
































































Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
Pháp luật đại cương-đề cương ôn tập-trắc nghiệm pháp luật đại cương
Typology: Study notes
1 / 72
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
On special offer
Bài 1: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, CÁC KIỂU VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
1. NGUỒN GỐC NN 1.1. Quyền lực và quyền lực NN Rút-xô bàn về “quyền lực”, mối quan hệ và tác động qua lại giữa “Q” & “Lực”: _+ “Kẻ mạnh không phải lúc nào cũng đủ mạnh để mãi mãi làm người thống trị, nếu như hắn ta không chuyển lực thành quyền và chuyển sự phục tùng thành nghĩa vụ”;
Vậy: “lực không làm nên quyền và người ta chỉ bắt buộc phải phục tùng khi mà sức mạnh đã trở thành hợp pháp”. (Rút-xô: Bàn về KƯXH, NXB tp HCM, 1992, tr.33, 34) Các k/n q/lực và sự ra đời các k/n
_- Quyền lực XH
1 .2. Nguồn gốc NN Học thuyết phi Macxit:
- Theo thuyết thần quyền: NN do thượng đế sáng tạo ra, Thượng đế là người sắp đặt trật tự xã hội. Do vậy, quyền lực NN là vĩnh cửu và sự phục tùng quyền lực ấy là cần thiết và tất yếu - Theo thuyết gia trưởng: NN là kết quả phát triển của gia đình. - Theo thuyết khế ước (TK17-18): NN là sản phẩm của một hợp đồng được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có NN. Do vậy NN là NN của dân, do dân xuất phát từ nhân dân mà ra nên NN phải bảo vệ lợi ích nhân dân, phải phục vụ lợi ích nhân dân – là tiền đề cho thuyết dân chủ cách mạng và cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản. - Theo thuyết bạo lực: NN xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác. Như vậy, các học thuyết này đều có điểm chung cho rằng NN xuất hiện do ý chí chủ quan của lực lượng siêu nhiên hoặc của con người và không nói đến bản chất giai cấp của NN.
Học thuyết Mác-Lênin khẳng định:
_- NN xuất hiện khi chế độ tư hữu ra đời và giai cấp ra đời và tiêu vong khi những điều kiện ấy không còn – Chủ nghĩa Cộng sản!
+ Ba lần phân công lao động dẫn tới sự tan rã của tổ chức thị tộc
Để thực hiện quyền lực này và quản lý XH, NN tạo ra lớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý, họ được tổ chức thành các cơ quan và hình thành nên bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, buộc các giai cấp và tầng lớp dân cư trong XH phải phục tùng ý chí giai cấp thống trị.
Bản chất nhà nước Khi nghiên cứu nguồn gốc Nhà nước ta thấy rằng nhà nước xuất hiện do 2 nguyên nhân: nguyên nhân kinh tế (sự xuất hiện chế độ tư hữu) và nguyên nhân xã hội (sự xuất hiện của giai cấp và mâu thuẫn giai cấp). Căn cứ vào đó có thể thấy bản chất nhà nước được thể hiện ở hai mặt, đó là tính giai cấp của nhà nước và vai trò xã hội.
- Tính giai cấp:
thống trị, đàn áp giai cấp bị trị; NN là công cụ để thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, củng cố và bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp thống trị. Đó chính là tính giai cấp của nhà nước. Bản chất của nhà nước chỉ rõ nhà nước đó là của ai, do giai cấp nào tổ chức và lãnh đạo, phục vụ lợi ích của giai cấp nào? Trong xã hội bóc lột (xã hội chiếm hữu nô lê, xã hội phong kiến, xã hội tư sản) nhà nước đều có bản chất chung là thiết chế bộ máy để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp bóc lột trên 3 mặt: Kinh tế, chính trị và tư tưởng. Vì vậy, nhà nước tồn tại với hai tư cách: Một là bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Hai là tổ chức quyền lực công – tức là nhà nước vừa là người bảo vệ pháp luật vừa là người bảo đảm các quyền của công dân được thực thi.
