Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Phong tục tập quán - Lễ hội Chol Chnam Thmay, Cheat Sheet of Hospitality and Tourism

Lễ hội Chol Chnam Thmay của dân tộc người Khmer

Typology: Cheat Sheet

2020/2021

Uploaded on 01/30/2024

minh-le-38
minh-le-38 🇻🇳

1 document

1 / 28

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH – KHÁCH SẠN
PHONG TỤC, TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY
Giảng viên hướng dẫn:
Đỗ Nguyên
Nhóm thực hiện:
1. Lê Huy Minh – 21DH170489
2. Trần Thị Cẩm Tiên – 21DH171558
3. Nguyễn Thị Ngọc Hân – 21DH170260
4. Lê Hoàng Phúc – 21DH170736
5. Nguyễn Dư Anh Thư – 21DH171554
6. Trần Việt Lam – 19DH170229
7. Lê Ngọc Anh Thư – 19DH170953
8. Nguyễn Thị Mai Anh – 21DH171584
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2022
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c

Partial preview of the text

Download Phong tục tập quán - Lễ hội Chol Chnam Thmay and more Cheat Sheet Hospitality and Tourism in PDF only on Docsity!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH – KHÁCH SẠN

PHONG TỤC, TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI

TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

LỄ HỘI CHOL CHNAM THMAY

Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Nguyên Nhóm thực hiện:

**1. Lê Huy Minh – 21DH

  1. Trần Thị Cẩm Tiên – 21DH
  2. Nguyễn Thị Ngọc Hân – 21DH
  3. Lê Hoàng Phúc – 21DH
  4. Nguyễn Dư Anh Thư – 21DH
  5. Trần Việt Lam – 19DH
  6. Lê Ngọc Anh Thư – 19DH
  7. Nguyễn Thị Mai Anh – 21DH TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2022**
    1. Khái niệm....................................................................................................................
    • 1.1. Người Khmer là ai ?.............................................................................................
    • 1.2. Lễ hội là gì?..........................................................................................................
    • 1.3. Lễ hội Chol Chnam Thmay là gì?.........................................................................
      • 1.3.1. Giải nghĩa Chol Chnam Thmay?....................................................................
      • 1.3.2. Lễ hội diễn ra chủ yếu ở đâu?........................................................................
      • 1.3.3. Thời gian diễn ra............................................................................................
    1. Nguồn gốc...................................................................................................................
    1. Thời gian trước ngày lễ...............................................................................................
    • 3.1. Chuẩn bị trước ngày lễ..........................................................................................
    • 3.2. Thời khắc giao thừa..............................................................................................
    1. Các ngày lễ chính......................................................................................................
    • 4.1. Ngày thứ nhất gọi là ngày “Chol Sangkran Thmay”:..........................................
    • 4.2. Ngày thứ hai gọi là ngày “Wanabat”:.................................................................
    • 4.3. Ngày thứ ba gọi là ngày “Lơng Sak”:.................................................................
    1. Ý nghĩa:.....................................................................................................................
    1. BÁO CÁO CÁ NHÂN..............................................................................................

Họ sống tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển nên hầu hết người dân nơi đây đều tận dụng nguyên liệu từ thiên nhiên. Ngoài ra, vì điều kiện thiên nhiên phong phú giàu tài nguyên nên hầu hết người dân làm việc và kiếm sống bằng nghề nông (trồng trọt) hay săn bắt, nghề thủ công (gốm, dệt, đan,...) Họ tạo ra nhiều nghề sản xuất để phục vụ cho nhu cầu của họ. Vậy nên, vào dịp lễ hội Chol Chnam Thmay, người dân luôn cầu mong sống một năm mới mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ cho mùa màng bội thu phục vụ đủ lương thực cho toàn bộ người dân nơi đó. Với tập quán lâu đời quen sống ở điều kiện kinh tế tự nhiên nơi đó nên từ nguyên liệu chế biến cho đến vật cúng bái đều tự cung tự cấp.

