







Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Typology: Exams
1 / 13
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
Họ và tên sinh viên: Phan Đoàn Tiến Bình Lớp: Triết Khóa học: năm 202 0
Đại dịch Covid-19, là một cuộc khủng hoảng sức khỏe mà hệ lụy của nó là nỗi đau khổ to lớn và thiệt hại đó là, mạng sống con người. Đại dịch Covid-19, cũng là thách thức kinh tế nghiêm trọng nhất, nền kinh tế thế giới giảm 3,5% trong năm 2020 đối với các nước phát triển là những nước phụ thuộc nhiều vào dịch vụ nên bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Đến nay, trên thế giới đã có hơn 257 triệu người nhiễm COVID-19, khoảng 5,15 người tử vong; trong đó, tại Việt Nam số ca nhiễm COVID-19 đã vượt mốc 01 triệu người và có hơn 23 nghìn đồng bào, chiến sỹ đã tử vong vì COVID-19.
1. Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam Chín tháng năm 2021, dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, đợt dịch kéo dài từ tháng 7 đến nay tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) cả nước, theo đó, GDP quý III/2021 có mức giảm sâu nhất kể từ khi tính và công bố GDP theo quý tại Việt Nam.
GDP quý III/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngoại trừ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn rất thấp trong 10 năm qua (chỉ cao hơn mức tăng trưởng 0,97% của 9 tháng năm 2016); Khu vực công nghiệp và xây dựng, Khu vực dịch vụ đều giảm lần lượt là 5,02% và 9,28%. Mặc dù GDP quý III/ giảm sâu nhưng tính chung 9 tháng, tăng trưởng GDP vẫn đạt 1,42% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngoài khu vực dịch vụ giảm 0,69% thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực dịch vụ vẫn đạt tăng trưởng dương lần lượt là 2,74% và 3,57% nhưng đều thấp hơn so với kỳ vọng.
5,3% với sản lượng chủ yếu phục vụ công tác phòng chống dịch và hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước, học tập của học sinh, sinh viên v.v… Hoạt động kinh tế quý III/2021 suy giảm mạnh chủ yếu do các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt được áp dụng trên phạm vi rộng, thời gian kéo dài theo Chỉ thị 16 để kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Hà Nội; tổng GRDP của 20 tỉnh, thành phố này chiếm gần 57% GDP (Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 17%; Hà Nội chiếm 12,6%; Bình Dương 4,8%; Đồng Nai chiếm 4,5%; Bà Rịa-Vũng Tàu chiếm 3,8%). Trong đó khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm gần 53% khu vực công nghiệp và xây dựng của cả nước; khu vực dịch vụ chiếm hơn 63%. Do chiếm tỷ trọng lớn nên mỗi biến động trong tăng trưởng GRDP của các tỉnh, thành phố trọng điểm này đều có ảnh hưởng không nhỏ tới GDP của toàn nền kinh tế. Khi đại dịch bùng phát, giãn cách xã hội kéo dài dẫn đến đứt gãy lưu thông, sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Nhiều doanh nghiệp đã buộc phải lựa chọn phương án sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến” nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nếu không sẽ phải tạm ngừng hoạt động làm ảnh hưởng đến các đơn hàng đã ký kết trước đó. Tuy nhiên, để hoạt động như vậy các doanh nghiệp cũng phải chịu chi phí vận hành rất lớn, lực lượng lao động thiếu hụt do nghỉ việc, cung ứng nguyên vật liệu bị gián đoạn nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã không thể hoàn thành đơn hàng đúng hạn, phải giãn hoặc hủy bỏ hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, giải thể do kiệt quệ, không đủ lực để chống chịu dịch bệnh kéo dài. Một số doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh hoặc kinh doanh cầm chừng, trì hoãn việc sản xuất do không hiệu quả, thua lỗ trong điều kiện rất khó khăn.
