Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Phát triển năng lực Tiếng Việt cho học sinh dân tộc Ê – Đê tại thị xã Buôn Hồ trong dạy họ, Thesis of Science education

Phát triển năng lực Tiếng Việt cho học sinh dân tộc Ê – Đê tại thị xã Buôn Hồ trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở chương trình Trung học phổ thông

Typology: Thesis

2018/2019
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 08/14/2021

buidangnhat
buidangnhat 🇻🇳

4.8

(160)

210 documents

1 / 127

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
ĐẠI HC HU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HÀ TH HNH
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TING VIT CHO HC SINH
DÂN TỘC Ê ĐÊ TẠI TH XÃ BUÔN HỒ TRONG DY HC
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HC CHƯƠNG TRÌNH
TRUNG HC PH THÔNG
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dy học môn Văn - Tiếng Vit
Mã số: 8140111
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NG DNG
NGƯỜI HƯỚNG DN KHOA HC
TS. MAI XUÂN MIÊN
Tha Thiên Huế, năm 2019
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f
pf60
pf61
pf62
pf63
pf64
Discount

On special offer

Partial preview of the text

Download Phát triển năng lực Tiếng Việt cho học sinh dân tộc Ê – Đê tại thị xã Buôn Hồ trong dạy họ and more Thesis Science education in PDF only on Docsity!

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ THỊ HẠNH

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH

DÂN TỘC Ê ĐÊ TẠI THỊ XÃ BUÔN HỒ TRONG DẠY HỌC

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn - Tiếng Việt Mã số: 8140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. MAI XUÂN MIÊN

Thừa Thiên Huế, năm 2019

i

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ THỊ HẠNH

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH

DÂN TỘC Ê ĐÊ TẠI THỊ XÃ BUÔN HỒ TRONG DẠY HỌC

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn - Tiếng Việt Mã số: 8140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. MAI XUÂN MIÊN

Thừa Thiên Huế, năm 2019

iii

LỜI CẢM ƠN

**_Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo Phòng Đào tạo sau Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Huế; Ban Lãnh đạo Trường THPT Buôn Hồ và Ban Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX Buôn Hồ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến Qúy thầy cô đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Mai Xuân Miên, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Cuối cùng, xin được cảm ơn đến các bạn học viên lớp Cao học chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn Văn - Tiếng Việt khóa XXVI (2017-

  1. và tất cả bạn bè, người thân đã luôn sát cánh động viên, nâng đỡ tôi về mọi mặt trong thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn! Buôn Hồ, tháng 7 năm 2019 Tác giả_**

Hà Thị Hạnh

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA ................................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. ii LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................................ 3 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................................ 6 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 5

  1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................
  2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 2.1. Các công trình bàn về dạy học đọc hiểu VBVH ở chương trình Trung học phổ thông .............................................................................................................. 2.2. Những công trình bàn về dạy học theo định hướng phát triển năng lực ..... 2.3. Những công trình bàn về phát triển năng lực tiếng Việt cho HS các DTTS qua dạy học Ngữ văn ở chương trình Trung học phổ thông .............................. 14
  3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... .1. ục đích nghiên cứu ................................................................................... 3.2. hiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................
  4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4.2. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................
  5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết............................................................... 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .............................................................. 5.. Các phương pháp bổ trợ ..............................................................................
  6. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 6.1. Đóng góp về mặt lí luận .............................................................................. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn .......................................................................... 6.. ngh a x hội của luận văn ........................................................................
  7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................................... 18 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 1.1.1. Khái niệm năng lực và năng lực ngôn ngữ .............................................. 1.1.2. Những vấn đề lí luận cơ bản về đọc hiểu VB .......................................... 1.1.3. Dạy học đọc hiểu VB với việc PTNL tiếng Việt cho HS DTTS ở chương trình Trung học phổ thông .................................................................................. 34 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 39 1.2.1. Khảo sát chương trình, SGK Ngữ văn THPT .......................................... 39 1.2.2. Thực trạng dạy học đọc hiểu VBVH ở các trường THPT thị x Buôn Hồ theo hướng phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê ....................... Chương 2. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC Ê ĐÊ TẠI THỊ XÃ BUÔN HỒ - ĐĂK LĂK QUA DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC Ở CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .......................................................... 43

