Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ, Lecture notes of Economics

Kinh tế học là một môn khoa học xã hội nhằm nghiên cứu sự lựa chọn của cá nhân và xã hội trong việc sử dụng những nguồn lực có giới hạn để đáp ứng những nhu cầu không ngừng gia tăng của con người

Typology: Lecture notes

2021/2022

Uploaded on 04/19/2022

nhi28100
nhi28100 🇻🇳

5

(1)

2 documents

1 / 260

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
--o0o--
PGS.TS. TRẦN NGUYỄN NGỌC ANH THƯ (Chủ biên)
B
Bà
ài
i
g
gi
i
n
ng
g
K
KI
IN
NH
H
T
T
V
VĨ
Ĩ
M
MÔ
Ô
(Dành cho Chương trình Chất lượng cao)
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
pf3
pf4
pf5
pf8
pf9
pfa
pfd
pfe
pff
pf12
pf13
pf14
pf15
pf16
pf17
pf18
pf19
pf1a
pf1b
pf1c
pf1d
pf1e
pf1f
pf20
pf21
pf22
pf23
pf24
pf25
pf26
pf27
pf28
pf29
pf2a
pf2b
pf2c
pf2d
pf2e
pf2f
pf30
pf31
pf32
pf33
pf34
pf35
pf36
pf37
pf38
pf39
pf3a
pf3b
pf3c
pf3d
pf3e
pf3f
pf40
pf41
pf42
pf43
pf44
pf45
pf46
pf47
pf48
pf49
pf4a
pf4b
pf4c
pf4d
pf4e
pf4f
pf50
pf51
pf52
pf53
pf54
pf55
pf56
pf57
pf58
pf59
pf5a
pf5b
pf5c
pf5d
pf5e
pf5f
pf60
pf61
pf62
pf63
pf64

Partial preview of the text

Download NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ and more Lecture notes Economics in PDF only on Docsity!

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

--o0o--

PGS.TS. TRẦN NGUYỄN NGỌC ANH THƯ (Chủ biên)

B Bààii ggiiảảnngg

K KIINNHH TTẾẾ VVĨĨ MMÔÔ

(Dành cho Chương trình Chất lượng cao) TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 20 21

LỜI MỞ ĐẦU Đ ể góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế và những ai yêu thích nghiên cứu khoa học Kinh tế, cũng như để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập cho các sinh viên trường Đại học Tài chính – Marketing, nhóm giảng viên thuộc Bộ môn Kinh tế học trường Đại học Tài chính - Marketing đã biên soạn bài giảng “KINH TẾ VĨ MÔ”. Nội dung của cuốn sách được trình bày theo lô gích: mỗi chương thường gồm 3 phần chính: Phần đầu là nội dung bài giảng, nhằm trình bày những kiến thức của học phần. Phần thứ hai là một số thuật ngữ tiếng Anh và một vài tình huống nghiên cứu, để sinh viên, người đọc xem và vận dụng các kiến thức đã học giải quyết từng tình huống cụ thể. Phần thứ ba là hệ thống câu hỏi ôn tập, bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm để giúp sinh viên tự hệ thống kiến thức, cũng như các độc giả có thể tự kiểm tra kiến thức của mình. Những câu hỏi và bài tập này có đáp án ở cuối cuốn sách để giúp sinh viên, người đọc có thể tự học dễ dàng. Kết cấu nội dung bài giảng bao gồm 9 chương được sắp xếp theo trình tự như sau: Chương 1: Nhập môn Kinh tế học Vĩ mô Chương 2: Đo lường sản lượng quốc gia Chương 3: Tổng cầu và sản lượng cân bằng Chương 4: Chính sách tài khóa Chương 5: Tiền tệ, hệ thống Ngân hàng và chính sách tiền tệ Chương 6: Phối hợp chính sách trên mô hình IS - LM Chương 7: Lạm phát – Thất nghiệp Chương 8: Chính sách vĩ mô trong nền kinh tế mở Chương 9: Tăng trưởng kinh tế

MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 1 Chương 1 NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ…………………. 4 Chương 2 ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA………………. 35 Chương 3 LÝ THUYẾT XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG CÂN BẰNG QUỐC GIA………………………………………………. 69 Chương 4 CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA……………………………. 96 Chương 5 TIỀN TỆ, HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ………………………………………. 143 Chương 6 PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA & TIỀN TỆ TRÊN MÔ HÌNH IS – LM ……………………………. 173 Chương 7 LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP……………………… 203 Chương 8 KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ……… 238 Chương 9 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ……………………………. 264 Danh mục tài liệu tham khảo………………….…………………………... 275