Trong khâu lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố bị hạn chế tối đa, thậm trí mọi loại hình vận tải phải ngưng hoạt động tại các tỉnh giãn cách xã hội. Hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng gặp nhiều khó khăn do không thể lưu thông được hàng hóa nông sản. Thêm vào
đó, nhiều doanh nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ngừng thu mua nông sản, doanh nghiệp
đóng hàng xuất khẩu không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng khiến nhiều nông sản (lúa, hoa quả các loại) không thể xuất khẩu. Không thể tiêu thụ sản phẩm do ách tắc khâu lưu thông, chi phí vận tải, bảo quản tăng cao nên giá thu mua hàng nông sản giảm mạnh nhưng giá bán tới tay người tiêu dùng ở mức cao do chi phí lưu thông tăng cao. Tùy vào tình hình dịch bệnh, các địa phương đã thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt theo Chỉ thị 16+, Chỉ thị 16 hoặc Chỉ thị 15 dẫn đến các hoạt động thương mại, lưu trú ăn uống rơi vào tình trạng bế tắc. Hầu hết các cơ sở kinh tế trong lĩnh vực này phải đóng cửa; chỉ một số cơ sở lưu trú được phép cung cấp dịch vụ cho người bị cách ly có thể hoạt động cầm chừng để duy trì không rơi vào tình trạng phá sản.
Theo của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam^1 GDP Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 4,8% cho cả năm 2021, mặc dù nền kinh tế đã ghi nhận kết quả vững chắc trong nửa đầu năm.
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021, trong đó, nếu nhìn theo hướng lạc quan, mức tăng trưởng chung cả năm dự kiến sẽ ở mức 2- 2,2%.Theo kịch bản xấu, bệnh dịch có nguy cơ tái bùng phát tại Việt Nam. Tình trạng “đóng-mở” lặp lại ở một số nơi xuất hiện các ca nhiễm gây thiệt hại cho sản xuất. Một số đơn hàng tiếp tục rời khỏi Việt Nam do không đảm bảo được tiến độ sản xuất. Tình trạng thiếu hụt lao động có thể xảy ra do người lao động còn bất an. Chi phí tăng cao khiến nhiều ngành thu hẹp, đặc biệt là trong nông nghiệp. Theo đó, mức độ tác động của COVID-19 lên các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ nghiêm trọng hơn so với hiện tại. Tăng trưởng kinh tế cả năm 2021 được dự báo ở mức 1-1.5%.
2. Tác động dịch Covid-19 đến quy luật cung - cầu
Bên cạnh đó, việc không đi làm do công ty bị đóng cửa hay bị yêu cầu cách ly do nghi nhiễm bệnh đã làm nhiều người không có thu nhập và do đó cũng làm giảm chi tiêu.
II. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Kết quả thực hiện chính sách tài khóa trong bối cảnh đại dịch Trước những diễn biến phức tạp và bất lợi của đại dịch COVID-19, việc triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp tài khóa, đảm bảo các cân đối lớn về tài chính - ngân sách nhà nước của Nhà nước sẽ ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó chính sách tài khóa là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành một loạt chính sách tài khóa linh hoạt để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người dân cũng như phòng, chống dịch bệnh với tổng mức khoảng 200.000 tỷ đồng. nhiệm vụ thu - chi ngân sách nhà nước năm 2021 có thể nói là hoàn thành, thu ngân sách nhà nước vượt dự toán đề ra, chi ngân sách đảm bảo bám sát dự toán và bội chi ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định, ở mức 4% GDP theo nghị quyết của Quốc hội. Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành một loạt chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, cũng như phòng chống dịch bệnh với tổng mức khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Riêng Nghị định số 52/2021/NĐ-CP đã giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp khoảng 115 nghìn tỷ đồng; Nghị định 92/2021/NĐ-CP
giảm khoảng 21,3 nghìn tỷ đồng. Quỹ vaccine phòng COVID-19 đã huy động được gần 9 nghìn tỷ đồng. Cụ thể Kết quả thực hiện chính sách tài khóa trong bối cảnh đại dịch.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã bám sát chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đánh giá tình hình thực tiễn và nghiên cứu kinh nghiệm tại nhiều quốc gia trên thế giới, chủ động rà soát hệ thống pháp luật và đề xuất triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về tài chính.