1.2. Lễ hội là gì?

"Lễ" là những hành vi, động tác được hình thành và truyền theo thời gian nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, các phép tắc buộc phải tôn trọng. Các nghi lễ được diễn ra và tiến hành theo quy tắc, luật lệ mang tính biểu trưng để kỷ niệm một sự kiện hay 1 nhân vật quan trọng nào đó nhằm mục đích cảm tạ hay tôn vinh, ngoài ra còn thể hiện các ước nguyện của họ về 1 cuộc sống thanh bình, sự may mắn được nhận từ những đối tượng siêu hình mà ng dân nơi đó thờ cúng. "Hội" là chỉ sự tập hợp, sự liên kết giữa các cá nhân có chung mục đích sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Hội còn là tập hợp của các hoạt động kinh tế, văn hóa-xã hội của 1 cộng đồng dân cư nhất định và qua

đó ta có thể có cái nhìn khách quan về điều kiện sống cũng như trình độ phát triển của địa phương vào thời điểm đó.  Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ảnh hiện tượng đó.

1.3. Lễ hội Chol Chnam Thmay là gì?

Là lễ hội mừng 5 mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Ngoài tôn giáo chính là Phật Giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) được cử xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới. Những ngày này trở thành, lễ hội truyền thống của cả cộng đồng. Tổ chức nhiều trò vui như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa...

tổ chức lễ với những nghi lễ, ý nghĩa khác nhau. Gần đến ngày Tết các vị chức việc của các chùa Phật Giáo Nam Tông Khmer như Acha, ban quản trị, quy tựu các con em Phật tử, mọi người cùng với chư tăng tập trung dọn dẹp, trang trí sơn phết lại ngôi chùa với nhiều màu sắc sặc sỡ rất đẹp.

  • Ngày đầu tiên có tên: Maha Songkran (Chol Sangkran Thmay - “bước đi, tiến tới”)
  • Ngày thứ hai có tên: Wanabat (Wonbof) - thiếu hoặc thừa
  • Ngày thứ ba có tên: Tngai Laeung Saka (Lơng Sak) - tiến lên, tăng lên
  • Nếu năm nhuận cũng có tên là: Wonbof Trong các ngày này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui. Thời gian có khi kéo dài hơn tuần mới trở lại cuộc sống thường nhật. Thời gian tiến hành lễ theo tập tục là 3 hoặc 4 ngày đêm trong 12 năm, tổ chức 3 ngày đêm, 9 lần và 4 ngày đêm, 3 lần. Ngày bắt đầu lễ bao giờ cũng như nhau. Ngày đó dựa vào âm lịch Khmer được chọn theo chu kì của 365 ngày, nó giao động từ ngày mồng 6 tháng 5 đến ngày mồng 6 tháng 6 trước đây,có nơi tổ chức kéo dài từ 1 đến 2 tuần nhưng hiện nay xu hướng chung là làm 3 ngày đêm. Trong 3 hoặc 4 ngày 3 đêm đó, mọi công việc ruộng rẫy đều dừng lại, người ở giúp việc trong nhà cũng được nghỉ ngơi vui chơi giải trí. Những người ở xa cũng về xung họp với gia đinh trong 3 ngày Tết. Mọi người mặc đẹp, ăn nói và cư xử với nhau 1 cách lịch sự. Ba ngày lễ, đồng bào dân tộc Khmer rất kiêng cử việc cãi vã chửi mắng nhau. Kể cả trâu bò trong gia đinh người ta cũng tránh đánh đập tất cả trâu bò đều được cho nghỉ ngơi.

2. Nguồn gốc

Truyền thuyết dân gian về sự ra đời của Chol Chnam Thmay Nguồn gốc của lễ hội Chol Chnam Thmay được lý giải bằng truyền thuyết liên quan đến câu chuyện chuyển giao tôn giáo từ Bà La Môn giáo sang Phật Giáo, xoay quanh cuộc

