Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Phân tích quan điểm và những giải pháp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt N, Exams of Political Economy

Phân tích quan điểm và những giải pháp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Khái quát về cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Typology: Exams

2021/2022
On special offer
30 Points
Discount

Limited-time offer


Uploaded on 04/30/2022

pham-tien-thanh-cong
pham-tien-thanh-cong 🇻🇳

4.9

(47)

26 documents

1 / 16

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN
---o0o---
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Đề tài số 26: “Phân tích quan điểm và những giải pháp để thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối
cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Giảng viên: ThS. Đồng Thị Tuyền
Nhóm 11
1. Nguyễn Thế Hà Tây (nhóm
trưởng)
2. Nguyễn Danh Thái
3. Dương Tuấn Thành
4. Dư Diệu Thảo
5. Nguyễn Đình Thắng
6. Lệnh Hoài Thu
7. Nguyễn Văn Thuyên
8. Vương Thị Thu Thúy
9. Phương Thùy
10. Phí Anh Thư
Năm học 2021-2022
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
Discount

On special offer

Partial preview of the text

Download Phân tích quan điểm và những giải pháp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt N and more Exams Political Economy in PDF only on Docsity!

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

---o0o---

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Đề tài số 26: “ Phân tích quan điểm và những giải pháp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Giảng viên: ThS. Đồng Thị Tuyền

Nhóm 11

1. Nguyễn Thế Hà Tây (nhóm trưởng) 2. Nguyễn Danh Thái 3. Dương Tuấn Thành 4. Dư Diệu Thảo 5. Nguyễn Đình Thắng 6. Lệnh Hoài Thu 7. Nguyễn Văn Thuyên 8. Vương Thị Thu Thúy 9. Vũ Phương Thùy 10. Phí Anh Thư Năm học 2021- 2022

MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU.....................................................................................................................
  • NỘI DUNG
  • hiện đại hóa ở Việt Nam Phần 1: Khái quát về cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghiệp hóa,
  • 1.1. Cách mạng công nghiệp ở Việt Nam.
  • 1.2. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
  • 1.3. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.................................................................
  • đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư Phần 2. Quan điểm và những giải pháp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện
  • 2.1. Quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.
  • 2.2. Giải pháp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
  • 2.3. Kết quả thực tiễn
  • KẾT LUẬN
  • THAM KHẢO

NỘI DUNG Phần 1: Khái quát về cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. 1.1. Cách mạng công nghiệp ở Việt Nam. Khái niệm: Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội. Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển: một là thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất; hai là thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất; ba là thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển. 1.2. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại; dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động cao. Một là , công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất, của sự phát triển xã hội mà mọi quốc gia đều phải trải qua khi muốn phát triển. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa được thực hiện sẽ tạo cơ sở vật chất để tăng cường tiềm lực củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập chủ

quyền quốc gia và tạo môi trường kinh tế – xã hội ổn định cho sự phát triển kinh tế. Hai là , công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một phương thức sản xuất là hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội, phù hợp với một trình độ kỹ thuật mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để tiến hành quá trình lao động sản xuất. Tóm lại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhân tố quyết định thắng lợi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì thế, Đảng ta xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 1.3. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư(cách mạng công nghiệp 4.0). Các mạng công nghiệp lần thứ tư được đề cập tại triển lãm công nghệ Hannover năm 2011 và được Chính phủ Đức đưa vào “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012. Gần đây tại Việt Nam cũng như trên nhiều diễn đàn kinh tế thế giới, việc sử dụng thuật ngữ cách mạng công nghiệp lần thứ tư với hàm ý có 1 sự thay đổi về chất trong lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số gắn với sự phát triển và phổ biến của Internet kết nối vạn vật với nhau (Internet of Things - IoT). Biểu hiện đặc trưng của các mạng công nghiệp lần thứ tư là sự liên kết giữa thế giới thực và ảo, để thực hiện công việc thông minh và hiệu quả nhất.

Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu và triển khai. Cải thiện khung pháp lý cho đổi mới sáng tạo. Tăng nguồn vốn con người cho đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp. Thúc đẩy liên kết đổi mới sáng tạo. Phát huy vai trò của các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu có lượng cao ở trong nước, đồng thời kết nối với mạng lưới tri thức toàn cầu.

- Thứ hai , nắm bắt và đây mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Huy động ở mức cao nhất các nguồn lực của Nhà nước, của toàn dân và nguồn lực quốc tế phục vụ cho nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cách mạng công nghiệp 4.0 vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tối ưu hoá mô hình kinh doanh, với việc xây dựng dây chuyền sản xuất hướng tới tự động hóa ngày càng cao, tin học hóa quản lý, triển khai những kỹ năng mới cho tổ chức và cá nhân, xây dựng chuỗi cung ứng thông minh, đảm bảo an ninh mạng. - Thứ ba , chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Trong đó cần thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông, chuẩn bị nền tảng kinh tế số.

Cần huy động các nguồn lực khác nhau bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp, người dân và nước ngoài để phát triển nhanh chóng hạ tầng công nghệ thông tỉn và truyền thông. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Đẩy mạnh đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tín. Coi phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin là khâu đột phá trong cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam. Tập trung phát triển tạo sự bứt phá về hạ tầng, ứng dụng và nhân lực công nghệ thông tin, truyền thông. Phát triển hạ tầng. kết nối số và đảm bảo an toàn, an ninh mạng, tạo điều kiện bình đẳng cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận thông tin và nội dung số. Việt Nam cần triển khai các giải pháp để phát triển ngành công nghệ thông tỉn thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 như: cảm biến - bộ cảm biến, hệ thống điều khiển các ứng dụng kinh doanh và chăm sóc khách hàng, thu thập thông tin, dữ liệu để hình thành hệ thống dữ liệu lớn làm cơ sở cho việc phân tích và xử lý dữ liệu để đưa ra những quyết định đúng đắn, có hiệu quả nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế và quản trị xã hội. Chuyển đổi số nền kinh tế trên cơ sở nền tảng số hóa đối với phát triển các lĩnh vực quan trọng như:

  • Phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp hoá chất, điện tử, công nghiệp vật liệu, công nghiệp hàng tiêu dùng. Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông, lâm, ngư nghiệp nhằm nâng cao giá trị hàng xuất khẩu.
  • Phát triển có chọn lọc một số ngành. lĩnh vực công nghiệp hiện đại và có khả năng tạo tác động lan tỏa trong nền kinh tế. Tiếp tục xây dựng và phát triển các ngành

cơ bản như: Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ lĩnh vực giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng chất lượng, hiệu quả và coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, mà trực tiếp nhất là đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, coi giáo dục là nền tảng và là phương thức tạo ra nguồn lực phát triển. Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo phải thay đổi cơ bản phương thức hoạt động, nâng cao cơ sở, trang thiết bị nghiên cứu, gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo với doanh nghiệp theo cơ chế hợp tác cùng có lợi, đưa nhanh các tiến bộ khoa học vào sản xuất và kinh doanh. Coi trọng chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với người tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia, là điều kiện tiên quyết để phát triển đất nước trong thời đại khoa học công nghệ mới. 2.3. Kết quả thực tiễn Bước vào thời kỳ CNH, HĐH nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi.Trên thế giới cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển vào trình độ cao thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Đây là một thời cơ thuận lợi cho phép chúng ta có thể khai thác được những yếu tố nguồn lực bên ngoài (vốn, công nghệ thị trường...) và những nguồn lực bên trong của đất nước có hiệu quả, thực hiện CNH, HĐH rút ngắn, kết hợp các bước đi tuần tự với nhảy vọt, vừa tăng tốc, vừa chạy trước, đón đầu. Nhà nước tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa có lợi thể của con người đi sau, chúng ta có thể tiến hành được những thất bại mà những nước đi trước gặp phải. Lợi dụng cơ hội là đi thẳng vào công nghệ tiên tiến thích hợp với Việt Nam, đạt được sự phát triển nhanh bền vững.