- Tính xã hội Trong nhà nước, giai cấp thống trị chỉ tồn tại trong mối quan hệ với các tầng lớp giai cấp khác, do vậy ngoài tư cách là công cụ duy trì sự thống trị, nhà nước còn là công cụ để bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội. Ví dụ: Nhà nước giải quyểt các vấn đề nảy sinh từ đời sống xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, các vấn đề về môi trường, phòng chống thiên tai, địch hoạ, về dân tộc, tôn giáo và các chính sách xã hội khác.v.v…Bảo đảm trật tự chung- bảo đảm các giá trị chung của xã hội để tồn tại và phát triển Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền và giai cấp khác khi lợi ích đó không mâu thuẫn với nhau. Đó chính là tính xã hội của nhà nước. Tuy nhiên, biểu hiện cụ thể và mức độ thực hiện vai trò xã hội là khác nhau ở những kiểu nhà nước khác nhau, và ngay trong một kiểu nhà nước cũng khác nhau ở từng giai đoạn phát triển và tuỳ điều kiện kinh tế xã hội. Theo quan niệm rộng: Không chỉ ở tính chất cơ bản trên, mà các dấu hiệu đặc trưng và các tính chất khác, các chức năng, nhiệm vụ của NN, bộ máy NN, các mối liên hệ của NN… cũng thể hiện bản chất NN.
2.2. Bản chất Nhà nước CHXHCNVN (là sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính nhân dân từ khi thành lập đến nay, là sự thống nhất với tính dân tộc)
Tính giai cấp: Điều 2 HP
_1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
_2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
Điều 3 Hiến pháp 2013 xác định trách nhiệm của NN: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.”
- Thứ tư: Tính chất dân chủ rộng rãi của NN CHXHCNVN, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội không chỉ là nhu cầu bức thiết của thời đại mà còn là một đòi hỏi có tính nguyên tắc, nảy sinh từ bản chất dân chủ của NNCHXHCNVN trong điều kiện hiện nay. Chế độ kinh tế được Hiến pháp 2013 quy định là một sự khẳng định pháp lý không chỉ đối với công cuộc cải cách kinh tế, mà còn là sự biểu hiện cụ thể tính chất dân chủ của NN trong lĩnh vực kinh tế. Điều 51 Hiến Pháp 2013
“1. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
_2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
Nền kinh tế thị trường trong các điều kiện của CNXH không thể không làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, đòi hỏi sự quan tâm giải quyết của NN và toàn xã hội, như công ăn, việc làm, thất nghiệp, người về hưu, người mất sức lao động, người già cô đơn, trẻ em mồ côi,… Chính trên lĩnh vực này, bản chất nhân đạo của NN được thể hiện rõ nét nhất. Giải quyết những vấn đề xã hội, quan tâm phát triển văn hoá – giáo dục, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân trong các điều kiện của cơ chế kinh tế mới, NN CHXHCNVN xuất phát từ sự tôn trọng các giá trị của con người, từ mục tiêu xây dựng một xã hội nhân bản, một xã hội mà trong đó các giá trị tự do, bình đẳng, bác ái và nhân quyền có một nội dung, ý nghĩa thật sự. Để xây dựng một xã hội như vậy, NN CHXHCNVN không thể không áp dụng các biện pháp kiên quyết, mạnh mẽ nhằm chống lại mọi âm mưu, ý đồ gây mất ổ định chính trị của đất nước, những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến an ninh quốc gia, đến các quyền và lợi ích của công dân. Sức mạnh bạo lực của NN XHCN không nhằm bảo vệ sự thống trị củ một cá nhân nào, một nhóm người nào, mà nhằm bảo vệ quyền lực chính trị của nhân dân, bảo vệ chế độ chính trị, chế độ kinh tế đã được quy định trong Hiến pháp 2013.