đấu trí giữa Đại Phạm Thiên (Kabul Maha Prum) và cậu bé thông minh Thom Ma Bal, một tiền kiếp của đức Phật. Chuyện kể rằng, ngày xưa, có một cậu bé tên là Thom Ma Bal rất thông minh, 7 tuổi đã biết đem sự hiểu biết của mình truyền bá cho mọi người. Dân chúng rất thán phục và thích nghe cậu thuyết giảng. Tiếng đồn về tài trí của Thom Ma Bal chẳng mấy chốc vang đến thượng giới. Các vị thần cũng xuống trần gian xin nghe Thom Ma Bal thuyết giảng. Do vậy, những buổi thuyết giảng của thần Kabul Maha Prum trên thượng giới ngày càng vắng vẻ. Thần Kabul Maha Prum vốn rất có uy trên thượng giới, nay nghe ở trần gian có kẻ hơn mình nên rất tức giận. Thần cho gọi hết các vị thần tiên trở về, không cho xuống trần gian nghe thuyết giảng. Đồng thời tìm cách hãm hại Thom Ma Bal. Thần đặt ra ba câu hỏi và bắt Thom Ma Bal trả lời trong vòng 7 ngày. Thần giao ước, nếu cậu bé không trả lời được thì cậu phải dâng mạng sống của mình cho Thần. Ngược lại, Thần sẽ tự tay chặt đầu mình nếu Thom Ma Bal trả lời chuẩn xác ba câu hỏi. Thom Ma Bal suy nghĩ suốt ngày đêm mà vẫn không tìm được lời giải đáp. Đến ngày thứ sáu, chàng đi lang thang mệt mỏi, thất vọng, ngồi nghỉ dưới cây thốt nốt, tình cờ nghe được lời giải từ hai con chim đại bàng. Đúng hẹn, thần Kabul Maha Prum tay cầm gươm vàng, đáp xuống gặp Thom Ma Bal. Chàng trả lời đúng câu hỏi của thần. Thua cuộc, thần tự cắt đầu mình, tự sát. Trước khi cắt, thần căn dặn những người con gái của mình hãy để đầu của ông trên một khay vàng và giữ nó trong một tòa tháp trên đỉnh Prassume, bởi, nếu để đầu ông rơi xuống biển, biển sẽ cạn, nếu để đầu của ông trên không thì trời không mưa, và nếu để đầu ông xuống đất, thì đất sẽ khô cằn, cỏ cây không mọc được. Thần Kabul Maha Prum cũng không quên khuyên các con gái của mình hằng năm thay phiên nhau xuống trần gian để bảo vệ người dân hạ giới và phù hộ cho một năm bình an, mùa màng bội thu.

3. Thời gian trước ngày lễ

3.1. Chuẩn bị trước ngày lễ

Chol Chnam Thmay là lễ Tết vừa mang tính lễ hội và đồng thời cũng mang ý nghĩa mừng năm mới. Nên đây là ngày quan trọng nhất trong năm đối với người dân Khmer, nên họ sẽ chuẩn bị đón tết vô cùng chu đáo và kĩ lưỡng. Đầu tiên, gia đình nào cũng tập trung cho việc ăn mặc đẹp và những bộ trang phục dân tộc sẽ làm nổi bật lên nét văn hóa truyền thống của người Khmer. Các cháu nhỏ sẽ được mua sắm những bộ đồ quần áo mới với màu sắc tươi tắn. Ngoài ra, ở những nơi mà đồng bào Khmer tập trung sinh sống chủ yếu, họ cũng sẽ chuẩn bị nước thơm để rửa sạch những cái không tốt của năm cũ, chào đón những điều may mắn, cầu mong sự bình an, sức khỏe, làm ăn khấm khá hơn trong năm mới. Trong gia đình thì các bà, các cô hay em nhỏ người Khmer tất bật lo phần chuẩn bị gạo, nếp để làm bánh, thịt, rượu, chè, sau đó họ bắt đầu dọn dẹp và sửa sang lại bàn thờ Phật, trang trí lại nhà cửa cho thật đẹp. Dù kinh tế khó khăn đến đâu thì người Khmer cũng sẽ chuẩn bị một nồi bánh nùm-chrụt (là loại bánh gần giống bánh tét của người Kinh) và bánh nùm-tiên (khá giống với bánh ít Nam Bộ). Theo quan niệm của người Khmer, hai loại bánh này đại diện cho sự thịnh vượng, đủ đầy qua đó thể hiện được ước nguyện của người Khmer cầu mong cho thời tiết thuận lợi, đất đai màu mỡ, mùa màng tươi tốt cho năm mới người dân được ấm no và hạnh phúc. Ngoài thức ăn và đồ cúng tế thông thường, con cái trong gia đình sẽ đi làm lễ nhập tu tạo phước lành báo hiếu đến ông bà cha mẹ, trong dịp tết, còn chuẩn bị xiêm y và các đồ

