









Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết vấn đề dân tộc
Typology: Thesis
1 / 16
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
On special offer
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Giảng viên hướng dẫn : Vũ Thị Thu Hiền Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ninh Lớp : K23TCC Mã sinh viên : 23A
Hà nội, ngày 14 tháng 06 năm 2020
nước ta trong việc giải quyết các vấn đề biển đảo giữa Việt Nam với Trung Quốc trong thời gian qua và đưa ra quan điểm bản thân về vấn đề biển đảo.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu : Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết vấn đề dân tộc. Phạm vi nghiên cứu : Giới hạn về không gian: trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, giới hạn về thời gian: giai đoạn hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Về cơ sở lý luận , bài tiểu luận được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam về vấn đề giải quyết dân tộc trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật, duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: phương pháp thống nhất logic và lịch sử; thống kê, tổng hợp và phân tích đánh giá; so sánh đối chiếu; khái quát hóa. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩ a lý luận : đề tài giải quyết được vấn đề lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam về việc giải quyết vấn đề dân tộc, chỉ ra thực trạng vấn đề biển đảo Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Trên cơ sở đó nêu được các quan điểm riêng của bản thân sinh viên khi làm đề tài này. Ý nghĩ a thự c tiễ n : đề tài có ý nghĩa về mặ t thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể thấy rõ vai trò của Đảng và Nhà nước trong giải quyết vấn đề biển đảo giữa Việt Nam với Trung Quốc trong thời gian vừa qua. Và có thể dùng làm tài liệu cho các luận án cũng như trong việc nghiên cứu tìm hiểu môn Chủ nghĩa xã hội khoa học về vấn đề dân tộc Việt Nam.
PHẦN 1: Phần lý luận 1.1. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp; kết hợp phân tích hai xu hướng khách quan trong sự phát triển dân tộc; dựa vào kinh nghiệm của phong trào cách mạng thế giới và thực tiễn cách mạng Nga trong việc giải quyết vấn đề dân tộc những năm đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin đã khái quát Cương lĩnh dân tộc như sau: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhận tất cả các dân tộc lại”. Một là , các dân tộc hoàn toàn bình đẳng. Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc, không phân biệt dân tộc lớn hay nhỏ, trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa. Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột dân tộc khác. Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở pháp lý, nhưng quan trọng hơn nó phải được thực hiện trên thực tế. Để thực hiện được quyền bình đẳng dân tộc, trước hết phải thủ tiêu tình trạng áp bức giai cấp, trên cơ sở đó xoá bỏ tình trạng áp bức dân tộc; phải đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc. Hai là , các dân tộc được quyền tự quyết, là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình. Quyền tự quyết dân tộc bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập, đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết phải xuất phát từ thực tiễn - cụ thể và phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi
có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc, nghiêm trị những âm mưu hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”. Các quan điểm cơ bản của Đảng ta về vấn đề dân tộc thể hiện qua nhiều khía cạnh. Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc. Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước. Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành và toàn bộ hệ thống chính trị.
