Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của CTCP Dược Hậu Giang (DHG), High school final essays of Finance

Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của CTCP Dược Hậu Giang (DHG), tóm lược lý thuyết phân tích khái quát tình hình và KQKD. Vận dụng phân tích tình hình KQKD của DHG. Đưa ra các khuyến nghị đối với nhà quản lý của công ty.

Typology: High school final essays

2023/2024

Uploaded on 05/31/2024

1 / 53

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1
CHỦ ĐỀ 4. Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của CTCP Dược
Hậu Giang (DHG), tóm lược lý thuyết phân tích khái quát tình hình và KQKD.
Vận dụng phân tích tình hình KQKD của DHG. Đưa ra các khuyến nghị đối với
nhà quản lý của công ty.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Đào
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Nhóm tín chỉ: 231FIN55A11
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35

Partial preview of the text

Download Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của CTCP Dược Hậu Giang (DHG) and more High school final essays Finance in PDF only on Docsity!

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1

CHỦ ĐỀ 4. Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của CTCP Dược

Hậu Giang (DHG), tóm lược lý thuyết phân tích khái quát tình hình và KQKD. Vận dụng phân tích tình hình KQKD của DHG. Đưa ra các khuyến nghị đối với nhà quản lý của công ty.

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Đào

Nhóm thực hiện: Nhóm 5

Nhóm tín chỉ: 231FIN55A

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5

STT Tên thành viên Mã sinh viên 1 Bạch Minh Hằng 24A 2 Nguyễn Kiều Trang 24A 3 Tống Bảo Ngọc 24A 4 Đỗ Thị Quỳnh Trang 24A 5 Điêu Thị Giang 24A 6 Nguyễn Minh Đức 24A 7 Nguyễn Thanh Bình 24A 8 Phạm Thị Thiên Lộc 24A 9 Trần Bảo Anh 24A 10 Trần Thị Hải Lê 24A B n thuy t trình c a nhóm:ả ế ủ https://www.canva.com/design/DAFv85t3c3U/0QiG93pUhZc2tNx25HlhLw/view? utm_content=DAFv85t3c3U&utm_campaign=designshare&utm_medium=link&utm_source =publishsharelink

  • DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.................................................................................... PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ KINH
      1. Phân tích môi trường kinh doanh
      • 1.1. Mức độ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng:
      • 1.2. Sức mạnh đàm phán trên thị trường đầu vào và đầu ra:
      1. Phân tích chiến lược kinh doanh
      • 2.1. Phân tích chiến lược cạnh tranh
      • 2.2. Phân tích chiến lược công ty
      1. Phân tích khái quát kết quả kinh doanh
      • 3.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng so sánh ngang
      • 3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng so sánh dọc (báo cáo đồng quy mô)
      1. Phân tích chỉ tiêu ảnh hưởng kết quả kinh doanh
      • 4.1. Phân tích doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
      • 4.2. Phân tích giá vốn hàng bán
      • 4.3. Phân tích doanh thu tài chính, chi phí tài chính và các chi phí khác
  • PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG (DHG).
      1. Giới thiệu về CTCP Dược Hậu Giang
      • 1.1. Giới thiệu chung
      • 1.2. Lịch sử hình thành
      • 1.3. Mô hình hoạt động
      1. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh
      • 2.1. Ngành nghề kinh doanh
      • 2.2. Vị thế của công ty
      1. Thông tin phi tài chính
      1. Phân tích khái quát tình hình kinh doanh của CTCP Dược Hậu Giang
      • 1.1. Phân tích môi trường kinh doanh của CTCP Dược Hậu Giang
      • 1.2. Phân tích chiến lược kinh doanh của CTCP Dược Hậu Giang
      1. Phân tích khái quát kết quả kinh doanh của CTCP Dược Hậu Giang
      • 2.1. Báo cáo kết quả HĐKD dạng so sánh ngang
      • 2.2. Báo cáo kết quả HĐKD dạng so sánh dọc
      • 2.3. Một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN
      1. So sánh với doanh nghiệp cùng ngành
      • 3.1. Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm
      • 3.2. Công ty Cổ phần TRAPHACO
      • 3.3. CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR)
      • 3.4. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO
  • PHẦN 4: KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN LÝ CÔNG TY...................................
      1. Những thành tựu CTCP DHG đã đạt được
      1. Tình hình kinh doanh của CTCP DHG
      1. Khuyến nghị đối với nhà quản lý CTCP DHG

