Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Phan tich tai chinh cong ty, Essays (university) of Business Finance

Phan tich tai chinh cong ty vvvv

Typology: Essays (university)

2022/2023

Uploaded on 12/12/2023

ngan-truong-thi-my
ngan-truong-thi-my 🇻🇳

1 document

1 / 65

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA TÀI CHÍNH
BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA
Mã học phần: ACC3004_45K15.3
GVHD: Trần Thị Nga
Lớp: 45K15.3
Nhóm: 13
Thành viên:
Hồ Thị Lệ Giang
Nguyễn Lê Hoàng Ngân
Đỗ Thị Diễm Hạnh
Vũ Thị Như Ý
Trần Công Quang
Đà Nẵng, 29 tháng 4 năm 2022
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41

Partial preview of the text

Download Phan tich tai chinh cong ty and more Essays (university) Business Finance in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA TÀI CHÍNH

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFÉ BIÊN HÒA

Mã học phần: ACC3004_45K15. GVHD : Trần Thị Nga Lớp: 45K15. Nhóm: 13 Thành viên: Hồ Thị Lệ Giang Nguyễn Lê Hoàng Ngân Đỗ Thị Diễm Hạnh Vũ Thị Như Ý Trần Công Quang Đà Nẵng, 29 tháng 4 năm 2022

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

STT Họ và tên Mức độ đóng góp Chữ ký Ghi chú 1 Hồ Thị Lệ Giang 21 % Hoàn thành tốt 2 Nguyễn Lê Hoàng Ngân 19 % Hoàn thành tốt 3 Vũ Thị Như Ý 21 % Hoàn thành tốt 4 Đỗ Thị Diễm Hạnh 19 % Hoàn thành khá tốt 5 Trần Công Quang 20 % Hoàn thành tốt Tổng cộng 100%

TÓM TẮT

Mục tiêu tiên quyết của chúng tôi khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính của Vina Cafe chính là đánh giá chính xác tình hình của doanh nghiệp trên các khía cạnh khác nhau như cấu trúc tài chính, hiệu quả hoạt động, đánh giá rủi ro và định giá doanh nghiệp. Nhờ những kết quả phân tích này, chúng tôi tham vọng rằng sẽ giúp các nhà đầu tư có thể có một cái nhìn khách quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinacafé Biên Hòa. Từ đó, những nhà đầu tư hiện đang quan tâm đến cổ phiếu VCF có thể định hướng các quyết định đầu tư, nắm giữ hay bán cổ phiếu theo đúng với với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Ở Chương 1, chúng tôi sử dụng mô hình PESTLE để phân tích môi trường vĩ mô và mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter để phân tích ngành công nghiệp. Qua những phân tích này có thể rút ra được rằng môi trường vĩ mô đang tạo điều kiện thuận lợi cho toàn bộ doanh nghiệp ở Việt Nam, từ yếu tố chính trị, pháp luật hay phát triển công nghệ đều đem lại môi trường phát triển tích cực. Về ngành công nghiệp, xu hướng tiêu dùng thay đổi, áp lực cạnh tranh đang khá gay gắt, tuy nhiên cơ hội cạnh tranh tiềm ẩn trong ngành này khá ít. Do đó, Vinacafé lựa chọn chiến lược kinh doanh khác biệt về sản phẩm/ dịch vụ khi xây dựng một hệ thống sản phẩm vô cùng phong phú giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn, đáng chú ý là bước rẽ ngoạn mục sang lĩnh vực nước giải khát với dòng sản phẩm nước tăng lực vị cà phê mang thương hiệu Wake Up 247. Ở Chương 2, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh chuỗi thời gian và so sánh với trung bình ngành để xem xét cấu trúc tài sản và nguồn vốn của Vina Café. Trong phần đầu tiên của chương, chúng tôi tập trung phân tích cấu trúc tài sản của Vina Café. Kết quả phân tích chỉ ra rằng tỷ trọng TSCĐ của công ty không quá cao nhưng so với số liệu trung bình ngành con số này vẫn ở mức hợp lí. Điểm đặc biệt trong biến động TSNH qua các năm của Vina Café chính là sự biến động thay thế giữa Tiền, các khoản tương đương tiền và Khoản phải thu. Phần lớn tài sản của công ty đều là tự tài trợ, tỷ lệ sử dụng tài trợ từ bên ngoài không quá cao. Phần cuối của chương 2 chúng tôi xem xét đến cân bằng tài chính ngắn hạn và dài hạn của công ty. Về cân bằng tài chính dài hạn, Vina Café duy trì ở mức tốt qua các năm khi NVTX không những tài trợ được cho TSDH mà còn tài trợ một phần khá lớn cho TSNH. Còn với cân bằng tài chính trong ngắn hạn, trong hai năm khảo sát đầu tiên có sự mất cân bằng xảy ra nhưng đến năm 2021 cân bằng tài chính trong ngắn hạn của Vina Café đã được cải thiện.