- Thứ năm: NN CHXHCNVN thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác, hữu nghị, cùng có lợi với tất cả các quốc gia. Phương châm: “VN muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” thể hiện một đường lối đối ngoại cởi mở của NN ta.
Điều 12 Hiến pháp khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”
+Xây dựng pháp luật +Tổ chức thực hiện pháp luật +Bảo vệ pháp luật 3 hình thức này gắn kết với nhau chặt chẽ, tác dụng lẫn nhau, là tiền đề, điều kiện của nhau và đều nhằm phục vụ quyền lợi của giai cấp cầm quyền (trong XHCN là quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động).
- Phương pháp thực hiện chức năng NN: Có 2 phương pháp để thực hiện chức năng của nhà nước là: thuyết phục hoặc cưỡng chế. Việc nhà nước sử dụng phương pháp nào phụ thuộc bản chất nhà nước, cơ sở kinh tế-xã hội, mâu thuẫn giai cấp, tương quan lực lượng…. Trong các NN bóc lột cưỡng chế được sử dụng rộng rãi và là phương pháp chủ yếu
3.2. Các chức năng của NN CHXHCNVN. Các chức năng đối nội.
- Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế Nội dung cơ bản của chức năng kinh tế của NN ta có thể khái quát ở những vấn đề sau: Xây dựng và thông qua các chương trình phát triển kinh tế ngắn hạn, trên cơ sở đó định hướng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân phát triển trong các điều kiện thị trường. Xây dựng, thông qua, tổ chức thực hiện một chính sách tài chính, tiền tệ hợp lý, đảm bảo giá trị đồng tiền quốc gia, góp phần ổ định thị trường vốn. Xây dựng và thực hiện một chính sách đầu tư hợp lý, xác định các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư. NN áp dụng các biện pháp cần thiết để khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết cho nền kinh tế quốc dân thông qua việc thực hiện các chế độ ưu đãi về tín dụng, chế độ thuế, chế độ tài trợ, giúp đỡ,… Nhà nước áp dụng các biện pháp bảo vệ sản xuất trong nước, chống độc quyền, làm hàng giả, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, buôn lậu,… Phương pháp tác động của NN đối với nền kinh tế không còn bằng các biện pháp hành chính mệnh lệnh, mà bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách,… - Chức năng xã hội : hoàn toàn mới đối với cả nhà nước tư sản và NN XHCN. Một trong những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản thể hiện bản chất của XHCN là phục vụ và giải quyết các vấn đề xã hội. Do vậy, một phương hướng hoạt động rất quan trọng của NN ta chính là giải quyết các đòi hỏi, nhu cầu nỷ sinh từ bản thân đời sống xã hội, tạo mọi điều kiện để xây dựng một xã hội có trình độ phát triển văn hoá, văn minh cao, một xã hội nhân đạo, tất cả vì các giá trị cao cả của con người. Ngày nay, khi nền kinh tế đất nước chuyển sang cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, vai trò chức năng xã hội của NN ta càng trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết. Bởi lẽ, kinh tế thị trường đặt ra nhiều vấn đề như văn hoá, giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, công ăn việc làm, người già yếu, người về hưu, người tàn tật,…Những vấn đề này cần phải giải quyết trong mối quan hệ mật thiết giữa nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế và các nhu cầu nhân đạo của xã hội. Trách nhiệm giải quyết những vấn đề này đương nhiên là thuộc về mọi cơ cấu xã hội, trong đó vai trò chủ đạo thuộc về NN. Hoạt động xã hội và nhân đạo là hoạt động rất rộng lớn của các NN, bao gồm rất nhiều lĩnh vực và nhiều nhiệm vụ.
