Docsity
Docsity

Prepare for your exams
Prepare for your exams

Study with the several resources on Docsity


Earn points to download
Earn points to download

Earn points by helping other students or get them with a premium plan


Guidelines and tips
Guidelines and tips

Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam, Papers of Linguistics

Tài liệu Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam

Typology: Papers

2017/2018

Uploaded on 06/22/2022

miloeei
miloeei 🇻🇳

1 document

1 / 4

Toggle sidebar

This page cannot be seen from the preview

Don't miss anything!

bg1
Chương II. Đặc điểm các ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại VN
2.1. Sơ lược về các họ (ngữ hệ/dòng) ngôn ngữ ở Đông Nam Á và Việt Nam
Hiện nay, tại ĐNA và cả VN có 5 họ (ngữ hệ/dòng) ngôn ngữ quan trọng sau:
(1) NN Nam Á (Austro-Asiatic);
(2) NN Nam Đảo (Austronesian)/Mã Lai – Pôlinedi/ Mã Lai – Đa Đảo (Malayo-Polynesian);
(3) NN Hán – Tạng (Sino-Tibetan);
(4) NN Thái – Kađai (Tai – Kadai) (có tác giả xếp NN Thái – Kađai, NN Mèo – Dao vào 1 họ, khi đó ĐNA và VN chỉ còn 3 họ)
(5) NN Mèo – Dao (Miao-Yao).
- Họ/ngữ hệ NN Nam Á (The Austroasiatic): có 2 chi là Việt-Mường và Môn-Khmer. Tại VN có các tiếng như: Việt, Mường, Thổ, Chứt,
Khmer, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Hrê, Mơ Nông, Mạ, Xtiêng, Giẻ Triêng, Co, Chơ Ro, Brâu và Rơmăm, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Ta Ôi, Ơ Đu,
Khơ Mú, Kháng, Xinh Mun, Mảng, Kinh.
- Họ/ngữ hệ NN Nam Đảo hay họ NN Mã Lai - Polinedi (Malayo-Polynesian): có 1268 ngôn ngữ, trong đó có 1248 ngôn ngữ có mặt tại ĐNA,
chủ yếu tại Indonesia, Malaysia, Philippine. Tại VN có các tiếng như: Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Raglai, Chu Ru.
- Họ/ngữ hệ NN Hán -Tạng (Sino-Tibetan): có 403 NN, trong đó có khoảng 13 ngôn ngữ được nói tại ĐNA (Việt Nam, Thái Lan, Myanmar),
có 2 chi là NN Hán và NN Tạng- Miến. Tại VN có các tiếng như: Hoa, Ngái, Sán Dìu, Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La.
- Họ/ngữ hệ NN Thái – Kađai có 76 ngôn ngữ, trong đó có trên 70 ngôn ngữ được nói tại ĐNA (Thái, Việt Nam, Lào). Tại VN có các tiếng
như: Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố Y. Họ ngôn ngữ này có tác giả xếp là một chi của NN Nam Á. Họ Nam Á có 4 chi: Việt
Mường, Môn Khmer, Tày- Thái và Mèo – Dao.
- Họ/ngữ hệ NN Mèo – Dao (Miao – Yao, Hmông - Miến) gồm 35 NN, trong đó có 3 NN được nói tại ĐNA, chia làm 3 chi như Hmong, Ho Nte
và Miến. Tại VN có các tiếng như: Dao, HMông, Pà Thẻn. Họ ngôn ngữ này có tác giả xếp là một chi của NN Nam Á. Họ Nam Á có 4 chi:
Việt Mường, Môn Khmer, Tày- Thái và Mèo – Dao.
2.2. Đặc điểm các ngôn ngữ ở Đông Nam Á và Việt Nam
2.2.1. Các ngôn ngữ Nam Á (Austro-Asiatic)
a. Giới thiệu
- Nam Á (Austro – Asiatic) là một họ NN lớn t i Đông Nam Á, có 169 NN. Theo Ethnologue, họ Nam Á gồm 2 chi: Môn – Khmer (Mon
Khmer) và chi Munda (Munda), Trong đó, chi Môn – Khmer là chi quan trọng nhất.
- Các NN Nam Á thuộc loại hình NN đơn lập (Isolate), âm tiết tính. Riêng chi Munda là ngôn ngữ hoà kết.
- Các NN Nam Á chịu ảnh hưởng của hai nguồn: chi Munda chịu ảnh hưởng của tiếng Hindi (Bắc Ấn Độ) và cho Môn-Khmer (trong đó
tiếng Việt) chịu ảnh hưởng của tiếng Hán.
1
pf3
pf4

