Download PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY LAZADA and more Essays (university) Strategic Management in PDF only on Docsity!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY LAZADA
- Họ và tên: Nguyễn Võ Ngọc Trân
- MSSV: 31211020703
- Mã lớp HP: 23D1PUM5120070 1
- Tên HP: Quản trị chiến lược các tổ chức công
- GV: Nguyễn Lê Hoàng Long
- Lớp: PM Năm học: 2022 - 2023
MỤC LỤC
- Tổng quan về công ty Lazada
- Giới thiệu chung về Lazada Việt Nam
- Sản phẩm kinh doanh
- Mô hình kinh doanh
- Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài của tập đoàn
- Môi trường ngành........................................................................................................................................
- Nhà cung cấp
- Khách hàng
- Đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ tiềm ẩn
- Sản phẩm thay thế
- Môi trường vĩ mô
- Yếu tố nhân khẩu học
- Yếu tố công nghệ
- Yếu tố chính trị - pháp luật
- Yếu tố kinh tế
- Yếu tố văn hoá - xã hội
- Ma trận EFE
- III. Kết luận
- TÀI LIỆU TAM KHẢO
khi đặt chân vào Việt Nam năm 2012, Lazada là một trong những đơn vị thương mại điện tử có doanh thu hàng đầu.
- Mô hình thức lợi của Lazada: Lazada hoạt động kinh doanh theo hình B2C (Business to Customer) và C2C (Customer to Customer). Lazada sẽ là người giữ vai trò trung gian trong quy trình mua bán hàng trực tuyến - “Marketplace”. Trong các trường hợp có khiếu nại xảy ra hay các đánh giá tiêu cực từ khách hàng thì Lazada sẽ là người có trách nhiệm xử lý. Tuy nhiên về chất lượng sản phẩm và thông tin nhà bán thì Lazada sẽ không tham gia kiểm soát. Có một điều khá hấp dẫn các đơn vị bán hàng khi tham gia thị trường của Lazada đó chính là họ sẽ không cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh. **II. Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài của tập đoàn
- Môi trường ngành a) Nhà cung cấp**
- Áp lực từ nhà cung cấp ảnh hưởng đến cường độ cạnh tranh trong ngành, đặc biệt khi có ít nhà cung cấp, ít có nguyên liệu thay thế tốt, chi phí chuyển đổi nguyên liệu cao.
- Các nhà cung cấp có thể thể hiện sức mạnh của mình với thành viên tham gia sản xuất bằng cách tăng giá hay giảm chất lượng của các hàng hoá và dịch vụ mà họ cung cấp
- Với đặc thù là một sàn thương mại điện tử nên cùng một sản phẩm thì Lazada có nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên, do là kênh kết nối người mua và người bán nên nguồn hàng từ Lazada là trực tiếp từ các thương hiệu nổi tiếng, chính hãng (có trong Lazada Mall), những sản phẩm được bày bán trên Lazada toàn là những sản phẩm được các nhà cung cấp đăng ký có nguồn gốc rõ ràng, đồng thời cũng được những nhân viên của công ty Lazada kiểm duyệt nên ta có thể an tâm khi mua sắm tại đây. b) Khách hàng
- Khách hàng mục tiêu của Lazada trải dài vào mọi phân khúc khách hàng trong độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi. Những người đi làm, có thu nhập nhất định, muốn tiết kiệm thời gian nhưng cũng có nhiều nhu cầu cá nhân tiềm năng mà mua bán điện tử online có thể giải quyết được
- Trong lĩnh vực thương mại điện tử này, Việt Nam được đánh giá là một thị trường trẻ trung, năng động khi có tới hơn một nửa dân số sử dụng Internet. dây luôn được đánh giá là một lợi thế khi ứng dụng thương mại điện tử vào
mọi lĩnh vực. Hơn nữa, với đặc điểm nền dân số trẻ, Việt Nam vẫn là mảnh đất rất tiềm năng cho các Doanh nghiệp kinh doanh online muốn bám trụ lâu dài. Đặc biệt, khi đối tượng khách hàng của Lazada vẫn sẽ có những nhu cầu phát sinh khi bước vào nhiều độ tuổi khác nhau, ví dụ như khách hàng độ tuổi 20 độc thân sẽ thay đổi nhu cầu khi bước vào độ tuổi 30 và lập gia đình. Chính các tệp dữ liệu khách hàng của Lazada sẽ là vũ khí để doanh nghiệp này có thể phân tích và tìm ra các hướng đi cho các chiến dịch giảm giá, quảng cáo và tiếp thị ngầm về sau. c) Đối thủ cạnh tranh
- “Một phần quan trọng của đánh giá môi trường bên ngoài là đánh giá đối thủ cạnh tranh về những điểm mạnh, yếu, năng lực, những mối đe dọa, cơ hội, mục tiêu và chiến lược của họ” (Geogre Salk)
- Tính đến cuối năm 2012, thị trường sàn giao dịch thương mại điện tử tuy còn non trẻ của Việt Nam đã phát triển rất mạnh mẽ. Đối thủ cạnh tranh của Lazada không chỉ gói gọn trong khu vực mà còn mở rộng ra phạm vi toàn cầu, đặc biệt là từ các quốc gia có nền tảng thương mại điện tử phát triển như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,...
