Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

phân biệt sự khác nhau, Exercises of Logistics

phân biệt sự khác nhau incoterm

Typology: Exercises

2022/2023

Uploaded on 05/26/2024

31-11a4-huynh-tuan-phat
31-11a4-huynh-tuan-phat 🇻🇳

1 document

1 / 3

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
SỰ KHÁC NHAU GIỮA 2 PHIÊN BẢN INCOTERM 2010-20
VD: Một cuộc giao dịch giữa 2 công ty ở 2 nước khác nhau
Người bán: Công ty Đức Trường Thịnh
Sản phẩm: giày da
Địa chỉ: 602 Điện Biên Phủ phường 22 Bình Thạnh HCM
Người mua: The Arcadian
Địa chỉ: Southampton Anh Quốc
Cảng đi-đến: Cảng Cát Lái-Cảng Southampton
1.FCA có thêm dấu vận đơn “ON BOARD”
Theo điều kiện FCA trong incoterm 2010 khi bên công ty Đức Trường Thịnh
giao xong đơn hàng giày da cho người chuyên chở do bên Arcadian chỉ định
thì bên công ty ĐTT chỉ nhận được một chứng từ xác nhận đã giao hàng cho
người chuyên chở. Chứng từ này khiến công ty ĐTT ko thể thanh toán qua
thư tín dụng ở ngân hàng(hay gọi là L/C) vì L/C yêu cầu chứng từ phải có dấu
vận đơn "ON BOARD" điều đó làm mọi người thường sử dụng điều kiện FOB
nhiều hơn khi thanh toán L/C
Nhưng đối với incoterm 2020 thì khi giao hàng cho người chuyên chở thì
công ty ĐTT có thể yêu cầu người chuyên chở cấp chứng từ "ON BOARD"
cho công ty dễ thanh toán bằng L/C hơn
2.FOB có sự thay đổi về trách nhiệm giữa người mua và người bán
Giả sử lô hàng giày da khi đang dỡ lên tàu theo điều kiện của FOB, nếu rủi ro
xảy ra khiến lô hàng bị hỏng sẽ có 2 TH trong phiên bản Incoterm 2010
TH1: Nếu khu vực hàng hóa hỏng là nằm trong con thuyền thì The Arcadian
sẽ phải chịu thiệt hại đó
pf3

Partial preview of the text

Download phân biệt sự khác nhau and more Exercises Logistics in PDF only on Docsity!

SỰ KHÁC NHAU GIỮA 2 PHIÊN BẢN INCOTERM 2010-

VD: Một cuộc giao dịch giữa 2 công ty ở 2 nước khác nhau Người bán: Công ty Đức Trường Thịnh Sản phẩm: giày da Địa chỉ: 602 Điện Biên Phủ phường 22 Bình Thạnh HCM Người mua: The Arcadian Địa chỉ: Southampton Anh Quốc Cảng đi-đến: Cảng Cát Lái-Cảng Southampton 1.FCA có thêm dấu vận đơn “ON BOARD” Theo điều kiện FCA trong incoterm 2010 khi bên công ty Đức Trường Thịnh giao xong đơn hàng giày da cho người chuyên chở do bên Arcadian chỉ định thì bên công ty ĐTT chỉ nhận được một chứng từ xác nhận đã giao hàng cho người chuyên chở. Chứng từ này khiến công ty ĐTT ko thể thanh toán qua thư tín dụng ở ngân hàng(hay gọi là L/C) vì L/C yêu cầu chứng từ phải có dấu vận đơn "ON BOARD" điều đó làm mọi người thường sử dụng điều kiện FOB nhiều hơn khi thanh toán L/C Nhưng đối với incoterm 2020 thì khi giao hàng cho người chuyên chở thì công ty ĐTT có thể yêu cầu người chuyên chở cấp chứng từ "ON BOARD" cho công ty dễ thanh toán bằng L/C hơn 2.FOB có sự thay đổi về trách nhiệm giữa người mua và người bán Giả sử lô hàng giày da khi đang dỡ lên tàu theo điều kiện của FOB, nếu rủi ro xảy ra khiến lô hàng bị hỏng sẽ có 2 TH trong phiên bản Incoterm 2010 TH1: Nếu khu vực hàng hóa hỏng là nằm trong con thuyền thì The Arcadian sẽ phải chịu thiệt hại đó

TH2: Nếu khu vực hàng hóa hỏng là bên ngoài con thuyền thì Công ty Đức Trường Thịnh sẽ phải chịu trách nhiệm Nhưng trong Incoterm 2020 mọi trách nhiệm và rủi ro khi bốc dỡ lô giày da lên tàu đều do Công ty Đức Trường Thịnh chịu mà không liên quan đến The Arcadian 3.CIF VÀ CIP có sự thay đổi về trách nhiệm và nghĩa vụ Trong incoterm 2010 2 điều kiện CIF (Cost-Insurance-Freight) and CIP (Carriage and Insurance Paid to) yêu cầu công ty ĐTT phải mua một mức bảo hiểm tối thiểu là loại C cho hàng hóa giao cho công ty Arcadian và 2 công ty có thể thỏa thuận để mua mức bảo hiểm cao hơn Còn điều kiện CIP CIF trong Incoterm 2020 sẽ được tăng mức độ bảo hiểm tối thiểu lên loại A. Tương ứng với sự thay đổi này, công ty Arcadian sẽ được tăng thêm quyền lợi nhưng sẽ kéo theo việc gia tăng phí bảo hiểm và cả 2 công ty có thể thỏa thuận để mua mức bảo hiểm thấp hơn

4. Điều kiện DAT trong Incoterm 2010 trở thành DPU trong Incoterm 2020 Trong incoterm 2010 DAT yêu cầu công ty ĐTT phải giao hàng tại điểm tập kết hàng hóa còn DPU mở rộng hơn về địa điểm giao hàng có thể là bất kì địa điểm nào theo thỏa thuận của công ty. Công ty ĐTT cần dỡ lô hàng và đặt xuống vị trí mà 2 bên thỏa thuận trước mới gọi là hoàn thành nghĩa vụ. Với điều kiện DAT khi lô hàng giày da của công ty ĐTT được đặt tại điểm tập kết nhưng công ty Arcadian chưa kịp đến lấy hàng sẽ dễ xảy ra hư hại do rủi ro về thời tiết làm hỏng hàng hóa. Nhưng với incoterm 2020 công ty ĐTT có thể giao hàng tại bất kì đâu sẽ hạn chế rủi ro hỏng giày và tăng trách nhiệm đối với hàng của công ty ĐTT