Nội dung các chức năng xã hội của NN thể hiện mấy hướng chính sau: Nhà nước xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. NN phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. NN xác định khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. NN xây dựng và thực hiện một chính sách khoa học và công nghệ quốc gia; xây dựng nền khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển đồng bộ các ngành khoa học. NN đầu tư và khuyến khích tài trợ cho khoa học bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. NN đầu tư phát triển và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. NN tạo mọi điều kiện để mỗi công dân có năng lực lao động thực hiện được quyền làm việc: thông qua các chính sách kinh tế, tài chính và pháp luật lao động, NN khuyến khích các cơ sở kinh tế mở rộng sản xuất để có thể thu hút ngày càng nhiều người lao động vào làm việc; NN tích cực quan tâm giải quyết vấn đề thất nghiệp, tạo mọi điều kiện giúp đỡ để những người thất nghiệp kiếm được việc làm, hoặc giúp đỡ, đào tạo lại nghề nghiệp, mở rộng dịch vụ giới thiệu việc làm. NN xây dựng và thực hiện chính sách thu nhập hợp lý, thông qua chế độ thuế thu nhập: huy động sự đóng góp của những người có thu nhập cao vào quỹ và phân phối lại; giúp đỡ những người có thu nhập thấp, những người nghèo và gặp các khó khăn trong cuộc sống. NN có chính sách giúp đỡ những người về hưu, những người già yếu, cô đơn, giải quyết các vấn đề xã hội như trẻ em lang thang, các tệ nạn xã hội nghiện hút, mại dâm,… Chức năng xã hội của NN XHCNVN thể hiện bản chất nhân đạo của NN ta, phù hợp với truyền thống đạo đức và văn hoá của dân tộc ta. Thực hiện tốt chức năng xã hội là một trong những đòi hỏi bức thiết để xây dựng một xã hội nhân bản – xã hội vì bản thân con người.
- Chức năng đảm bảo sự ổn định an ninh – chính trị, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của công dân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Sự phát triển của đất nước trong các điều kiện hiện nay đòi hỏi NN ta phải đảm bảo sự ổn định về an ninh chính trị, kiên quyết chống lại mọi ý đồ, mọi hành vi
NN ta là thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Phong trào không liên kết, ASEAN và rất nhiều tổ chức quốc tế trực thuộc hoặc không trực thuộc Liên hợp quốc. Trên diễn đàn quốc tế hoặc khu vực, NN ta luôn tỏ rõ thiện chí và nỗ lực hợp tác để góp phần giải quyết hòa bình nhiều vấn đề quốc tế. Vì vậy, uy tín của NN ta trên trường quốc tế ngày càng được củng cố và tăng cường.
4. Các kiểu Nhà nước Khái niệm: kiểu NN là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản, đặc thù của NN, thể hiện bản chất giai cấp và những điều kiện tồn tại và phát triển của NN trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Cơ sở xác định là học thuyết về hình thái kinh tế XH của chủ nghĩa MacLenin Phù hợp với 4 hình thái kinh tế xã hội có 4 kiểu NN: - Kiểu NN chủ nô - Kiểu NN phong kiến - Kiểu NN tư sản - Kiểu NN XHCN – là kiểu NN mới tiến bộ nhất và cuối cùng trong lịch sử. 5. Hình thức nhà nước 5.1. Khái niệm hình thức Nhà nước Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước đó. Hình thức nhà nước là khái niệm được cấu thành bởi 3 yếu tố: Chính thể, cấu trúc nhà nước, chế độ chính trị. Nói đến HTNN là nói đến sự biểu hiện ra bên ngoài của NN dưới dạng tĩnh; còn nói đến chức năng NN là sự biểu hiện dưới dạng động (hay là nội dung NN); còn bản chất NN là nói đến vấn đền NN của ai, phục vụ cho ai);
5.2. Các bộ phận cấu thành hình thức NN: 5.2.1. Hình thức chính thể: Định nghĩa: là cách thức, trình tự thành lập các cơ quan NN ở trung ương, địa phương và mối liên hệ giữa chúng với nhau và giữ chúng với nhân dân. Các loại chính thể: quân chủ và cộng hoà.