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CT

DTTS

ĐHVB

ĐC

GV

HS

KĐS

PPDH

SGK

THCS

THPT

TN

TP

VB

VBVH

Chương trình Dân tộc thiểu số Đọc hiểu văn bản Đối chứng Giáo viên Học sinh Nhật kí đọc sách Phương pháp dạy học Sách giáo khoa Trung học cơ sở Trung học phổ thông Thực nghiệm Tác phẩm Văn bản Văn bản văn học

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

  • giờ dạy học đọc hiểu VBVH ở chương trình THPT .............................................. - 2.1.1. Tích cực hóa hoạt động học tập của HS ................................................... - học ...................................................................................................................... 2.1.2. Quán triệt quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực người - 2.1.3. Vận dụng các phương pháp, k thuật dạy học tích cực ............................ - 2.1.4. Tăng cường dạy học phân hóa người học ................................................
  • qua dạy học đọc hiểu VBVH ................................................................................. 2.2. Các biện pháp PT L tiếng Việt cho HSDT Ê Đê ở bậc Trung học phổ thông - đọc hiểu VBVH 2.2.1. Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê ở bậc THPT trước giờ - đọc hiểu VBVH 2.2.2. Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê ở bậc THPT trong giờ - đọc hiểu 2.2. Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê ở bậc THPT sau giờ - Ê Đê ở bậc THPT qua dạy học đọc hiểu VBVH 2.2.4. Các biện pháp bổ trợ nhằm phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc
  • Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
    • 3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................
    • 3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ......................................................... - 3.2.1. Nội dung thực nghiệm - 3.2.2. Phương pháp thực nghiệm........................................................................
      • Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm ................................................. - .1. Đối tượng thực nghiệm.............................................................................
        • 3.3.2. Thời gian thực nghiệm .............................................................................
    • 3.4. Thiết kế giáo án và tổ chức dạy học thực nghiệm ..........................................
    • 3.5. Kết quả thực nghiệm ....................................................................................... - 3.5.1. Về định tính .............................................................................................. - 3.5.2. Về định lượng .........................................................................................
    • 3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm - 3. 6 .1 Về định tính - 3.6.2 Về định lượng ............................................................................................ - 3.6.3. Những điều còn tồn tại và ý kiến đề xuất .................................................
  • KẾT LUẬN
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • ĐHVB “Trao duyên”.......................................................................................................................... Bảng 3.1. Kết quả khảo sát đánh giá chất lượng PTNL tiếng Việt cho HS qua giờ
  • Bảng 3 2 Kết quả làm bài kiểm tra của HS lớp TN và lớp ĐC...............................
  • Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả làm bài kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC......................
  • Bảng 3.4. Tỉ lệ % kết quả làm bài kiểm tra của HS lớp TN và lớp ĐC....................
  • Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát định tính....................................................................
  • Biểu đồ 3.2. So sánh tần suất kết quả kiểm tra của HS lớp TN với lớp ĐC.............8
  • Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ % kết quả làm bài kiểm tra của lớp TN với lớp ĐC....................