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ KINH

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của một doanh nghiệp (DN) được tổng hợp trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của nó, phản ánh sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

1. Phân tích môi trường kinh doanh Để phân tích tiềm năng sinh lời, trước hết nhà đầu tư cần đánh giá tiềm năng lợi nhuận của mỗi ngành kinh doanh mà DN đang tham gia cạnh tranh, bởi mỗi ngành khác nhau có khả năng sinh lợi khác nhau. Khả năng sinh lợi trung bình của một ngành kinh doanh bị ảnh hưởng bởi 5 lực lượng. Trong đó, mức độ cạnh tranh sẽ quyết định khả năng tạo ra siêu lợi nhuận của các hãng trong một ngành; sức mạnh đàm phán trên thị trường của DN quyết định khả năng duy trì tiềm năng sinh lợi của DN. 1.1. Mức độ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng: Trong một ngành kinh doanh, thường có ba nguồn cạnh tranh tiềm năng: (1) Sự cạnh tranh giữa các DN hiện tại Trong một số ngành, các DN cạnh tranh với nhau khốc liệt về giá. Trong một số ngành khác, các DN hợp tác với nhau trong việc định giá hay cạnh tranh trên những khía cạnh khác giá. Một số nhân tố xác định mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành bao gồm:

  • Tốc độ tăng trưởng của ngành KD: Tốc độ tăng trưởng ngành nhanh thì các hãng không cần tranh giành thị phần của nhau để tăng trưởng và ngược lại.
  • Mức độ tập trung và sự cân bằng giữa các đối thủ: Số lượng DN trong một ngành và quy mô của họ quyết định mức độ cạnh tranh của ngành đó.
  • Mức độ khác biệt và chi phí chuyển đổi: Mức độ khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ của DN trong một ngành có thể tránh được cuộc đối đầu trực tiếp.

Có hai nhân tố quyết định tới sức mạnh của người mua:

  • Sự nhạy cảm với giá: Xác định mức độ mà người mua sẽ quan tâm đối với việc đàm phán giá cả. Sự nhạy cảm của người mua với giá phụ thuộc vào tầm quan trọng của sản phẩm đối với cơ cấu chi tiêu và chất lượng của chính sản phẩm.
  • Sức mạnh đàm phán tương đối: Xác định mức độ thành công của người mua trong việc đẩy giá xuống thấp. Quyền lực của khách hàng cao khi số lượng khách hàng ít nhưng lại quá nhiều người bán để lựa chọn. (5) Sức mạnh đàm phán của người bán Đây là sức mạnh mà nhà cung cấp có trong việc tăng giá hoặc hạn chế cung cấp các thành phần hoặc dịch vụ cần thiết. Nếu có ít nhà cung cấp thỏa mãn nhu cầu hoặc không có sự thay thế dễ dàng, sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp có thể cao. Ngược lại, khi có nhiều nhà cung cấp hoặc chi phí chuyển đổi nhà cung cấp thấp, thì các công ty có đa dạng lựa chọn hơn, giữ được chi phí đầu vào thấp hơn và nâng cao lợi nhuận. 2. Phân tích chiến lược kinh doanh 2.1. Phân tích chiến lược cạnh tranh Có hai kiểu chiến lược cạnh tranh chủ yếu để DN định vị bản thân trong ngành, xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững: (1) Chiến lược dẫn đầu về chi phí: Là chiến lược nhằm cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như của các đối thủ cạnh tranh nhưng với chi phí thấp hơn. (2) Chiến lược khác biệt hóa: Là chiến lược cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên một số khía cạnh quan trọng được người tiêu dùng đánh giá cao. Hai chiến lược này được xem là mang tính loại trừ nhau. Các DN nhắm đến sự khác biệt hóa vẫn cần chú ý tới chi phí sản xuất để có thể kiểm soát mức giá sản phẩm. Tương tự, các DN dẫn đầu về chi phí cũng khó thu hút khách hàng do sản phẩm không đủ khác biệt, chất lượng hoặc dịch vụ đi kèm không đạt mức độ tối thiểu nào đó.