Ở Chương 3, chúng tôi chọn phương pháp so sánh chuỗi thời gian, phương pháp so sánh trung bình ngành để phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thêm vào đó phương pháp Dupont được chúng tôi sử dụng để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng TSNH, ROE, ROA. Qua 3 năm được lựa chọn phân tích, hiệu quả sử dụng tài sản của Vinacafé qua các năm giảm và biến động tương đối. Điều này hoàn toàn có thể được lý giải bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra suốt thời gian 3 năm qua. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trên tài sản, trên vốn chủ sở hữu cũng không nằm ngoài sự biến động, tuy nhiên các tỷ số vẫn duy trì ở mức cao hơn trung bình ngành năm

  1. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu định giá EPS, P/E hay P/B cũng cho thấy sự khả quan trong tăng trưởng của Vinacafé. Tựu chung lại, hiệu quả hoạt động của Vinacafé khá tích cực trong các năm qua dù có biến động tăng giảm vì dịch bệnh. Ở Chương 4, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh chuỗi thời gian và so sánh trung bình ngành để phân tích rủi ro của doanh nghiệp. Sau quá trình phân tích chúng tôi chỉ ra rằng khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh có biến động và giảm vào năm 2021; tuy nhiên trong 3 năm chỉ tiêu này đều lớn hơn 2 chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của Vinacafé tương đối cao. Trái ngược lại với 2 chỉ tiêu trên, khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp lại tăng lên vào năm 2021 và cao hơn so với số liệu trung bình ngành. Vina Café cũng hạn chế sử dụng các đòn bẩy kinh doanh hay đòn bẩy hoạt động để giảm thiểu rủi ro. Cuối cùng, khi sử dụng mô hình định lượng Altman Z- Score, chúng tôi kết luận được Vinacafé là đơn vị nằm trong phạm vi an toàn, không phải đối mặt với rủi ro phá sản trong 2 năm đến và là công ty tiềm năng để đầu tư. Trong chương cuối cùng- chương 5, chúng tôi sử dụng phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên tài sản. Giá trị của Vina Café biến động thay đổi cùng xu hướng biến động của hiệu quả hoạt động kinh doanh mà chúng tôi đã phân tích trước đó. Trong điều kiện bình thường mới, chúng tôi hy vọng Vinacafé sẽ có bước chuyển mình đột phá và có nhiều triển vọng hơn trong tương lai.

Phụ lục 8 Áp dụng mô hình Dupont để phân tích Khả năng sinh lời của Vốn chủ sở hữu

Các công ty thương hiệu lớn đã thiết lập hệ thống phân phối phủ khắp cả nước, đa số các công ty lớn đã hội nhập về sau gây rất nhiều khó khăn cho các công ty muốn gia nhập ngành. Tuy nhiên các nhà phân phối cũng tạo điều kiện để hợp tác với các

