công việc khác. Sau khi định danh công việc, doanh nghiệp phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành tuyển dụng. Kết quả của định danh công việc được thể hiện bằng hai tài liệu quan trọng phục vụ cho tuyển dụng của doanh nghiệp đó là: Bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc.

  • Định danh công việc cần tuyển dụng 2
  • Thông báo tuyển dụng 3
  • Thu nhận và xử lý hồ sơ 4
  • Tổ chức thi tuyển 5
  • Đánh giá ứng cử viên 6
  • Ra quyết định tuyển dụng 7
  • Hội nhập nhân viên mới

Bước 2: Thông báo tuyển dụng Mục đích của bước này nhằm thu hút được nhiều nhất ứng viên từ các nguồn khác nhau giúp cho việc lựa chọn thuận lợi và đạt kết quả mong muốn. Để đạt được mục tiêu này cần tiến hành ba bước: Thiết kế thông báo, xác định đích của thông tin, triển khai thông báo thông tin tuyển dụng. Thiết kế nội dung và hình thức thông báo là bước quan trọng để đảm bảo thu hút sự quan tâm của các ứng viên. Trong nội

  • Các hình thức thông báo tuyển dụng:
  • Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Niêm yết các bản thông báo tại trụ sở doanh nghiệp, nơi đông người qua lại.
  • Gửi thông báo đến các trường đào tạo chuyên ngành nhờ giới thiệu các ứng viên phù hợp với tiêu chuẩn cần tuyển.
  • Kết hợp với các trung tâm tư vấn giới thiệu việc làm để thông báo, tìm kiếm và thu hút các ứng viên phù hợp.
  • Thông báo trên mạng internet, mạng internet đã trở thành một phương tiện phổ biến để thông báo nhu cầu tuyển dụng và việc làm của doanh nghiệp. Thông báo nên ngắn gọn nhưng rõ ràng, chi tiết và đầy đủ những thông tin cơ bản. Bước 3: Thu nhận và xử lý hồ sơ Bước này nhằm kiểm tra sự phù hợp về các tiêu chuẩn của các ứng viên tham gia tuyển dụng đồng thời loại bỏ những ứng viên không đủ hoặc không phù hợp để giảm bớt chi phí cho doanh nghiệp và cả ứng viên. Tất cả mọi hồ sơ xin việc phải ghi vào sổ xin việc, có phân loại để tiện cho việc sử dụng sau này. Người xin tuyển dụng phải nộp cho doanh nghiệp những giấy tờ sau:
  • Đơn xin tuyển dụng.
  • Bản khai lý lịch có chứng nhận của ủy ban nhân dân xã, phường.

Người lao động trong doanh nghiệp cần có đủ các điều kiện về chuyên môn, đạo đức, lý tưởng và thể lực. Sau khi thi tuyển, ta đã có rất nhiều thông tin đa dạng về ứng viên và cùng với các thông tin đó ta sẽ có ấn tượng và cảm xúc khác nhau về mỗi ứng viên. Do vậy cần phải rất khách quan so sánh, lựa chọn giữa họ và tiêu chuẩn tuyển chọn. Có thể dùng phương pháp cho điểm theo từng tiêu thức để lựa chọn các ứng viên thích hợp. Một số các tiêu thức thường được sử dụng như: ✓ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. ✓ Kinh nghiệm nghề nghiệp ✓ Kỹ năng ứng xử ✓ Động cơ thúc đẩy ✓ Vì sao họ lại từ bỏ công việc cũ? ✓ Vì sao họ đến với ta? ✓ Họ mong đợi gì ở công việc mới? Nơi làm việc mới? Bước 6: Ra quyết định tuyển dụng Mọi bước trong quá trình tuyển dụng đều quan trọng nhưng bước quan trọng nhất vẫn là ra quyết định tuyển dụng hay loại bỏ ứng viên. Để nâng cao mức độ chính xác của các quyết định tuyển dụng, cần xem xét một cách hệ thống các thông tin về ứng viên, phát triển bản tóm tắt về ứng viên. Các doanh nghiệp thường quan tâm đến khả năng ứng viên có thể làm gì và muốn làm như thế nào. Khả năng thực hiện công việc của ứng viên bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có thể làm việc (kiến thức, kỹ năng, năng khiếu) và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng muốn làm việc (chế độ lương bổng, môi trường làm việc, sở thích và một số đặc tính cá nhân khác). Cả hai nhóm yếu tố này đều ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên. Những ứng viên có thể làm việc tốt nhưng thiếu đi yếu tố muốn làm việc tốt thì cũng không thể làm việc tốt được và ngược lại. Nội dung một quyết định tuyển dụng bao gồm:

✓ Thời gian, địa điểm làm việc, chức vụ được giao. ✓ Chế độ làm việc và được nghỉ ngơi. ✓ Điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động. ✓ Quyền lợi của người được tuyển dụng. ✓ Nhiệm vụ và quyền hạn của bên tuyển dụng. ✓ Thời hạn tuyển dụng. ✓ Những quy định về cho thôi việc, chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp. Bước 7: Hội nhập nhân viên mới Sau khi một nhân viên được tuyển vào làm việc tại một công ty, cấp quản trị phải thực hiện chương trình hội nhập vào môi trường làm việc. Đó là chương trình giới thiệu tất cả những gì liên quan đến tổ chức, chính sách, điều lệ, công việc mà nhân viên mới sẽ đảm trách. Họ cũng cần phải biết các thông tin như thủ tục, lương bổng, phúc lợi, an toàn lao động, mối tương quan trong tổ chức... 1.3 Ý NGHĨA CỦA TUYỂN DỤ NG NHÂN SỰ Công tác tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp có một ý nghĩa cực kỳ to lớn, có tính chất quyết định đến sự thành, bại của một doanh nghiệp. tuyển dụng nhân sự có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, đến người lao động và xa hơn còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 1.3.1 Đối với doanh nghiệp Việc tuyển dụng nhân lực có hiệu quả sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một đội ngũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo, bổ sung nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuyển dụng nhân lực có tầm quan trọng rất lớn đối với doanh nghiệp vì nó là khâu đầu tiên của công tác quản trị nhân sự, chỉ khi làm tốt công tác quản trị nhân sự mới có thể làm tốt các khâu tiếp theo. Tuyển dụng nhân sự tốt giúp cho doanh nghiệp giảm gánh nặng chi phí kinh doanh và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách của doanh nghiệp.