2.2. Phân tích chiến lược công ty Mô hình kinh doanh đa lĩnh vực là mô hình phổ biến trên thế giới hiện nay. Khi phân tích một công ty hoạt động kinh doanh đa ngành, nhà phân tích cần đánh giá cả những hệ quả kinh tế - tốt hoặc xấu – của việc công ty hoạt động đa ngành. Qua nghiên cứu, các nhà phân tích chiến lược khẳng định một công ty đa ngành liệu có tạo ra nhiều giá trị hơn so với một tập hợp công ty tương đương hoạt động độc lập trong từng lĩnh vực hay không còn tùy thuộc vào bối cảnh.

3. Phân tích khái quát kết quả kinh doanh Các báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh giúp nhà phân tích có được cái nhìn tổng quát về những thay đổi trong doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua thời gian; cũng như cái nhìn mang tính so sánh giữa DN đang phân tích với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. 3.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng so sánh ngang Đặc điểm của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng so sánh ngang Báo cáo so sánh theo hàng ngang thể hiện sự thay đổi của các tiêu chỉ tiêu, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bằng cả số tuyệt đối và số tương đối. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng so sánh ngang giúp cho các nhà phân tích nghiên cứu các xu hướng hoạt động kinh doanh cũng như xu hướng tài chính của công ty qua một thời kỳ dài. Tuy nhiên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng so sánh ngang không thực sự giúp các nhà phân tích nhìn thấy rõ được những thay đổi về giá trị của các chỉ tiêu từ năm này sang năm khác trong mối quan hệ với doanh thu thuần hoặc tổng doanh thu và thu nhập khác của doanh nghiệp. Điều này biểu hiện rõ ràng hơn khi nhà phân tích muốn so sánh nhiều công ty với nhau hay so sánh một công ty với mức trung bình của ngành, bời vì khi đó họ sẽ không có một cơ sở so sánh chung cho các con số tuyệt đối. Những điều nhà phân tích cần lưu ý khi đánh giá những thay đổi trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng so sánh ngang

Nhà phân tích cũng cần phải so sánh các báo cáo đồng quy mô giữa các năm với nhau, điều này sẽ khiến họ thấy được sự tăng lên hay giảm đi trong tỷ lệ doanh thu chi cho các chi phí. Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều liên quan tới doanh thu bán hàng và tới hoạt động kinh doanh đang diễn ra của doanh nghiệp, nhà đầu tư nên cẩn trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

4. Phân tích chỉ tiêu ảnh hưởng kết quả kinh doanh 4.1. Phân tích doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu nhập chủ yếu, sự thay đổi của bộ phận thu nhập này sẽ mang lại những thay đổi to lớn trong tổng nguồn thu của doanh nghiệp. Nhà phân tích cần so sánh các con số tăng trưởng này với mức kế hoạch đặt ra đầu năm và mức tăng trưởng bình quân của ngành hoặc của đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá cụ thể. Doanh thu thuần thay đổi phụ thuộc vào cả sự thay đổi số lượng tiêu thụ lẫn mức giá bán của các sản phẩm. Nhưng nhìn chung, gia tăng doanh thu thông qua con đường gia tăng sản lượng tiêu thụ sẽ bền vững hơn gia tăng giá bán. 4.2. Phân tích giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là loại chi phí đầu tiên nhà phân tích cần quan tâm vì 2 lý do: Thứ nhất , đây là loại chi phí mang tính trực tiếp gắn liền với các sản phẩm hay dịch vụ mà DN đã tiêu thụ trong kỳ nên khi DN ghi nhận DT thì cũng đồng thời ghi nhận giá vốn. Thứ hai, với rất nhiều DN, đặc biệt là những DN trong lĩnh vực thương mại, sản xuất thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí. Nhà phân tích cần xem xét kỹ lưỡng mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và DT thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thông qua việc xem xét tỷ lệ giá vốn trên DT. Tỷ lệ này được kỳ vọng là ổn định hoặc có xu hướng giảm. Tuy nhiên, để khẳng định đây có phải là dấu hiệu tốt không thì cần cân nhắc cả những thay đổi của giá bán, chi phí sản xuất và cơ cấu sản phẩm trong tỷ lệ giá vốn hàng bán trên DT.