  • Đồ thị 1 Cấu trúc tài sản...................................................................................................
  • Đồ thị 2 Cấu trúc nguồn vốn
  • Đồ thị 3 Chỉ tiêu cân bằng tài chính dài hạn
  • Đồ thị 4 Cân bằng tài chính ngắn hạn...............................................................................
  • Đồ thị 5 Hiệu quả sử dụng tài sản.....................................................................................
  • Đồ thị 6 ROS
  • Đồ thị 7 RE và ROA
  • Đồ thị 8 Nhân tố ảnh hưởng đến ROE
  • Đồ thị 9 ROCE
  • Đồ thị 10 Chỉ tiêu EPS và P/E
  • Đồ thị 11 Độ lớn đòn bẩy kinh doanh.............................................................................
  • Đồ thị 12 Độ lớn đòn bẩy tài chính
  • Đồ thị 13 Khả năng thanh toán
  • Phụ lục 1 Tỷ trọng TSCĐ, Tỷ trọng NPT, Tỷ trọng ĐTTC, Tỷ trọng HTK DANH MỤC BẢNG BIỂU
  • Phụ lục 2 Biến động cấu trúc tài sản qua các năm. Đơn vị tính: Tỷ đồng
  • Phụ lục 3 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn vốn của Vina Café:
  • Phụ lục 4 Chỉ tiêu cân bằng tài chính dài hạn
  • Phụ lục 5 Cân bằng tài chính ngắn hạn:
  • Phụ lục 6 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản:
  • Phụ lục 7 Chỉ tiêu ROS, ROA, RE:
  • Phụ lục 9 Chỉ tiêu ROCE, EPS, P/E, BV, P/BV của Vina Café:
  • Phụ lục 10 Số liệu trung bình ngành năm 2021.
  • Phụ lục 11 Các chỉ số phản ảnh hiệu quả dòng tiền
  • Phụ lục 12 Đòn bẩy kinh doanh
  • Phụ lục 13 Phân tích rủi ro tài chính
  • Phụ lục 14 Các chỉ số phân tích rủi ro mất khả năng thanh toán
  • Phụ lục 15 Khả năng thanh toán từ dòng tiền và khả năng thanh toán lãi vay
  • Phụ lục 16 Bảng phân tích Altman Z-score:
  • Phụ lục 17 Định giá doanh nghiệp dựa trên tài sản.
  • CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ CHIẾN LƯỢC MỤC LỤC
  • 1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa:
  • 1.2 Phân tích môi trường kinh doanh vĩ mô PESTLE:
  • 1.2.1 Yếu tố chính trị:
  • 1.2.2 Yếu tố kinh tế:
  • 1.2.3 Yếu tố văn hóa xã hội:
  • 1.2.4 Yếu tố công nghệ:
  • 1.2.5 Yếu tố tự nhiên:
  • 1.2.6 Yếu tố pháp luật:
  • 1.3 Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter:
  • 1.3.1 Cạnh tranh trong ngành:
  • 1.3.2 Khả năng thương lượng về giá của khách hàng:
  • 1.3.3 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
  • để thuyết phục những kênh phân phối này dành cho một chỗ đứng tốt. công ty mới xâm nhập vào thị trường nhưng các doanh nghiệp phải đưa giá cao hơn
  • 1.3.4 Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế:
  • 1.3.5 Quyền thương lượng của nhà cung ứng:
  • 1.4 Chiến lược cạnh tranh của Vina Café
  • CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
  • 2.1 Phân tích cấu trúc tài sản:
  • 2.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn và cân bằng tài chính:
  • 2.2.1 Phân tích cấu trúc nguồn vốn:
  • 2.2.2 Phân tích cân bằng tài chính dài hạn
  • 2.2.3 Cân bằng tài chính ngắn hạn
  • CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
  • 3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
  • 3.1.1 Hiệu quả sử dụng TSCĐ:
  • 3.1.2 Hiệu quả sử dụng TSNH:
  • 3.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSNH:
  • 3.1.4 Hiệu quả sử dụng tài sản
  • nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 3.2 Phân tích chỉ số ROS, ROA, RE và áp dụng mô hình Dupont để phân tích các
  • 3.2.1 Chỉ số ROS
  • 3.2.2 Chỉ số ROA
  • 3.2.3 Chỉ số RE
  • 3.2.4 Áp dụng mô hình Dupont để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA
  • 3.3 Phân tích tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
  • 3.3.1 ROE
  • hữu 3.3.2 Áp dụng mô hình Dupont để phân tích Khả năng sinh lời của Vốn chủ sở
  • 3.4 Phân tích các chỉ số ROCE, EPS, P/E, BV, P/BV
  • 3.4.1 ROCE:
  • 3.4.2 EPS
  • 3.4.3 P/E
  • 3.4.4 BVPS và P/B
  • 3.5 Các chỉ số phản ánh hiệu quả dòng tiền
  • CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH RỦI RO DOANH NGHIỆP
  • 4.1 Phân tích rủi ro kinh doanh:
  • 4.1.1 Phân tích định tính:
  • 4.1.2 Phân tích định lượng:
  • 4.2 Phân tích rủi ro tài chính:
  • 4.3 Phân tích rủi ro mất khả năng thanh toán
  • 4.3.1 Khả năng thanh toán hiện hành
  • 4.3.2 Khả năng thanh toán nhanh
  • 4.3.3 Khả năng thanh tức thời
  • 4.3.4 Số vòng quay NPT khách hàng
  • 4.3.5 Số vòng quay HTK
  • 4.4 Khả năng thanh toán từ dòng tiền và khả năng thanh toán lãi vay
  • 4.5 Dự đoán rủi ro phá sản Altman Zscore:
  • CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH TRIỂ N VỌ NG/ĐỊ NH GIÁ DOANH NGHIỆP
  • 5.1 Phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên tài sản:
  • KẾT LUẬN CHUNG

CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH NGÀNH VÀ CHIẾN LƯỢC

1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa: Tên Công ty: Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Mã chứng khoán: VCF; Năm thành lập: 29/12/2004. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu cà phê, chè, thức uống nhanh và các sản phẩm thực phẩm. 1.2 Phân tích môi trường kinh doanh vĩ mô PESTLE: 1.2.1 Yếu tố chính trị: Việt Nam có một đảng duy nhất kiểm soát cả nước là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Với cơ chế một đảng, Việt Nam đang cho thấy sự ổn định trong chính trị của mình - đây luôn là lợi thế to lớn so với các nước trên thế giới. Trước đại dịch Covid-19, có thể nói Việt Nam chúng ta đã phòng chống dịch bệnh rất tốt, duy trì tăng trưởng kinh tế không âm trong những năm khó khăn. 1.2.2 Yếu tố kinh tế: Làn sóng dịch bệnh được kiểm soát cùng với việc nhanh chóng nền kinh tế Việt Nam dần mở cửa, thúc đẩy GDP cả năm 2021 tăng 2,58%. Tiêu dùng trong năm 2022 nhiều tiềm năng sẽ tăng trở lại sau thời gian dài giãn cách xã hội. Hoạt động sản xuất của các nhà máy cũng quay lại guồng hoạt động cũ và thậm chí với năng suất cao hơn nhằm lấp đầy tồn kho thiếu hụt trong thời gian giãn cách, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu tăng cao, giá trị bình quân CPI năm 2022 sẽ không ở mức thấp như năm 2021. 1.2.3 Yếu tố văn hóa xã hội: Tốc độ gia tăng dân số Việt Nam những năm gần đây đang có xu hướng chững lại, điều này có thể gây ảnh hưởng đến nguồn lao động của Việt Nam trong những năm tiếp theo. Ngoài ra khi nhắc đến văn hóa Việt Nam người ta sẽ nhớ đến tính cần kiệm, đây là một đức tính tốt đẹp của người Việt Nam nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng tiêu dùng. Hơn nữa đại dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, văn hóa và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam khi người ta bắt đầu quan tâm đến quản lý chi tiêu hơn. Dù vậy nhưng tình hình xã hội Việt Nam vẫn có những điểm sáng như trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, khả năng ngoại ngữ cũng được cải thiện một phần sẽ giúp cho kinh tế Việt Nam có thể hội nhập với thế giới.