NSNN để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp do đại dịch. Cụ thể như sau:
- Thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và gia hạn thời hạn thu, nộp đối với một số khoản thu, sắc thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân
Ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện vào năm 2020, Bộ Tài chính đã chủ động trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn và khôi phục sản xuất kinh doanh (SXKD), tái khởi động nền kinh tế như: Gia hạn thời hạn nộp các khoản thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN thuế TTĐB) và tiền thuê đất; miễn, giảm các khoản thuế (như thuế TNDN, thuế TNCN, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường), phí, lệ phí và tiền thuê đất. Tổng giá trị hỗ trợ khoảng 129 nghìn tỷ đồng; trong đó, số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 97,5 nghìn tỷ đồng; số được miễn, giảm khoảng 31,5 nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt, sang năm 2021, doanh nghiệp, người dân vẫn gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh chưa được kiểm soát, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền ban hành và tiếp tục thực hiện một số giải pháp như: Gia hạn thời hạn nộp thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN) và tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID 19; tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay để
- Quản lý chi NSNN tiết kiệm, chặt chẽ; tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch; áp dụng cơ chế đặc biệt, đặc thù trong mua sắm lĩnh vực y tế
Chính sách chi NSNN được quản lý và điều hành theo hướng tiết kiệm, chặt chẽ, ưu tiên phân bổ và đảm bảo nguồn lực NSNN cho phòng, chống dịch; thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu của đất nước; đảm bảo an sinh xã hội; ưu tiên thúc đẩy giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công nhằm góp phần phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Nguồn dự phòng NSNN, Quỹ dự trữ tài chính và Quỹ dự trữ ngoại hối cũng được huy động để đảm bảo nguồn lực cho phòng, chống dịch bệnh.
Đồng thời, để kiểm soát bội chi, hàng loạt các giải pháp cắt, giảm, tiết kiệm chi đã được thực hiện như: Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã rà soát cắt giảm kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước; tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; đồng thời, tạm hoãn việc điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.
- Đảm bảo các cân đối lớn về tài chính ngân sách
Nhờ chủ động trong điều hành, chi NSNN năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 đã đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn. NSNN đã chi trên 18 nghìn tỷ đồng trong năm 2020 và 29,1 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2021 cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân theo các nghị quyết của Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã quyết định xuất cấp trên 152 nghìn tấn gạo và cả vật tư, trang thiết bị dự trữ quốc gia cho công tác phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu trợ cho nhân dân trong dịp Tết, giáp hạt đầu năm.
Tiến độ giải ngân vốn ĐTPT cũng đạt nhiều tiến bộ, nhiều khó khăn, vướng mắc trong khâu giải ngân đã được tháo gỡ; tỷ trọng chi ĐTPT trong tổng chi NSNN năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 đều tăng so với các năm trước đó. Cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết của NSTW năm 2021 được 14,62 nghìn tỷ đồng, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho bổ sung dự phòng NSTW năm 2021 tập trung chi cho phòng, chống dịch COVID-19; NSĐP được khoảng 6 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, chi NSNN đạt 61,1% dự toán.
Cân đối ngân sách những tháng đầu năm 2021 đã cơ bản được đảm bảo. Từ nay đến cuối năm, ngành Tài chính cố gắng hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ thu NSNN và các nhiệm vụ chi được thực hiện triệt để tiết kiệm, đảm bảo cân đối NSNN và tỷ lệ bội chi NSNN trong phạm vi dự toán được Quốc hội giao.
- Hình thành Quỹ Vắc xin phòng COVID- 19
Do đó, việc ứng phó, ngăn chặn, kiểm soát thành công đại dịch cùng với việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng, quyết định tới mục tiêu ổn định, duy trì đà phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo các thông tin tìm hiểu được, em đề xuất Chính phủ cần ban hành và thực thi chính sách:
(1) Tiếp tục đã giãn, hoãn thuế cho các doanh nghiệp, hỗ trợ lãi suất mỗi năm khoảng 20.000 tỷ; triển khai các gói kích cầu để đảm bảo thúc đẩy kinh tế phát triển và sau đấy quay trở lại thu ngân sách và giảm tăng bội chi trong năm này, sang năm giảm bội chi trong các năm sau. (2) Tiếp tục hỗ trợ gia đình của hơn 23.000 người đã mất vì COVID- để họ có điều kiện sống và làm việc; hỗ trợ để thu hút trở lại 300.000 lao động đã trở về quê hoặc bổ sung đáp ứng nhu cầu lao động. Bên cạnh 02 chính sách chính trên, Chính phủ cần triển khai thêm các giải pháp đồng bộ khác như: Mở cửa phải nhất quán, khoa học, không dựa vào cảm tính; Tăng cường nguồn lực cho trạm y tế xã, phường; Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi,…