được thực hiện chủ yếu thông qua môn gữ văn. Với đặc trưng khác nhau, mỗi phân môn trong môn gữ văn lại tham gia vào PT L tiếng Việt ở một khía cạnh và mức độ khác nhau. Giờ dạy học đọc hiểu văn bản văn học (VBVH) là sự tích hợp của tri thức, k năng tiếng Việt và Làm văn, nhằm “ ục tiêu trực tiếp, chủ yếu của môn gữ văn THPT là hình thành và rèn luyện cho HS năng lực đọc hiểu cũng như tạo lập các loại văn bản (VB)...” [4 ]; giúp cho HS thực sự cảm nhận được cái hay, cái đẹp, sự tinh tế, độc đáo của tiếng Việt, bồi dưỡng cho HS năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay; chú trọng rèn luyện cho HS cách diễn đạt giản dị, trong sáng, chính xác, lập luận chặt chẽ, có suy ngh độc lập trước những vấn đề của văn học và đời sống… 1.3. Thị x Buôn Hồ là nơi tập trung của rất nhiều dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Ê Đê chiếm tỉ lệ đông thứ hai sau người Kinh, và cũng là nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển nền Giáo dục và kinh tế x hội của địa phương. Đối với HS người dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung, học sinh dân tộc Ê Đê nói riêng, tiếng Việt được xem là ngôn ngữ thứ hai. Cùng với tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với các em, là phương tiện để HS có thể học tập, chiếm l nh tri thức từ các môn học trong nhà trường cũng như thực hiện nhiệm vụ giao tiếp khác nhau. Vì vậy, năng lực tiếng Việt của HS DTTS được xem là năng lực bản lề, là cánh cửa mở ra nhiều năng lực khác cho các em. Nhận thức sâu sắc về điều đó, chúng tôi luôn cố gắng tìm tòi, vận dụng các PPDH để giúp các em HS DTTS địa bàn nơi đây có thể hiểu và sử sụng tiếng Việt tốt nhất, hiệu quả nhất trong học tập và giao tiếp. Phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (HS DTTS) nói chung và học sinh dân tộc (HSDT) Ê Đê nói riêng qua dạy học đọc hiểu VBVH ở bậc Trung học phổ thông (THPT) là hướng đi đúng đắn, giúp các em tích lũy, mở rộng, phát triển được vốn tiếng Việt ngày càng chuẩn mực, phong phú và làm chủ được tiếng Việt trong học tập, sinh hoạt cộng đồng, giao tiếp trong đời sống x hội. Để đảm bảo điều kiện thực thi và hiệu quả của việc PTNL tiếng Việt cho HSDT Ê Đê, quá trình dạy học đọc hiểu VBVH ở trường THPT cần được tổ chức theo định hướng: chú trọng các biện pháp trau dồi và phát triển vốn từ vựng, ngữ pháp và k năng giao tiếp cho HS qua các giai đoạn chủ yếu của quá trình dạy

học đọc hiểu văn bản: trước, trong và giờ đọc hiểu. Từ mục tiêu đổi mới của Giáo dục và Đào tạo, từ tình hình thực tiễn của địa phương, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê tại thị xã Buôn Hồ trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở chương trình Trung học phổ thông ”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình bàn về dạy học đọc hiểu VBVH ở chương trình Trung học phổ thông Đọc hiểu VB trong nhà trường là một hoạt động, phương thức tiếp cận và chiếm l nh giá trị của VB nhằm phát triển năng lực HS. Trên thế giới, lí thuyết đọc hiểu và dạy đọc hiểu đ được quan tâm, nghiên cứu rất sớm. Có thể kể đến cuốn Phương pháp dạy đọc hiểu VB (2007) của Taffy E.Rafael - Efrieda H.Hiebert. Tác giả đ chú ý đến việc xây dựng cơ sở nền tảng, mô tả các kiến thức cần thiết để giảng dạy Ngữ văn hiệu quả và thảo luận về các chiến lược cụ thể liên quan đến giảng dạy, đánh giá và hoạch định giảng dạy. Các công trình nghiên cứu như: Hoạt động đọc và hiện tượng đọc và học (R.Jauss); Phương pháp đọc diễn cảm (B. aiđenxốp); Phương pháp đọc sách (A.Nhikonxki); Phương pháp đọc sách hiệu quả (Mortimer J.Adler, Charles Van Doern) cũng đ lần lượt tập trung vào việc xây dựng cơ sở nền tảng, mô tả các kiến thức cần thiết để giảng dạy môn Ngữ văn hiệu quả và thảo luận các chiến lược cụ thể liên quan đến giảng dạy, đánh giá và hoạch định kế hoạch giảng dạy. Đặc biệt là các tác giả đ dành một chương để bàn về việc dạy đọc hiểu trong chương trình Ngữ văn toàn diện. Trong chương này, các tác giả đ nhận định rằng việc dạy các thủ thuật đọc hiểu là yếu tố chủ yếu tạo nên khả năng đọc, viết thông thạo của HS. Khi nắm được tiến trình đọc và các thủ thuật hỗ trợ tiến trình này, HS thuận lợi khi các em bắt đầu làm việc với những VB phức tạp hơn và những nhiệm vụ học tập đa dạng. Trong cuốn Reading comprehension strategies for Indepepdent Learner (Đọc hiểu- chiến lược cho người đọc độc lập, 2008), hai tác giả Camilie Blachowicz và Donna Ogle đ chia sẻ những kinh nghiệm của họ trong lớp học. Suy ngh của hai tác giả được hình thành từ nhiều năm quan sát và hướng dẫn sinh viên. Theo tác