Ngoài ra, nhà phân tích cũng cần chú ý tới tác động của các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho và phương pháp khấu hao TSCĐ tới giá vốn hàng bán của DN. Vì mỗi phương pháp tính khác nhau sẽ mang đến sự thay đổi khác nhau trong các chỉ tiêu tài chính. 4.3. Phân tích doanh thu tài chính, chi phí tài chính và các chi phí khác Trước hết, chi phí tài chính và doanh thu tài chính không có quan hệ với nhau đơn thuần như doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán. Để đánh giá hoạt động tài chính chính xác, nhà phân tích cần xem xét kĩ chính sách tài chính, đầu tư và bản chất hoạt động của DN làm phát sinh các khoản này. Các chi phí khác bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN. Khi doanh thu tiêu thụ tăng thì nhìn chung các chi phí này cũng tăng với tốc độ khác nhau ở các giai đoạn khác nhau. Nhà phân tích cần tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng này để đánh giá khoản chi phí đó có hợp lý hay không.

Các đợt tăng vốn điều lệ: 1.3. Mô hình hoạt động Tính đến thời điểm 31/12/2021, mô hình hoạt động của CTCP Dược Hậu Giang bao gồm 2 nhà máy sản xuất:

  • Nhà máy Dược Hậu Giang trực thuộc Công ty mẹ - CTCP Dược Hậu Giang.
  • Nhà máy Dược phẩm Hậu Giang trực thuộc Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG (Công ty con 100% vốn DHG Pharma) 2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 2.1. Ngành nghề kinh doanh Ngành nghề kinh doanh chính của DHG Pharma là sản xuất và kinh doanh dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và dược mỹ phẩm. Ngoài ra còn một số ngành nghề kinh doanh khác như:
  • Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị y tế.
  • Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu bao bì.
  • Kinh doanh, xuất nhập khẩu thức ăn gia súc, gia cầm.
  • Chuyển giao công nghệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ; Dịch vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
  • Dịch vụ kiểm nghiệm nguyên liệu, bao bì, thành phẩm dược phẩm, thực phẩm chức năng.
  • Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng.
  • Bán buôn, bán lẻ nước đóng chai.
  • In ấn và dịch vụ liên quan đến in Trong đó:
  • Dược phẩm đóng góp khoảng 82% tổng doanh thu.
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe và Dược mỹ phẩm đóng góp 13% tổng doanh thu.
  • Lĩnh vực kinh doanh khác đóng góp 5% tổng doanh thu. 2.2. Vị thế của công ty
  • DHG đứng thứ 5 trong các Công ty Dược dẫn đầu và đứng thứ 4 trong các nhà sản xuất Dược phẩm tại Việt Nam (Theo IMS 2010).
  • Doanh thu bán hàng của DHG liên tục tăng và luôn dẫn đầu ngành công nghiệp dược của Việt Nam
  • DHG có 8 công ty con phân phối, 31 đại lý/chi nhánh và 61 quầy lẻ tại các bệnh viện trên cả nước. Trong đó 5 chi nhánh, Công ty con được công nhận đạt chuẩn GPP (Thực hành phân phối thuốc tốt); 30 nhà thuốc, quầy lẻ trực thuộc đạt tiêu chuẩn GPP (Thực hành nhà thuốc tốt).
  • Trên 1.000 nhân viên bán hàng giao dịch trực tiếp với hơn 20.000 khách hàng là các nhà thuốc, đại lý, Công ty dược…trong đó có 8.649 khách hàng đạt tiêu chuẩn là thành viên câu lạc bộ khách hàng thân thiết (DHG có hơn 20,000 khách hàng và 1 nửa trong số đó là những khách hàng thân thiết)

Chỉ tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay, Dược Hậu Giang đã thực hiện khám bệnh phát thuốc cho 10.500 người dân trên cả nước và Campuchia. Và gần đây nhất là hành trình khám bệnh phát thuốc cho hơn 1.000 bà con ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế, chương trình đồng hành chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Dược Hậu Giang và Alobacsi. Dược Hậu Giang tổ chức hàng loạt chương trình ý nghĩa với thông điệp "Khỏe yêu thương", được lan tỏa từ cán bộ nhân viên đến khách hàng, cộng đồng. Mở đầu chuỗi hoạt động là chương trình đi bộ DHG Get Go Chương trình nhằm lan truyền và tạo ảnh hưởng tích cực đến người tiêu dùng về ý thức rèn luyện bảo vệ sức khỏe, với hơn 2.000 người tham gia và 48.000 km đã được đăng ký và thực hiện.