1.3.2 Khả năng thương lượng về giá của khách hàng: Có thể nói khách hàng của ngành hàng này khá nhạy cảm về giá và cũng có ít lòng trung thành với nhãn hiệu vì những lý do sau: Đầu tiên phải kể đến là mặt hàng cà phê hòa tan là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, và được sử dụng hàng ngày nên khi có sự biến động về giá có thể làm ảnh hưởng đến hành vi mua của khách hàng. Bên cạnh đó như đã đề cập ở trên ngành hàng này có khá nhiều đối thủ cạnh tranh vì thế nếu có sự thay đổi nhỏ trong giá người tiêu dùng cũng sẽ dễ dàng tìm được thương hiệu khác thay thế mà không tốn bất kỳ chi phí chuyển đổi nhà cung cấp nào. 1.3.3 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn: Các công ty thương hiệu lớn đã thiết lập hệ thống phân phối phủ khắp cả nước, đa số các công ty lớn đã hội nhập về sau gây rất nhiều khó khăn cho các công ty muốn gia nhập ngành. Tuy nhiên các nhà phân phối cũng tạo điều kiện để hợp tác với các công ty mới xâm nhập vào thị trường nhưng các doanh nghiệp phải đưa giá cao hơn để thuyết phục những kênh phân phối này dành cho một chỗ đứng tốt. 1.3.4 Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế: Dù có tính đặc thù rất khác biệt song cà phê vẫn thuộc nhóm hàng nước giải khát – một thị trường mà có rất nhiều sản phẩm có thể thay thế. Có thể nói, sự sôi động cũng như sự đa dạng về sản phẩm trong thị trường nước giải khát Việt Nam cũng là một áp lực không nhỏ đối với các nhà sản xuất cà phê 1.3.5 Quyền thương lượng của nhà cung ứng: Về thiết bị,máy móc phục vụ sản xuất với ngành cà phê thì nhà cung ứng rất đa dạng do các doanh nghiệp có thể mua từ nước khác. Về nguyên liệu, ngành cà phê Việt Nam có lợi thế là không phải nhập khẩu hạt cà phê từ nước khác mà sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn từ các cơ sở trồng cà phê trong nước, điều này làm giảm áp lực về giá từ nhà cung ứng cũng như vấn đề về vận chuyển. Do đó các nhà cung ứng là yếu tố ảnh hưởng không lớn tới cạnh tranh trong ngành. 1.4 Chiến lược cạnh tranh của Vina Café Vinacafé lựa chọn chiến lược kinh doanh khác biệt về sản phẩm/ dịch vụ khi xây dựng một hệ thống sản phẩm vô cùng phong phú giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Xu hướng tiêu dùng thay đổi, áp lực cạnh tranh với các loại nước giải khát như nước tăng lực, trái cây,... Vinacafé có bước rẽ ngoạn mục sang lĩnh vực nước giải khát với dòng sản phẩm nước tăng lực hương vị cà phê mang thương hiệu Wake Up 247. Sau 4 năm ra mắt, mảng nước uống tăng lực đã liên tục tăng trưởng trên 50%/ năm.

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

2.1 Phân tích cấu trúc tài sản: Đồ thị 1 Cấu trúc tài sản Dựa trên số liệu ở Phụ lục 1 và đồ thị ta có thể thấy rằng: Trong ba năm vừa qua, tỷ trọng TSCĐ có khuynh hướng giảm dần từ 23, 57 % xuống còn 21.12% vào cuối năm