đọc ở Tiểu học (2001), đ dành một số trang bàn về đọc hiểu. Chuyên luận Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học (2002) của Nguyễn Thị Hạnh đ trình bày một cách thuyết phục về cơ sở khoa học dạy học đọc hiểu, đem lại những đóng góp cụ thể, bổ ích cho dạy học tiếng Việt. Căn cứ vào chương trình tiếng Việt ở Tiểu học, Nguyễn Thị Hạnh đ định ngh a: “đọc hiểu là một bộ phận của nội dung dạy học tiếng Việt với tư cách là một môn học tiếng mẹ đẻ trong trường Tiểu học…” [8, tr.9]. hìn chung công trình chưa đề cập cụ thể đến việc phát triển ngôn ngữ qua dạy học đọc hiểu; hơn nữa đối tượng dạy học mà công trình hướng tới vẫn thiên về HS người Kinh (Đối với HS DTTS thì tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai chứ không phải là tiếng mẹ đẻ), tuy vậy tác giả bước đầu đ có những đóng góp bổ ích cho dạy học tiếng Việt trong trường phổ thông. Nguyễn Thanh Hương cũng cho rằng: “bằng việc đọc, HS có thể đối thoại với tác giả để có những ấn tượng và cảm xúc ban đầu đối với tác phẩm thì nó đi tới cái tận cùng người đ sản sinh ra VB gửi gắm vào câu, chữ, hình ảnh. Qua đọc tác phẩm, HS l nh hội hiện thực cuộc sống, lịch sử được phản ánh thông qua các hình tượng nghệ thuật, hiểu được những vấn đề về con người, cuộc sống, lí tưởng, đạo đức, triết học, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn chương chủ yếu qua hệ thống ngôn từ, giọng điệu” [18, tr.263]. Tuy chỉ mới dừng lại ở lí thuyết chung nhưng nhận định của tác giả cũng đ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ngôn từ trong quá trình đọc hiểu tác phẩm. Gần đây nhất, tác giả Nguyễn Thị Hồng Nam cũng có nhiều bài nghiên cứu về đọc hiểu đăng trên các tạp chí Giáo dục, Khoa học và Công nghệ như: Tiếp nhận văn chương và dạy đọc hiểu VB ; Câu hỏi hướng dẫn HS đọc hiểu VB ; Sử dụng nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu VB nghệ thuật. Nguyễn Thanh Hùng - chuyên gia khoa học có nhiều thành tựu về PPDH Ngữ văn, là người đầu tiên đề cập đến vấn đề này ở Việt Nam (1999), và có khá nhiều công trình bàn về đọc hiểu. Tác giả cho rằng hoạt động đọc văn đòi hỏi người đọc trước hết phải huy động khả năng tri giác ngôn ngữ để tìm hiểu không chỉ các tầng ý ngh a của lớp ngôn từ và câu mà còn thức tỉnh cảm xúc, khơi dậy năng lực liên tưởng, tưởng tượng để tái hiện thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Trong bài viết

