Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

phân tích nội dung đại hội iii năm 1960 của Đảng, Exams of History of War

Câu hỏi về đại hội 3 năm 1960, đảng đã đề ra những nhiệm vụ gì. Tính mới mẻ, sáng tạo, độc lập

Typology: Exams

2020/2021

Uploaded on 10/20/2021

famanh
famanh 🇻🇳

1

(1)

1 document

1 / 4

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Đề bài: Phân tích nội dung đường lối cách mạng Việt Nam được đề ra trong Đại hội III
(1960) của Đảng. Anh (Chị) hãy chỉ ra tính độc lập, tự chủ và sáng tạo trong hoạch định
đường lối cách mạng Việt Nam của Đảng tại Đại hội III?
Bài làm
* Phân tích nội dung đường lối cách mạng Việt Nam được đề ra trong Đại hội III (1960)
của Đảng
Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà
Nội. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đất nước vừa đương đầu với cuộc chiến tranh xâm
lược quy mô lớn nhất và tàn bạo nhất của đế quốc Mỹ ở miền Nam, vừa xây dựng và bảo
vệ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Trong diễn văn khai mạc, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại hội
lần này Đại hội xây dựng chủ nghĩa hội miền Bắc đấu tranh hòa bình thống
nhất nước nhà”. Đại hội đã thảo luận, phân tích kỹ những đặc điểm của cách mạng Việt
Nam và đánh giá cách mạng hai miền Nam - Bắc nước ta đang có những bước tiến quan
trọng. Từ nhận định đó, Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước
nhiệm vụ của từng miền; chỉ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền và mối quan hệ
giữa cách mạng hai miền
Về đường lối chung của cách mạng Việt Nam, trên cơ sở phân tích tình hình
đặc điểm nước ta tạm thời bị chia làm hai miền, Đại hội xác định nhiệm vụ của cách
mạng Việt Nam trong giai đoạn mới phải thực hiện đồng thời hai chiến lược cách
mạng khác nhau ở hai miền: Một là, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất
nước nhà, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước. Từ khi hòa bình lập lại, miền
Bắc được hoàn toàn giải phóng, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới
nhưng phải đối mặt với những khó khăn vô cùng khốc liệt (nạn đói, nạn giốt và nạn ngoại
xâm hoành hành…). Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, miền Bắc từng bước khắc
phục những khó khăn, tiến những bước vững chắc lên con đường chủ nghĩa xã hội, tǎng
cường lực lượng về mọi mặt, trở thành thành trì, hậu phương của cách mạng cả nước.
Trong khi đó, miền Nam đế quốc Mỹ bọn Ngô Đình Diệm dựng lên một chính
quyền độc tài và hiếu chiến, với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và cǎn
cứ quân sự của đế quốc Mỹ
Về mục tiêu chiến lược chung, Đại hội cho rằng, cách mạng ở miền Bắc và cách
mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, có mục tiêu cụ thể riêng, song trước
mắt đều hướng vào mục tiêu chung giải phóng miền Nam, hòa bình, thống nhất đất
nước, đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc
Mỹ và tay sai của chúng. Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có
tác dụng thúc đẩy lẫn nhau.
Về vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng chiến lược cách mạng ở mỗi miền,
để giải quyết mâu thuẫn chung, mỗi miền Nam, Bắc, có nhiệm vụ chiến lược riêng và giữ
những vị trí khác nhau. Đại hội nêu rõ: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm
vụ xây dựng tiềm lực bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền
pf3
pf4

Partial preview of the text

Download phân tích nội dung đại hội iii năm 1960 của Đảng and more Exams History of War in PDF only on Docsity!