dùng, vật dụng khác để cúng vào chùa, vừa dâng tặng cho các sư sãi trong chùa, vừa để cho con có thể sử dụng trong thời gian tu tập tại đây. Và trong khoảng thời gian này, các nhà sư ở chùa sẽ làm lễ, tụng kinh cầu an cho mọi người, rồi lấy nước thơm để tắm các tượng Phật. Không những vậy ban trị sự tổ chức trong chùa và người dân Khmer sẽ cùng nhau dọn dẹp, trang trí cho ngôi chùa, làm mới hoặc tu sửa những thứ cần thiết để thực hiện các nghi lễ quan trọng bởi hầu hết các phần lễ đều được thực hiện ở chùa. Đặc biệt là sự kiện rước bức tượng vị thần 4 mặt. Đây là 1 trong 3 vị thần tối thượng của người Khmer, họ thờ tượng ở trong chùa và mỗi năm làm mới một lần. Trong dịp tết, dân làng sẽ tổ chức rước vị thần này quanh làng, sau đó, rước vào chùa để thay thế bức tượng cũ đang thờ ở chùa. Yên vị xong bức tượng mới, cũng là thời khắc của giao thừa.

3.2. Thời khắc giao thừa

Trong thời khắc đón giao thừa người Khmer thường hay có các hoạt động để tưởng nhớ về tổ tiên mình. Trên bàn thờ người Khmer thường bày sẵn 5 nhánh hoa và 5 đèn cầy, 5 cây nhang và nhiều loại trái cây, các thành viên trong gia đình tề tựu trước bàn thờ tổ tiên tiến hành cúng bái và tiễn Teveda về trời và rước vị Teveda mới, họ tin Tevada là vị thần do trời ban xuống để ban phước trong nhiệm kỳ 1 năm, sau thời gian này, sẽ có vị khác xuống thay thế.

Yama. Nếu là núi đắp xung quanh chùa thì 8 ngọn núi phải bằng nhau. Các Phật tử thường gánh cát sạch vào chùa để xây núi nhằm tích thêm công đức. Do được diễn ra giữa mùa mưa và mùa nắng, Chol Chnam Thmay còn mang ý nghĩa là đón vụ mùa mới, chấm dứt thời kỳ nắng hạn.

4.1. Ngày thứ nhất gọi là ngày “Chol Sangkran Thmay”:

Vào 7 giờ sáng hoặc 5 giờ chiều tức phải vào giờ tốt, đồng bào Khmer tắm gội, mặc quần áo đẹp, đem theo nhang đèn, lễ vật đi chùa để làm lễ rước lịch "Maha Sangkran" mới. Nơi đây, dưới sự điều khiển của một vị Acha, mọi người đứng xếp theo hàng tư hoặc nhiều hơn đi vòng quanh chính điện ba lần để làm lễ chào mừng năm mới, đồng thời cũng để xem năm mới tốt hay xấu. Lễ rước "Sangkran" này là theo một huyền thoại Bà La Môn nói về sự chiến thắng của Phật Giáo đối với Bà La Môn Giáo. Đó là chuyện Thom Ma Bal (đại diện cho Phật Giáo).

4.2. Ngày thứ hai gọi là ngày “Wanabat”:

Trong ngày này, đồng bào làm lễ dâng cơm sớm và trưa cho các vị sư sãi gọi là "Ween chông ham". Theo tục lệ nhà chùa thì vào ngày sóc, vọng hay ngày lễ, các tín đồ đi chùa lạy Phật, và cũng góp phần nuôi sư sãi bằng cách mang cơm và thức ăn đến tập họp lại để mời các nhà sư. Trước khi ăn, các sư sãi tụng kinh, làm lễ tạ ơn những người đã làm ra vật thực, và cũng để đưa vật thực đến những linh hồn thiếu đói. Sau khi ăn, các sư lại tụng kinh chúc phúc cho thí chủ.

