Download PHÁP LUẬT VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG and more Study Guides, Projects, Research Creative Thinking in PDF only on Docsity!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA KINH TẾ
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT LOGICTICS
ĐỀ TÀI: “PHÁP LUẬT VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG THỰC TRẠNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN”
TP. Hồ Chí Minh tháng 06 năm 2021
BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM
NHẬN XÉT
Giảng viên hướng dẫn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
- Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
- Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 1
- Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 1
- Giới thiệu kết cấu.......................................................................................... 2 NỘI DUNG............................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG ......................................................... 3 1.1. Khái niệm, đặc điểm của vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không.. 3 1.2. Nguồn của pháp luật điều chỉnh về vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không....................................................................................................... 5 1.3. Tầm quan trọng của vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không đối với nền kinh tế.................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG .................................................................... 9 2.1. Điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ở Việt Nam........................................................................................................... 9
MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài Xu thế toàn cầu hóa và xu thế quốc tế hóa kinh tế thị trường ngày càng phát triển đã kéo theo xu thế toàn cầu hóa vận tải hàng không phát triển theo. Điều này có thể khẳng định vận tải hàng không là một mắt xích quan trọng trong vận tải toàn cầu. Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là một trong những thành phần cốt lõi trong ngành hàng không dân dụng của mỗi quốc gia. Nó không chỉ tạo điều kiện phân bổ nguồn lực sản phầm mà còn đóng vai trò là cầu nối huyết mạch cho quá trình phát triển và hội nhập toàn cầu. Và Việt Nam là một đất nước đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập vì thế vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là một điều kiện cần thiết để phát triển đất nước một cách toàn diện hơn. Đó là lý do nhóm chúng em chọn đề tài “Pháp luật về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thực trạng và xu thế phát triển” để hiểu rõ hơn về vấn đề này
- Mục tiêu nghiên cứu Thông qua kiến thức đã học và kiến thức thực tế để tìm hiểu làm rõ những vấn đề pháp luật về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, cũng như đánh giá được thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhằm đưa ra các phương hướng hoàn thiện pháp luật về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam. 3..Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tiểu luận là phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, tra cứu tài liệu: Nhằm làm sáng tỏ chủ đề “Pháp luật về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thực trạng và xu thế phát triển.”
- Vận dụng các quan điểm cá nhân, toàn diện để đánh giá thực trạng pháp luật về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam và đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam
- Giới thiệu kết cấu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của tiểu luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận pháp luật về vận chuyển bằng đường hàng không Chương 2: Thực trạng pháp luật về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không của Việt Nam
năng lực vận chuyển. Cụ thể khác với nhiều sản phẩm khác khi chúng đã được sản xuất ra nhưng chưa tiêu thụ được thì vẫn nằm trong kho để tiêu thụ sau này, còn sản phẩm của hãng hàng không một khi đã sản xuất ra nhưng chưa tiêu thụ được thì nó tự động mất đi.
- Quá trình sản xuất của ngành vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không không tạo ra sản phẩm vật chất mới mà chỉ làm thay đổi vị trí của hàng hóa và qua đó làm tăng giá trị của hàng hóa. Như vậy căn cứ vào môi trường sản xuất thì vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là một phương thức vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển nhằm mục đích kinh tế. Qua đó, chúng ta có thể xác định vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là việc chuyên chở hành khách và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng tàu bay và sản phẩm trong kinh doanh vận tải hàng không là loại hình sản phẩm dịch vụ.
- Đặc điểm của vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không Vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là một phương thức vận tải quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế và đặc biệt phát triển mạnh trong những năm gần đây. Mặc dù chỉ vận chuyển 1% tổng khối lượng hàng hóa trong thương mại quốc tế nhưng đối với các mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, hàng thời vụ, hàng tươi sống và khẩn cấp thì vận tải hàng không đứng ở vị trí số 1.
- Những ưu điểm nổi bật của vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
- Tuyến đường trong vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là không trung và hầu như là đường thẳng.
- Thời gian vận chuyển nhanh, tốc độ phương tiện cao, tiện nghi đầy đủ.
- Là ngành vận tải hiện đại luôn đòi hỏi sử dụng công nghệ cao, có khả năng kết nối nhiều vùng trong một quốc gia và những quốc gia trên toàn cầu mà các phương tiện khác không làm được.
- Vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không cung cấp các dịch vụ tiêu chuẩn hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác.
- Những nhược điểm của vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không
- Cần vốn lớn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải và kiểm soát không lưu. Do đó khả năng phát triển vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không ở một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của nhà nước về vốn, công nghệ đào tạo trong khi các phương tiện vận tải khác không đòi hỏi cao như vậy.
- Giá cước cao hơn nhiều so với các phương tiện vận tải khác.
