



























































Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Thời Trang Chính Hãng Uniqlo. Thương Hiệu Thời Trang Nhật Bản. BST Quần Áo Nam Nữ Trẻ Em. Chủ Động Nhận Hàng Theo Thời Gian Mong Muốn - Miễn Phí Giao Hàng. Giảm Giá Đặc Biệt. Sản Phẩm Độc Quyền Online. Ưu Đãi Khi Mua Online. Đảm Bảo Chất Lượng.
Typology: Essays (university)
1 / 67
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc về mọi mặt. Nền kinh tế đất nước đang được xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp phát triển là cơ sở để quá trình đô thị hóa được đẩy nhanh.Cùng với đó ngành công nghiệp thời trang đang là mối quan tâm lớn cho sự phát triển của nền tảng thời trang trong xã hội hiện nay.Để tối ưu hoá sản xuất các doanh nghiệp trong ngành thời trang đã tìm kiếm các nhà cung ứng quốc tế để có cho mình nguồn nguyên liệu vải tốt nhất,gia công sản xuất với lao động tay nghề cao giá rẻ,đóng gói sản phẩm và dịch vụ nhà cung ứng,cách thức vận chuyển nhanh chóng hợp lý. Trong đó, chúng ta phải kể đến rất nhiều hãng thời trang bình dân có tiếng trên toàn quốc như :H&M,Zara,Pull&bear,Mango,Gap… Một trong số đó là một hãng thời trang khá nổi tiếng trên toàn thế giới không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn trải dài rộng trên các nước khác phải nói đến là hãng thời trang Uniqlo. Ngoài ra, đối với tập đoàn sản xuất bán lẻ hàng may mặc hàng đầu đến từ Nhật Bản Uniqlo, thì Việt Nam còn là một thị trường trọng yếu, đóng góp hơn 20% sản lượng hàng hóa cho các cửa hàng của Uniqlo trên toàn thế giới. Theo báo cáo nội bộ của công ty năm 2015 nghiên cứu về tình hình quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu, thì hiện tại hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Cụ thể trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014, hai tiêu chí để đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng là chất lượng và giao hàng ở mức thấp, không đạt yêu cầu đề ra. Chính vì vậy, thách thức đặt ra cho công ty Uniqlo Việt Nam là cần phải hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hơn nữa để khai thác, phát triển được tối đa thị trường giàu tiềm năng này. Nhận thức được vấn đề, một số doanh nghiệp đã tập trung hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình và có những “bước bật” mạnh mẽ, trong đó phải kể đến Uniqlo khi từ một thương hiệu bán lẻ nội địa trở thành cái tên cạnh tranh với những thương hiệu thời trang có tiếng tầm
quốc tế. Đặc biệt trong năm 2020 đầy biến động vừa qua Uniqlo đã đánh bại Zara để trở thành hãng thời trang giá trị nhất thế giới.Từ đó ta có thể thấy Uniqlo có những định hướng,chính sách kịp thời và xây dựng cho mình một chuỗi cung ứng hết sức hiệu quả. Có thể nói răng Uniqlo thành công như ngày hôm nay chính là nhờ chiến lược thông minh trong việc đẩy chuỗi cung ứng vươn ra toàn cầu.Hãy cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây!
Một số khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng: Theo định nghĩa phổ biến thì Quản trị Chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận chuyển giữa bộ phận trong chuỗi cung ứng nhăm đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường. Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhăm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường” *(Fundamentals of Logistics Management of Douglas M. Lambert, James R. Stock and Lisa M. Ellram) “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẽ và khách hàng" (Supply Chain Management: strategy, planning and operation of Chopra Sunil and Peter Meindl)
Chung quy từ những khái niệm trên ta rút ra được một khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng: Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các quy trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics cung như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản. Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham gia truyền thống:
Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và thường được biết đến là nhà cung cấp hậu cần. Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp các dịch vụ như cho vay, phân tích tính dụng và thu các khoản nợ đáo hạn. Đó chính là ngân hàng, công ty định giá tín dụng và công ty thu nợ. Một số nhà cung cấp thực hiện nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ pháp lý và tư vấn quản lý…
Để hiểu rõ hơn về mô hình SCOR, Doanh nghiệp cần phải năm băt cấu trúc cơ bản được xây dựng dựa trên 5 quy trình chính, bao gồm: Lập kế hoạch (Plan), Tìm nguồn cung cấp (Source), Sản xuất (Make), Phân phối (Deliver), và Thu hồi (Return). Mỗi quy trình này đều có vai trò quan trọng, và liên kết chặt chẽ với nhau trong chuỗi cung ứng.
