














Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Phương Pháp Nghiên Cứu Ngôn Ngữ
Typology: Papers
1 / 22
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
On special offer
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2021
Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2021
I. Lý do chọn đề tài: Ngôn ngữ là sản phẩm tất yếu của quá trình giao tiếp nhằm thoả mãn một trong những nhu cầu thiết yếu bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong đó ta không thể không nói đến đại từ xưng hô hay còn gọi là đại từ nhân xưng là một bộ phận quan trọng thiết yếu, hiển nhiên trở thành một vấn đề văn hoá giao tiếp với nội hàm phong phú, sâu sắc tuỳ thuộc vào từng quốc gia trên thế giới. Xưng hô còn là vấn đề tâm lý xã hội trong giao tiếp được tuyệt đại đa số các thành viên trong xã hội quan tâm, và coi nó như một nguyên tắc ứng xử hết sức cần thiết trong các mối quan hệ xã hội. Trong các yếu tố văn hoá, cách ứng xử khi giao tiếp xã hội mà nổi bật là vấn đề lựa chọn cách thức xưng hô như thế nào để thoả mãn mục đích giao tiếp là vấn đề có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Cùng với công cuộc hội nhập ngày nay, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Bởi vậy mà tiếng Anh trở thành ngôn ngữ được dạy ở tất cả các trường học từ mẫu giáo cho đến đại học. Và việc học tiếng Anh ngày càng trở nên dễ dàng hơn nhờ áp dụng các phương pháp học tập theo đó là những phần mềm nghiên cứu ngôn ngữ theo thời đại. Trong đó có ngôn ngữ học đối chiếu là một bộ phận của ngôn ngữ học, nó nhằm xác định rõ các đặc điểm của từng ngôn ngữ khi so sánh đối chiếu chúng với nhau để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa chúng nhằm góp phần chủ yếu vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học ngoại ngữ. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, yếu tố đầu tiên mà chúng ta sử dụng là địa vị của người nói. Đó chính là đại từ xưng hô, việc đối chiếu đại từ xưng hô giữa tiếng Việt và tiếng Anh sẽ giúp những người học tiếng Anh hiểu rõ hơn về cách sử dụng các đại từ xưng hô khi vận dụng ngôn ngữ này.
II. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu:
II. Đối chiếu hệ thống đại từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Anh:
1. Miêu tả các đại từ xưng hô Ngôi Tiếng Việt Tiếng Anh Số ít Ngôi thứ I Tôi, tao, tớ, mình, mị,… I Ngôi thứ II Mày, bạn, cậu, mi, ngươi, bây,… You Ngôi thứ III Nó, anh ấy, cô ấy, bạn ấy, hắn, y, gã, đằng ấy,… He, She, it Số nhiều Ngôi thứ I Chúng tôi,chúng ta, chúng tớ, chúng tao, chúng mị,… We Ngôi thứ II Chúng mày, chúng bây, bọn mày, bọn mi, bọn bây… You Ngôi thứ III Chúng nó, bọn nó, tụi nó… They 1.1, Miêu tả các đại từ xưng hô trong tiếng Việt Số ít - Ngôi thứ nhất số ít: Người nói xưng:
“Tôi”,… đại từ xưng hô dùng với tất cả mọi người bằng lứa tuổi hoặc hơn. Trong công việc, hay tạo một mối quan hệ mới. “Tao”, “ta”,… đại từ xưng hô dùng với một số người, khi đương sự không cần giữ lễ, hoặc muốn biểu lộ uy quyền, hay sự tức giận. Phần lớn đại từ xưng hô được sử dụng với đối tượng học sinh, sinh viên sử dụng với ý chỉ thân thiết, gần gũi hay biểu hiện sự ghét bỏ, kỳ thị. “Mình”,… đại từ xưng hô dùng với đối tượng giao tiếp bằng vai lứa nghĩa vai vế như “ tao, ta, tôi”. Về khía cạnh quan hệ đương sự với đối tượng giao tiếp gần gũi và thân thiết hơn rất nhiều. Mặt văn hoá đại từ xưng hô này mang ý lịch sự thân thiện. Qua giao tiếp bằng đại từ này có thể mối quan hệ là bạn thân. Ở một số nơi dùng đại từ xưng hô “mình”-“tôi” để giao tiếp đó là quan hệ vợ chồng. “Con”,… đại từ xưng hô dùng với ông bà, cha mẹ, bác hay những người bà con ngang vai với ông bà cha mẹ, bác, với thầy cô giáo (ngày xưa và những người thầy cô giáo lớn tuổi); với những người già. Đặc điểm đại từ xưng hô này rất thân thiết trong quan hệ ruột thịt, họ hàng, hàng xóm. “Cháu”,… đại từ xưng hô dùng với ông bà, cô, dì, chú, bác, cậu, mợ, thím,.. hay những người ngang tuổi với ông bà cha mẹ, cô, dì, chú, bác, cậu, mợ, thím,... Vài nét giống đặc điểm của đại từ “con” về phần khác đó chính là đại từ “con” đối tượng giao tiếp đương sự dùng vai vế lớn hơn từ “cháu”. "Em”,… đại từ xưng hô dùng với anh chị; với những người hơn tuổi, hơn chức phận, với chồng (nếu người nói là nữ), hoặc người đàn ông nào mà đương nhân muốn dùng tiếng xưng hô này để biểu lộ tình cảm, với thầy cô giáo (ngày nay và những thầy cô giáo trẻ tuổi).