- Chính thể quân chủ: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của NN tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu NN theo nguyên tắc thừa kế; không có bầu cử, nguyên thủ quốc gia không nhiệm kỳ, không thời hạn, Phụ thuộc vào mức độ thâu tóm quyền lựcphân thành: Quân chủ chuyên chế (Nhà nước quân chủ tuyệt đối): đây là hình thức Nhà nước mà quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung hoàn toàn trong tay nguyên thủ quốc gia theo nguyên tắc thế tập (truyền ngôi – vua) Quân chủ hạn chế (còn gọi là Nhà nước quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị), là hình thức Nhà nước mà một bộ phận quyền lực tối cao của Nhà nước nằm
trong tay nguyên thủ quốc gia, còn một bộ phận còn lại nằm trong tay một cơ quan Nhà nước cao cấp khác. Quyền hạn của nguyên thủ quốc gia (vua) bị quy định bởi Hiến pháp giới hạn quyền lực, phân chia quyền lực (thành văn và bất thành văn), Hiến pháp phân chia quyền lực thành lập pháp – hành pháp – tư pháp. Vua cùng với nội các thực hiện quyền hành pháp, quyền lực thuộc về nhân dân.
- Chính thể cộng hòa: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của NN thuộc về một cơ quan được bầu (dân chúng bầu trực tiếp hay thông qua cơ quan đại diện) trong một thời gian nhất định. Có cộng hoà dân chủ và cộng hoà quý tộc.
5.2.3. Chế độ chính trị: Định nghĩa: Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp, cách thức, phương tiện mà các cơ quan NN sử dụng để thực hiện quyền lực NN. Với cách hiểu này, quan điểm phổ biến coi nó là một bộ phận của khái niệm hình thức NN, nhưng chính xác hơn, nên coi nó là một bộ phận thuộc bản chất, nội dung NN nhưng có liên quan mật thiết với hình thức NN. Vì vậy, nó thường được nghiên cứu cùng với khái niệm hình thức NN. Khái niệm chế độ chính trị còn được hiểu theo các cách khác nhau như cơ sở chính trị của NN. Ví dụ: hiến pháp VN
Khái niệm chế độ chính trị thể hiện (tình trạng, mức độ, phương pháp thực hiện dân chủ):
Mối quan hệ giữa Hình thức NN với chế độ chính trị, kiểu NN
của Hình thức NN là chỉ có Cộng hoà dân chủ; còn cái riêng cũng đa dạng, trong cả ba bộ phận của khái niệm. Hình thức chính thể: là CHDCXHCN. Các NN XHCN chỉ có một loại chính thể này. Đặc điểm: Hình thức chính thể nhất nguyên (Đảng cộng sản - Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo NN và tổ chức chính trị XH) Dân chủ XHCN: dân bầu cơ quan quyền lực tối cao Cơ quan quyền lực tối cao có thể một hoặc nhiều viện (thường theo dấu hiệu dân tộc) Bộ máy NN tổ chức theo nguyên tắc tập quyền XHCN. Chế độ bầu cử phổ thông, tập trung và bỏ phiếu kín. Nền dân chủ XHCN.
Hình thức cấu trúc: Hình thức cấu trúc của NNXHCN (đơn nhất hay liên bang) không phụ thuộc vào bản chất của NNXHCN, mà chủ yếu phụ thuộc vào lịch sử hình thành và tích chất quan hệ dân tộc.
5.4. Liên hệ với hình thức NN Việt Nam Bản chất: Qua nhiều giai đoạn lịch sử nhiều Hiến pháp, nhưng hình thức NN là một – NN dân chủ XHCN tuy tên gọi khác nhau VNDCCH và CHXHCNVN. Đặc điểm khác nhau theo các tên gọi khác nhau: VNDCCH:
1. Khái niệm - Chính trị:
HTCT tư sản hiện đại thể hiện nền dân chủ tư sản, bao gồm: nhà nước tiêu biểu cho quyền lực công, với các cơ quan lập pháp (nghị viện), cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp; các chính đảng; các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, cùng tham gia hoạt động chính trị (tranh cử, tham gia chính quyền, biểu tình, vận động quần chúng...). Đặc trưng của HTCT tư sản theo chế độ đại nghị hay chế độ tổng thống, là chế độ nhiều đảng do giai cấp tư sản và chính đảng của nó lãnh đạo; là chế độ tam quyền phân lập.