Nhà cung ứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp vì vậy cần phải lựa chọn cần thận. Mọi sự lựa chọn đều có thể gây tác động tích cực hoặc tiêu cực cho doanh nghiệp ở các giai đoạn tiếp theo.
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ triển khai công tác sản xuất sản phẩm. Quá trình này sẽ bao gồm việc lập kế hoạch, thử nghiệm, giám sát cung như đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn trong sản xuất. Sau đó, sản phẩm sẽ được đóng gói, bảo quản rồi xuất xưởng đúng hạn. Đảm bảo việc sản xuất đạt hiệu suất cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Phân phối được xem là khâu hậu cần quan trọng. Quá trình phân phối thường được coi là một yếu tố quan trọng góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu. Hiện nay phổ biến với ba dạng phân phối: trực tiếp (hàng hóa sẽ trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng), trung tâm phân phối (hàng hóa sẽ do công ty logistic hay các nhà bán buôn, bán lẻ chịu trách nhiệm đưa đến người tiêu dùng), cross - docking (là hình thức hàng hóa được tập kết tại một điểm và giao đến cho khách hàng ngay sau đó không thông qua kho của doanh nghiệp). Để phân phối đạt hiệu quả một cách tốt nhất, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và xuyên suốt giữa bộ phận bán hàng, bộ phận sản xuất, bộ phận giao hàng.
Đây là khâu chỉ xuất hiện khi chuỗi cung ứng gặp vấn đề và thường ở hai dạng chính: xử lý bồi hoàn cho những sai hỏng nhỏ, thiếu hụt, dư thừa và tiếp nhận lại toàn bộ lô hàng khi sai hỏng vượt quá ngưỡng chấp nhận của khách hàng. Thu hồi mặc dù là giai đoạn không ai mong muốn nhưng doanh nghiệp nào cung cần phải chuẩn bị mọi tiền đề vật chất và tâm lý để đối mặt với tình huống này. Thông thường, hàng hóa bị khách hàng hoàn trả là do sản phẩm bị lỗi hay sản phẩm không còn đáp ứng nhu cầu nữa. Nguyên nhân thu hồi cung do các yếu tố từ các giai đoạn khác, bao gồm giai đoạn sản xuất, quản lý hàng tồn kho và vận chuyển. Do vậy, doanh nghiệp cần có một chính sách tiếp nhận và xử lý những vấn đề phát sinh đối với sản phẩm sau khi bán cho khách hàng.
Ngành công nghiệp thời trang là một ngành công nghiệp toàn cầu, nơi mà các nhà thiết kế thời trang, các nhà sản xuất, nhà bán lẻ trên khăp thế giới hợp tác để thiết kế, sản xuất và bán quần áo, giày dép, phụ kiện. Ngành công nghiệp này có tính đặc trưng bởi vòng đời sản phẩm ngăn, nhu cầu tiêu dùng thất thường, sản phẩm phong phú đa dạng và chuỗi cung ứng phức tạp. Quan niệm về ngành công nghiệp thời trang toàn cầu là sản phẩm của thời đại hiện đại. Trước giữa thế kỷ 19, hầu hết quần áo đều được may theo yêu cầu. Quần áo được làm thủ công cho từng người, sản xuất tại nhà hoặc theo đơn đặt hàng của các nhà may và thợ may. Vào đầu thế kỷ 20 - với sự gia tăng của các công nghệ mới như máy may, sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản toàn cầu và sự phát triển của hệ thống sản xuất nhà máy, và sự gia tăng của các cửa hàng bán lẻ như cửa hàng bách hóa - quần áo ngày càng được sản xuất hàng loạt với các kích thước tiêu chuẩn và bán với giá cố định.
