







Study with the several resources on Docsity
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Prepare for your exams
Study with the several resources on Docsity
Earn points to download
Earn points by helping other students or get them with a premium plan
Community
Ask the community for help and clear up your study doubts
Discover the best universities in your country according to Docsity users
Free resources
Download our free guides on studying techniques, anxiety management strategies, and thesis advice from Docsity tutors
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI TÀI SẢN 1. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định chỉ được áp dụng khi vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận. SAI. Việc áp dụng chế độ tài sản của vợ và chồng thì vợ chồng có quyền lựa chọn việc áp dụng chế độ tài sản theo luật định hay theo thỏa thuận mà không cần phải xác định rằng từ chối áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận thì mới được áp dụng chế độ tài sản theo luật định. CSPL: K1, Đ28, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hiện hành. 2. Chế độ tài sản theo thỏa thuận sẽ được áp dụng khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận. ĐÚNG. Việc áp dụng chế độ tài sản của vợ và chồng thì vợ chồng có quyền lựa chọn việc áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì chế độ tài sản của vợ chồng thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. CSPPL: K1, Đ28, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hiện hành.
Typology: Summaries
1 / 13
This page cannot be seen from the preview
Don't miss anything!
1. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định chỉ được áp dụng khi vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận. SAI. Việc áp dụng chế độ tài sản của vợ và chồng thì vợ chồng có quyền lựa chọn việc áp dụng chế độ tài sản theo luật định hay theo thỏa thuận mà không cần phải xác định rằng từ chối áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận thì mới được áp dụng chế độ tài sản theo luật định. CSPL: K1, Đ28, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hiện hành. 2. Chế độ tài sản theo thỏa thuận sẽ được áp dụng khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận. ĐÚNG. Việc áp dụng chế độ tài sản của vợ và chồng thì vợ chồng có quyền lựa chọn việc áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì chế độ tài sản của vợ chồng thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng. CSPPL: K1, Đ28, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hiện hành. 3. Con dâu được hưởng quyền thừa kế của cha mẹ chồng. SAI. Theo Điều 644, Bộ luật dân sự 2015 quy định về các trường hợp thừa kế bắt buộc và quy định tại khoản 1, Điều 33, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng thì con dâu không thuộc trường hợp được hưởng thừa kế bắt buộc (không phụ thuộc vào di chúc) của cha mẹ chồng. Trường hợp cha mẹ chồng để lại di sản của mình cho riêng con trai thì tài sản này là tài sản riêng của người chồng, người vợ (con dâu) không được hưởng thừa kế trong trường hợp này. CSPL: Điều 644, Bộ luật dân sự 2015 và khoản 1, Điều 33, Luật Hôn nhân và gia đình 2014. 4. Cha mẹ chồng để lại thừa kế cho chồng một căn nhà, đó là tài sản chung của vợ chồng. SAI. Nếu tài sản là ngôi nhà đó thuộc tài sản được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ là TSR. CSPL: K1-Đ43-LHN&GD 2014 hiện hành. 5. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng sẽ là tài sản chung nếu hoa lợi, lợi tức đó là nguồn sống duy nhất của gia đình. SAI. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ TSR là nguồn sống duy nhất của gđ thì việc định đoạt TS này phải có sự đồng ý cú chồng, vợ. CSPL: K4-Đ44-LHN&GD 2014 hiện hành. 6. Nhà ở thuộc quyền sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng đã đưa vào sử dụng chung, làm nơi sinh sống chung của gia đình thì khi ly hôn vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của bên đó. Bên còn lại không được tiếp tục sống trong căn nhà nói trên. SAI. Vì trong trường hợp v/c có khó khăn về chỗ ở..khác.
CSPL: Đ63-LHN&GD 2014 hiện hành.