- Hệ thống chính trị XHCN là liên minh các tổ chức chính trị, chính trị - xh được thành lập, hoạt động trong mối lien hệ chặt chẽ mà vai trò lãnh đạo thuộc về đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm thực hiện triệt để quyền lực nhân dân, xây dựng thành công chủ nghĩa XH Đặc điểm hệ thống chính trị XHCN
2. Hệ thống chính trị nước CHXHCNVN Các thành tố trong HTCT Đảng cộng sản VN – là t chức chính trị duy nhất Nhà nước cộng hòa XHCNVN – là t chức chính trị đặc biệt Các t chức chính trị - xã hội – là những t chức tham gia vào côn việc xây dựng chính quyền.
2.2. Vị trí, vai trò của các thành phần trong hệ thống chính trị 2.2.1. Vị trí, vai trò của Nhà nước XHCN trong hệ thống chính trị. Nhà nước XHCN có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị. Đó là thiết chế biểu hiện tập trung quyền lực nhân dân và là công cụ hữu hiệu để thực hiện quyền lực ấy.
Nhà nước XHCN đứng ở trung tâm của hệ thống chính trị, là tấm gương hội tụ đời sống chính trị của xã hội ta, bởi vì:
- Nhà nước XHCN là đại diện chính thức cho mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Điều đó tạo cho nhà nước XHCN một cơ sở xã hội rộng rãi có thể triển khai nhanh chóng và thực hiện tốt những quyết định, chính sách của mình. - Nhà nước XHCN là chủ thể của quyền lực chính trị, có bộ máy đặc biệt chuyên làm chức năng quản lý. Hệ thống các lực lượng vũ trang, nhà tù, tòa án là những phương tiện mà thông qua đó Nhà nước XHCN có thể duy trì trậtt ự và ổn định xã hội. Các chức năng quản lý của nhà nước XHCN bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. - Trong quản lý các quá trình xã hội, Nhà nước XHCN sử dụng pháp luật và thông qua hoạt động của các cơ quan chức năng đảm bảo cho pháp lâụt được thực hiện trong thực tế đời sống. Nhờ có pháp luật, mọi chủ trương, chính sách của nhà nước được triển khai một cách rộng rãi và thống nhất trên quy mô toàn xã hội. - Nhà nước XHCN là tổ chức chính trị mang chủ quyền quốc gia. Đó là quyền tối cao của nhà nước trong quyết định các vấn đề đối nội, đối ngoại của đất nước. Nhà nước là tổ chức duy nhất của hệ thống chính trị được coi là chủ thể của công pháp quốc tế. Những quan hệ quốc tế trong lĩnh vực chính trị và kinh tế càng cho nhà nước có vai trò nổi bật hơn trong các quan hệ đối nội, giúp nhà nước củng cố các quan hệ đó trnog một thể thống nhất. - Nhà nước XHCN là chủ sở hữu tối cao đối với những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Thông qua việc nắm giữ các tư liệu sản xuất đó, nhà nước thực hiện sự điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, đảm bảo cho nó phát triển vì lợi ích của nhân dân. Nhà nước nắm trong tay cơ sở vật chất, tài chính to lớn. Nguồn tài chính, vật chất này tạo điều kiện không chỉ cho sự vận hành của bộ máy nhà nước mà còn đảm bảo cho các tổ chức chính trị xã hội hoạt động. Tất cả những điều kiện trên là ưu thế riêng có của nhà nước XHCN so với các tổ chức chính trị - xã hội khác. Chúng quy định vị trí trung tâm, trụ cột của nhà nước