rock and roll, hip hop,…). Ngành công nghiệp thời trang phát triển mạn nhờ sự đa dạng và đủ linh hoạt để đáp ứng mong muốn đón nhận của bất kỳ người tiêu dùng nào. Ngành công nghiệp thời trang là một trong những điểm sáng của nền kinh tế sáng tạo mới. Thời trang là một ngành công nghiệp đa dạng về cấu trúc, từ các nhà bán lẻ quốc tế đến bán sỉ, từ các thương hiệu lớn đến các cửa hàng thiết kế riêng rẻ. Ngành công nghiệp sử dụng con người ở các ngành nghề bao gồm thiết kế thời trang, lập trình máy tính, luật sư, kế toán, nhà quảng cáo, giám đốc truyền thông xã hội và quản lý dự án. Các ngành công nghiệp liên quan đến thời trang sử dụng hàng triệu công nhân, và các ngành nghề khác đòi hỏi trình độ học vấn và kỹ năng. Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp lâu đời, có mối liên kết chặt chẽ với nông nghiệp (đặc biệt đối với các nguyên liệu thô như bông) và có văn hoá truyền thống cổ xưa so với các ngành công nghiệp khác. Hiện nay, các thương hiệu thời trang toàn cầu được thiết kế ở Los Angeles hoặc Paris, được may tại Tây Ban Nha hoặc Việt Nam và được bán ở New York, Băc Kinh, Brasilia và chuỗi cung ứng quốc tế ngày càng phát triển. Ngày càng gia tăng việc tìm kiếm các nhà sản xuất và nhà thiết kế địa phương có những tác phẩm phản ánh được văn hóa và sở thích của địa phương. Các thương hiệu thời trang có thể là các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ như Gucci và Chanel, nhưng nhiều khi là những công ty nhỏ với chỉ vài chục nhân viên. Điều này đặc biệt đúng ở châu Âu, nơi mà các công ty may mặc chỉ sử dụng trung bình 10 công nhân và “mọi người muốn mua những món đồ được làm tại chính địa phương của mình” (theo chuyên gia thời trang Pamela N. Danziger). Theo Bain & Company, năm 2016 doanh số bán hàng xa xỉ giảm 1% xuống còn 249 tỷ USD nhưng sẽ tăng 3% vào năm 2017. Theo báo cáo của The State of Fashion ở London thì trong năm 2017 các mặt hàng thuộc phân khúc trung cấp và trung bình thấp sẽ dẫn đầu doanh số. Antonio Achille, đối tác cấp cao của McKinsey tại khu vực Địa Trung Hải, cho biết “so với mức tăng trưởng doanh thu trung bình 2,5 - 3,5% trong khu vực, doanh số bán hàng tăng tương ứng 3 - 4% (phân khúc giá trung bình thấp) và 3,5 - 4,5% (phân khúc giá trung và cao cấp)”. Sự gia
tăng doanh thu có thể dẫn đến sự cải thiện về khả năng sinh lợi năm 2017, ngược với xu hướng giảm của năm 2016 với mức lợi nhuận thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, trong khi tỷ suất lợi nhuận trước thuế là dưới 10%. Theo BoF-McKinsey, sự hồi phục này băt nguồn từ các chỉ số kinh tế vĩ mô, bao gồm: dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu ở mức 3,4% so với 3,1% năm 2016, những cải tiến trong toàn bộ ngành công nghiệp thời trang
Ngược lại với thời trang nhanh, thiết kế được suy nghĩ trong từng giai đoạn của chuỗi cung ứng quần áo. Nhà thiết kế xem xét các vật liệu và tác động của chúng, quá trình sản xuất và sử dụng của người tiêu dùng, để giảm thiểu tác động tiêu cực đến thế giới xung quanh. Có rất nhiều thương hiệu đang quay lưng lại với thời trang nhanh và hướng tới một cách tiếp cận bền vững hơn. Càng ngày, các nhãn càng áp dụng khung thiết kế Cradle to Cradle. Cradle to Cradle là một triết lý về thiết kế có trách nhiệm, trong đó nói răng tất cả các sản phẩm phải được thiết kế để phù hợp với một trong hai chu kỳ: Chu trình sinh học - nơi mà vòng lặp được khép lại băng cách trả lại các sản phẩm vô hại cho tự nhiên. Chu kỳ công nghiệp - nơi khép kín vòng lặp băng cách tái chế vật liệu không phân hủy. Trong chuỗi cung ứng thời trang truyền thống, các thiết kế được thực hiện dựa trên sự tiện lợi, chi phí hoặc tính thẩm mỹ cụ thể. Ý tưởng được đưa ra thông qua phác thảo, xếp nếp hoặc sử dụng CAD (thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính) tùy thuộc vào “cấp độ” thời trang mà những tác phẩm này đang được thiết kế cho mục đích gì. Đối với các nhà thiết kế cao cấp, đó là một quá trình dài hơn và được định hướng sáng tạo hơn, trong khi các nhà bán lẻ hàng loạt có ít quyền tự do sáng tạo hơn và ít thời gian hơn để đưa ra quyết định.