Chương 1: NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC VĨ MÔ I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRONG KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

1. Một số khái niệm 1.1 Kinh tế học Mọi nhu cầu của con người đều cần có nguồn lực để đáp ứng. Nhưng nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) luôn khan hiếm. Từ đó, khoa học kinh tế, hay gọi là kinh tế học đã ra đời. Như vậy, có thể nói kinh tế học là khoa học bắt nguồn từ sự khan hiếm. Dân số trên thế giới càng tăng, trình độ của con người càng cao, nhu cầu về số lượng lượng hàng hóa dịch vụ và chất lượng cuộc sống càng tăng. Vì vậy, nền kinh tế luôn phải lựa chọn xem nên sử dụng, phân bổ nguồn tài nguyên đó như thế nào để nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế được thỏa mãn ở mức cao nhất có thể được. Kinh tế học sẽ giúp con người lựa chọn cách thức sử dụng, phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình sao cho có hiệu quả nhất. Như vậy, Kinh tế học là một môn khoa học xã hội nhằm nghiên cứu sự lựa chọn của cá nhân và xã hội trong việc sử dụng những nguồn lực có giới hạn để đáp ứng những nhu cầu không ngừng gia tăng của con người. Nói kinh tế học là một môn khoa học xã hội vì: Thứ nhất, kinh tế học không phải là một môn khoa học chính xác tuyệt đối như toán học. Mặc dù các nhà kinh tế đã cố gắng ứng dụng nhiều hàm toán học, nhiều mô hình toán vào việc nghiên cứu và phân tích kinh tế, nhưng, những con số, hàm số, những quan hệ định lượng trong kinh tế học chủ yếu là kết quả ước lượng trung bình từ các dữ liệu thực tế, có tính xác suất.

định chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình sẽ làm thay đổi tổng cầu từ đó thay đổi sản lượng của nền kinh tế ra sao. 1.3 Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc Căn cứ vào phương pháp nghiên cứu kinh tế học, người ta có thể phân kinh tế học thành 2 loại: kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. Kinh tế học thực chứng đi vào mô tả và giải thích những hiện tượng thực tế xảy ra trong nền kinh tế. Nó trả lời cho các câu hỏi như thế nào, tại sao… Ví dụ, năm 201 3 tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu? Nguyên nhân nào làm cho lạm phát cao như vậy?... Để giải quyết những vấn đề như vậy, các nhà kinh tế bắt buộc phải nghiên cứu, tìm hiểu trong thực tế. Mục đích của kinh tế học thực chứng là muốn lý giải tại sao nền kinh tế hoạt động như đã, đang và sẽ xảy ra. Từ đó có cơ sở dự đoán phản ứng của nó khi hoàn cảnh thay đổi, đồng thời có thể tích cực tác động nhằm thúc đẩy các hoạt động có lợi và hạn chế hoạt động có hại. Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra các kiến nghị dựa trên những đánh giá chủ quan của các nhà kinh tế học. Kinh tế học chuẩn tắc thường giúp nhà kinh tế trả lời những câu hỏi dưới dạng cần hay không, nên như thế này hay như thế kia… Ví dụ, chính phủ xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam là tốt hay xấu? Chính phủ có nên giải cứu thị trường bất động sản không? Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, chính phủ nên làm gì để kích cầu?... Mỗi một vấn đề kinh tế đặt ra đều có nhiều câu trả lời, nhiều phương pháp giải quyết khác nhau tùy theo đánh giá của mỗi người.

2. Những tư tưởng chính trong kinh tế học vĩ mô 2.1 Sự ra đời của kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô là một nhánh của kinh tế học, nên sự ra đời của kinh tế vĩ mô gắn liền với sự ra đời của kinh tế học nói chung, bắt đầu từ những tư tưởng kinh tế của những người thuộc phái trọng thương (thế kỷ XVI –