- Tại Việt Nam, hiện Lazada đang phát triển trên lĩnh vực thương mại điện tử với các hoạt động chính là mua bán đa dạng các mặt hàng thông qua hình thức trực tuyến. Tuy được mệnh danh là doanh nghiệp hàng đầu trên lĩnh vực này tại Đức, khi bước chân vào thị trường Việt Nam, Lazada vẫn phải đương đầu với nhiều đối thủ đáng kể và đang tồn tại cùng thị trường mục tiêu, điển hình nhất là Tiki và Shopee.
- Tiki: Là một sàn thương mại điện tử lâu đời và có tiếng bậc nhất cùng với các chính sách bảo đảm chất lượng và giao hàng cực kỳ nhanh. Mặc dù đại diện của Tiki.vn và JD.com chưa công bố các chiến lược tiếp theo tuy nhiên hoàn toàn có thể thấy rằng nhiều khả năng Tiki sẽ đẩy mạnh các chính sách để thu hút người bán hàng đến với nền tảng của họ, đồng thời quảng bá đẩy mạnh dịch vụ giao hàng trong 2 tiếng. Mặt khác, Tiki cũng rất đẩy mạnh về truyền thông quảng cáo qua MV ca nhạc, tuy nhiên thiếu hụt về sự đa dạng mặt hàng làm cho Tiki khá lép vế so với Lazada
- Shopee: Hiện nay là một trong những sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam. Những năm gần đây, Lazada Việt Nam đang bị theo sát bởi Shopee và hiện đang có các điều chỉnh nhân sự nhằm tiếp tục giữ vững vị trí. Chương trình giảm giá lớn một lần mỗi tháng của Shopee đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và đón nhận của khách hàng.
- Để bắt kịp đà tăng trưởng mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh trong ngành, Lazada thường xuyên triển khai nhiều đợt khuyến mãi lớn trong năm và trong tháng, đồng thời tích cực hoạt động trên các nền tảng social media
- Môi trường vĩ mô a) Yếu tố nhân khẩu học
- Quy mô dân số: Với quy mô dân số gần 100 triệu người, chiếm 1,25% dân số toàn thế giới Việt Nam thuộc top 15 nước đông dân trên thế giới và trong top 3 khu vực Đông Nam Á cùng với việc hình thức kinh doanh online mới phát triển gần đây nên đây là điều kiện thuận lợi cho Lazada khi bước chân vào thị trường này.
- Cơ cấu dân số: Về dân số, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với số người trong độ tuổi 16-64 chiếm 69,4% tổng dân số - là khách hàng tiềm năng của Lazada. Đây là độ tuổi với sức mua cao nhất trong cơ cấu dân số.