  1. Nguyên nhân đến từ việc thấy những năm vừa qua Vina Cafe không đầu tư nhiều vào các TSCĐ, trong khi giá trị hao mòn liên tục tăng. Không chỉ vậy con số này còn liên tục giảm qua các năm, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Vinacafe cần cân nhắc việc phân bổ tài sản tránh giữ quá nhiều tiền mặt và đầu tư thêm vào các TSCĐ mới để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh. Tuy giá trị TSCĐ chiếm tỷ trọng không quá lớn trong tổng tài sản, nhưng so với số liệu trung bình ngành 18,12% tỷ trọng này được xem là khá phù hợp. Năm 2021 Vinacafe mới bắt đầu đầu tư tài chính , dù tỷ trọng đầu tư tài chính rất nhỏ, chỉ 0,02% so với tổng giá trị tài sản của công ty nhưng có thể thấy Vinacafe đã có nỗ lực gia tăng thu nhập cho doanh nghiệp bên cạnh việc sản xuất kinh doanh chính. Điều này phù hợp với bối cảnh dịch bệnh làm sản lượng bán ra của công ty giảm trong các năm vừa qua. Việc công ty quyết định đầu tư một khoản nhỏ ra bên ngoài cũng là điều dễ hiểu. Năm 2019 - 2020, có thể thấy tỷ trọng khoản phải thu của công ty lớn: chiếm đến 55% tổng tài sản của công ty, đây là một con số đáng báo động, thể hiện việc Vina Cafe bị các tổ chức và cá nhân khác chiếm dụng vốn rất nhiều. Điều này gây ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả sử dụng vốn của của công ty. Tuy nhiên trong năm 2021, chỉ số này lại giảm mạnh chỉ còn 6,71% nhờ vào việc thu hồi hơn 1000 tỷ nợ phải thu. Có thể nói công ty đã thực hiện rất nhiều nỗ lực trong việc quản lý các khoản phải thu, đẩy mạnh thu hồi nợ, 2, 2, 1, 54.56% 55.00% 6.71% 9.40% (^) 11.10% 11.99% 23.57% (^) 21.84% 21.12% 0

1, 1, 2, 2, 2, 2, 2019 2020 2021 Tỷ VND CẤU TRÚC TÀI SẢN Tổng tài sản (tỷ VND) Tỷ trọng Nợ phải thu (%) Tỷ trọng hàng tồn kho (%) Tỷ trọng TSCĐ (%)

2.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn và cân bằng tài chính: 2.2.1 Phân tích cấu trúc nguồn vốn: Đồ thị 2 Cấu trúc nguồn vốn Dựa vào đồ thị và Phụ lục 3 cho thấy vào cuối năm 2021, toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ 35,11% bằng nguồn vốn vay nợ và 64,89% bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ suất nợ có xu hướng dao động qua 3 năm và đều trên dưới 36% thể hiện tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cao, vốn sử dụng cho kinh doanh không phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài. Tỷ số nợ trên tổng tài sản của trung bình ngành vào năm 2021 được là 32,19%. Trong khi đó, tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2021 của công ty là 35,11% - chỉ nhỉnh hơn một chút so với trung bình ngành. Tỷ suất nợ của Vina Café giữ ở mức chấp nhận được, do đó công ty đang ở tình trạng bình thường, khả năng tiếp cận các khoản vay nợ tiếp theo vẫn dễ dàng vì sở hữu một cấu trúc tài chính lành mạnh VCSH năm 2020 tăng hơn 56 tỷ so với năm 2019, tuy nhiên VCSH lại giảm vào năm 2021, cụ thể là hơn 236 tỷ so với 2020. Có thể thấy VCSH còn biến động khá nhiều do phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bị giảm vì lí đại dịch. Điều này là có thể chấp nhận được vì đây cũng là tình hình chung không chỉ của riêng Vinacafe mà còn là của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm này. Tuy vốn chủ sở hữu biến động và giảm vào năm 2021 nhưng tổng tài sản cũng giảm qua các năm do đó nhu cầu huy động một lượng vốn từ các ngân hàng và tổ chức khác không quá cần thiết. Dịch bệnh khó khăn nhưng có thể thấy giá trị VCSH vẫn chiếm phần lớn tổng nguồn vốn, điều này chứng tỏ công ty vẫn có sự độc lập tài chính. Cùng với tỷ suất nợ, tỷ suất nguồn vốn tạm thời dao động ở mức 29 – 35% thể hiện doanh nghiệp không chịu áp lực trong thanh toán nợ ngắn hạn, thể hiện sự ổn định trong tài trợ. Lý giải cho tính ổn định này là tổng tài sản trong 3 năm của Vina Café giảm nên nhu cầu tài trợ từ bên ngoài ít đi. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên có xu hướng duy trì ở mức cao hơn 65%. Cụ thể năm 2019 tỷ suất này nhận giá trị 65,03%, năm 2020 70,54% 35.20% 29.71% 35.11% 64.80% 70.29% 64.89% 2 0 1 9 2 0 2 0 2 0 2 1 NĂM C Ấ U T R Ú C N G U Ồ N V Ố N Tỷ suất nợ Tỷ suất tự tài trợ

