Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

The Life and Labor of Rubber Farmers in Vietnam, Study Guides, Projects, Research of Journalism

This document tells the story of a student named nguyễn thị ngọc anh who visits a rubber plantation in vietnam and learns about the lives and labor of the rubber farmers. The daily routine of the farmers, their struggles, and the importance of rubber farming to the local economy. The document also touches upon the history of rubber farming and its significance in vietnam.

What you will learn

  • What are the daily routines of rubber farmers in Vietnam?
  • What are the struggles faced by rubber farmers in Vietnam?
  • How important is rubber farming to the local economy in Vietnam?

Typology: Study Guides, Projects, Research

2020/2021

Uploaded on 06/17/2022

ngoc-anh-67
ngoc-anh-67 🇻🇳

1 / 4

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
PHÓNG SỰ CÁ NHÂN
Giáo viên hướng dẫn: Nhà báo Bùi Nguyễn Trường Kiên
Người thực hiện:
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Anh
MSSV: 2156031082
Lớp: K21C – Báo chí CLC
Điểm Lời phê
MƯA! NGƯỜI CHẠY VỀ NHÀ, TÔI CHẠY LÊN LÔ…
Trong cái khoảnh khắc vạn vật vật im lìm, mọi người chìm vào giấc ngủ, đâu
đó có những con người hối hả dậy đi làm. Trong đêm tối, ánh đèn pin cứ thế
rọi vào cây. Người công nhân mải miết… cạo, chăm chỉ, cần cù. Bóng hình họ
trong đếm tối mặc kệ nắng mưa từ lâu đã trở nên quen thuộc với người dân
những vùng trồng loại cây này nói chung và Bình Phước - nơi tôi đến nói
riêng. Song, với cái nghề chưa mấy ai rành ấy, liệu có như câu ca dao xưa ông
bà ta hay nói bên tai:l
Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo?
Tôi rời thành phố Hồ Chí Minh về nông trường Ba thuộc Công ty TNHH MTV Cao su
Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước vào một ngày đầu tháng 5, khi mà rừng cao su còn mang một
màu xanh tươi mới. Tại vùng đất là thủ phủ của cây công nghiệp dài ngày, cao su là loài
pf3
pf4

Partial preview of the text

Download The Life and Labor of Rubber Farmers in Vietnam and more Study Guides, Projects, Research Journalism in PDF only on Docsity!

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

PHÓNG SỰ CÁ NHÂN

Giáo viên hướng dẫn : Nhà báo Bùi Nguyễn Trường Kiên Người thực hiện: Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Anh MSSV: 2156031082 Lớp: K21C – Báo chí CLC Điểm Lời phê

MƯA! NGƯỜI CHẠY VỀ NHÀ, TÔI CHẠY LÊN LÔ…

Trong cái khoảnh khắc vạn vật vật im lìm, mọi người chìm vào giấc ngủ, đâu

đó có những con người hối hả dậy đi làm. Trong đêm tối, ánh đèn pin cứ thế

rọi vào cây. Người công nhân mải miết… cạo, chăm chỉ, cần cù. Bóng hình họ

trong đếm tối mặc kệ nắng mưa từ lâu đã trở nên quen thuộc với người dân

những vùng trồng loại cây này nói chung và Bình Phước - nơi tôi đến nói

riêng. Song, với cái nghề chưa mấy ai rành ấy, liệu có như câu ca dao xưa ông

bà ta hay nói bên tai:

Cao su đi dễ khó về

Khi đi trai tráng, khi về bủng beo?

Tôi rời thành phố Hồ Chí Minh về nông trường Ba thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước vào một ngày đầu tháng 5, khi mà rừng cao su còn mang một màu xanh tươi mới. Tại vùng đất là thủ phủ của cây công nghiệp dài ngày, cao su là loài