XVII) trong việc cố vấn cho nhà vua về các chính sách ngoại thương. Khi đó, các nhà kinh tế đã cho rằng, chỉ có giao thương giữa các quốc gia mới đem lại chênh lệch, tức lợi nhuận, tạo ra của cải trong kinh tế, nên họ xem trọng ngoại thương. Đến thế kỷ XVIII, phái trọng nông với những tư tưởng về sản xuất nông nghiệp đã đặt nền móng cho việc hình thành một bảng tính toán sản lượng quốc gia. Đến cuối thế kỷ XVIII, sự ra đời của tác phẩm “ Sự giàu có của các quốc gia” của Adam Smith (1776), đã được xem là cột mốc đánh dấu sự ra đời của khoa học kinh tế, hình thành trường phái Cổ điển, sau này được phát triển thành trường phái tân Cổ điển. Đến thế kỉ XX, kinh tế vĩ mô được tách thành một khoa học độc lập, và cụm từ kinh tế học vĩ mô (macroeconomics) xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của J.M.Keynes xuất bản năm 1936, trong bối cảnh các nước phương Tây lúc đó đang phải đối mặt vào cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933. Tác phẩm của Keynes ra đời đã đề xuất các gợi ý chính sách để giải quyết vấn đề suy thoái kinh tế ở các nước phương Tây. Đây được xem là lý luận cơ bản của kinh tế vĩ mô hiện đại. Lý thuyết của Keynes sau đó đã được ứng dụng, bổ sung và phát triển bởi nhiều nhà kinh tế học khác nhau, hình thành nên trường phái Keynes, trường phái Keynes mới, … làm sâu sắc và hoàn thiện thêm nội dung khoa học của môn học kinh tế vĩ mô. 2.2 Sự phát triển của kinh tế học vĩ mô Ta có thể hình dung sự phát triển của kinh tế học vĩ mô thông qua sự hình thành, bổ sung và thay thế lẫn nhau của các trường phái kinh tế học vĩ mô theo dòng lịch sử phát triển của nó như sau: Từ cuối thế kỷ XVIII xuất hiện trường phái lớn đầu tiên của kinh tế vĩ mô là trường phái Cổ điển, với người đứng đầu là Adam Smith và các đại diện tiêu biểu như D. Ricardo, J.S. Mill. Nền tảng của lý thuyết cổ điển dựa trên tác phẩm “ Sự giàu có của các quốc gia” của Adam Smith, được xuất

K. Marx đã đề xướng mô hình kinh tế chỉ huy với vai trò của nhà nước để kiểm soát về phía cung, sao cho cung bằng cầu. Theo quan điểm của K.Mark, để kiểm soát về phía cung thì nhà nước phải nắm hết các nguồn lực sản xuất, từ đó ra đời mô hình kinh tế chỉ huy. Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng vẫn liên tiếp xảy ra, trong đó cuộc Đại khủng hoảng 1929 – 1933 đã làm thay đổi suy nghĩ của nhiều nhà khoa học. Đến năm 1936, trong khi nền kinh tế thế giới vẫn chưa khắc phục được hậu quả của cuộc Đại khủng hoảng, nhà kinh tế học người Anh, J.M.Keynes, xuất bản cuốn “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” , được xem là tác phẩm mở đầu và là lý thuyết căn bản của trường phái mới: trường phái Keynes. Khi phân tích cuộc Đại khủng hoảng, Keynes đã thoát li khỏi tư tưởng của A. Smith và nhận định rằng các cuộc khủng hoảng xảy ra là do thiếu cầu, từ đó, ông đề cao vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế thông qua việc chính phủ tác động đến tổng cầu trong ngắn hạn. Theo J.M. Keynes, khi nền kinh tế suy thoái, tổng cầu sẽ giảm do cầu của khu vực hộ gia đình và khu vực doanh nghiệp giảm, chính phủ nên kích cầu (tức kích thích làm tăng tổng cầu) bằng cách tăng chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ, giảm thuế thì sản xuất và việc làm tăng theo, nhờ đó giúp nền kinh tế thoát khỏi suy thoái. Lý thuyết của Keynes đã được ứng dụng thành công ở Mỹ cũng như các nước châu Âu, giúp các nước này giải quyết vấn đề suy thoái, đặc biệt từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Lý thuyết này được đa số các nhà kinh tế chấp nhận, áp dụng trong suốt thời gian dài. Đến những năm 1960, sau một thời gian thực hiện chính sách kích cầu của Keynes, các nước châu Âu và Bắc Mỹ đều rơi vào tình trạng lạm phát cao, từ đây hình thành một trường phái mới: phái trọng tiền. Phái này tập trung giải quyết vấn đề lạm phát, tìm hiểu bản chất, nguyên nhân của lạm