Partial preview of the text

Download Ngôn ngữ dân tộc thiểu số Việt Nam and more Papers Linguistics in PDF only on Docsity!

Chương II. Đặc điểm các ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại VN 2.1. Sơ lược về các họ (ngữ hệ/dòng) ngôn ngữ ở Đông Nam Á và Việt Nam Hiện nay, tại ĐNA và cả VN có 5 họ (ngữ hệ/dòng) ngôn ngữ quan trọng sau: (1) NN Nam Á (Austro-Asiatic); (2) NN Nam Đảo (Austronesian)/Mã Lai – Pôlinedi/ Mã Lai – Đa Đảo (Malayo-Polynesian); (3) NN Hán – Tạng (Sino-Tibetan); (4) NN Thái – Kađai (Tai – Kadai) (có tác giả xếp NN Thái – Kađai, NN Mèo – Dao vào 1 họ, khi đó ĐNA và VN chỉ còn 3 họ) (5) NN Mèo – Dao (Miao-Yao).

  • Họ/ngữ hệ NN Nam Á (The Austroasiatic): có 2 chi là Việt-Mường và Môn-Khmer. Tại VN có các tiếng như: Việt, Mường, Thổ, Chứt, Khmer, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Hrê, Mơ Nông, Mạ, Xtiêng, Giẻ Triêng, Co, Chơ Ro, Brâu và Rơmăm, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Ta Ôi, Ơ Đu, Khơ Mú, Kháng, Xinh Mun, Mảng, Kinh.
  • Họ/ngữ hệ NN Nam Đảo hay họ NN Mã Lai - Polinedi (Malayo-Polynesian): có 1268 ngôn ngữ, trong đó có 1248 ngôn ngữ có mặt tại ĐNA, chủ yếu tại Indonesia, Malaysia, Philippine. Tại VN có các tiếng như: Gia Rai, Ê Đê, Chăm, Raglai , Chu Ru.
  • Họ/ngữ hệ NN Hán -Tạng (Sino-Tibetan): có 403 NN, trong đó có khoảng 13 ngôn ngữ được nói tại ĐNA (Việt Nam, Thái Lan, Myanmar), có 2 chi là NN Hán và NN Tạng- Miến. Tại VN có các tiếng như: Hoa, Ngái, Sán Dìu, Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La.
  • Họ/ngữ hệ NN Thái – Kađai có 76 ngôn ngữ, trong đó có trên 70 ngôn ngữ được nói tại ĐNA (Thái, Việt Nam, Lào). Tại VN có các tiếng như: Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố Y. Họ ngôn ngữ này có tác giả xếp là một chi của NN Nam Á. Họ Nam Á có 4 chi: Việt Mường, Môn Khmer, Tày- Thái và Mèo – Dao. - Họ/ngữ hệ NN Mèo – Dao (Miao – Yao, Hmông - Miến) gồm 35 NN, trong đó có 3 NN được nói tại ĐNA, chia làm 3 chi như Hmong, Ho Nte và Miến. Tại VN có các tiếng như: Dao, HMông, Pà Thẻn. Họ ngôn ngữ này có tác giả xếp là một chi của NN Nam Á. Họ Nam Á có 4 chi: Việt Mường, Môn Khmer, Tày- Thái và Mèo – Dao. 2.2. Đặc điểm các ngôn ngữ ở Đông Nam Á và Việt Nam 2.2.1. Các ngôn ngữ Nam Á (Austro-Asiatic) a. Giới thiệu
  • Nam Á (Austro – Asiatic) là một họ NN lớn tại Đông Nam Á, có 169 NN. Theo Ethnologue, họ Nam Á gồm 2 chi: Môn – Khmer (Mon Khmer) và chi Munda (Munda), Trong đó, chi Môn – Khmer là chi quan trọng nhất.
  • Các NN Nam Á thuộc loại hình NN đơn lập (Isolate), âm tiết tính. Riêng chi Munda là ngôn ngữ hoà kết.
  • Các NN Nam Á chịu ảnh hưởng của hai nguồn: chi Munda chịu ảnh hưởng của tiếng Hindi (Bắc Ấn Độ) và cho Môn-Khmer (trong đó có tiếng Việt) chịu ảnh hưởng của tiếng Hán.