4.3. Ngày thứ ba gọi là ngày “Lơng Sak”:

Lễ cầu siêu: Sau khi kết thúc lễ tắm tượng Phật, tắm sư sãi, mọi người cùng các vị Acha tập trung tại khu vực tháp đựng hài cốt để cầu siêu cho linh hồn các nhà sư viên tịch và những người thân của mình được siêu thoát. Người Khmer đặt một khay lễ vật trên một chiếc chiếu trước tháp, thắp hương và nghe các nhà sư tụng kinh. Trong khi đọc kinh, các nhà sư vẩy nước thơm lên các tín đồ và xung quanh tháp để lan tỏa hạnh phúc cho họ và gia đình. Cuối cùng, họ phân tán về nhà, làm lễ tắm cho ông bà, cha mẹ để tạ lỗi, xin tha thứ cho những lỗi lầm thiếu xót trong năm cũ và cầu xin may mắn trong năm mới. Lễ cầu siêu là nghi lễ cuối cùng kết thúc Tết Chol Chnam Thmay của người Khmer.

5. Ý nghĩa:

Cũng giống như phong tục của người Kinh, ba ngày Tết Chol Chnam Thmay cũng là thời gian những người con Khmer từ nơi làm việc, học tập lại trở về với gia đình, quê hương, để mỗi gia đình lại sum họp, đầm ấm đón mừng năm mới bên nhau, thăm họ hàng, gia tộc, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt... Là dịp để đồng bào dân tộc Khmer gửi gắm ước mơ hạnh phúc, ý thức hướng thiện và lòng báo ân với tổ tiên, ông bà, cha mẹ của mình trong năm. Góp phần tô điểm thêm cho nền văn hóa đầy màu sắc của cộng đồng văn hóa 54 dân tộc anh enh của Dân tộc Việt Nam.  Tết Chol Chnam Thmay là một lễ hội nông nghiệp, mà mục đích cuối cùng là cầu xin mùa khô qua mau, để có thể bước vào mùa mưa mới. Chính nền văn minh lúa nước đã làm nảy sinh ra những ngày Tết Chol Chnam Thmay mang tính chất lễ hội chuyển mùa rất đặc trưng của người Khmer.

- Kĩ năng làm việc nhóm: Tục ngữ có câu: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Đúng vậy, những bài tập hay bài thuyết trình nếu chỉ có một mình làm thì sẽ không thể nào bằng làm việc khi có sự giúp đỡ của các cộng sự, của các bạn trong nhóm, bản thân em khi làm việc nhóm chung với các bạn rất thú vị, công việc được phân công rõ ràng, hợp lí giúp em và các bạn trong nhóm có thể làm việc tốt hơn, nhẹ nhàng hơn và hiệu quả hơn rất nhiều. Làm việc nhóm cũng giúp em có trách nhiệm hơn với việc làm của mình, tại vì khi làm việc nhóm, nếu bản thân em mà không cùng cố gắng như các bạn thì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến cả nhóm, vì vậy mà em luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của chính mình. Bản thân em trong quá trình thuyết trình còn nhiều thiếu sót và chưa làm tốt, em còn nhiều khuyết điểm trong quá trình làm bài nhưng nhờ những lời khuyên, những lời nhận xét của giảng viên giúp bản thân em biết được mình thiếu sót những gì và em sẽ cố gắng cải thiện nó. - Kĩ năng đọc tài liệu: Khi có nhiều nguồn tài liệu để tham khảo thì kỹ năng đọc tài liệu cũng khá là quan trọng nếu muốn bài của mình không bị lạc đề. Sau khi tham khảo nhiều nguồn tài liệu của các bạn, em phải dành ra vài tiếng đồng hồ để đọc đi đọc lại phần tài liệu đó. Thứ nhất nó giúp em hiểu sâu hơn về đề tài mình chọn, thứ hai nó giúp em có thể chọn lọc ý để ghi vào bài của mình. Làm bài Luận có thể xoay quanh và đi sát vấn đề hơn, giúp người đọc không bị mơ hồ về đề tài mà em làm. III. Vận dụng: Qua những giờ học bổ ích của giảng viên Đỗ Nguyên, về kiến thức em đã biết thêm được khá nhiều về phong tục tập quán và các lễ hội ở Việt Nam. Điều này góp phần làm vững nền kiến thức về phong tục tập quán trong em. Ngoài ra, em còn biết thêm được những kiến thức về vị trí địa lý, về văn hóa, dân tộc cũng như con người, những kiến thức này còn giúp ich em trong các môn học khác mà em đã và sắp tới được học. Về những kỹ năng thuyết trình, em áp dụng kỹ năng này vào các học phần khác thông qua những lời khuyên của Thầy, việc này giúp em cải thiên một phần nhỏ trong văn hóa giao tiếp và phần lớn trong việc thuyết trình ở các học phần khác. Em đã tự tin hơn rất nhiều trong giao tiếp thông qua sự rèn giũa từ Thầy Nguyên và các giảng viên khác. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp em nhiều trong công việc tương lai em chọn. Lê Ngọc Anh Thư – 21DH I. Ý thức thái độ học tập: Tự nhận xét về bản thân về thái độ học tập