PHẨN 3: VẬN DỤNG PHÂN TÍCH BCKQHĐKD CỦA CTCP DƯỢC HẬU GIANG

1. Phân tích khái quát tình hình kinh doanh của CTCP Dược Hậu Giang 1.1. Phân tích môi trường kinh doanh của CTCP Dược Hậu Giang (1) Sự cạnh tranh giữa các DN hiện tại Theo thống kê của cục quản lý dược Việt Nam, Dược Hậu Giang được công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp Dược Việt Nam và đứng thứ 6 trong top 10 doanh nghiệp có doanh thu đứng đầu ngành dược (5 doanh nghiệp đứng đầu thuộc các doanh nghiệp nước ngoài) Đối thủ cạnh tranh của DHG trong ngành công nghiệp dược Việt Nam là tất cả các công ty đang hoạt động trong ngành như: Domesco, Imexpharm, Trapaco, dược Viễn Đông và OPC…Trong đó Domesco đứng thứ 2 với thị phần tiêu thụ nội địa là 4,67% và Imexpharm đứng thứ 3 với thị phần 3,72% (tính đến hết quý I/2010). Đây là 2 đối thủ quan trọng của DHG. Ngoài ra đối thủ cạnh tranh của Dược Hậu Giang còn là các công ty dược nước ngoài như: Sanofi-Aventis (Pháp), GSK (Anh), Servier (Pháp).... (2) Sự đe dọa từ các DN mới gia nhập Đối với ngành Dược nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là không cao. Vì rào cản xâm nhập ngành hiện nay còn cao do ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lí của nhà nước và các tổ chức thế giới: Theo quyết định số 27/2007/QĐ-BYT của bộ y tế và yêu cầu của tổ chức Y Tế Thế Giới thì các doanh nghiệp muốn sản xuất thuốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn như:

  • GMP theo khuyến cáo của WHO (GMP - WHO)
  • Hệ thống kho bảo quản đạt tiêu chuẩn GSP
  • Thực hành tốt phòng thí nghiệm về vacxin và sinh phẩm (GLP)
  • Thực hành tốt về phân phối thuốc (GDP)
  • Thực hành tốt về quản lí nhà thuốc (GPP). Chỉ có các doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn trên của thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là không cao.