- Không thích hợp vận chuyển các loại hàng hóa giá trị thấp, khối lượng lớn và cồng kềnh. 1.2. Nguồn của pháp luật điều chỉnh về vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 61/2014/QH13 ngày 21 tháng 11 năm 2014 (Luật có cấu trúc gồm có 10 chương với 203 điều, trong đó có 02 điều bị bãi bỏ). Nghị định số 75/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng. Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung (Nghị định số 89/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013).
trình sản xuất ở bên trong quá trình lưu thông và vì quá trình lưu thông ấy”. Như vậy, vai trò vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không trong kinh tế quốc dân biểu hiện rõ nét ở hai khía cạnh sau:
- Vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là chất xúc tác đặc biệt thúc đẩy nền kinh tế quốc dân và mối quan hệ kinh tế quốc tế phát triển Thực tế cho thấy sự phát triển của ngành hàng không kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế khác, hàng không là ngành có nhiều đóng góp ngoại tệ cho nhà nước, là nơi dự trữ và cung cấp đội ngũ cán bộ có trình độ, có kỹ thuật phục vụ cho quốc phòng, là phương tiện vận tải có khả năng kết nối nhiều vùng trong quốc gia và nhiều quốc gia trên toàn cầu với tốc độ nhanh mà các phương tiện vận tải khác không làm được. Do đó hệ thống vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là huyết mạch quan trọng của các hoạt động kinh tế và kinh tế quốc tế. Mở rộng phát triển vận tải hàng không đồng nghĩa với việc mở đường bay. Mở đường bay có nghĩa là mở rộng hợp tác về kinh tế, quan hệ chính trị và giao lưu văn hóa xã hội. Hay nói cách khác, chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là một điển hình về mối quan hệ kinh tế quốc tế, là ngành có vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập mà các phương tiện vận tải khác không thể so sánh được.
- Thu và chi của ngành vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế Theo định nghĩa trong thương mại quốc tế thì “Việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ quốc tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước gọi là thanh toán quốc tế”. Những ảnh hưởng tích cực của nó trong thanh toán quốc tế thể hiện ở giá vé áp dụng cho người nước ngoài trên chuyến bay nội địa và các khoản thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ thương mại và kỹ thuật hàng không. Điều đó có nghĩa là những khoản thu nhập ấy trở thành một
khoản thuận lợi trong cân bằng thương mại và có thể bù đắp lại cho những khoản thiếu hụt trong cán cân thanh toán từ việc thanh toán thương mại cho các Hãng hàng không nước ngoài cũng như từ việc chi tiêu ngoại tệ của người du lịch đi du lịch nước ngoài. Đồng thời nó là điều kiện quan trọng trong cán cân thanh toán cho việc mua bán các thiết bị hàng không và nhiên liệu máy bay. Từ các phân tích nêu trên có thể xác định tác dụng của vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không như sau:
- Là một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp kể tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
- Đáp ứng nhu cầu di chuyển với tốc độ nhanh, thời gian ngắn của hàng hóa và hành khách.
- Góp phần khắc phục sự phát triển không đều giữa các khu vực, các địa phương, mở rộng giao lưu trao đổi hàng hóa trong nước cũng như quốc tế.
- Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, góp phần cải thiện đời sống người lao động.
- Mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.
- Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nước.
Về điều lệ vận chuyển: Mỗi doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không phải có trách nhiệm xây dựng, đăng ký và ban hành Điều lệ vận chuyển của hãng phù hợp với quy định của pháp luật. Điều lệ vận chuyển phải bao gồm các nội dung sau: quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển; quyền và nghĩa vụ của khách hàng; vé; giá dịch vụ vận chuyển và điều kiện áp dụng; đặt giữ chỗ; lịch bay; quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển trong trường hợp gián đoạn, chậm chuyến, khởi hành sớm, hủy chuyến bay, từ chối và hạn chế chuyên chở; nghĩa vụ hoàn trả tiền; trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho hành khách; vận chuyển hành khách đặc biệt. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không được quy định tại điều 110 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012. Theo đó, doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không khi có đủ các điều kiện sau: Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là vận chuyển hàng không; có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác; có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không; đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ; có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển ngành hàng không; có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh hàng không cụ thể bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép (theo mẫu)
- Báo cáo (kèm tài liệu chứng minh) về việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh vận chuyển hàng không trong đó gồm các nội dung: Phương án về số lượng tàu bay dự kiến khai thác; phương án tổ chức bộ máy bảo đảm khai thác
tàu bay, kinh doanh vận tải hàng không, phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm; nhãn hiệu dự kiến sử dụng; sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp
- Bản chính văn bản xác nhận vốn;
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); nộp bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu chính) các giấy tờ sau: quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động, bản sao văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của những người phụ trách quy định tại Điều 7 Nghị định 89/2019/NĐ-CP.
- Hợp đồng nguyên tắc hoặc thỏa thuận về việc mua, thuê mua hoặc thuê tàu bay; -Bản sao Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên, cổ đông tại thời điểm nộp hồ sơ; danh sách thành viên, cổ đông phải đảm bảo đầy đủ các thông tin: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; chỗ ở hiện tại; tỷ lệ phần vốn góp hay số cổ phần nắm giữ; người đại diện quản lý phần vốn góp đối với thành viên, cổ đông là tổ chức; thỏa thuận góp vốn của các cổ đông, thành viên (bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu). Thẩm quyền cấp: Cục Hàng không Việt Nam. Thời hạn cấp: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thẩm định
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp Bộ Giao thông vận tải không chấp thuận kết quả thẩm định thì có văn bản trả lời Cục Hàng không Việt Nam và nêu rõ lý do.