phát. Theo phái này, nguyên nhân của tất cả các cuộc lạm phát là do tiền đã được phát hành quá nhiều, do đó chính phủ phải thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát. Vào những năm 1970, sau cú sốc dầu hỏa, tình hình kinh tế thế giới lại tiếp tục diễn biến phức tạp, giá dầu thô trên thế giới tăng rất mạnh, chi phí sản xuất nói chung tăng lên (do chi phí vận chuyển tăng và chi phí của các nguyên liệu tăng), các doanh nghiệp ở các quốc gia không chịu đựng nổi, họ buộc phải cắt giảm sản lượng, sản lượng trên toàn thế giới sụt giảm mạnh, làm cho nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng do thiếu cung: cung nhỏ hơn cầu. Lúc này, lý thuyết của Keynes đã không còn lý giải được cuộc khủng hoảng đang diễn ra, buộc các nhà kinh tế phải nghiên cứu hình trường phái kinh tế mới: trường phái kinh tế học trọng cung ra đời; đồng thời, sự tranh cãi gay gắt giữa các nhà kinh tế đã hình thành nên nhiều trường phái khác nhau như: trường phái Keynes mới, trường phái Tân cổ điển. Trường phái Tân cổ điển ra đời trong thập niên 70, kế thừa tư tưởng của A.Smith, nên họ cũng ca ngợi sự tự do trong hoạt động kinh tế như trường phái Cổ điển, phê phán sự can thiệp của chính phủ vào thị trường gây ra những tổn thất vô ích, nên theo trường phái này, nên hạn chế sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thông qua việc sử dụng các công cụ tài khóa, tiền tệ, vì chúng có thể sẽ khiến cho các tín hiệu thị trường trở nên khó nhận biết hoặc vô tình tạo ra những cú sốc cho nền kinh tế. Trường phái Keynes mới ra đời trong thập niên 80, kế thừa và phát triển lý thuyết của trường phái Keynes truyền thống, bổ sung cho lý thuyết Keynes truyền thống những cơ sở vi mô chặt chẽ hơn. Trường phái Keynes mới vẫn coi trọng vai trò của chính phủ đối với nền kinh tế, nhưng không hoàn toàn giống với trường phái Keynes truyền thống, các nhà kinh tế thuộc trường phái này cho rằng chính phủ không phải can thiệp mọi lúc vào

Để đo lường mức độ tăng hoặc giảm giá người ta dùng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát (rate of inflation). Tỷ lệ lạm phát phản ánh sự biến động của mức giá chung ở thời điểm được xét so với thời điểm trước đó. Thất nghiệp (unemployment) là hiện tượng những người thuộc độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang tìm kiếm việc làm nhưng chưa có việc làm. Xét theo nguyên nhân, thất nghiệp được chia làm ba loại: Thất nghiệp tạm thời : là hiện tượng thất nghiệp do người lao động đang trong thời gian tìm kiếm một nơi làm việc mới phù hợp hơn, hoặc người lao động mới gia nhập vào thị trường lao động đang chờ việc, hoặc người lao động tái hòa nhập lực lượng lao động. Ví dụ: Một người đang làm việc tại công ty A nhưng cảm thấy không hài lòng về công ty A và xin vào làm ở công ty B, trong quá trình nghỉ việc ở công ty A để nộp hồ sơ, đi phỏng vấn và chờ nhận việc ở công ty B, người này rơi vào tình trạng thất nghiệp tạm thời; hay sinh viên mới ra trường, bộ đội mới xuất ngũ… Thất nghiệp cơ cấu: là hiện tượng thất nghiệp xảy ra do nền kinh tế chuyển đổi cơ cấu, hoặc do khoa học kỹ thuật phát triển, tạo ra sự không đồng bộ giữa trình độ, kỹ năng của người lao động và yêu cầu của người tuyển dụng. Khi đó, người lao động bị thất nghiệp do thiếu kỹ năng để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Ví dụ, bác sĩ học phẫu thuật bằng tay, nay phẫu thuật bằng robot phát triển, đòi hỏi các bác sĩ phải có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính khi phẫu thuật, không dùng dao kéo trực tiếp, khi đó, sẽ có một số bác sĩ phẫu thuật không đáp ứng kịp yêu cầu này. Tương tự, khi ngành sản xuất phim chụp ảnh bị thu hẹp trong khi ngành sản xuất máy ảnh kỹ thuật số mở mộng. Một số lao động có thể bị sa thải khỏi ngành sản xuất phim chụp ảnh vì họ không đủ trình độ chuyên môn để làm việc trong ngành sản xuất máy ảnh kỹ thuật số.