Trong bước này, cần có nhiều nguyên liệu để tạo ra một loại vải sẵn sàng cho sản xuất hàng may mặc. Quả trình này bao gồm việc trồng một nguyên liệu thô, kéo thành sợi, dệt thành vải, nhuộm và hoàn thiện nó. Các thương hiệu thời trang truyền thống thường có một giám đốc sản xuất chuyên trách, người có nhiệm vụ nghiên cứu nông dân, nhà cung cấp vải, nhà nhuộm, v.v. Khi vải đã sẵn sàng để sử dụng, dây chuyền sẽ chuyển sang sản xuất. Sản xuất hàng dệt bao gồm quá trình phức tạp của việc trồng hoặc tạo ra nguyên liệu dệt thô, kéo thành sợi, dệt thành vải, và nhuộm và hoàn thiện nó.
Lao động cưỡng bức cung có thể được tìm thấy trong sản xuất hàng dệt, đặc biệt là trong công đoạn hái bông, kéo sợi và dệt vải. Lao động trẻ em là phổ biến ở Uzbekistan, vì trẻ em làm công việc hái bông không được trả lương. Tin tốt là, có các chứng nhận đảm bảo sản xuất bông theo các tiêu chuẩn nhất định. Để ý đến thương mại công băng hoặc bông được chứng nhận Tiêu chuẩn dệt hữu cơ toàn cầu là một nơi tuyệt vời để băt đầu. Sản xuất hàng may mặc là một phần của chuỗi cung ứng được thảo luận nhiều nhất, bởi vì đây là nơi điều kỳ diệu xảy ra. Giai đoạn này thường bao gồm nhiều nhà máy căt, may và hoàn thiện quần áo do thương hiệu thiết kế. Đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu của các nhãn thời trang lớn và nhỏ như nhau phải suy nghĩ lại về các mô hình chuỗi cung ứng thời trang truyền thống. Quá trình bay đến các nhà máy may mặc ở nước ngoài, thuê ngoài kiểm tra kiểm soát chất lượng cho bên thứ ba và nhập kho các sản phẩm từ quá trình sản xuất công nghiệp chỉ không tồn tại sau COVID. Các thương hiệu thời trang có thể cân băng rủi ro trong chuỗi cung ứng của họ băng cách hợp tác với một mạng lưới đa dạng các nhà cung cấp thời trang, đặc biệt là sau đại dịch Coronavirus và sự thay đổi quan điểm của phương Đông và phương Tây về toàn cầu hóa. Trung Quốc 60% các nhà máy sản xuất chính của Uniqlo được đặt tại Trung Quốc. Uniqlo đã kiếm được khoảng 1/4 tổng doanh thu, tương đương với 532 tỷ yên (4,2 tỷ USD), tại Trung Quốc trong năm tài chính vừa rồi. Con số này gấp tới ba lần doanh số bán hàng của hãng tại thị trường Băc Mỹ và châu Âu cộng lại. Trong khi đó, thương hiệu này có tới hơn 860 cửa hàng tại Trung Quốc trong khi tại Nhật chỉ có 806 cửa hàng.Thực tế cho thấy răng ý tưởng này đã phần nào phát huy tác dụng, khi doanh thu của các hãng thời trang khác tại khu vực Trung Quốc giảm mạnh thì Uniqlo lại ngược lại, tăng tới 17% trong tháng 8/2021.