- Mật độ dân số: Với mật độ dân số 317 người/km2, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có số dân đông nhất cả nước. Lazada phần lớn tập trung vào khu đông dân như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
- Trình độ học vấn: Hệ thống giáo dục Việt Nam ngày càng đồng bộ và toàn diện với đầy đủ cấp học, loại hình giáo dục và trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học, mạng lưới các trường phổ thông, dạy nghề được phủ rộng trên khắp toàn quốc. Từ đó làm cho trình độ người dân tăng sẽ kéo theo việc sử dụng công nghệ vào đời sống ngày càng nhiều và là tiền đề cho sự phát triển của các công ty hoạt động kinh doanh bằng công nghệ như Lazada. b) Yếu tố công nghệ Sự phát triển rộng của công nghệ thông tin tại Việt Nam
- Theo báo cáo Digital 2020 của We are social, Việt Nam có 96,9 triệu dân; số lượng thuê bao di động là 148,5 triệu thuê bao; số lượng người dùng internet chiếm tỷ lệ 70% dân số; số lượng người dùng mạng xã hội là chiếm 67% số dân. Số người dân sử dụng internet tại Việt Nam tăng 6,2 triệu từ 2019 - 2020.
- Người dùng mạng xã hội ở Việt Nam: Tính đến tháng 2 năm 2022, có 76, triệu người dùng mạng xã hội ở Việt Nam. Số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam tăng 6,9% so với năm 2021 ð Xu hướng sử dụng Internet ngày càng phổ biến của mọi người là một tin vui cho các doanh nghiệp thương mại điện tử nói chung và Lazada nói riêng.
- Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020, một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển là tạo ra được hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc tế để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử, đặc biệt loại hình thương mại điện tử doanh nghiệp - người tiêu dùng (B2C); thẻ thanh toán được sử dụng rộng rãi để giảm việc dùng tiền mặt. Từ đó, tạo lòng tin cho hoạt động mua sắm trực tuyến và cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến.
- Hiện nay, toàn nước có 44 ngân hàng cho phép thanh toán qua di động, 76 ngân hàng cung cấp dịch vụ internet banking và 24 công ty cung cấp dịch vụ thanh toán qua ví điện tử, cổng thanh toán trực tuyến.
- Đối đầu với Momo là Moca đã thành lập liên minh với Grabpay để mở rộng dịch vụ thanh toán. Thanh toán trực tuyến phổ biến hơn với người tiêu dùng trong những năm tới do sự đa dạng và phát triển của các nền tảng thanh toán điện tử. c) Yếu tố chính trị - pháp luật
- Hiện nay, chính trị Việt Nam vẫn đang giữ vững ở mức ổn định, hòa bình, không có bất kì xung đột hay chiến tranh nào. Việt Nam đã và đang khuyến khích các hoạt động kinh doanh, đầu tư của nước ngoài và trong nước. Với hệ thống chính trị ổn định, bền vững, hệ thống các bộ luật đang từng ngày bổ sung, đổi mới và hoàn thiện, nhất là khi nước ta có sự xuất hiện của thương mại điện tử, thì Nhà nước thì đã ban hành nhiều bộ luật để đáp ứng cho sự nghiệp phát triển ngành, phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam như Luật giao dịch điện tử, Luật Thương mại, Bộ luật dân sự, Luật Hải quan, Luật sở hữu trí tuệ. Có thể thấy Việt Nam là một quốc gia đầy tiềm năng, là môi trường tốt để đầu tư và phát triển. Song, với sự phát triển nhanh chóng của internet, đã thúc đẩy phát triển và hội nhập toàn cầu, nhưng Chính phủ cần có các biện pháp kiểm soát, đảm bảo cho các giao dịch điện tử được diễn ra một cách an toàn. d) Yếu tố kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay.
- GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng dương và đạt một số kết quả tích cực. Lạm phát:
- Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý III/ tăng 2,51% so với cùng kỳ năm 2020. Trong 9 tháng năm nay, giá xăng dầu trên cả nước được điều chỉnh 16 lần làm cho giá xăng E5 tăng 5.200 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 4.210 đồng/lít; giá xăng A95 tăng 5.470 đồng/lít. So với cùng kỳ năm trước, giá xăng dầu trong nước bình quân 9 tháng tăng 24,8%, khiến CPI chung tăng 0,89 điểm %. Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới. Trong 9 tháng năm 2021, giá bán lẻ gas trong nước được điều chỉnh tăng 7 đợt và giảm 2 đợt, bình quân 9 tháng giá gas tăng
- Vị trí địa lý: Đặc thù địa lý của Việt Nam là trải dài và nhiều đồi núi, mặt khác thị trường còn nhỏ, tự tổ chức đội ngũ giao hàng đôi khi làm cho chi phí giao nhận của Lazada còn khá cao và không thu được lợi nhuận do chi phí vận chuyển cao.