Chủ cách (Nominative case) Sở cách (Accusative case) Tân cách (Possessive case) Đại từ xưng hô I, you, she, he, we, they Me, you, her, him, us, them Tính từ sở hữu My, your, her, his, our, their Đại từ sở hữu Mine, yours, hers, … Các loại đại từ:
chồng,chị vợ, em vợ Anh rể,em rể,anh chồng,em chồng,anh vợ,em vợ Brother - in - law Con cái Children Con gái Daughter Con trai Son Con dâu Daughter-in-law Con rể Son-in-law Cháu gái Niece Cháu trai Nephew Cháu nội Grandchildren Cháu ngoại Grandchildren Cháu nội gái Granddaughter Cháu ngoại gái Granddaughter Cháu nội trai Grandson Cháu ngoại trai Grandson Chắt Greatgrandchildren Chắt trai Great-grandson Chắt gái Great-granddaughter Bố mẹ đỡ đầu Godparents Cha đỡ đầu Godfather Mẹ đỡ dầu Godmother Con đỡ đầu Godchildren Con gái đỡ đầu Goddaughter Con trai đỡ đầu Godson Cha ghẻ Stepfather Mẹ ghẻ Stepmother Anh em trai khác cha mẹ Halfbrother Chị em gái khác cha khác mẹ Halfsister
Con sinh đôi Twin Cha nuôi Foster - father Mẹ nuôi Foster - mother Con nuôi Fosterchildren Con rơi Bastard Con trai ngoài giá thú Con gái ngoài giá thú Bastard - son Bastard - daughter Trẻ mồ côi Orphan Con riêng Stepchild Họ hàng thân thuộc Folks
2. Tiêu trí đối chiếu các đại từ xưng hô trong Tiếng Việt và Tiếng Anh
hoa chữ "i" thành "I", và từ đó trở thành một quy tắc viết phổ biến. Có người cho rằng nguyên nhân đại từ “ I ” luôn được viết hoa trong tiếng Anh là cái tôi của người nói được lên hàng đầu. +) Đại từ xưng hô trong tiếng Anh được chia theo giống. Ví dụ: He – chỉ giống đực. She – chỉ giống cái. +) Về số lượng từ:
Việt thì rất rõ ràng, đại từ xưng hô thể hiện rõ mối quan hệ và tình cảm giữa các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp. Để biểu thị sắc thái lịch sự, trong tiếng Việt dựa vào rất nhiều yếu tố. Đối với ngôi thứ nhất số ít:
Ví dụ: xưng “Con", với cha mẹ, ông bà hoặc xưng “cháu” với ông bà, cô, bác, dì, chú, thím... Ngôi thứ 2 ở tiếng Anh không phân chia, số ít số nhiều đều dùng từ “you” Số lượng từ xưng hô thân tộc trong tiếng Anh phân chia rõ ràng hơn trong tiếng Việt. Ví dụ: Trong Tiếng Việt chỉ phân chia cháu nội , cháu ngoại còn trong tiếng Anh thì phân chia : granddaughter ( cháu nội gái), granddaughter ( cháu ngoại gái), grandson (cháu nội trai), grandson ( cháu ngoại trai). Trong giao tiếp tiếng Anh từ chỉ thân tộc hầu như không được sử dụng để xưng hô, còn trong tiếng Việt, văn hóa cộng đồng trọng tình cảm nên từ xưng hô thân tộc được sử dụng nhiều hơn. Các từ: cô, dì, chú, bác, … để xưng hô hoặc gọi tên nhưng trong tiếng Anh những từ tương đương như Aunt (dì, cô), uncle (chú, bác), father (bố), mother (mẹ), … lại không dùng để xưng hô trực tiếp. Người Việt xưng hô bằng tên gọi chứ không dùng họ như người Anh. Ví dụ: ông M, bà M. Tiếng Anh: Mr Smith, Mrs Smith.... Trong tiếng Việt có sự sử dụng từ thân tộc theo vùng miền, còn trong tiếng Anh thì hầu như không sử dụng. Ví dụ: Ở miền Bắc thường sử dụng một số từ như: u, mạ, thầy... Còn miền Nam thì dùng: má, tía…
4. Tiểu kết Từ việc đối chiếu đại từ xưng hô giữa tiếng Việt và tiếng Anh , ta có thể rút ra kết luận như sau: Tiếng Việt nhiều phạm trù ngôi số hơn, số lượng đại từ nhiều hơn, phạm trù lịch sự nhiều hơn tiếng Anh, nhiều cách gọi tên, trong xưng hô thân tộc xưng theo vai vế. Trong tiếng Anh có phạm trù cách, còn tiếng Việt không có phạm trù cách.
Qua việc đối chiếu đại từ xưng hô giữa tiếng Việt và tiếng Anh ta thấy được phần nào sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ trong giao tiếp và cách sử dụng linh hoạt các đại từ trong từng hoàn cảnh cụ thể. Mạng lưới đại từ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú và phức tạp, bao gồm nhiều ngôi xưng khác nhau, do chúng không chỉ được dùng để chỉ ngôi mà còn được dùng để thể hiện chuẩn mực giao tiếp như lịch sự, lễ phép, đúng mực, đúng vai giao tiếp, đúng hoàn cảnh và có tính khuôn mẫu trong văn hoá. Còn trong tiếng Anh, đại từ xưng hô có phần đơn giản hơn, nó không hàm chứa những quy tắc xưng hô theo tuổi tác, lễ nghi, thứ bậc.