b. Đặc điểm ngữ âm

  • Các NN Nam Á, nhất là chi Mon Khmer, có hai dạng cấu trúc ngữ âm của từ như: sesquisyllabic và đơn tiết (1) Cấu trúc sesquisyllabic [tiền âm tiết + âm tiết chính] [presyllable – main syllable] Ví dụ: Tiếng Stiêng, từ “gơrnep” (cái kẹp) có 2 tiền âm tiết và âm tiết chính Tiếng Khmer, từ “sơrlanh” (yêu) có 2 tiền âm tiết và âm tiết chính
  • Tiền âm tiết, không mang trọng âm, được phát âm yếu và ngắn hơn âm tiết chính, còn gọi là âm tiết yếu (âm tiết mạnh còn gọi là âm tiết chính. Một từ có thể có 1 hoặc 2 tiền âm tiết.
  • Phụ âm của tiền âm tiết ít hơn phụ âm của âm tiết chính. Thường không có các phụ âm bật hơi /p’, t’, c’, k’/, không có phụ âm tắc, vô thanh. Các phụ âm hút vào (implosive consonants) ít xuất hiện.
  • Âm tiết có thể có cấu trúc CV hay CVC. Ví dụ: Tiếng Stiêng, từ “ rơkot ” (kỳ đà) có 1 tiền âm tiết, tiền âm tiết có cấu trúc CV Tiếng Stiêng, từ “ kơrơ’bek” (rau muống) có 2 tiền âm tiết, tiền âm tiết có cấu trúc CV Tiếng Stiêng, từ “ pơn/dơih” (bành voi) có cấu trúc CVC. Tiếng Mnông, từ “ lơ/ha” (lá) có cấu trúc CV.
  • Nguyên âm của tiền âm tiết là một nguyên âm trung hoà, thường là /  / hoặc /a/. Ví dụ: Tiếng Stiêng, từ kơanh (hung dữ) và từ rơdeh (xe), nguyên âm của tiền âm tiết là /  /.
  • Quá trình đơn tiết hóa (monosyllablization) tác động chủ yếu vào tiền âm tiết. Ví dụ: Tiếng Stiêng, từ Kơrsoh -> Soh (nhổ) từ 2 âm tiết chuyển thành 1 âm tiết Tiếng Stiêng, từ Kơrya -> rya -> ya (thuốc) (2) Cấu trúc [CWVC], trong đó C là phụ âm, W bán nguyên âm, V nguyên âm.
  • Đây là từ đơn tiết. Âm đầu có thể là một tổ hợp gồm 2 hoặc 3 phụ âm. Phụ ấm thứ hai hoặc thứ ba thường là một phụ âm vang r, l như: pr, kr, kl, ml, tl,…; - Âm cuối là một phụ âm tắc, xát, vang hoặc có thể là một tổ hợp gồm 1 bán nguyên âm và một phụ âm họng. Phụ âm cuối chỉ có 2 giai đoạn phát âm ( không buông ).
  • Hệ thống nguyên âm của các NN Nam Á có trên 20 âm vị, với độ mở chia làm 3-4 bậc, đối lập trường độ đều đặn. Hệ thống phụ âm khoảng 40 âm vị, đối lập đều đặn giữa dãy phụ âm tắc/xát; bật hơi/không bật hơi; vô thanh/hữu thanh. Chỉ có một vài NN thuộc chi Môn- Khmer (nhóm Việt Mường) có thanh điệu do ảnh hưởng của tiếng Hán. c. Đặc điểm từ vựng, ngữ pháp