7. Tiền trợ cấp mà một bên có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. SAI. Vì theo Điều 11 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ thì khoản tiền trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng nhận được theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng là tài sản riêng của vợ hoặc chồng CSPL: Đ11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP. 8. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì chỉ có vợ hoặc chồng có quyền định đoạt. SAI. vì nếu trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. CSPL:Khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. 9. Trước khi kết hôn vợ, chồng không có quyền thỏa thuận về vấn đề tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Sai. Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. CSPL: Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. 10. Trong mọi trường hợp, việc nhập tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân đều phải lập văn bản SAI. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 45, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng, có thể không cần lập văn bản. Tuy nhiên, trong trường hợp việc giao dịch đến tài sản đó phải tuân thủ hình thức theo quy định của pháp luật như việc nhập tài sản là bất động sản là tài sản riêng của vợ hoặc chồng vào khối tài sản chung của vợ và chồng thì thỏa thuận này bắt buộc phải lập thành văn bản CSPL: khoản 1 và khoản 2, Điều 45, Luật Hôn nhân và gia đình 2014. 11. Trong mọi trường hợp, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đều là tài sản chung của vợ chồng SAI. Trong trường hợp chia TSC của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia từ tài sản chung là tài sản riêng. CSPL: K1-Đ40-LHN&GD 2014 hiện hành. 12. Tiền trúng thưởng xổ số của vợ, chồng có sau khi kết hôn là tài sản riêng của vợ, chồng SAI. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp (trừ khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng). CSPL: Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 9, Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP 13. Trong chế độ tài sản theo quy định của pháp luật thì tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng chỉ được dùng để đáp ứng nhu cầu riêng của bên đó.
phải không bị mất năng lực hành vi dân sự. Người bị thiểu năng trí tuệ nếu không bị Tòa án có thẩm quyền tuyên mất năng lực hành vi dân sự (Có thể tuyên bị hạn chế năng lực hành vi) thì người bị thiểu năng trí tuệ không bị xem là bị mất năng lực hành vi nên có quyền kết hôn theo quy định (khoản 1, Điều 22 Bộ luật dân sự 2015). CSPL: khoản 1, Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 và điểm c khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
23. Nam, Nữ đăng ký kết hôn thì được công nhận là vợ là chồng hợp pháp Sai. Nếu hôn nhân trước 3/1/1987 nam nữ sống chung với nhưng không đăng kí kết hôn vẫn được công nhận là vợ chồng hợp pháp. CSPL: Khoản 2 Điều 44 Nghị định 123/2015/NĐ-CP 24. Trong mọi trường hợp, công dân Việt Nam kết hôn với nhau thì Ủy ban nhân dân xã – phường – thị trấn nơi một trong hai bên cư trú là cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn. SAI. Vì theo khoản 1 Điều 17 của Luật Hộ tịch năm 2014 nếu đăng ký kết hôn giữa công dân việt nam với nhau thì sẽ được thực hiện tại và cả 2 người đều cư trú ở Việt Nam thì sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ. Nhưng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam: đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. CSPL: khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014. 25. Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài chỉ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh – thành phố trực thuộc Trung ương. Sai. Vì theo Điều 19 Nghị định số 126/2014/NĐ- CP của Chính phủ thì không chỉ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh- thành phố trực thuộc Trung ương mới có thẩm quyền đăng ký kết hôn mà còn một số trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự Việt Nam,… cũng có thẩm quyền đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài 26. Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và khó coi là điều kiện để kết hôn Sai. Căn cứ theo quy định tại khoản 12, Điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải thích từ ngữ Yêu sách của cải trong kết hôn thì Yêu sách của cải trong hôn nhân là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ. Trường hợp những đòi hỏi về vật chất quá đáng này không nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ thì không được xem là Yêu sách của cải trong hôn nhân CSPL: khoản 12, Điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình 2014. HỦY KẾT HÔN TRÁI PL 27. Các trường hợp kết hôn trái pháp luật đều bị Tòa án giải quyết hủy khi có yêu cầu. Sai, Khoản 2 – Điều 11 – Luật HNGĐ 2014, Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. 28. Cha mẹ của bên bị ép buộc có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định người bị cưỡng ép kết hôn có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 điều này hủy việc kết hôn trái pháp luật. Vì vậy, việc cha mẹ của bên bị ép buộc có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật khi được người bị ép buộc đề nghị về việc này
29. Hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện. SAI. Không phải trong mọi trường hợp, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đều có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện. Việc kết hôn tự nguyện vi phạm điều kiện kết hôn quy định điểm b, khoản 1, Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nên nam hoặc nữ bị cưỡng ép kết hôn có thể tự mình yêu cầu Tòa hoặc đề nghị Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam yêu cầu Tòa hủy việc kết hôn trái pháp luật. CSPL: điểm b, khoản 1, Điều 8; khoản 1 và điểm d, khoản 2, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. 30. Toà án huỷ kết hôn trái pháp luật trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trái pháp luật Sai. Tòa án hủy kết hôn trái PL khi có yêu cầu. Huỷ kết hôn trái pháp luật trong trường hợp các bên vi phạm điều kiện kết hôn (khoản 6 – Điều 3 – Luật HNGĐ 2014) 31. Sau khi bị hủy việc kết hôn trái pháp luật, các bên không được quyền kết hôn với nhau. Sai. Nếu cả 2 bên thỏa mãn điều kiện kết hôn và không nằm trong các trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định ở Đ thì vẫn được quyền kết hôn với nhau. CSPL: Đ8-LHN&GD 2014 hiện hành LY HÔN 32. Chỉ có vợ, chồng mới có quyền nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn. Sai. Không chỉ vợ chồng mà cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. CSPL: Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hiện hành. 33. Đơn xin ly hôn bắt buộc phải có chữ ký của cả vợ và chồng. Sai vì có trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên (Khoản 1 – Điều 51 – Luật HNGĐ) 34. Khi giải quyết ly hôn, Tòa án phải tiến hành thủ tục hòa giải. Nhận định: SAI. Gợi ý giải thích: Căn cứ theo quy định tại Điều 54, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hòa giải cơ sở và các Điều 205, Điều 206 và khoản 3, Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì khi giải quyết ly hôn, Tòa án phải tiến hành thủ tục hòa giải trừ các trường hợp không được hòa giải hoặc không thể tiến hành hòa giải theo quy định. Ví dụ vụ án ly hôn mà một bên vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự thì không thể tiến hành hòa giải được nên Tòa án không tiến hành thủ tục hòa giải nữa. 35. Vợ chồng có quyền nộp đơn yêu cầu ly hôn vào bất kỳ thời điểm nào. Sai. Người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi dưỡng con dưới 12 tháng tuổi.
42. Khi cha mẹ không thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng được cho con, thì ông bà phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho cháu. SAI.Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 104, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với cháu thì ông phải chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cháu trong trường hợp cha mẹ không thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng được cho con và cháu phải là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc cháu đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi dưỡng mình. Chứ không phải mọi trường hợp khi cha mẹ không thể nuôi dưỡng, cấp dưỡng được cho con, thì ông bà đều phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho cháu. CON CÁI 43. Con chung của vợ, chồng là con có cùng huyết thống với cha, mẹ.
44. Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên có thể tự thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt nuôi con nuôi ĐÚNG. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 25, Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi thì Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi. Do đó, Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên có thể tự thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt nuôi con nuôi CSPL: khoản 1, Điều 25, Luật Nuôi con nuôi 2010. 45. Khi đi làm con nuôi người khác, người con đó sẽ chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với gia đình cha mẹ đẻ. SAI. Căn cứ theo quy định tại khoản 4, Điều 24, Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hệ quả của việc nuôi con nuôi thì khi làm con nuôi người khác, người con đó sẽ chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với gia đình cha mẹ đẻ trừ trường hợp cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác. Tức là, nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận không chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ với con nuôi thì các quyền và nghĩa vụ này sẽ không bị chấm dứt. 46. Khi ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác. SAI. Ngoài trường hợp cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì còn trường hợp mẹ ko đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì con sẽ không được giao cho mẹ nuôi. CSPL: K3-Điều 81 luật hôn nhân gia đình 2014 hiện hành 47. Quan hệ giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào. Sai. Căn cứ vào Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì việc chấm dứt quan hệ giữa con nuôi với cha,mẹ phải đảm bảo sự thống nhất về ý chí và bày tỏ ý chí từ hai bên chủ thể (cha mẹ nuôi và con nuôi). Điều đó có nghĩa là nếu chỉ một bên chủ thể: cha, mẹ nuôi hoặc người con nuôi muốn chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi thì quan hệ nuôi con nuôi không thể chấm dứt 48. Người nhận nuôi con nuôi phải có đủ điều kiện về sức khỏe và kinh tế. Sai. Điều kiện đối với người nhận con nuôi còn có xét về khoảng cách tuổi, tư cách đạo đức “1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; d) Có tư cách đạo đức tốt.” CSPL: Tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010
49. Người chưa thành niên mới được nhận là con nuôi ĐÚNG. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 21, Bộ luật dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên thì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện được nhận con nuôi thì người được nhận làm con nuôi phải là người dưới 16 tuổi hoặc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi trong một số trường hợp đặc biệt. Do đó, chỉ người chưa thành niên mới được nhận là con nuôi. CSPL: khoản 1, Điều 21, Bộ luật dân sự 2015 và khoản 1, khoản 2, Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010. 50. Những người đã đăng kí theo đúng quy định của pháp luật là những người đang có vợ hoặc có chồng Sai. Những người đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật nhưng sau đó họ đã ly hôn thì những người này hiện không có vợ hoặc chồng. CSPL: khoản 14, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. 51. Nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa người được nhận làm con nuôi và cha mẹ đẻ của họ sẽ chấm dứt kể từ ngày quan hệ con nuôi được xác lập SAI. Căn cứ theo quy định tại khoản 4, Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về Hệ quả của việc nuôi con nuôi thì: Trừ trường hợp cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa người được nhận làm con nuôi với cha mẹ đẻ của họ sẽ chấm dứt kể từ ngày quan hệ con nuôi được xác lập. Do đó, nếu giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi thỏa thuận việc cha mẹ đẻ vẫn duy trì nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa cha mẹ đẻ và người được nhận làm con nuôi thì nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa người được nhận làm con nuôi với cha mẹ đẻ của họ sẽ không bị chấm dứt. CSPL: khoản 4, Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010. 52. Trẻ ra đời do áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chỉ được sinh ra từ cặp vợ chồng vô sinh. Sai. Phụ nữ độc thân cũng được Khoản 6, Điều 2, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định: “Phụ nữ độc thân là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật”. Tức là, tại thời điểm đó, người phụ nữ đang không có quan hệ hôn nhân với bất kỳ ai. Mặc dù không muốn bị ràng buộc bởi hôn nhân nhưng họ vẫn muốn có một đứa con để yêu thương, chăm sóc, đó cũng là một trong những lý do dẫn đến người phụ nữ lựa chọn phương pháp này. Cuộc sống công nghiệp hiện đại cùng nhịp sống hối hả không những cuốn hút phái nam mà cả phái nữ. Càng ngày càng có nhiều phụ nữ độc thân lựa chọn biện pháp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và thường nằm ở đối tượng phụ nữ thành đạt. CSPL: Khoản 6, Điều 2, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.( Điều 110 Luật HN&GĐ)
8 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Khoản 6 Điều 3) Người có quyền yêu cầu
sinh tình cảm với một nữ đồng nghiệp là D. Tháng 10/2016, khi phát hiện ra mình đang mang thai, chị D gây sức ép để anh A kết hôn với mình. Ngày 30/10/2016, anh A và chị D kết hôn với nhau tại UBND xã nơi cư trú của chị D và được cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Tháng 12/2016, chị B phát hiện ra mối quan hệ giữa anh A và chị D. Tháng 01/2017, chị B làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết cho chị được ly hôn với anh A. Đồng thời chị A cũng làm đơn yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật của anh A và chị D. Hỏi:
của chị B hay không? Nêu cơ sở pháp lý. Quan hệ giữa A và B là hôn nhân hợp pháp vì Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ tịch 2014 và Luật Hôn nhân và gia đình 2014)thì do anh A và chị B kết hôn năm 1986 mặc dù chỉ tổ chức lễ cưới theo phương thức truyền thống (lễ cưới) và chưa đăng ký kết hôn nhưng vẫn được xem là kết hôn hợp pháp theo quy định và anh A và chị B hiện tại được xem là người đang có vợ, chồng. Căn cứ pháp lý: Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hộ tịch 2014 và Luật Hôn nhân và gia đình 2014