Dược Hậu Giang là doanh nghiệp duy nhất trong ngành Dược có hệ thống phân phối sâu và rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, từ Lạng Sơn đến Cà Mau với các kênh phân phối đa dạng, có thể cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất, từ thành thị đến nông thôn, đảm bảo “nơi nào có người dùng thuốc, nơi đó có Dược Hậu Giang”. Riêng tại Cần Thơ, mạng lưới này trải rộng đến 100% y tế xã và 100% y tế ấp. Sản phẩm của Dược Hậu Giang còn được phân phối thông qua các nhà thuốc, bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, các công ty TNHH, các nhà bán sỉ, các đối tác nhượng quyền trong và ngoài nước, hệ thống siêu thị (chủ yếu là hệ thống siêu thị Coopmart), trường học, … Có thể nói, Dược Hậu Giang đã dành trọn 50 năm để xây dựng mạng lưới kinh doanh và phân phối lớn mạnh hàng đầu trong ngành. Tính đến năm 2023, công ty sở hữu hệ thống 34 chi nhánh với kho hàng đạt chuẩn, phân phối hàng hóa sâu rộng tới 3 tầng: thành phố, huyện, xã ấp. Cùng với đó là mạng lưới 30.000 nhà thuốc lớn nhất cả nước (chiếm hơn 50% đại lý bán lẻ thuốc cả nước), trải dài từ nông thôn đến thành thị khắp 64 tỉnh thành. Các hoạt động tăng năng lực cạnh tranh chuyên nghiệp cho nhà thuốc được Dược Hậu Giang triển khai từ rất sớm, sát cánh với nhiều thế hệ hiệu thuốc nhỏ trở thành cửa hàng lớn. Đội ngũ 1.500 nhân viên khối bán hàng đã tư vấn thiết kế quầy mới, sửa sang trang trí quầy cũ, tài trợ bảng hiệu, trưng bày bắt mắt… giúp nhà thuốc nâng cao trải nghiệm hiện đại cho người dùng. Riêng ngân sách hỗ trợ 3.000 nhà thuốc làm mới bảng hiệu, biển quảng cáo trị giá hơn 10 tỷ đồng. Chính sách khuyến mại và khung chiết khấu chung được lấy ý kiến khách hàng, nhằm đảm bảo tính hấp dẫn và thiết thực trước khi ban hành. Dược Hậu Giang còn tổ chức các đợt bán hàng đặc trưng, trang bị thêm tiện ích quầy thuốc, tặng quạt tích điện trong cao điểm hè... Tổng ngân sách ưu đãi cho nhà thuốc đạt trên 50 tỷ đồng. Năm 2023, các hoạt động đào tạo chuyên môn được Dược Hậu Giang đẩy mạnh, nhằm gia tăng uy tín cho nhà thuốc Việt. Với chủ đề "Nâng tầm chất lượng - Vững bước vươn xa", công ty đã phối hợp với các hiệp hội y khoa, bác sĩ, dược sĩ đầu ngành tổ chức hơn 70 hội thảo nâng cao chất lượng tư vấn thuốc hiệu quả và an toàn cho hàng nghìn chủ

nhà thuốc. Tại mỗi hội thảo, Dược Hậu Giang đều tổ chức bán hàng với mức khuyến mãi cao để tri ân nhà thuốc. Dược Hậu Giang hiểu hơn hết cống hiến thầm lặng của đội ngũ thầy thuốc trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp giữ mạch lưu thông, mang sản phẩm chất lượng đến người bệnh. Do đó, doanh nghiệp thường xuyên tổ chức các chương trình tôn vinh, tri ân và họp mặt thân mật để tăng cường hợp tác bền chặt với nhà thuốc. Công ty cũng triển khai bốc thăm trúng thưởng, đưa khách hàng đi du lịch, thăm hỏi tặng quà dịp lễ, tổ chức trại hè cho trẻ nhỏ… Các hoạt động này đã trở thành sợi dây bền bỉ gắn kết lòng tin và thân tình với khách hàng. Tại Dược Hậu Giang, doanh nghiệp tâm niệm thành công không chỉ đo bằng doanh thu, mà còn bởi niềm tin yêu và hài lòng của khách. Phân tích chiến lược công ty của Công ty Dược Hậu Giang Về chiến lược công ty, DHG chọn chiến lược hoạt động đơn ngành, sản xuất hàng hóa và dịch vụ hầu hết liên quan đến lĩnh vực y tế. Công ty không chỉ tập trung vào sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng hay dược mỹ phẩm mà công ty còn tham gia sản xuất vào thiết bị, dụng cụ y tế và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chiến lược này đảm bảo cho công ty có những lợi thế cạnh tranh do sự tập trung kinh doanh ở lĩnh vực y tế, như sản xuất ra những sản phẩm tốt, đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sức khỏe của người Việt, dễ dàng xây dựng uy tín, lấy được lòng tin của người dân - 1 điều rất cần nếu muốn phát triển trong ngành y tế. Hơn nữa, phần lớn các loại thuốc mà DHG sản xuất đều là thuốc generic với công thức khá đơn giản và không cần tới chi phí R&D tốn kém như các thuốc phát minh trên thế giới. So với thuốc ngoại, thuốc của DHG khá tương đương về mặt chất lượng nhưng lại được bán với giá thấp hơn từ 20% đến 30%. Một lợi thế nữa của công ty là việc thương hiệu DHG thường được đánh giá cao cả về mặt chất lượng lẫn bao bì đóng gói trong khi có giá thấp hơn các sản phẩm thuốc ngoại. Bên cạnh đó, hệ thống phân phối sâu rộng trên 3 kênh