Thất nghiệp chu kỳ: là hiện tượng thất nghiệp xuất hiện khi nền kinh tế bị suy thoái, các doanh nghiệp sa thải lao động hàng loạt, thất nghiệp xảy ra ở khắp nơi. Hai thành phần thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu gộp chung được gọi là thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment). Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động cân bằng. Đây là tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh tế có thể chấp nhận. Khi nghiên cứu về sản lượng tiềm năng ta cần lưu ý : Thứ nhất, sản lượng tiềm năng không phải là mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể đạt được. Trong thực tế, vào những thời kỳ hưng thịnh, các doanh nghiệp có xu hướng tuyển mộ công nhân ráo riết hơn, kích thích công nhân tăng giờ làm việc. Kết quả là sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng. Tuy nhiên, lúc đó vì phải trả thù lao cho lao động cao hơn trước nên chi phí sản xuất gia tăng, thúc đẩy tăng giá. Giá tăng lại xuất hiện yêu cầu tăng lương. Lương tăng lại tiếp tục làm tăng chi phí, đẩy mức giá lên cao hơn nữa. Nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát cao. Thứ hai, ở mức sản lượng tiềm năng vẫn còn thất nghiệp, đó là thất nghiệp tự nhiên. Thất nghiệp tự nhiên (Un) bao gồm 2 thành phần: thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu, là tỷ lệ thất nghiệp luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Khi sản lượng thực tế (Yt) bằng với sản lượng tiềm năng (YP) ta nói nền kinh tế đạt toàn dụng (full employment). Tại đây, tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, lạm phát (nếu có) ở mức thấp. Khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng ta nói nền kinh tế đang trong tình trạng khiếm dụng (less employment). Lúc đó, tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Khi sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Yt Yp Năm Đáy Suy thoái kinh Thu hẹp sản xuất tế Mở rộng sản xuất tế Đỉnh Đỉnh Hình 1.2: Đồ thị sản lượng tiềm năng theo mức giá Sự dao động có tính quy luật giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng hình thành nên chu kỳ kinh doanh. Chu kỳ kinh doanh (business cycle) là hiện tượng sản lượng thực tế dao động lên xuống theo thời gian, xoay quanh sản lượng tiềm năng. Hình 1.3 Chu kỳ kinh doanh Hình 1.3 biểu diễn chu kỳ kinh doanh. Các điểm cực đại được gọi là đỉnh (peak), các điểm cực tiểu được gọi là đáy (trough) của chu kỳ. Khoảng cách giữa hai đỉnh hình thành một chu kỳ. Khoảng thời gian này thường không đều nhau, có chu kỳ kéo dài 5-10 năm, nhưng cũng có chu kỳ diễn ra trong vòng một vài năm. Các nhà kinh tế thường chia chu kỳ kinh doanh thành hai giai đoạn chính: suy thoái và mở rộng. Thời kỳ sản lượng sụt giảm từ đỉnh xuống đáy được gọi là thời kỳ thu hẹp sản xuất (contraction), Nếu sản xuất bị thu hẹp không đáng kể thì ta nói sản xuất bị đình trệ. Còn nếu thu hẹp đến mức sản lượng giảm xuống thấp hơn sản lượng tiềm năng thì ta nói nền kinh tế bị suy thoái (recession). Nếu suy thoái kinh tế nghiêm trọng thì có thể dẫn đến khủng hoảng (depression). Thời kỳ sản lượng gia tăng từ Sản lượng Một chu kỳ

đáy lên đỉnh gọi là thời kỳ mở rộng sản xuất (expansion). Nếu sản xuất được mở rộng quá mức, sản lượng cao hơn sản lượng tiềm năng thì thường xảy ra lạm phát cao.