Đề bài : Phân tích nội dung đường lối cách mạng Việt Nam được đề ra trong Đại hội III (1960) của Đảng. Anh (Chị) hãy chỉ ra tính độc lập, tự chủ và sáng tạo trong hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam của Đảng tại Đại hội III? Bài làm

  • Phân tích nội dung đường lối cách mạng Việt Nam được đề ra trong Đại hội III (1960) của Đảng Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội diễn ra trong bối cảnh đất nước vừa đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất và tàn bạo nhất của đế quốc Mỹ ở miền Nam, vừa xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Trong diễn văn khai mạc, Hồ Chí Minh nêu rõ: “ Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà ”. Đại hội đã thảo luận, phân tích kỹ những đặc điểm của cách mạng Việt Nam và đánh giá cách mạng hai miền Nam - Bắc nước ta đang có những bước tiến quan trọng. Từ nhận định đó, Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền Về đường lối chung của cách mạng Việt Nam , trên cơ sở phân tích tình hình và đặc điểm nước ta tạm thời bị chia làm hai miền, Đại hội xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là phải thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: Một là, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Từ khi hòa bình lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới nhưng phải đối mặt với những khó khăn vô cùng khốc liệt (nạn đói, nạn giốt và nạn ngoại xâm hoành hành…). Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng, miền Bắc từng bước khắc phục những khó khăn, tiến những bước vững chắc lên con đường chủ nghĩa xã hội, tǎng cường lực lượng về mọi mặt, trở thành thành trì, hậu phương của cách mạng cả nước. Trong khi đó, ở miền Nam đế quốc Mỹ và bọn Ngô Đình Diệm dựng lên một chính quyền độc tài và hiếu chiến, với âm mưu biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và cǎn cứ quân sự của đế quốc Mỹ Về mục tiêu chiến lược chung, Đại hội cho rằng, cách mạng ở miền Bắc và cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, có mục tiêu cụ thể riêng, song trước mắt đều hướng vào mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, hòa bình, thống nhất đất nước, đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và tay sai của chúng. Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Về vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng chiến lược cách mạng ở mỗi miền , để giải quyết mâu thuẫn chung, mỗi miền Nam, Bắc, có nhiệm vụ chiến lược riêng và giữ những vị trí khác nhau. Đại hội nêu rõ: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền

Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Còn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Như vậy, từ đầu, vai trò và vị trí của miền Bắc đã được Ðảng ta xác định rõ và phân tích một cách sâu sắc về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa. Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ cá thể, cơ sở kinh tế tư bản chủ nghĩa hết sức kém cỏi cho nên "công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc phải là một quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt”. Tuy có điểm xuất phát rất thấp nhưng miền Bắc có thuận lợi cơ bản là chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới và ngày càng lớn mạnh. Tình hình đó đảm bảo cho miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đại hội xác định đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ tất yếu sau khi đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và làm cho miền Bắc được ngày càng vững mạnh về mọi mặt thì càng có lợi cho cách mạng giải phóng miền Nam. Miền Bắc sau khi hoàn toàn giải phóng đă trở thành căn cứ địa cách mạng chung của cả nước. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc được tăng cường về mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam bảo đảm sự phát triển của cách mạng trong cả nước Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng. Vì vậy, “nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hoà bình, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới”. Để thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa làm cho nền kinh tế miền Bắc nước ta thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, Đại hội xác định những nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất:

  • Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện một bước việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ...
  • Hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, mở rộng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

–Lênin vào điều kiện thực tế của đất nước. Với đường lối đó đã giúp cho Đảng xử lý được hàng loạt các mối quan hệ trong chiến tranh cách mạng như: mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương; giữa kháng chiến và kiến quốc; giữa dân tộc và thời đại,.... để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Việc xác định đường lối cách mạng độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, tư duy chiến lược, tài thao lược xuất sắc của Đảng, nhất là ở những thời điểm mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến. Trong hoàn cảnh nước nhà đang gặp phải muôn vàn khó khăn, thử thách, Đảng đã vạch ra sách lược và chiến lược đúng đắn, huy động được cao nhất sức mạnh của cả nước, bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh chính trị - tinh thần, sức mạnh truyền thống yêu nước của đất nước cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn thử thách và đi đến thắng lợi hoàn toàn.