  • Có nhiều cố gắng nỗ lực trong học tập
  • Có tinh thần trách nhiệm khi làm việc nhóm
  • Chuẩn bị tài liệu chu đáo
  • Tích cực trong việc thảo luận nhóm
  • Cần nhiều cố gắng phát huy trong việc tương tác với thầy cô, phát biểu trong giờ học II. Nội dung kiến thức: Qua những kiến thức thầy đã truyền đạt giúp bản thân em được mở rộng những kiến thức hiểu biết thêm về những kiến thức cơ bản và hệ thống về lịch sử hình thành, quá trình phát triển và một số thành tựu nổi bật về văn hóa, khoa học - kĩ thuật… không chỉ ở trong nước mà còn ở ngoài nước. Đồng thời qua các bài tập và trả lời các câu hỏi đã cung cấp em nhiều kiến thức và chủ động tìm hiểu các kiến thức chưa biết. III. Kỹ năng: Nhờ những kiến thức ở trên giúp em có kỹ năng cơ bản vận dụng vào các hoạt động du lịch và phát triển khả năng giao tiếp, năng lực hợp tác phối hợp làm việc nhóm IV. Vận dụng: Sẽ có thêm cơ sở để rèn luyện bản thân, trau dồi phẩm chất, đạo đức, năng lực, vận dụng các nội dung đã học vào đời sống, và có khả năng làm việc nhóm phối hợp ăn ý hơn. Trần Việt Lam – 19DH I. Ý thức thái độ học tập: Tự nhận xét về bản thân về thái độ học tập
  • Có nhiều cố gắng nỗ lực trong học tập
  • Tham gia các tiết học đầy đủ
  • Chú ý lắng nghe các bài thuyết trình của các nhóm
  • Có tinh thần trách nhiệm khi làm việc nhóm
  • Cần nhiều cố gắng phát huy trong việc tương tác với thầy cô, tương tác với các nhóm thuyết trình II. Nội dung kiến thức: Sau khi học môn “phong tục, tập quán” em biết thêm về nhiều lễ hội Việt Nam, các khái niệm về các lễ hội, nguồn gốc, lịch sử hình thành, quá trình phát triển, các thành tựu của các lễ hội. Em thấy rất bổ ích vì càng học, càng nghe các bạn thuyết trình càng hiểu rõ hơn ở nước ta có nhiều lễ hội mà em chưa được biết. III. Kỹ năng: Em đã có những buổi gặp mặt để cùng nhau làm bài nhóm, thảo luận nhóm, đưa ra các nội dung để có thể hoàn thành một cách tốt nhất bài làm của nhóm. Bên cạnh đó, em còn có khả năng thuyết trình, tuy có hơi rụt rè sợ đám đông nhưng em vẫn trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về bài học để từ đó có thể thuyết trình tốt hơn. IV. Vận dụng: Qua môn học, có những kiến thức cần thiết em sẽ áp dụng vào thực tế, khi ai đó hỏi về các lễ hội đó thì em cũng biết những cái cơ bản của lễ hội. Biết vị trí địa lý, văn hoá,