2. Tổng cung 2.1 Khái niệm Tổng cung là giá trị tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp trong nền kinh tế sẵn lòng cung ứng tại mỗi mức giá, trong một khoảng thời gian nhất định, với các điều kiện khác không đổi. 2.2 Các dạng tổng cung Tổng cung biểu diễn mối quan hệ giữa sản lượng cung ứng về hàng hóa - dịch vụ và mức giá, mà giá cả thì linh hoạt trong dài hạn và cứng nhắc trong ngắn hạn nên mối quan hệ này tùy thuộc vào khoảng thời gian mà chúng ta xem xét. Do đó, tổng cung có hai dạng: tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn. Ngắn hạn là khoảng thời gian mà khi mức giá thay đổi (tăng hoặc giảm), giá của các yếu tố đầu vào vẫn không thay đổi theo với cùng tỷ lệ tương ứng. Sở dĩ như vậy vì giá của nhiều yếu tố đầu vào bị ràng buộc bởi các hợp đồng đã ký, như hợp đồng lao động, hợp đồng thuê mướn nhà xưởng, máy móc… Ví dụ như khi giá tăng, doanh nghiệp không lập tức tăng lương cho công nhân, hay các chủ đất không thể ngay lập tức tăng tiền thuê mướn mặt bằng, nhà xưởng vì bị ràng buộc bởi các hợp đồng đã ký trước đó. Dài hạn là khoảng thời gian mà khi mức giá thay đổi (tăng hoặc giảm), giá của các yếu tố đầu vào sẽ thay đổi với cùng tỷ lệ tương ứng. Vì lúc này các hợp đồng kinh tế đã hết hạn nên các bên có thể thực hiện các điều chỉnh tương ứng với sự thay đổi của mức giá.

giảm sút sẽ gây ra hiệu ứng ngược lại, doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng sản xuất và bán ra. Hiệu ứng chi phí: Độ dốc hướng lên còn được lý giải bởi sự gia tăng chi phí. Khi giá tăng, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, thuê mướn nhiều lao động hơn. Tuy nhiên, nguồn lực của nền kinh tế là có giới hạn, nên khi sản lượng đạt đến sản lượng tiềm năng, nguồn cung ứng đầu vào trở nên khan hiếm làm tăng chi phí sản xuất nên dù mức giá có tăng thì sản lượng cũng không tăng nhiều như trước được và đến một lúc nào đó, sản lượng không thể tăng thêm, đường tổng cung hầu như thẳng đứng. Như vậy, đường tổng cung ngắn hạn (SAS) có dạng dốc lên, khi vượt quá sản lượng tiềm năng, độ dốc càng tăng và sau đó thì thẳng đứng. Tổng cung dài hạn (LAS) Tổng cung dài hạn phản ánh mối quan hệ giữa tổng cung và mức giá trong điều kiện giá các yếu tố đầu vào thay đổi cùng tỷ lệ với mức giá đầu ra của sản phẩm. Đường tổng cung dài hạn được các nhà kinh tế học cổ điển đề xướng trên cơ sở giá cả và tiền lương linh hoạt cho nên thị trường tự động điều chỉnh để sử dụng hết các yếu tố sản xuất, nền kinh tế cân bằng toàn dụng, tổng cung là cố định. Do đó sản lượng không phụ thuộc vào mức giá mà chỉ phụ thuộc vào nguồn lực của nền kinh tế như: lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật công nghệ và quản trị…hiện có. Đường tổng cung dài hạn là một đường thẳng đứng. Khi mức giá đầu ra tăng bao nhiêu lần thì giá yếu tố đầu vào cũng tăng bấy nhiêu lần làm lợi nhuận của doanh nghiệp không tăng, doanh nghiệp không còn động cơ mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không có ý định thu hẹp sản xuất vì như vậy chi phí cố định trên một sản phẩm là

rất lớn. Do đó, doanh nghiệp sẽ duy trì sản xuất tại mức sản lượng tiềm năng. Hình 1. 5 : Đồ thị đường tổng cung dài hạn Như vậy, trong dài hạn, khi có sự điều chỉnh cùng tỷ lệ giữa mức giá và giá các yếu tố sản xuất, các doanh nghiệp sẽ duy trì sản lượng ở mức toàn dụng. Nói cách khác, đường tổng cung dài hạn là đường thẳng đứng tại sản lượng tiềm năng. 2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến tổng cung Tổng cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có những yếu tố chỉ tác động đến tổng cung trong ngắn hạn nhưng cũng có những yếu tố tác động đồng thời đến tổng cung ngắn hạn và dài hạn. Những nhân tố chỉ tác động đến tổng cung ngắn hạn bao gồm: Mức giá chung của nền kinh tế. Trong ngắn hạn, khi mức giá chung tăng, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất làm tăng sản lượng cung ứng cho nền kinh tế. Giá của các yếu tố sản xuất như tiền lương, thuế, lãi suất … Khi giá các yếu tố sản xuất, ví dụ như tiền lương tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất, làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng cung ứng cho nền kinh tế ở mọi mức giá. YP Y P LAS