và năm 2021 là 65,25%. Tỷ suất này khá cao, điều này cho thấy có sự ổn định tương đối trong thời gian nhất định đối với nguồn vốn sử dụng và Vina Café chưa chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn. Để đánh giá chính xác hơn, ta có thể thấy rằng 99% nguồn vốn thường xuyên được tài trợ bằng VCSH. Chứng tỏ tính tự chủ của công ty cao, gần như toàn bộ nguồn vốn thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. 2.2.2 Phân tích cân bằng tài chính dài hạn Đồ thị 3 Chỉ tiêu cân bằng tài chính dài hạn Dựa trên số liệu từ Phụ lục 4 và đồ thị ta thấy được rằng: Vina Café đạt cân bằng tài chính dài hạn qua các năm, dù vốn VLĐR từ năm 2019 đến 2021 biến động. Dễ dàng thấy từ năm 2019 đến năm 2020 tăng hơn 118,39 tỷ nhưng đến năm 2021 lại giảm hơn 170,36 tỷ. Nguyên nhân của sự dao động này là do qua các năm Vina Café không những không đầu tư quá nhiều cho nhà xưởng, thiết bị mà giá trị hao mòn liên tục tăng, dẫn đến nhu cầu cần tài trợ thêm không quá nhiều. Song song với đó từ năm 2019 đến 2021, nợ dài hạn có xu hướng tăng, tuy nhiên nó chỉ tăng đột biến trong năm 2021 do khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả có giá trị hơn 2,1 tỷ đồng. VCSH cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự biến động này: năm 2020 VCSH của Vinacafe tăng 3,9% so với năm 2019, tuy nhiên đến năm 2021 giá trị VCSH lại giảm mạnh hơn 15,75%. Giá trị VCSH giảm phần lớn đến từ việc lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm do ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid 19. Tóm lại, vốn lưu động ròng có sự sụt giảm nhẹ trong năm 2021 cũng vì nhu cầu tài trợ cho TSDH giảm, NVTX cũng giảm tương ứng. Tuy NVTX của công ty qua 3 năm vẫn chưa ổn định nhưng cả 3 năm tỷ suất giữa NVTX và TSCĐ vẫn giữ trên mức 2,5, vì vậy ta có thể nhận xét rằng NVTX không những tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần khá lớn cho TSNH. Cân bằng tài chính dài **872.873 991.265 820.

2.**

2019 2020 2021 Lần Tỷ VNĐ CHỈ TIÊU CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DÀI HẠN VLĐ ròng (tỷ VND) Tỷ suất giữa NVTX và TSCĐ

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Đồ thị 5 Hiệu quả sử dụng tài sản 3.1.1 Hiệu quả sử dụng TSCĐ: Dựa vào tính toán ở Phụ lục 6 có thể nhận thấy được rằng: Hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm dần từ năm 2019 đến năm 2021. Nếu như năm 2019, một đồng đầu tư TSCĐ tạo ra 2,85 đồng doanh thu thuần thì đến năm 2021 chỉ tạo ra 2,01 đồng doanh thu thuần. Nếu so với hiệu quả sử dụng TSCĐ trung bình ngành năm 2021 thì hiệu quả sử dụng TSCĐ của Vina Cafe thấp hơn nhiều. Xem xét kỹ hơn số liệu ta nhận thấy trong 3 năm qua công ty đã tăng thêm đầu tư mới về thiết bị và nhà xưởng dù con số này không quá cao nhưng vẫn góp phần làm tăng năng lực sản xuất. Dù vậy, nhu cầu đầu ra của thị trường có xu hướng giảm mạnh dẫn đến sản phẩm của VCF khó tiêu thụ gây ra sự ứ đọng tài sản của doanh nghiệp. Doanh thu sụt giảm nhanh hơn nhiều so với số tiền đầu tư thêm vào TSCĐ, do đó hiệu quả sử dụng TSCĐ thấp. Để có thể cải thiện hiệu quả sử dụng TSCĐ, Vina Café cần thực hiện nhiều biện pháp để gia tăng doanh thu, phục hồi khả năng tiêu thụ sản phẩm như trước khi có dịch bệnh xảy ra. 3.1.2 Hiệu quả sử dụng TSNH: Tiếp tục lấy dữ liệu tính toán ở Phụ lục 6 , TSNH năm 2021 lưu chuyển chậm hơn so với năm 2020, 2019 làm số ngày một vòng quay TSNH tăng từ 186,94 ngày lên 252,78 ngày vào năm 2021. Số ngày cần thiết để TSNH quay được một vòng càng ngày càng lớn. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH đang ngày càng giảm dần. Nguyên nhân chính của việc hiệu quả giảm cũng là do tác động của doanh thu. Vina Café đang lãng phí vốn và khả năng tạo ra tiền, lợi nhuận cho doanh nghiệp sụt giảm tương đối. Với tình 1. 1.36 (^) **1.