Đất nước sau 10 năm đổi mới đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội nhiều tiền để cần thiết cho CNH-HĐH.Nuớc ta có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển và giao lưu kinh tế. Nằm trên bán đảo Đông Dương gần trung tâm Đông Nam Á, Việt Nam là cửa ngõ giao thương của các tuyến vận tải quốc tế, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động và được coi là khu vực phát triển năng động nhất hiện nay. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN ngày 28/7/1995 và Mỹ bỏ lệnh cấm vận 3/2/1994 đã mở ra một hướng phát triển mới của nền kinh tế nước ta.Chúng ta có điều kiện thuận lợi để hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới Từ năm 2000 đến nay, sau hơn 20 năm đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn, trong đó có những thành tựu nổi bật của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một là, cơ sở vật chất - kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao. Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hận, cơ sở vật chất yếu kém đi lên, đến nay cả nước đã có hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, nhiều khu hoạt động có hiệu quả, tỉ lệ ngành công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hóa sản phẩm ngày càng tăng. Ngành công nghiệp sản xuất tư liệu như luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng. hóa chất cơ bản, khai thác và hóa dầu đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. Ngành xây dựng tăng trưởng nhanh, bình quản thời kỳ 20 01 - 2005 đạt 16,7% /năm, năng hrc xây dựng tăng nhanh vả có bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại. Việc xây dựng đô thị, nhà ở đạt nhiều hiệu quả. Hàng năm đưa thêm vào sử dụng hàng triệu m2 nhà ở (bình quản thời kỳ 2001-2005, tăng mỗi năm 20 triệu m2). Công nghiệp nông thôn và miền núi có bước tăng trưởng cao hơn tốc độ trung bình của cả nước, Nhiễm công trình quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng được

nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 mà Đại hội X của Đảng nêu ra trở thành hiện thực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế,bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian qua ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, nổi bật là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực thời kỳ đầu công nghiệp hóa. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, vào các ngành công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử dụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động. Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực. Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao, tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của Nhà nước còn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng. Nhiều nguồn lực trong dân chưa được phát huy. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Trong công nghiệp các sản phẩm có hàm lượng trí thức cao còn ít. Trong nông nghiệp sản xuất chưa gắn kết chặt chế với thị trường. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn thiếu cụ thể. Chất lượng nguồn nhân lực của đất nước còn tháp. Tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp, lao động thiếu việc làm và không việc làm còn nhiều. Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh để đi nhanh vào cơ cấu kinh tế hiện đại. Kinh tế vùng chưa có sự liên kết chặt chẽ, hiệu quả thấp và chưa được quan tâm đúng mứcCơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và khả năng phát triển của các thành phần kinh tế. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. Công tác quy hoạch chất lượng thấp, quản lý kém,chưa phù hợp với cơ chế thị trường. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã tế yêu cầu phát triển. Nhìn chung, mặc dù đã cố gắng đầu tư, nhưng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, làm hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội

Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan như: Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh để huy động và sử dụng được tốt nhất các nguồn lực, cả nội lực và ngoại lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả, công tác tổ chức, cán bộ chậm đổi mới, chưa đáp ứng được yêu cầu. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện yêu kém. Ngoài các nguyên nhân chung nói trên, còn có các nguyên nhân cụ thể, trực tiếp như: Công tác quy hoạch chất lượng kém, nhiều bất hợp lý dẫn đến quy hoạch “treo" khá phổ biến gây lãng phí nghiêm trọng; cơ cấu đầu tư bất hợp lý làm cho đầu tư kém hiệu quả, công tác quản lý yêu kém gây lãng phí, thất thoát, tệ tham nhũng nghiêm trọng.

THAM KHẢO [1] “ Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin ”,trang 183-263. [2] Đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta thời kì đổi mới ”, kho tri thức số