1.2.2.Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam Chính sách dân tộc cơ bản của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện cụ thể ở những điểm sau: Về chính trị thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc. Chính sách dân tộc góp phần nâng cao tính tích cực chính trị của công dân; nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc, thống nhất mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Về kinh tế , nội dung, nhiệm vụ kinh tế trong chính sách dân tộc là các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm phát huy tiềm năng phát triển, từng bước khắc phục khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, giữa các dân tộc. Thực hiện các nội dung kinh tế thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ địa cách mạng. Về văn hóa , xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người, phát triển ngôn ngữ, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân các dân tộc. Đào tạo cán bộ văn hóa, xây dựng môi trường, thiết chế văn hóa phù hợp với điều kiện của các tộc người trong quốc gia đa dân tộc. Đồng thời, mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia, các khu vực và trên thế giới. Đấu tranh chống tệ nạn xã hội, chống diễn biến hòa bình trên mặt trận tư tưởng - văn hóa ở nước ta hiện nay. Về xã hội, thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từng bước thực hiện bình đẳng xã hội, công bằng thông qua việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
George Floyd là hồi chuông cảnh báo cho hàng loạt người Mĩ gốc Á cũng như những người da màu, đang sinh sống tại nước Mĩ, dẫn đến những cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và chống nạn bạo hành của cảnh sát tại nhiều thành phố trên cả nước và trên thế giới. Trong năm 2020 đã ghi nhận tới gần 3.800 vụ việc phân biệt đối xử, kỳ thị, chống lại người Mỹ gốc Á. Họ cho rằng người da màu là những người lớp dưới của xã hội, không cùng một tầng lớp xã hội, định kiến của họ về người da màu và người gốc Á còn tồn tại và đặc biệt khi dịch covid 19 bùng nổ, đất nước Mĩ phải mất đi hàng trăm nghìn người- con số đủ để họ định ra rằng người châu Á đặc biệt người Trung Quốc đã mang chủng virut đến đất nước họ. Bởi vậy mà số lượng người bị bạo hành đã tăng lên, cụ thể các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào cá nhân người Mỹ gốc Á đã tăng gần 150% ở 16 thành phố lớn của Mỹ trong năm 2020 , đặc biệt là ở Los Angeles và New York, những nơi có đông người gốc Á sinh sống. Người Mỹ gốc Á đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử nghiêm trọng như bị nhục mạ, khạc nhổ, bị tát vào mặt, bị châm lửa, thậm chí bị rạch bằng dao lên ngườ i. Không chỉ nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ, Ấn Độ- một đất nước hồi giáo, cuộc sống của những người phụ nữ nơi đây rất khổ nhằn, vất vả. Những phong tục tập quán cổ hủ vẫn cứ in hằn trong tiềm thức người dân Ấn Độ. Ấn Độ đã cấm lựa chọn giới tính thai nhi từ năm 1994 nhưng tình trạng nạo phá thai nữ vẫn tiếp diễn ở đất nước này, nơi vẫn rất nặng nề tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Họ quan niệm rằng đàn ông thì mới làm ra của cải, vật chất còn phụ nữ chỉ biết dựa dẫm, “ăn bám”. Hậu quả nghiêm trọng đó là không có đứa trẻ nào trong số 216 đứa trẻ sinh ra ở hơn 132 ngôi làng là con gái trong vòng ba tháng, thật đáng báo động. Bất bình đẳng giới vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở Ấn Độ nhiều năm qua khi tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh lớn nhất toàn cầu. Nhắc đến Ấn Độ là một đất nước có nền trị an kém, nhất là với người phụ nữ, theo cuộc điều tra năm 2013, cứ 22 phút lại có một vụ hiếp dâm, 95% người phụ nữ nước này đã từng bị hiếp dâm nhưng chính những cơ quan cảnh sát nước này lại thờ ơ, không xét xử.
Bên cạnh đó, vấn đề dân tộc có các mặt tích cực tác động hiệu quả đến kinh tế đất nước, các nước khi tham gia vào các tổ chức, liên hiệp đa quốc gia trong các lĩnh vực có quyền và nghĩa vụ bình đẳng. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), năm 2020 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giữ vai trò chủ tịch ASEAN, đã mang đến cho nước ta nhiều cơ hội và thách thức, khẳng định vị thế trên diễn đàn quốc tế. Việc tham gia vào các tổ chức quốc tế đã giúp Việt Nam phát triển vượt trội và hội nhập quốc tế, đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu, trở thành một quốc gia hùng mạnh. Đó là nhờ Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện những chính sách đúng đắn, tích cực trong vai trò đi đầu lãnh đạo. 2.2.Quan điểm của bản thân về vai trò của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề biển đảo giữa Việt Nam với Trung Quốc trong thời gian qua. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp giải quyết khôn khéo, linh hoạt, nhạy bén, kịp thời và kiên quyết nên đã giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo. Hiểu rõ về vai trò của vai trò của Đảng và Nhà nước với các mục tiêu, chủ trương, đối sách đúng đắn và phù hợp nhất để giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông. Thứ nhất , về các mục tiêu Đảng và Nhà nước đặt ra: Mục tiêu đầu tiên trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo là “Kiên quyết đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”. Đây là mục tiêu hàng đầu, tối thượng. Đã nói đến chủ quyền là thiêng liêng, là không thỏa hiệp, nhân nhượng. Cùng với mục tiêu trên, chúng ta phải kiên trì đấu tranh giữ vững hòa bình khu vực, giữ vững mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước láng giềng có tranh chấp nhằm tranh thủ điều kiện hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước. Hơn bao giờ hết, dân tộc ta hiểu sâu sắc giá trị của hòa bình, song không phải bảo vệ hòa bình bằng mọi giá; chúng ta cần hòa bình để phát triển đất nước nhưng cũng biết giá trị của độc lập chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Đây là mục tiêu phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với nhu cầu của tất cả các
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, phù hợp luật pháp quốc tế: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC, đóng góp vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực". Về việc có hay không sự xuất hiện tàu hải cảnh Việt Nam tại đảo Ba Đầu, bà Lê Thị Thu Hằng- người phát ngôn của Bộ Ngoại giao cho biết: "Các lực lượng chấp pháp của Việt Nam thực hiện nghĩa vụ, nhiệm vụ, như đã được quy định trong các luật liên quan của Việt Nam, cũng như tuân thủ nghiêm túc các quy định liên quan của luật pháp quốc tế, trong đó trước hết là UNCLOS 1982". Động thái của Việt Nam hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với luật pháp quốc tế và được nhiều nước ủng hộ. Với chủ trương đúng đắn, với những biện pháp phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với luật pháp quốc tế, đường lối đấu tranh của Đảng và nhà nước ta bằng con đường chính trị nhưng không nhượng bộ. Những mục tiêu và chính sách, chủ trương của Đảng đã thể hiện vai trò đi đầu lãnh đạo, là đội tiên phong và đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, thể hiện ý chí dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, đồng thời tạo điều kiện tốt cho Việt Nam trên toà án quốc tế. Nếu Đảng và nhà nước không làm như vậy, ắt sẽ có những lực lượng phản động, quá khích, làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ Việt- Trung, ảnh hưởng đến hình ảnh và vị thế Việt Nam trên diễn đàn quốc tế. 2.3. Quan điểm của bản thân về vấn đề biển đảo Biển đảo mang lại nhiều lợi thế cho đất nước, vì vậy chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Về phát triển giao thông đường biển , nước ta có lợi thế về giao thông đường biển, khi gần các tuyến đường hàng hải quốc tế và khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển ngành hàng hải, công nghiệp tàu thủy và logistics, là cầu nối giữa nhiều cường quốc kinh tế và chính
trị trên thế giới. Về khai thác và chế biến khoáng sản : tiềm năng dầu khí, tiềm năng tài nguyên nước biển cũng rất lớn, với các dạng năng lượng biển, như: băng cháy, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng hạt nhân nước nặng từ nước biển. Với đường bờ biển dài trên 3.260km và hàng nghìn hòn đảo ven bờ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển du lịch biển. Sự phong phú, đa dạng về tài nguyên tự nhiên và văn hóa đặc trưng vùng biển, đảo đã tạo ra những tiềm năng to lớn và lợi thế cho du lịch biển Việt Nam. Vùng biển Việt Nam lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều khu vực ấm quanh năm, rất thuận lợi cho du khách nước ngoài. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam, bảo đảm quốc phòng – an ninh trên biển là nội dung chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt hiện nay. Trách nhiệm thiêng liêng này thuộc về mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc, trong đó trách nhiệm, nghĩa vụ và vai trò xung kích thuộc về thế hệ trẻ, đây là nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng đất nước và phát triển bền vững hiện nay và trong tương lai. Với tư cách là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, em xin đưa ra một số biện pháp để giải quyết vấn đề biển đảo và trách nhiệm của mỗi học sinh sinh viên, góp phần bảo vệ Tổ quốc, xây dựng một Việt Nam vững mạnh. Thứ nhất , cần tổ chức cho thanh niên tham gia tìm hiểu về pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế để các thế hệ thanh niên hiểu và nắm vững các vùng, khu vực thuộc chủ quyền có lịch sử lâu đời của Việt Nam cũng như chủ quyền và quyền chủ quyền đối với biển, đảo Việt Nam được xác lập trên cơ sở các điều khoản quy định trong Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 ; khẳng định, củng cố niềm tin cho nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế nói chung cũng như đối với thanh niên về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Thứ hai , cần đẩy mạnh tuyên truyền biển đảo nước nhà, giáo dục và phổ biến hơn nữa về chủ quyền biển đảo cho học sinh, sinh viên qua việc thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các buổi ngoại khóa phổ biến về chủ quyền biển đảo cho