Các nội dung chính trong hợp đồng: loại hàng, khối lượng, địa điểm giao hàng, thời gian, cước phí, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đa phần các quy định của hợp đồng vận chuyển đều được ghi nhận trong vận đơn hàng không Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không bắt buộc phải là văn bản thể hiện qua một trong số các chứng từ như vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hoá hoặc Điều lệ vận chuyển hàng không 2.2.2. Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không Theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014 và các văn bản hướng dẫn, kinh doanh vận chuyển hàng hóa nói riêng và kinh doanh vận chuyển hàng không nói chung là nghành, nghề kinh doanh có điều kiện và do doanh nghiệp vận chuyển hàng không thực hiện (hay còn gọi là các hãng hàng không). Theo đó, chủ thể được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không phải là các hãng hàng không, bao gồm hãng hàng không Việt Nam và hãng hàng không nước ngoài. Điều kiện chung để được cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh chính là vận chuyển hàng không;
- Có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác;
- Có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không;
- Đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ;
- Có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định hướng phát triển ngành hàng không;
- Có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam
2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không Tại Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Điều 534 Nghĩa vụ của bên vận chuyển : Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn; giao tài sản cho người có quyền nhận; chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Điều 535 Quyền của bên vận chuyển: Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác; từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn; từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển Điều 536 Nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển; trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn, phương thức đã thỏa thuận; cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển; trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thỏa thuận. Trường hợp bên thuê vận chuyển trông coi tài sản mà tài sản bị mất, hư hỏng thì không được bồi thường. Điều 537 Quyền của bên thuê vận chuyển: Yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thỏa thuận; trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển. 2.3. Những hạn chế của pháp luật Việt Nam về vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Ngoài điều kiện về vốn pháp định như theo quy định của Nghị định: 92/2016/NĐ-CP hãng hàng không nước ngoài khi thành lập tại Việt Nam còn phải tuân thủ về tỷ lệ góp vốn: Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện: Bên nước ngoài chiếm không quá 30% vốn điều lệ; Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất. Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân. Bên cạnh đó theo quy định của pháp luật việt nam có những hạn chế sau: Cước vận tải hàng không rất cao, đặc biệt là đối với các tuyến đi quốc tế. Những ngày cao điểm như ngày lễ, ngày tết thì cước vận chuyển hàng không có thể cao gấp 3 – 4 lần. Vận tải hàng không thường có sự hạn chế về số lượng và trọng lượng hàng hóa. Nó cũng không phù hợp với hàng hóa cồng kềnh, hàng hóa có khối lượng lớn hoặc hàng hóa có giá trị thấp. Vận tải hàng không có thủ tục rất nghiêm ngặt và gồm nhiều bước khác nhau. Khách hàng buộc phải tuân thủ tuyệt đối những quy định này. Hiện nay, về cả phương diện pháp lý và kinh tế, vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không chưa được quan tâm nhiều của các nhà làm luật và giới đầu tư Việt Nam, các kiến thức pháp lý cơ bản chưa được phổ biến rộng rãi, ví dụ như việc áp dụng luật điều chỉnh mối quan hệ hợp đồng vận chuyển, trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chưa được quy định rõ ràng trong pháp luật về hàng không của Việt Nam, trong khi đó có nhiều công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia nhưng khó khăn hơn khi các công ước và nghị định thư về hàng không đã được sửa đổi và bổ sung khá nhiều lần, việc áp dụng nó càng trở nên phức tạp hơn.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
3.1. Hoàn thiện các qui định của pháp luật phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế Vận chuyển hàng không dân dụng (HKDD) không chỉ là phương thức vận chuyển trong lĩnh vực giao thông vận tải, mà còn được xem là cầu nối cho việc hội nhập, giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới. Để phát huy vai trò của hoạt động vận chuyển HKDD trong giao thương quốc tế, các quốc gia cần đảm bảo hệ thống pháp luật quốc gia phải tuân thủ, tương thích với hệ thống các quy định, quy tắc chung thống nhất về vận chuyển hàng không quốc tế. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, khi hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu, Việt Nam cần phát huy vai trò cầu nối của vận chuyển hàng không, cần coi “hàng không là ngành kinh tế chiến lược”. Muốn vậy, Việt Nam cần phải “sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, thể chế, chính sách liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng không cho phù hợp với các quy định của tổ chức thương mại thế giới và các tổ chức hợp tác quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên” để tăng cường sức cạnh tranh quốc tế trong hội nhập. Kiến nghị thứ nhất: Thống nhất hóa các quy định pháp luật của Việt Nam và quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trong chừng mực có thể. Kiến nghị thứ hai: Đảm bảo tính hệ thống của các quy định pháp luật. Kiến nghị thứ ba: Cần phải thực hiện để tạo đà cho hoạt động vận chuyển hàng không phát triển đó là tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người có thể hiểu hơn về loại hình hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.