  • Các NN Nam Đảo lục địa chủ yếu được cấu tạo theo phương thức ghép, láy. Các NN Nam Đảo hải đảo có phụ tố (tiền, trung, hậu tố).
  • Cú pháp chủ yếu là S-V-O.
  • Trật tự từ và ngữ điệu là phương thức ngữ pháp quan trọng. 2.2.3. Các ngôn ngữ Thái – Kađai (Tai – Kadai)
  • Có 76 NN, gồm 3 chi: Hlai: 2 ngôn ngữ tại miền Nam Trung Quốc. Kadai: khoảng 1 2 ngôn ngữ được phân bố tại biên giới VN và Trung Quốc. Kam-Tai: chi quan trọng nhất, bao gồm vào khoảng 6 2 ngôn ngữ, điển hình là tiếng Thái và tiếng Lào – NN quốc gia của 2 nước Thái, Lào. Có 18 ngôn ngữ Tai-Kadai ở Việt Nam: Cơ Lao, La Chí, Pu Péo, La Ha, Cao Lan, Nùng, Tày, Thái,... 2.2.4. Các ngôn ngữ Hán – Tạng (Sino-Tibetan)
  • Các NN Hán – Tạng (Sino-Tibetan) là họ NN lớn, trên 400 NN được nói ở Trung Hoa, Myanmar, Thái, Ấn Độ, gồm 2 chi chính:
  • Chi Hán có 18 NN, với trên 1 tỷ người nói, chủ yếu tại TQ. Tạng – Miến (Tibeto-Burman) có 390 NN, với trên 50 triệu người nói, tại Myanmar, Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ, TQ,…Chi Hán, tiếng TQ là ngôn ngữ có nhiều phương ngữ. Khoảng một phần năm dân số thế giới hiện nay dùng một trong những thứ tiếng Trung Quốc làm tiếng mẹ đẻ. Tiếng TQ là một trong sáu ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên hiệp quốc.
  • Chi Tạng-Miến gồm ngôn ngữ nước Myanmar, Ấn Độ. 2.2.5. Các NN Mèo – Dao (Miao – Yao, Hmông - Miến)
  • Họ NN Mèo – Dao (Miao – Yao, Hmông - Miến) gồm 35 NN chia làm 3 chi: Hmong, Ho Nte và Miến. Phân bố tại Nam Trung Quốc, và Việt Nam, Lào, Myanmar, Thái Lan. 2.3. Mối quan hệ giữa một số họ ngôn ngữ 2.3.1. Mối quan hệ giữa Nam Á và Nam Đảo
  • S.E. Jakhontov cũng cho rằng giữa Nam Á và Nam Đảo chỉ là quan hệ vay mượn lẫn nhau.
  • 1974, A.G. Haudricourt, P.K. Benedict và S.E. Jakhontov: sự vay mượn lẫn nhau giữa chúng là khá đặc biệt. 2.3.2. Về mối quan hệ giữa Nam Đảo và Tai-Kadai
  • Mối quan hệ giữa Nam Đảo và Tai-Kadai hiện vẫn chưa sáng tỏ
  • Schalegel (1901): nếu loại bỏ những từ gốc Hán, Sancrit, Ấn Độ trong từ vựng tiếng Thái thì phần cơ bản còn lại là NN Nam Đảo.