- Thời tiết, khí hậu: Các miền khí hậu của Việt Nam khá rõ rệt và không đồng đều giữa các miền: o Miền khí hậu phí Bắc có đặc điểm là không ổn định cụ thể là thời gian bắt đầu
- kết thúc các mùa. Về nhiệt độ, khí hậu nóng ẩm vào mùa xuân. o Miền khí hậu phía Nam tiêu biểu với hai mùa: mùa mưa và mùa khô, nóng suốt năm, khá ít biến động về khí hậu và mùa mưa thường ngập lụt lớn. o Miền khí hậu Trung và Nam Trung Bộ thì lại có mùa hè nóng khô nhất trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất. o Những khác biệt về thời tiết khí hậu giữa các vùng gây ảnh hưởng trong việc lưu giữ và bảo quản hàng ở kho, ngoài ra để khắc phục điều kiện thời tiết, khí hậu bên ngoài, còn phải phát sinh chi phí cho việc lắp đặt trang thiết bị. o Ngoài ra vấn đề xoay quanh thời tiết khiến cho việc vận chuyển hàng bị chậm trễ, hàng bị hỏng trên đường vận chuyển hoặc hàng không thể tới tay khách hàng và hậu quả là đơn bị hủy.
- Ma trận EFE STT Yếu tố Trọng số Xếp hạng Tổng điểm Cơ hội 1 Giá trị thương hiệu lớn (Theo báo cáo Metric)
2 Cơ cấu dân số trẻ Việt Nam đang tăng
3 Tỉ lệ người dùng internet và mạng xã hội ngày càng tăng
4 Cung cấp dịch vụ thuận lợi đối với khách hàng
5 Có nhiều sản phẩm, dịch vụ được cập nhật theo xu thế
6 Có nhiều mạng lưới đối tác là nhà cung cấp
7 Nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên ứng dụng
8 Hệ thống rõ ràng và chính sách minh bạch
Thách thức 1 Áp lực cạnh tranh với các sàn thương mại điện tử khác
2 Xu hướng tiêu dùng thay đổi liên tục
3 Hiện tượng hàng giả, hàng nhái vẫn còn nhiều
4 Bị thụ động và phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp
5 Lạm phát tăng khiến sức mua giảm
6 Cạnh tranh về giá khiến cho chất lượng sản phẩm không được đảm bảo
7 Quá trình vận chuyển chậm 0,02 3 0, 8 Vấn đề quản lý hàng tồn kho bị hạn chế
Tổng 1 2, ð Mặc dù là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam nhưng dựa trên số liệu trên với tổng điểm 2,86 có thể thấy rằng Lazada mới dừng ở mức trung bình, doanh nghiệp đang kinh doanh khá tốt. III. Kết luận
- Sàn thương mại điện tử là một ngành nóng, nhất là trong bối cảnh hiện tại. Và Lazada đã khai thác tốt, chỉ trong vài năm đã có những thành công vượt bậc. Sự thành công đó cũng nhờ mô hình C2C và B2C đồng thời đến từ sự sáng tạo cùng nhiều chương trình quảng cáo, khuyến mãi vận chuyển mạnh tay.
- Khi gia nhập vào Việt Nam, việc xây dựng chiến lược khác biệt hoá có ý nghĩa to lớn. Nó làm cho Lazada không bị hoà lẫn vào ai, tạo ra sân chơi riêng cho chính mình.
- Trong tương lai, Lazada cần nỗ lực hơn nữa, và phải nắm bắt được xu thế nhanh hơn nữa, đặc biệt là chính sách chăm sóc khách hàng. Bằng nguồn nhân lực mạnh mẽ và nguồn lực tài chính to lớn thì việc hoàn thiện hơn nữa