1.93 2.

1.** 0

1

2

3 2019 2020 2021 Lần Hiệu quả sử dụng tài sản Hiệu quả sử dụng tài sản Hiệu quả sử dụng TSCĐ Hiệu quả sử dụng TSNH

hình như vậy, việc các nhà quản lý tập trung cải thiện sản lượng bán ra để doanh thu phục hồi như trước kia là vấn đề nan giải và cấp bách. 3.1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSNH: Số vòng quay TSNH năm 2021 so với năm 2020: 𝐷𝐻𝑇𝑆𝑁𝐻 = 𝐻𝑇𝑆𝑁𝐻 2021 − 𝐻𝑇𝑆𝑁𝐻 2020 = 1 , 42 − 1 , 77 = − 0 , 35 Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần:

        1. 078 , 00
        1. 770 −
        1. 781 , 00
        1. 770 = − 0 , 42 Ảnh hưởng của nhân tố TSNH bình quân:
        1. 078 , 00
        1. 205 , 00 −
        1. 078 , 00
        1. 770 = 0 , 07 Tổng hợp lại: − 0 , 42 + 0 , 07 = − 0 , 35 Số TSNH lãng phí:
        1. 078 𝑥( 252 , 78 − 202 , 82 ) 360 = + 308 𝑡ỷ đồ𝑛𝑔 Kết quả phân tích trên cho thấy, trong điều kiện TSNH không đổi như năm 2019, việc doanh thu giảm sút đã làm TSNH quay chậm hơn 0,42 vòng dẫn đến lãng phí một số vốn TSNH hơn 308 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong điều kiện doanh thu không thay đổi như năm 2021, việc quản lý hiệu quả TSNH làm TSNH quay nhanh hơn 0,07 vòng. Như vậy, TSNH năm 2021 lưu chuyển chậm hơn so với năm 2020 chủ yếu là do doanh thu giảm sút. Điều này có thể hoàn toàn lý giải bởi tình hình dịch bệnh hết sức phức tạp, tương tự khá nhiều nông sản, giá hạt cà phê cũng tăng mạnh. Điều này khiến hoạt động Kinh doanh của VinaCafe cũng không nằm ngoài ảnh hưởng. 3.1.4 Hiệu quả sử dụng tài sản Dựa vào tính toán ở Phụ lục 6, do hiệu suất sử dụng tài sản cố định và vốn lưu động giảm dần qua 3 năm nên hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của công ty VinaCafe cũng kém hơn. Nếu như năm 2019, một đồng đầu tư vào tài sản tạo ra 1,4 đồng doanh thu thì đến năm 2021 chỉ tạo ra 1,12 đồng doanh thu. Tương tự với lý do sụt giảm của hiệu quả sử dụng TSCĐ và TSNH, việc doanh thu sụt giảm cũng làm giảm hiệu quả sử dụng tổng tài sản. Với năng lực mở rộng đầu tư mới còn ít, công ty cần có những giải pháp nhằm tận dụng năng lực TSCĐ, tìm kiếm và mở rộng thị trường góp phần đẩy mạnh doanh thu, đồng thời có chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản toàn doanh nghiệp.