Năng lực đọc hiểu VBVH của HS THPT , tác giả Nguyễn Thanh Hùng cũng lí giải: đọc văn chương là giải quyết vấn đề tương quan của các cấu trúc tồn tại trong tác phẩm. Trước hết là cấu trúc ngôn ngữ, tiếp đến là cấu trúc hình tượng thẩm m và cuối cùng là cấu trúc ý ngh a. Giáo trình Phương pháp dạy học Ngữ văn ở THCS (2007) của Nguyễn Thanh Hùng đề cập nhiều đến chương trình Ngữ văn cũng như các nguyên tắc, PPDH Ngữ văn. Trong đó, đáng chú ý nhất là những nội dung bàn đến việc đọc hiểu, đặc biệt chú ý đến các cách đọc hiểu trong quan hệ với các tầng cấu trúc của VB như: cấu trúc ngôn ngữ, cấu trúc hình tượng, cấu trúc ý ngh a. Theo tác giả, dạy học đọc hiểu trong Ngữ văn cần chú ý đến người nghe, tôn trọng người nghe (HS). Đặc biệt, trong cuốn Kĩ năng đọc hiểu Văn, Nguyễn Thanh Hùng đ dành nhiều tâm huyết triển khai quan niệm đọc hiểu là nội dung khoa học có giá trị lí luận và phương pháp vận dụng trong việc đổi mới việc dạy học VBVH theo hướng phát triển năng lực, trong đó việc phát triển năng lực ngôn ngữ là một yếu tố cơ bản nhất. Phan Trọng Luận trong công trình nghiên cứu Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học (1983), đ phân tích tầm quan trọng của hoạt động đọc. Theo tác giả, đọc chính là quá trình từng bước thâm nhập, tiếp cận vào tác phẩm, “trong khi đọc, những tín hiệu ngôn ngữ, những hình ảnh cuộc sống trong bài thơ hiện lên tuần tự sáng rõ dần” [20, tr.37]. Trong cuốn Phương pháp dạy học văn , Tác giả đ chỉ ra những hạn chế trong PPDH văn suốt nửa thế kỉ qua vẫn là lối dạy khuôn sáo, dạy VBVH là thông báo áp đặt từ phía GV, HS không trực tiếp rung cảm với tác phẩm, thiếu sự giao tiếp cần có giữa nhà văn với bạn đọc - HS… Theo tác giả, một giờ dạy học văn thực sự có hiệu quả khi GV tổ chức hướng dẫn sắp xếp được một cách tài tình, khéo léo, công phu, đầy nghệ thuật quá trình giao tiếp giữa nhà văn với HS để tự HS từng bước chiếm l nh tác phẩm và tự phát triển dần. Có thể thấy, cách nhìn về hoạt động dạy học của tác giả đ chú trọng đến vai trò của người đọc, sự tương tác giữa tác giả và người đọc, giữa người đọc với người đọc. Chính vì thế, việc dạy học đọc hiểu trong nhà trường luôn phải đề cao kinh nghiệm sống, cách hiểu của người đọc - HS. Đối với HS dân tộc Ê Đê, trước hết đó chính là phát triển vốn khả năng vận dụng tiếng Việt để hiểu và khám phá, chiếm l nh các VBVH.

2.2. Những công trình bàn về dạy học theo định hướng phát triển năng lực ghiên cứu việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực (hay còn gọi là định hướng phát triển đầu ra) được bàn đến trong những năm 90 của thế kỉ XX trong chương trình dạy học phổ thông ở các quốc gia tiêu biểu như Australia, ew Zealand, Canada, Pháp. Hiện nay, giáo dục định hướng năng lực đ trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Với Việt Nam, đây là yêu cầu mang tính đột phá của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện theo Nghị quyết 29 (2013) của Đảng và ghị quyết 88 (2014) của Quốc hội. Dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế là vấn đề đang được bàn bạc, trao đổi và thực hiện ở nhiều diễn đàn trên mạng, trên báo, ở nhiều cuộc hội thảo, tập huấn cấp Bộ, cấp Sở trong những năm gần đây. Đề cập, nghiên cứu về dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực, có thể kể đến những tài liệu, công trình tiêu biểu như: Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Bộ Giáo dục và Đào tạo, tháng 7/2017) đ xác định quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục của chương trình THPT, trong đó có môn Ngữ văn. “ ội dung cốt lõi của môn học [môn Ngữ văn] bao gồm các mạch kiến thức và k năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học dựa trên ngữ liệu là các kiểu loại VB và phương thức thể hiện đa dạng, nhằm hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở từng cấp học” [5]. Trong Chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Ngữ văn được phân chia theo hai giai đoạn:

  • Kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản, HS có thể đọc, viết, nói và nghe hiểu các loại VB phổ biến và thiết yếu, gồm VBVH, VB nghị luận và VB thông tin; sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống hằng ngày và học tập tốt các môn học khác; đồng thời qua môn học, HS được bồi dưỡng và phát triển về tâm hồn và nhân cách.
  • Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, chương trình môn học củng cố các mạch nội dung của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp HS nâng cao năng lực

giao tiếp, tăng cường năng lực tiếp nhận và năng lực tạo lập VB nghị luận, VB thông tin có độ phức tạp hơn về chủ đề và k thuật viết, qua đó phát triển tư duy độc lập, sáng tạo và khả năng lập luận; đồng thời giúp HS học sâu hơn về VBVH, trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học.” ỗi giai đoạn đều hướng tới giải quyết những nội dung cụ thể, phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS. Các giai đoạn giáo dục đều chú trọng năng lực giao tiếp

  • năng lực tiếng Việt - của người học. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực HS môn Ngữ văn, cấp THPT (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014), dựa trên cơ sở lí luận chặt chẽ và hệ thống về dạy học phát triển năng lực, đ luận giải cụ thể các năng lực cần phát triển qua môn Ngữ văn (năng lực chung và năng lực đặc thù môn học). Từ đó, định hướng PPDH, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực. Trong Hệ thống cấu trúc năng lực văn cần hình thành cho HS , Phan Trọng Luận cho rằng có loại năng lực văn tương ứng với ba hình thức hoạt động khác nhau về văn: loại năng lực sáng tác văn, loại năng lực nghiên cứu phê bình văn học và loại năng lực tiếp nhận VBVH… Trong nhà trường phổ thông, năng lực cần yếu nhất là năng lực tiếp nhận văn học. Tác giả nêu ra 8 loại năng lực trong quá trình tiếp nhận văn học, trong đó có năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của VBVH. Đọc hiểu chính là phân môn thực hiện năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của VBVH. Điều đó cũng có ngh a là qua đọc hiểu, HS sẽ được bồi dưỡng, nâng cao vốn ngôn từ tiếng Việt cho mình. Tại Hội thảo khoa học quốc gia “Dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông” (do Trường ĐHSP TP. HCM tổ chức tháng 4/2014), vấn đề xây dựng chương trình, đổi mới PPDH Ngữ văn theo định hướng tiếp cận năng lực người học đ trở thành trung tâm của Hội thảo và thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, thể hiện qua các bài viết như: Những việc cần làm để phát triển năng lực của HS trong dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông hiện nay