cây mà đâu đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp được. Rừng cao su chạy tít tắp, bạt ngàn từ ven đường lộ, hòa lẫn vào trong thôn xóm. Công nhân cao su phần đông là những cô chú đã ngoài ba lăm, bốn mươi tuổi. Hằng ngày, trong lô cao su rộng lớn đó, họ đi trong sáng sớm, trong đêm khuya. Như một chú ong không biết mệt, họ gắn bó với công việc này một nửa hoặc có khi là cả một đời người. Cao su đi dễ khó về Hai giờ sáng, tôi lọ mọ theo cô Lài lên lô cao su. Cô năm nay bốn mươi lăm tuổi, song đã làm cái nghề công nhân cao su hơn hai mươi năm trời. Ngồi lên chiếc xe máy cũ dính đầy mủ cao su đã khô cong lại, cô chở tôi từ nhà lên lô cách đó tầm vài cây số. Trời xung quanh tối om, chỉ có tiếng xe máy của chúng tôi và đâu đó bên kia đường, cũng có vài tiếng bô xe máy khác. Đến nơi, chúng tôi dừng xe ở một góc lô. Cô lấy ra con dao cạo dài tầm 2 gang tay được máng từ xe, rồi cứ thế, cạo. Âm thanh của dao cạo vào cây vang lên thật ngọt, tiếp nối nhau thành một đường tròn xung quanh thân cây cao su sần sùi. Đằng xa, đâu đó le lói ánh đèn từ những người công nhân khác, như sao đêm trên nền trời tối om tĩnh lặng… Họ cũng đang mải miết cạo, mải miết bước đi từ cây cao su này sang cây cao su khác. Vừa làm, cô Lài vừa kể cho tôi nghe về công việc của mình. Giọng cô hòa lẫn với tiếng bước chân xào xạc: Cái nghề này coi vậy chứ mình làm hoài không hết việc. Mùa nắng đi cạo lúc hai giờ sáng, mùa mưa thì một giờ đã phải có mặt trên lô. Cạo xong mình phải lột mủ dây, sáng lại lên lô đổ mủ, chiều bóc mủ. Trời nắng thì bôi dầu phạm, trời mưa phải làm màn che mưa, bôi thuốc kích thích. Tới mùa cao su thay lá phải đi gom chà, thổi lá… chẳng mấy chốc mà hết ngày, hết năm. Tay cô thoăn thoắt theo nhịp cạo, ánh mắt như dán vào cây. Kể cũng thật lạ! Vào cái khoảnh khắc tưởng chừng như con người ta được chìm vào giấc ngủ mà chẳng phải nghĩ ngợi điều gì; ấy vậy mà, ở ngoài kia, vẫn còn nhiều lắm những con người phải bôn ba vì miếng cơm manh áo. Như lời kể của cô, lắm lúc, họ dậy sớm, thoáng nhìn vào căn nhà im lìm ven đường của người ta mà thấy ghen đến lạ! Ghen với những người được ngủ. Người công nhân cao su đội đèn cạo mủ ban khuya (Ảnh: Internet)

khó khăn, nghe các chú rủ nhau tháng sau dự đại hội Đảng, đại hội Đoàn,... Và nghe bác Tân vui cười kể về số lương hưu được nhận sau chừng ấy năm lao động và cống hiến. Tôi nhận ra, bất cứ ngành nghề nào trong xã hội cũng tồn tại cái được và cái mất. Tôi vỡ lẽ, phải chăng cách cô Lài kể khó khăn của nghề không chỉ để bộc bạch nỗi khổ tâm, mà còn là sự khẳng định về trách nhiệm của một người công nhân đang lao động hết mình. Hoặc giản đơn, họ cần cù chỉ để thu lại được những thành quả mà mình đã hoài gắng sức. Công nhân trò chuyện, rót mủ từ thùng cá nhân vào thùng lớn trong khi đợi xe chuyên chở (Ảnh: Internet) Để bước tiếp, cần hành trang Trong cái lặng yên ban khuya, tiếng muỗi vo ve kêu chực chờ bâu trọn đôi tay trần gầy guộc của những người công nhân thầm lặng. Tôi cố gắng tìm bóng dáng một người công nhân trẻ trong nhiều bóng hình chạy xe ngang qua con đường đến nông trường. Nhưng không, không hề có ai như thế! Xung quanh tôi đều là những cô, những chú, thậm chí là những bác công nhân sắp sửa về hưu. Phải chăng, cái nghề này không đủ sức kéo lại lớp người trẻ. Khi mà họ chọn làm cho xí nghiệp nước ngoài, đi xuất khẩu lao động hoặc lên thành phố kiếm sống chứ ít ai chọn làm công nhân. Họ ngại lớp mủ cao su bốc mùi dính đầy lên quần áo, ngại đứng trên lô cao su lúc hai giờ sáng mỗi ngày; và ngại cả cái cảnh trời mưa, người ta chạy vào nhà, mình lại chạy lên lô hòng kịp đổ cho xong đợt mủ… Người ta hay bàn đến tương lai cây cao su, hay nói đến viễn cảnh tốt đẹp mà loài cây này mang lại trong hiện tại và mai sau. Nhưng có lẽ, chính con người cùng ý thức lao động mới là linh hồn của cả một ngành nghề từ lâu đã len lỏi vào trong nếp sống. Và, linh hồn ấy sẽ không bao giờ biến mất nếu như chúng ta biết níu nó lại bằng sự trả công xứng đáng cùng sự quan tâm, trân trọng. Để rồi, một mai: Cao su đi dễ, chẳng khó về Khi đi trai tráng, khi về trái thơm!