trung học miền núi (Phùng Đức Hải, Nguyễn Bá Dương - Tạp chí ghiên cứu giáo dục, 1991); Giảng dạy VBVH theo thể loại ở trường phổ thông Miền núi, Việc giải tỏa hàng rào ngôn ngữ cho HS DTTS khi tiếp nhận tác phẩm văn chương” (Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội - Tạp chí ghiên cứu giáo dục, 11/1995) Nhiều tác giả khác cũng đ đề cập trực tiếp đến việc giáo dục ngôn ngữ, dạy học song ngữ cho HS DTTS. Trần Thị Xuyến nghiên cứu một số đặc điểm giao tiếp của HS DTTS Chăm ở Ninh Thuận; Trần Thị Thành nghiên cứu về vai trò của cộng đồng và giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ; Đào Thị Bình đề cập đến giáo dục văn hoá cho HS DTTS và trữ lượng văn hoá trong sách tiếng ông theo chương trình giáo dục song ngữ; Tạ Văn Thông nghiên cứu việc bảo tồn ngôn ngữ các DTTS giáo dục ngôn ngữ ở vùng đồng bào các DTTS Việt Nam; Nguyễn Thị Phương Thảo, Hà Đức Đà nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ - một số kết quả ban đầu và bài học kinh nghiệm; Nguyễn Thị Bảo Hoa tổng kết một số kinh nghiệm sử dụng nội dung văn hóa dân tộc trong xây dựng tài liệu m thuật của chương trình giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ. Mai Thị Vân trong luận văn thạc s Biện pháp khắc phục lỗi viết câu trong xây dựng đoạn văn của HS DTTS Khmer ở các trường Trung học phổ thông huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang (2016) đ trình bày những vấn đề cơ bản về câu đúng, câu sai, các lỗi về câu, qua đó đề xuất những biện pháp sửa lỗi viết câu trong xây dựng đoạn văn cho HS DTTS Khmer nhằm giúp các em hình thành k năng, k xảo trong việc viết câu và xây dựng đoạn văn, góp phần nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt vào quá trình nói và viết cho HS DTTS ở An Giang nói riêng và ở Việt am nói chung. Đóng góp có ý ngh a thiết thực nhất về việc dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho đối tượng HS DTTS ở Tây guyên phải kể đến Luận án của TS. Lê Thị Thảo: “ Phát huy vai trò bạn đọc học sinh (dân tộc ít người - Tây Nguyên) trong giờ học tác phẩm văn chương ở THPT ". Luận án đ nghiên cứu hệ thống hóa, tổng hợp các cở sở lí luận về vấn đề văn học của bạn đọc học sinh (BĐHS) trong giờ đọc hiểu VBVH. Luận án cũng đ nghiên cứu rất k về đặc thù của HS DTTS tại địa bàn Tây guyên, từ đó đưa ra những nguyên tắc, biện pháp dạy học tích cực nhằm phát huy vai trò BĐHS (DTI - Tây guyên) trong giờ dạy

học TPVC theo định hướng phát hiện và hiện thực hóa, giải phóng tiềm năng của BĐHS, giúp GV có thể tổ chức giờ dạy học TPVC cho HS (DTIN-Tây guyên) đạt hiệu quả cao. Chính Luận án đ góp phần gợi mở ý tưởng cho chúng tôi trong việc làm rõ thực trạng và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực tiếng Việt cho HS DTTS ở địa phương thị x Buôn Hồ qua dạy học đọc hiểu VBVH. Đó cũng là hướng nghiên cứu mà đề tài chúng tôi tiếp tục tìm hiểu trong giới hạn dạy học đọc hiểu VBVH theo hướng tiếp cận phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê ở các trường THPT tại thị x Buôn Hồ, Đăk Lăk.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 .1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng năng lực sử dụng tiếng Việt của HS THPT dân tộc Ê Đê, luận văn nghiên cứu đề xuất một số định hướng và biện pháp nhằm phát triển năng lực tiếng Việt cho các em qua những giờ dạy học đọc hiểu VBVH. 3 .2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) ghiên cứu lý luận năng lực; năng lực ngôn ngữ; phân tích các khái niệm, các khuynh hướng nghiên cứu, nhiệm vụ của môn Ngữ văn trong việc hình thành và phát triển năng lực cho HS. 2) Khảo sát thực trạng và phân tích năng lực tiếng Việt của HS dân tộc Ê Đê qua hoạt động học tập, phân tích những ảnh hưởng năng lực tiếng Việt đến quá trình học tập và giao tiếp của HS dân tộc Ê Đê trong quá trình đọc hiểu VB ở trường THPT. 3) Đề xuất một số định hướng và biện pháp cơ bản để phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê qua hoạt động đọc hiểu VBVH trong chương trình Ngữ văn THPT. 4) Tổ chức dạy học thực nghiệm và đối chứng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê qua dạy học đọc hiểu VBVH trong chương trình Ngữ văn THPT.